Các Quan Điểm Và Giải Pháp Phát Triển Nhân Lực Kh&cn Ở Việt Nam Hiện Nay

- Quản lý nhân lực KH&CN ở cấp vĩ mô:


Nhiệm vụ chính của quản lý nhân lực KH&CN cấp vĩ mô (toàn quốc) là nắm vững hiện trạng về đội ngũ KH&CN thông qua hoạt động thống kê, xây dựng ngân hàng dữ liệu nhân lực KH&CN bao gồm: số lượng, chất lượng các mặt cơ cấu đội ngũ, tình hình đào tạo, bố trí sử dụng và hiệu quả hoạt động của đội ngũ KH&CN; đồng thời đề xuất và kiến nghị với Chính phủ hay ngành chủ quản những biện pháp, chính sách cần thiết để định hướng, điều chỉnh nhằm đảm bảo nhu cầu nhân lực KH&CN trước mắt cũng như lâu dài.

- Quản lý nhân lực KH&CN ở cấp vi mô:

Cấp vi mô được hiểu là một đơn vị cơ sở, một tổ chức cụ thể có những chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn nhất định. Quản lý nhân lực KH&CN cấp vi mô có vai trò hết sức quan trọng vì liên quan trực tiếp đến con người, bao gồm những nội dung sau: theo dõi nhân lực KH&CN ở đơn vị, lập kế hoạch nhân lực KH&CN của đơn vị, xây dựng và áp dụng chính sách nhân lực KH&CN, tổ chức nhân lực KH&CN.

Công tác quản lý nhân lực bao gồm việc thực thi các điều quy định của Bộ Luật Lao động, các quy chế quản lý lao động, các thủ tục báo cáo thống kê thường xuyên và định kỳ do Nhà nước quy định. Mỗi đơn vị hoạt động KH&CN tùy theo chức năng và nhiệm vụ, chiến lược phát triển của mình mà thực thi các biện pháp quản lý khác nhau trên cơ sở chấp hành các quy định của Nhà nước. Để hoạt động KH&CN đạt được hiệu quả cần phải nắm vững và vận dụng linh hoạt đặc điểm của lao động nghiên cứu khoa học để đề ra những biện pháp quản lý đúng đắn nhằm phát huy tiềm năng sáng tạo của nhân lực KH&CN.

1.2.5. Các quan điểm và giải pháp phát triển nhân lực KH&CN ở Việt Nam hiện nay

Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 đã đề ra các quan điểm và giải pháp lớn về phát triển giáo dục nói chung và phát triển nguồn nhân lực nói riêng, tập trung vào các điểm sau:

- Phát triển nguồn nhân lực thực chất là phát triển nguồn vốn con người, cho nên cần phải được quan tâm từ tuổi ấu thơ cho đến lúc trưởng thành và trong suốt cuộc đời của mỗi cá nhân về các mặt trí lực, tâm lực, thể lực, các phẩm chất đạo đức – nhân cách công dân, trình độ học vấn, chuyên môn và văn hóa,… Đây không chỉ là trách nhiệm của nhà nước, xã hội mà là trách nhiệm của các doanh nghiệp, của mỗi gia đình, của từng cá nhân trong cộng đồng.

- Phát triển nguồn nhân lực phải gắn với nhu cầu nhân lực lao động kỹ thuật ngoài xã hội của thị trường lao động cả nước, quốc tế cũng như ở từng ngành, từng vùng địa lý kinh tế. Chẳng hạn, khu vực nông thôn – nông nghiệp cần chú trọng phát triển các loại hình đào tạo ngắn hạn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật công nghệ mới gắn với các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư,… Phát triển nông thôn để mở mang ngành nghề, tạo thêm việc làm cho nông dân trong thời gian nông nhàn. Đào tạo công nhân kỹ thuật tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp và các cơ sở chế biến nông - lâm - hải sản có quy mô công nghiệp. Đào tạo nhân lực quản lý, chuyên gia KH&CN cao cấp gắn với các chương trình phát triển KH&CN ở các trường đại học, cơ sở nghiên cứu triển khai (R&D),…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

