Vai Trò Của Nhân Lực Khoa Học Và Công Nghệ Trong Trường Đại Học

- Mục tiêu của việc sử dụng định nghĩa này (để ra chính sách hay để thống kê, để lấy số liệu tính toán cầu và cung nhân lực…);

- Khả năng thu thập được số liệu về chúng;


- Tính so sánh quốc tế.


Vì vậy, sử dụng định nghĩa của OECD về nhân lực KH&CN để áp dụng trong điều kiện của nước ta là phù hợp với các mục tiêu liệt kê trên đây. Cụ thể như sau:

“Nhân lực KH&CN là toàn bộ những người có bằng cấp chuyên môn nào đó trong một lĩnh vực KH&CN và những người có trình độ kỹ năng thực tế tương đương mà không có bằng cấp và tham gia một cách thường xuyên (hệ thống) vào hoạt động KH&CN”([21], t. 8).

Hoạt động KH&CN, theo Luật KH&CN (2006) là hoạt động nghiên cứu khoa học, triển khai thực nghiệm, sản xuất thử nghiệm, dịch vụ khoa học và công nghệ (hoạt động phục vụ việc nghiên cứu và triển khai, hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, các dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng tri thức KH&CN và kinh nghiệm thực tiễn.

Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu này, nhân lực KH&CN sẽ được vận dụng theo như định nghĩa của OECD.

1.2.2. Phát triển nhân lực KH&CN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.


Phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực KH&CN nói riêng là quá trình tạo ra sự biến đổi về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực biểu hiện ở sự hình thành và hoàn thiện từng bước về thể lực, kiến thức kỹ năng, thái độ và nhân cách nghề nghiệp đáp ứng những nhu cầu hoạt động, lao động của cá nhân và sự phát triển xã hội. Phát triển nguồn nhân lực ở tầm vĩ mô là các hoạt động của các tổ chức nhà nước mang tính quy mô (hệ thống giáo dục – đào tạo và các tổ chức kinh tế xã hội nhằm tạo ra nguồn nhân lực với số lượng lớn, chất lượng cao phù hợp và đáp ứng nhu cầu của mỗi giai

Chính sách phát triển nhân lực khoa học và công nghệ để xây dựng trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội - 3

đoạn phát triển kinh tế - xã hội nhất định). Phát triển nguồn nhân lực có liên quan chặt chẽ đến giáo dục và đào tạo vì trình độ văn hóa của người lao động là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng phát triển nguồn nhân lực. Vì vậy, chất lượng nhân lực KH&CN chỉ có thể được nâng cao khi được giáo dục

– đào tạo tốt, bởi giáo dục – đào tạo là một mắt xích quan trọng của chu trình phát triển nguồn nhân lực. Nó tạo nên sự chuyển biến về chất (kiến thức kỹ năng và thái độ nghề nghiệp). Nhưng để có một nhân cách nghề nghiệp hoàn chỉnh phù hợp và thích ứng với vị trí làm việc, nguồn nhân lực còn phải được rèn luyện sức khỏe và có văn hóa nghề nghiệp.

Nhân lực KH&CN chỉ thực sự phát triển khi có những chính sách đào tạo sử dụng và đãi ngộ phù hợp, tạo điều kiện để người lao động phát triển hài hòa cả thể chất lẫn tinh thần ([8], t.69).

Phát triển nhân lực KH&CN được định nghĩa và hiểu theo các cách khác nhau tùy theo từng điều kiện cụ thể. Theo nghĩa rộng, phát triển nguồn nhân lực là tối đa hóa và khuyến khích sử dụng, phát huy tiềm lực con người phục vụ tiến bộ kinh tế và xã hội.

