Chính sách phát triển nhân lực khoa học và công nghệ để xây dựng trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------------------------------


NGUYỄN THỊ HẠNH


CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỂ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI


LUẬN VĂN THẠC SĨ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÃ SỐ: 30 34 72


Chính sách phát triển nhân lực khoa học và công nghệ để xây dựng trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội - 1

Người hướng dẫn khoa học: TS. Mai Hà

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 7

PHẦN MỞ ĐẦU 8

1. Lý do chọn đề tài 8

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 9

3. Mục tiêu nghiên cứu 11

4. Phạm vi nghiên cứu 11

5. Mẫu khảo sát 12

6. Câu hỏi nghiên cứu 12

7. Giả thuyết nghiên cứu 12

8. Phương pháp nghiên cứu 12

9. Kết cấu của luận văn 14

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 15

1.1. Các khái niệm cơ bản 15

1.1.1. Khái niệm cơ bản 15

1.1.2. Khái niệm phát triển 15

1.1.3. Khái niệm nguồn nhân lực 16

1.2. Nhân lực khoa học và công nghệ 17

1.2.1. Khái niệm nhân lực khoa học và công nghệ 17

1.2.2. Phát triển nhân lực KH&CN 21

1.2.3. Vai trò của nhân lực KH&CN trong trường đại học 23

1.2.4. Quản lý và phát triển nhân lực KH&CN trong trường đại học 26

1.2.5. Các quan điểm và giải pháp phát triển nhân lực KH&CN ở Việt Nam hiện nay 30

Kết luận chương 1 32

Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC KH&CN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 33

2.1. Trường đại học Công nghiệp Hà Nội 33

2.1.1. Cơ sở thành lập 33

2.1.2. Vai trò, chức năng của Trường Đại học Công nghiệp đối với sự nghiệp CNH - HĐH, phát triển KT - XH của đất nước 34

2.1.3. Yêu cầu về nhân lực KH&CN cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội 36

2.2. Thực trạng chính sách của Trường Đại học Công nghiệp về nhân lực KH&CN để đáp ứng cho yêu cầu xây dựng trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 40

2.2.1. Các chính sách đã ban hành và tình hình thực hiện 40

2.2.2. Đánh giá hiệu quả của chính sách 41

2.2.3. Những mặt hạn chế 43

2.2.4. Đối với Ban Giám hiệu và lãnh đạo các Phòng, Khoa, Trung tâm 52

Kết luận chương 2 60

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 61

3.1. Những giải pháp nhằm phát triển nhân lực KH&CN để đáp ứng cho yêu cầu phát triển trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 61

3.1.1. Quan điểm 62

3.1.2. Nguyên tắc 62

3.1.3. Phương thức ban hành và thực hiện chính sách 62

3.2. Những vấn đề có liên quan đến chính sách phát triển nhân lực KH&CN ở trường ĐH Công nghiệp Hà Nội 63

3.2.1. Những chính sách cũ phải chỉnh sửa hoặc thay đổi, bổ sung 63

3.2.2. Những chính sách cần được ban hành 64

3.2.3. Các giải pháp tổ chức thực hiện 66

3.2.4. Giải pháp thực thi chính sách 67

Kết luận chương 3 75

KẾT LUẬN 76

KHUYẾN NGHỊ 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

PHỤ LỤC: 82

PHẦN MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài


Trong công cuộc xây dựng đất nước, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta được thực hiện trên cơ sở đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội theo hướng phát triển bền vững, trong đó nhân tố con người là trung tâm. Nguồn lực con người, đặc biệt là nguồn nhân lực trình độ cao đóng vai trò là cơ sở, nền tảng quyết định sự thành công của CNH, HĐH.

Quản lý và sử dụng có hiệu quả cán bộ khoa học (CBKH) là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của các trường đại học. Bởi vì nhân lực KH&CN trong trường đại học là một bộ phận quan trọng, chủ yếu của nguồn nhân lực trong nhà trường. Đội ngũ này được coi là “nguồn nhân lực khoa học và công nghệ” của trường đại học, là lực lượng đóng vai trò quyết định chất lượng và hiệu quả của công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học (NCKH) và các mặt hoạt động khác của nhà trường.