- Phát triển các hình thức đào tạo kết hợp giữa các trường chuyên nghiệp với các cơ sở sản xuất - dịch vụ, các doanh nghiệp. Tăng cường vai trò của giới chủ, người sử dụng lao động trong quá trình hoạch định kế hoạch đào tạo, thiết kế các mục tiêu và các chương trình đào tạo của các ngành nghề thông qua các hệ thống thông tin về thị trường lao động; xây dựng hệ thống chuẩn kỹ năng quốc gia đào tạo theo hợp đồng có địa chỉ sử dụng, đào tạo

theo yêu cầu chuyển giao công nghệ,… Các doanh nghiệp lớn và vừa phải có quỹ đào tạo và trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cho người lao động nhằm đáp ứng nhu cầu của bản thân doanh nghiệp và cả ngoài xã hội. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực lao động kỹ thuật ở các ngành Bưu chính - Viễn thông và Dầu khí ở nước ta trong thời gian qua rất đáng được quan tâm. Gửi đi đào tạo - bồi dưỡng cán bộ KH&CN có năng lực và triển vọng phát triển ở các trung tâm khoa học có uy tín và trình độ cao trên thế giới với các quy định hợp lý về chế độ đãi ngộ và sử dụng sau đào tạo.

Chính sách phát triển nhân lực khoa học và công nghệ để xây dựng trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội - 4

- Giáo dục đại học cần tiếp tục phát triển cả về quy mô và nâng cao chất lượng hiệu quả đào tạo, song cần định rõ hai nhu cầu cơ bản: nhu cầu của xã hội về học vấn đại học và nhu cầu của nhà nước, các tổ chức kinh tế - xã hội về nhân lực lao động kỹ thuật cao cấp. Trong điều kiện hiện nay, chúng ta chưa có khả năng điều tiết, kết hợp có hiệu quả hai nhu cầu trên thì cần thiết phải có các chế độ chính sách, thể chế thích hợp để đảm bảo nhu cầu của nhà nước, của các tổ chức kinh tế - xã hội trong các khâu tuyển sinh - đào tạo - tuyển dụng - đãi ngộ một cách đồng bộ.

- Phát triển nguồn nhân lực là chính sách quan trọng của nhà nước với việc đề ra các chính sách quản lý nhà nước cấp vĩ mô về nguồn nhân lực, xây dựng các chiến lược và các kế hoạch phát triển nguồn nhân lực trong phạm vi cả nước cũng như ở các ngành và các địa phương. Bảo đảm sự phối hợp đồng bộ của các ngành, các cấp và các lực lượng xã hội trong công tác phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Cần cơ cấu lại hệ thống đào tạo nhân lực theo hướng đa dạng hóa phát triển các loại hình đào tạo nhân lực chất lượng cao. Triển khai hệ thống kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực.

Kết luận chương 1


Trong mọi thời đại, dù ở bất cứ đâu, trong mọi hoàn cảnh nào nguồn lực con người luôn luôn là nguồn “tài nguyên” quý giá nhất.

Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa để thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”. Và trong các nguồn lực phát triển, nguồn lực con người cũng đang được xem là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người, do con người.

Theo đó, đối với các trường đại học, quản lý và phát triển nguồn lực con người (nhân lực KH&CN) cũng đang được xem như một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, chủ yếu, và có ý nghĩa quan trọng quyết định sự thành công trong các mặt hoạt động của nhà trường.

Chương 1 của luận văn đã đề cập và làm rõ cơ sở lý luận về quản lý nguồn nhân lực. Đặc biệt, đã làm rõ các quan điểm, các nội dung và các vấn đề liên quan đến quản lý và chính sách quản lý nhân lực, trong đó, đặc biệt quan tâm tới đối tượng quản lý là nhân lực KH&CN trong các trường đại học.