Theo UNIDO (Tổ chức công nghiệp Liên Hiệp Quốc) thì: “Phát triển nhân lực KH&CN là sự phát triển con người một cách hệ thống như là chủ thể và khách thể của sự phát triển quốc gia, nó bao gồm toàn bộ các khía cạnh kinh tế và công nghệ, trong đó đề cập đến sự nâng cao khả năng của con người, nâng cao năng lực sản xuất, khả năng sáng tạo, khuyến khích các chức năng lãnh đạo thông qua giáo dục, đào tạo và nghiên cứu”([21],t 25). Do vậy, có thể nói phát triển nguồn nhân lực là nhằm đào tạo nhân lực. Nhân lực được đào tạo tốt được thừa nhận là động lực hàng đầu thúc đẩy sự phát triển đất nước, trong đó nhân lực chuyên môn kỹ thuật trình độ cao là sản phẩm của Giáo dục Đại học và Sau đại học (Kỹ sư, Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ). Ở nước ta hiện nay, trong các chương trình giảng dạy hay cơ quan lập chính sách, phát triển nguồn nhân lực bao gồm cả các hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và quản lý nguồn nhân lực ([21], t. 26).

Để đáp ứng nhu cầu nhân lực của các lĩnh vực KT-XH trong thời kỳ CNH, HĐH từng bước điều chỉnh cơ cấu đào tạo nhân lực cả về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo là một yêu cầu khách quan và là một nhiệm vụ cấp bách cả ở trên bình diện vĩ mô (toàn quốc) cũng như từng cấp đào tạo ĐH, CĐ, THCN và dạy nghề, đặc biệt là cơ cấu ngành nghề trong từng lĩnh vực đào tạo.

1.2.3. Vai trò của nhân lực khoa học và công nghệ trong trường đại học


Như chúng ta biết, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Để phát triển KH&CN, yếu tố con người có tính chất quyết định nhất. Có thể nói rằng, nhân lực KH&CN đóng vai trò quyết định trong việc phát huy và phát triển năng lực nội sinh của KH&CN.

Nhân lực KH&CN trong trường đại học bao gồm các giảng viên, nghiên cứu viên, cán bộ kỹ thuật tham gia vào công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và các hoạt động dịch vụ KH&CN. Nhân lực KH&CN là lực lượng nòng cốt để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ cơ bản của nhà trường: đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ xã hội. Vai trò của nhân lực KH&CN trong trường đại học thể hiện trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ cơ bản của nhà trường.

- Thực hiện chức năng Đào tạo:


Đào tạo là chức năng cơ bản và quan trọng hàng đầu của các trường đại học. Chức năng này phân biệt về bản chất giữa trường đại học với các tổ chức KH&CN khác, như các viện, trung tâm KH&CN. Hiện nay, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội đã trở thành "quốc sách hàng đầu" của nhiều quốc gia trên thế giới và là điều kiện tiên quyết đối với các nước chậm phát triển trên con đường CNH, HĐH. Ở nước ta, vấn đề này cũng đã được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Đúng như Nghị quyết Hội nghị BCHTW Đảng lần thứ 2 (khoá

VIII) khẳng định: "giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước".

Trường đại học là nơi đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ cao thuộc nhiều lĩnh vực khoa học. Sản phẩm đào tạo của nhà trường là cán bộ có trình độ học vấn từ cử nhân/kỹ sư, ThS đến TS. Đội ngũ cán bộ khoa học trong trường trước hết thực hiện vai trò đào tạo nguồn nhân lực KH&CN có trình độ cao, đáp ứng nhu cầu về nguồn lực con người cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt đối với những nước đang trong quá trình CNH, HĐH.

Giáo dục và đào tạo hiện nay đã trở thành một nhu cầu, động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế-xã hội. Vì vậy, đội ngũ trí thức trong các trường đại học ngày càng đóng vai trò to lớn hơn.. Vì thế, các trường đại học luôn luôn chú trọng xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học, coi đó là động lực quyết định thúc đẩy sự phát triển vững mạnh của nhà trường.

- Thực hiện chức năng nghiên cứu khoa học:


Đồng thời với giảng dạy, NCKH là chức năng quan trọng của đội ngũ cán bộ khoa học trong trường đại học. Trong thực tế, NCKH gắn bó chặt chẽ với giảng dạy là điều kiện, là cơ sở nâng cao chất lượng đào tạo, là khâu nối liền nhà trường với xã hội, là cơ sở để gắn kết nhà trường với các tổ chức kinh tế - xã hội. Lực lượng nòng cốt thực hiện chức năng NCKH là: đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên, kỹ thuật viên (trong đó có cả học viên sau đại học, đặc biệt là nghiên cứu sinh - NCS) đang công tác (hoặc kiêm nhiệm công tác) và học tập tại trường.