Phương hướng để xây dựng cơ chế, chính sách khoa học và công nghệ, chúng ta nhất thiết phải thấy được bối cảnh của sự phát triển KH&CN trong nước và quốc tế, cũng như xu thế phát triển của thế giới hiện đại và năng lực hội nhập của đất nước. Và trong xu thế cạnh tranh kinh tế thế giới hiện nay, sự cạnh tranh ở lĩnh vực KH&CN ngày càng thể hiện mạnh mẽ hơn bao giờ hết, nhất là công nghệ cao. Vì vậy việc coi con người là yếu tố trung tâm của sự phát triển sẽ là tiền đề liên quan chặt chẽ đến việc coi KH&CN là yếu tố then chốt của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với điều kiện nước ta hiện nay, trước hết cần có những cơ chế, chính sách phù hợp để tạo lập môi trường thuận lợi cho sự phát triển của KH&CN nhằm phát huy năng lực sáng tạo và nâng cao hiệu quả hoạt động của nhân lực KH & CN.

Nhưng giải pháp nào có thể tạo nên hiệu quả tích cực nhất, đáp ứng được yêu cầu phát triển nguồn nhân lực KH&CN của Trường ĐH Công

nghiệp Hà Nội. Đó chính là lý do khiến tôi chọn đề tài “Chính sách phát triển nhân lực khoa học và công nghệ để xây dựng trường Đại học Công nghiệp Hà Nội” để thực hiện luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ của mình.

- Ý nghĩa lý thuyết:


Vấn đề nghiên cứu giúp chúng ta nhận thức được rằng, phát triển nguồn nhân lực KH&CN là nhiệm vụ khách quan và cần thiết. Ban Giám hiệu cần có các chính sách phù hợp, tạo động lực cho sự phát triển. Các nhà quản lý, các nhà khoa học từ phía xã hội và nhà trường cần phải chủ động và linh hoạt trong việc lựa chọn nguồn nhân lực cho tương lai.

- Ý nghĩa thực tiễn:


Từ kết quả nghiên cứu lý thuyết về thực trạng chính sách phát triển nguồn nhân lực KH&CN của trường, đề tài đưa ra các giải pháp khắc phục các điểm yếu trong công tác phát triển nguồn nhân lực KH&CN nhằm góp phần phát triển trường Đại học Công nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội đất nước ta.

Đề tài thành công trước hết sẽ góp phần tạo nên hiệu quả tích cực trong công tác phát triển nguồn nhân lực KH&CN của Trường, giúp tiết kiệm được kinh phí nhờ đào tạo nhân lực đúng mục tiêu và thực hiện kế hoạch đề ra.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu


Việt Nam là một trong số những nước đang phát triển, đang từng bước tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chúng ta đã tụt hậu rất xa so với các nước phát triển trên thế giới và các nước trong khu vực đặc biệt trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, chúng ta có lợi thế là đúc kết được kinh nghiệm quý báu của các nước đi trước, có thể nắm bắt được những tri thức, những thành tựu của thế giới để rút ngắn thời gian công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thế nhưng, điều đáng quan tâm hiện nay là chúng ta đang rất hạn chế về chất lượng nguồn nhân lực. Đây là điều thách thức rất lớn đối với chúng ta khi chỉ trong vòng 20 năm tới nhân loại sẽ bước vào nền kinh

tế tri thức với những đổi thay rất lớn về kinh tế - xã hội. Cũng trong khoảng thời gian này, theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã đề ra là nước ta về cơ bản sẽ trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Để đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước, Đảng ta đã khẳng định là chúng ta phải đi tắt, đón đầu, nếu không sẽ tụt hậu càng xa hơn nữa. Chính vì thế chiến lược đầu tư phát triển nhân lực một cách đúng đắn và phù hợp là cần thiết.

Đại hội Đảng lần thứ IX (2001) cũng đã nêu rõ: Chiến lược xây dựng con người và phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước liên quan chặt chẽ với nhau. Nguồn nhân lực là nhân tố quyết định việc sử dụng các nguồn lực khác như nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, thành tựu KH & CN,…Vì vậy, trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo cần tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy và phương thức đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng cao, đặc biệt là trong các ngành kinh tế, kỹ thuật mũi nhọn, công nghệ cao. Gắn việc hình thành các khu công nghiệp, khu công nghệ cao với hệ thống các trường đào tạo nghề, mở rộng các hình thức đào tạo nghề đa dạng, linh hoạt.