Xuất phát từ luận điểm nguồn lực con người là nguồn lực quý giá nhất của mọi tổ chức, nội dung của Chương 1 cũng đã phân tích và làm sáng tỏ các vai trò và chức năng của nhân lực KH&CN trong các trường đại học nói riêng và đối với xã hội nói chung.

Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

2.1. Trường đại học Công nghiệp Hà Nội


2.1.1 Cơ sở thành lập


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 315/2005 QĐ/TTG thành lập Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội trên cơ sở Trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội trên cơ sở sát nhập và nâng cấp từ hai Trường Công nhân Kỹ thuật I và Kỹ nghệ Thực hành Hà Nội lấy tên thành Trường Trung học Công nghiệp I.

- Trường Công nhân Kỹ thuật I


Ngày 29/8/1913 Trường Chuyên nghiệp Hải phòng được thành lập theo Nghị định của Toàn quyền Đông Dương. Năm 1921 đổi tên thành Trường Kỹ nghệ Thực hành Hải Phòng.

Ngày 15/02/1955 khai giảng khoá I Trường Kỹ thuật Trung cấp I tại địa điểm Trường Kỹ nghệ Thực Hành Hà Nội cũ (2F Quang Trung).

Năm 1956 khai giảng khoá I Trường Công Nhân Kỹ thuật I tại địa điểm trường Kỹ Nghệ thực Hành Hải Phòng cũ (Phố Máy Tơ Hải phòng). Trong thời gian chiến tranh trường chuyển lên Bắc Giang.

Năm 1962 Trường Kỹ thuật Trung cấp I tuyển sinh đào tạo cao đẳng, đổi tên thành Trường Trung cao cấp Cơ điện. Năm 1966 đổi tên thành Trường Trung học Cơ khí I, năm 1993 lấy lại tên cũ là Trường Kỹ nghệ Thực hành Hà Nội. Trong thời gian chiến tranh trường chuyển lên Vĩnh Phúc.

Năm 1986 Trường Công nhân Kỹ thuật I chuyển về xã Minh khai, huyện Từ Liêm, Hà Nội.

- Trường Kỹ nghệ Thực hành Hà Nội

Trước đây là trường Chuyên nghiệp Hà Nội được thành lập theo quyết định của Phòng Thương mại Hà Nội ngày 10/8/1898. Năm 1931 đổi tên thànhTrường Kỹ nghệ Thực hành Hà Nội.

Năm 1991 Trường Kỹ nghệ Thực hành Hà Nội chuyển về xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm, Hà nội

Ngày 22/4/1997 Bộ Công nghiệp ra quyết định số 580/QĐ-TCCB sát nhập 2 trường: Công nhân Kỹ thuật I và Kỹ nghệ Thực hành Hà nội lấy tên là Trường Trung học Công nghiệp I.

Ngày 28/5/1999 Quyết định số 126/ QĐ- TTG của Thủ tướng Chính phủ thành lập Trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội trên cơ sở trường Trung học Công nghiệp I.

Ngày 2/12/2005 Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 315/2005 QĐ/TTG thành lập Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội trên cơ sở Trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội.

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp CNH, HĐH. Hiện nay Nhà trường có 1500 cán bộ, viên chức. Trong đó 1100 giảng viên, giáo viên; trên 65% giảng viên, giáo viên có trình độ trên đại học trở lên; 20 giáo viên dạy giỏi cấp toàn quốc, nhà giáo ưu tú. Trường luôn coi trọng năng lực thực hành của người học với các hình thức đào tạo phong phú. Có 5 cấp trình độ: đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề.

Ngoài ra nhà trường còn đào tạo liên thông: cao đẳng lên đại học, trung cấo chuyên nghiệp lên đại học, trung cấp chuyên nghiệp lên cao đẳng với các hình thức đào tạo chính quy, đào tạo vừa làm vừa học, liên kết, hợp tác quốc tế.

2.1.2. Vai trò, chức năng của Trường Đại học Công nghiệp đối với sự nghiệp CNH - HĐH, phát triển KT - XH của đất nước

2.1.2.1. Vai trò của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội:


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội được xây dựng, phát triển theo

hướng đa ngành, đa cấp, trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu triển khai, của khu vực Bắc. Thông qua các hoạt động phát triển đào tạo nhân lực, từng bước đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu ứng dụng và triển khai công nghệ gắn với yêu cầu thực tế của khu vực. Mặt khác, thông qua các hoạt động văn hóa – xã hội và các hoạt động khác, nhà trường khẳng định vai trò như một nhân tố động lực có ảnh hưởng quan trọng đối với đời sống KT-XH nói chung và Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội nói riêng. Phấn đấu đến năm 2020, Trường Đại học Công nghiệp có thể bắt kịp trình độ phát triển chung của các trường đại học lớn trong nước và khu vực.

Cùng với hoạt động đào tạo, nghiên cứu ứng dụng KH&CN cũng là hoạt động chính của trường ĐH Công nghiệp. Phương hướng, nội dung nghiên cứu trước hết gắn với những nhiệm vụ nhằm hoàn thiện chương trình, nội dung, giáo trình đào tạo; gắn với những vấn đề thời sự lớn đặt ra trong thực tiễn hoạt động, phát triển KT-XH của dất nước. Những phương hướng khoa học ưu tiên bao gồm:

- Các vấn đề về hoàn thiện chương trình, nội dung, giáo trình giảng

dạy.


- Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đào tạo nguồn nhân lực đa cấp,

đa lĩnh vực. Là trường đại học liên thông, định hướng chinh là phát triển theo hướng Nghề nghiệp - Ứng dụng

Hướng nghề nghiệp - ứng dụng là một hướng mới và rất quan trọng trong lĩnh vực đào tạo ở Việt Nam. Sinh viên sẽ được thực hành và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp nhiều hơn so với cách đào tạo mang tính hàn lâm, nặng lý thuyết của một số trường đại học hiện nay. Hướng đào tạo này phù hợp với chủ trương mở rộng cánh cửa đại học cho số đông, nhất là con em nhân dân nghèo có hoàn cảnh khó khăn nhưng có thành tích học tập tốt . Đề án đổi mới giáo dục Việt Nam đã được Chính phủ thông qua và đang được triển khai thực hiện.

2.1.2.2. Chức năng của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội


Đào tạo nhân lực có trình độ đại học và thấp hơn theo các hình thức chính quy và không chính quy, đáp ứng thiết thực nhu cầu nhân lực cho phát triển KT-XH của đất nước. Đó là những công nhân có trình lành nghề có trình độ tay nghề cao;

- Nghiên cứu, ứng dụng KH&CN, phục vụ phát triển KT-XH của đất

nước.


- Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho đội ngũ cán bộ, công chức và nhân

dân theo yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ và nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn theo yêu cầu công tác.

- Hợp tác, phối - kết hợp với các trường đại học trong nước trong hoạt động và trong từng bước phát triển các quan hệ hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học.

2.1.3. Yêu cầu về nhân lực KH&CN cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội

2.1.3.1. Nhiệm vụ xã hội


- Trường Đại học Công nghiệp tổ chức đào tạo trình độ đại học và thấp hơn các ngành, khu vực có yêu cầu cấp thiết như: sư phạm, kinh tế, kỹ thuật, công nghiệp.

- Tổ chức các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KH&CN gắn với yêu cầu, đặc điểm của địa phương, góp phần phát triển cộng đồng.

- Tổ chức các hình thức giáo dục không chính quy như: bồi dưỡng theo yêu cầu nâng cao trình độ, chuẩn hóa cán bộ cho đội ngũ, cán bộ, công chức, cập nhật kiến thức mới cho đội ngũ cán bộ các cấp, ngành và nhân dân trong khu vực.

- Thực hiện liên kết, hợp tác với các trường đại học, cơ sở nghiên cứu trong nước (đóng tại Hà Nam và mở rộng các tỉnh phía Bắc) các cơ sở đào

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022