Nghiên cứu khoa học trong trường đại học bao gồm các loại hình: Nghiên cứu cơ bản (NCCB), nghiên cứu ứng dụng (NCƯD), triển khai (TK) và được gọi chung là hoạt động nghiên cứu – triển khai (NC-TK) (hay hoạt động R&D). Hoạt động NC-TK được tiến hành trước hết bởi các nhà khoa học đầu ngành, có kinh nghiệm và uy tín khoa học cao trong nhà trường nhằm thực hiện các mục tiêu cơ bản sau đây:

- Chuẩn bị kiến thức đón đầu cho nội dung giảng dạy.


- Đảm bảo trình độ khoa học cao cho quá trình giáo dục và đào tạo;

- Nâng cao trình độ nhà khoa học và tiềm lực khoa học của đất nước. Theo đó, hoạt động NC-TK trong nhà trường có ý nghĩa to lớn trên một số mặt sau đây:

- Hoạt động NC-TK trong trường đại học, đặc biệt là NCCB, tạo ra các phát minh khoa học, tìm kiếm các tri thức mới, sáng tạo các giá trị văn hoá, tinh thần của đời sống xã hội, làm cơ sở cho sự hình thành và phát triển các bộ môn khoa học mới, các trường phái và các lĩnh vực nghiên cứu mới, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và NCKH trong nhà trường, làm cho nhà trường trở thành trung tâm khoa học mạnh, tương xứng trình độ phát triển KH&CN tiên tiến của thời đại.

- Hoạt động NC-TK trong trường đại học là cơ sở để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học, tạo cho người thày cơ hội tham gia vào hoạt động nghiên cứu, trở thành những nhà khoa học giỏi, có uy tín cao trong xã hội, tạo cho cho sinh viên, nhất là sinh viên sau đại học tiếp cận và tham gia các hoạt động nghiên cứu, để hình thành kiến thức khoa học hiện đại với phương pháp luận vững chắc.

- Hoạt động NC-TK trong các đơn vị khoa học của trường đại học (khoa, bộ môn, trung tâm, viện, phòng thí nghiệm,…) góp phần quan trọng trong việc đổi mới và nâng cao phương pháp dạy - học, phương thức quản lý giảng dạy và nghiên cứu.

- Hoạt động NC-TK trong trường đại học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các cán bộ đang tham gia đào tạo sau đại học (ThS và TS). Các đề tài NCKH học là cơ sở để hình thành các đề tài luận văn ThS và TS, tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ có cơ hội tham gia nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, luận án của mình.

- Thực hiện chức năng phục vụ xã hội:


Trong thực tế, các hoạt động đào tạo và hoạt động NCKH trong trường đại học là chiếc cầu nối nhà trường với xã hội, đảm bảo điều kiện cho nhà trường thực hiện tốt chức năng xã hội của mình, nâng cao uy tín và vị thế của các nhà khoa học trong xã hội thông qua các hoạt động/nhiệm vụ:

- Phối hợp các hoạt động NC-TK giữa nhà trường với các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ tạo cho nhà trường cơ hội tiếp cận các nhu cầu xã hội để định hướng hoạt động đào tạo và NCKH theo sự phát triển kinh tế xã hội đáp ứng với đòi hỏi của thị trường sức lao động và sản phẩm KH&CN.

- Sự hợp tác trong lao động khoa học, lao động sản xuất tạo cho sinh viên cơ hội tiếp xúc thực tiễn, chuẩn bị kiến thức vững vàng, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn ngay khi ra trường. Điều này càng trở nên quan trọng khi mà sự chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung sang thị trường đã tạo cho các cơ quan tuyển dụng lao động cơ hội được tuyển lựa những người lao động có năng lực bắt tay ngay vào công việc với yêu cầu cao, không muốn nhận người lao động phải có thời gian thử việc, làm quen với công việc như thời bao cấp.

Tóm lại, từ sự phân tích các chức năng cơ bản của trường đại học, chúng ta thấy vai trò của nhân lực khoa học và công nghệ trong nhà trường đại học là hết sức quan trọng. Đây là nguồn lực quý báu quyết định sự thành công của công tác đào tạo cũng như NCKH trong nhà trường. Bởi vậy, nghiên cứu cơ chế, chính sách quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ trong nhà trường là vấn đề cần được chú trọng trong các nghiên cứu về quản lý nói chung và quản lý giáo dục đại học nói riêng trong giai đoạn phát triển hiện nay

1.2.4. Quản lý và phát triển nhân lực KH&CN trong trường đại học


Trong công tác quản lý nhân lực KH&CN, cần nắm vững kiến thức chung về quản lý con người, đồng thời cũng phải nắm vững đặc điểm của lao

động nghiên cứu khoa học - đặc điểm đã làm cho lao động nghiên cứu khoa học có những tính chất khác biệt với các loại lao động khác trong xã hội.

Chính vì thế,“Quản lý nhân lực KH&CN bao gồm tập hợp các hành vi quản lý nhằm định hướng chiến lược và quy hoạch phát triển đội ngũ KH&CN, xây dựng các chính sách đào tạo, sử dụng, khuyến khích, tổ chức triển khai đội ngũ phục vụ cho các mục tiêu phát triển KH&CN nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung”. ([5], t.520).

Trong nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, quản lý nhân lực KH&CN được thực hiện chủ yếu thông qua các công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước, các chính sách đào tạo, bố trí, tuyển dụng, thu nhập, khen thưởng,… các công cụ tài chính để chế tài và định hướng phát triển. Trên cơ sở các thiết chế đã định, các nhà khoa học tự phân tích giữa cái đúng, cái sai; giữa cái cần thiết và cái không cần thiết; giữa quyền lợi và nhiệm vụ để tự điều chỉnh hành động của mình thông qua các quyền đã được pháp luật quy định. Điều này khác hẳn với thời kỳ kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp: nhà nước thông qua hệ thống tổ chức nhân lực và biên chế của mình điều hành đến từng hành vi cá nhân nhân lực KH&CN; đồng thời trực tiếp điều động, phân công công tác cho mỗi người và mỗi người phải có nhiệm vụ chấp hành.

Hiện nay, các cơ sở đào tạo đại học riêng và các tổ chức/cơ sở khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội nói chung đều thực hiện chức năng quản lý và phát triển nguồn nhân lực KH&CN theo những nội dung mang tính phổ biến của mọi tổ chức như:

- Quản lý phát triển nhân lực - thông qua các chính sách Đào tạo, Đào tạo lại, Bồi dưỡng, và Tự đào tạo;

- Quản lý sử dụng nhân lực - thông qua các chính sách Tuyển dụng, Bố trí, Luân chuyển, Đánh giá, và Đãi ngộ.

- Quản lý môi trường nhân lực - thông qua các chính sách Mở rộng chủng loại làm việc, Mở rộng quy mô làm việc, và Phát triển tổ chức tạo ra việc làm.

Vì đặc thù đội ngũ CB KH&CN có trình độ cao và rất cao, có khả năng tự đào tạo, tự nâng cao trình độ; một số có uy tín cao trong xã hội và thậm chí có tri thức quản lý cao hơn đội ngũ cán bộ, quản lý ở trường ĐH nên vì vậy, việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý CB KH&CN ở trường ĐH cũng phải khác CB KH&CN nói riêng cũng như các loại hình CB/nhân lực khác nói chung.



Phát triển nhân lực KH&CN

Sử dụng nhân lực KH&CN

Nuôi dưỡng MT NL KH&CN



- Đào tạo


- Đào tạo lại


- Bồi dưỡng


- Tự đào tạo


- Tuyển dụng


- Bố trí


- Luân chuyển


- Đánh giá


- Đãi ngộ


- Mở rộng chủng loại làm việc

- Mở rộng qui mô làm việc

- Phát triển tổ chức tạo ra việc làm

Hình 1.1. Sơ đồ nội dung quản lý nhân lực KH&CN


Quản lý nhân lực KH&CN được thực hiện ở các cấp (phạm vi) khác nhau: quốc gia, khu vực, ngành, địa phương, doanh nghiệp, các tổ chức KH&CN.

Người ta chia quản lý nhân lực KH&CN làm 2 cấp: vĩ mô và vi mô.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022