Bàn về vấn đề phát triển nhân lực khoa học và công nghệ đã có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu đề cập đến, cụ thể:

Nguyễn Giao Long (2006), Đổi mới quản lý nhân lực KH&CN - Nghiên cứu trường hợp Viên Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Đề tài đã đi vào phân tích, khảo sát thực trạng quản lý nhân lực ở Viện KH&CN Việt Nam, những yếu tố tích cực, đạt được trong quá trình phát triển và những hạn chế còn tồn tại.

Nguyễn Thị Hoàng (2006), Giải pháp phát triển nhân lực KH & CN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Đề tài đã làm cụ thể hóa một số giải pháp phát triển nhân lực trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, từ các giải pháp này, nhân rộng và làm hình mẫu về phát triển nhân lực KH&CN cho một số vùng lân cận.

- Chu Chí Thắng, (2002), Hợp tác quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực Khoa học & Công nghệ sau đại học - Nghiên cứu trường hợp Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ quốc gia. Đề tài đã đi sâu vào phân tích những yếu tố đã đạt được trong quá trình hợp tác với các trường liên kết đào tạo, làm rõ những yếu điểm, phân tích quá trình hợp tác và định hướng phát triển cho trung tâm trong những giai đoạn tiếp theo...

Các đề tài trên đã nêu lên những thực trạng chung và đã đưa ra những giải pháp khái quát nhằm phát triển nhân lực KH&CN trong điều kiện hội nhập, song chưa đáp ứng cụ thể trong quá trình xây dựng, hình thành phát triển nhân lực quản lý của một đơn vị cụ thể, hình thành và một số giải pháp tối ưu trong thời điểm hiện nay.

3. Mục tiêu nghiên cứu


- Đánh giá thực trạng nhân lực KH&CN ở trường ĐH Công nghiệp Hà Nội trong thời điểm hiện nay.

- Trên cơ sở phân tích, đánh giá tác động của những chính sách đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, sử dụng nguồn nhân lực KH&CN của trường ĐH Công nghiệp Hà Nội.

- Đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực KH&CN thích hợp trong đó chú trọng việc xác định các ngành nghề mũi nhọn, các ngành nghề cần ưu tiên trước mắt, phù hợp với yêu cầu CNH, HĐH có khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung cũng như Trường Đại học Công nghiệp nói riêng.

4. Phạm vi nghiên cứu


Phạm vi nội dung:


- Nguồn nhân lực,


- Nhu cầu nhân lực KH&CN trong giai đoạn hiện nay.

- Phát triển nguồn nhân lực KH&CN tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.

Phạm vi thời gian: từ 2006 đến 2010.


5. Mẫu khảo sát


Đề tài lựa chọn mẫu khảo sát là một số Khoa, Trung tâm, Phòng tổ chức cán bộ, Phòng quản lý khoa học, Phòng đào tạo, bộ môn chuyên ngành của Trường đại học Công nghiệp Hà Nội

6. Câu hỏi nghiên cứu


- Liệu trường Đại học Công nghiệp Hà Nội có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện mà nhân lực KH&CN ở tình trạng yếu kém? (thiếu chất lượng và số lượng nhân lực KH&CN).

- Nếu thực sự cần phát triển trong điều kiện hiện nay, các giải pháp chính sách nào phù hợp để phát triển nguồn nhân lực KH&CN của trường ĐH Công nghiệp Hà Nội?

7. Giả thuyết nghiên cứu


- Trường Đại học Công nghiệp chỉ có thể tồn tại và phát triển khi xây dựng những chính sách phát triển nhân lực khoa học và công nghệ cả về chất lượng và số lượng.

- Giải pháp về chính sách phát triển nhân lực KH&CN:


+ Chính sách đào tạo, bồi dưỡng


+ Chính sách tuyển dụng, sử dụng


+ Chính sách khuyến khích, đãi ngộ


8. Phương pháp nghiên cứu


+ Nghiên cứu tài liệu:


Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: lý thuyết hệ thống để xem xét những vấn đề liên quan và có ảnh hưởng, tác động đến nhân lực KH&CN.

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí