Tác giả | Dữ liệu | Phương pháp đo lường hiệu quả | Phương pháp đo lường thâm nhập | Kết quả | Ghi chú |
Các nghiên cứu ở các quốc gia và khu vực | |||||
Claessens và cộng sự (2001) | 7.900 ngân hàng tại 80 nước giai đoạn 1988 - 1995 | Phương pháp chỉ số tài chính | Phương pháp tổng hợp | - | |
Claessens và Lee (2003) | 39 nước thu nhập thấp trong giai đoạn 1995 - 2000 | Phương pháp chỉ số tài chính | Phương pháp tổng hợp | Không | |
Lensink và Hermes (2004) | 982 ngân hàng tại 48 quốc gia giai đoạn 1990-1996 | Phương pháp chỉ số tài chính | Phương pháp tổng hợp | + | Nước kém phát triển |
- | Nước phát triển | ||||
Các nghiên cứu ở trong phạm vi quốc gia | |||||
Denizer (2000) | 17 ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ giai đoạn 1980 - 1997 | Phương pháp chỉ số tài chính | Phương pháp tổng hợp | - | |
Barajas và cộng sự (2000) | 32 ngân hàng Colombia đoạn 1985 - 1998 | Phương pháp chỉ số tài chính | Phương pháp tổng hợp | - | |
Unite và Sullivan (2003) | 16 ngân hàng Philippine giai đoạn 1990 - 1998 | Phương pháp chỉ số tài chính | Phương pháp tổng hợp | - |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nghiên Cứu Sử Dụng Phương Pháp Tiếp Cận Phi Cấu Trúc
- Phương Pháp Đo Lường Hiệu Quả Của Ngân Hàng Thương Mại
- Lý Thuyết Về Ảnh Hưởng Của Thâm Nhập Ngân Hàng Nước Ngoài Đến Hiệu Quả Của Các Ngân Hàng Trong Nước
- Mô Hình Nghiên Cứu Đối Với Rq2 Bằng Phương Pháp Chỉ Số Tài Chính
- Mô Hình Nghiên Cứu Đối Với Rq2 Bằng Phương Pháp Phân Tích Hiệu Quả Biên
- Kiểm Định Các Giả Định Của Mô Hình Hồi Quy Dữ Liệu Bảng
Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.
Shen và cộng sự (2009) | 48 ngân hàng Trung Quốc giai đoạn 1997 - 2007 | Phương pháp chỉ số tài chính | Phương pháp tổng hợp | + |
Manlagđit (2011) | 31 ngân hàng Philippine giai đoạn 1990 - 2006 | Phương pháp chỉ số tài chính | Phương pháp tổng hợp | - |
Xu (2011) | 114 ngân hàng Trung Quốc giai đoạn 1999 - 2006 | Phương pháp chỉ số tài chính | Phương pháp chỉ số tiếp xúc | - |
Luo và cộng sự (2017) | 107 ngân hàng Trung Quốc giai đoạn 2002 - 2010 | Phương pháp chỉ số tài chính | Phương pháp chỉ số tiếp xúc | + |
Các nghiên cứu trong nước | ||||
Lien và cộng sự (2015) | Các ngân hàng Việt Nam giai đoạn 1992 - 2012 | Phương pháp chỉ số tài chính | Phương pháp tổng hợp | + |
Pham và Nguyen (2020) | Các ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2009 - 2018 | Phương pháp chỉ số tài chính | Phương pháp tổng hợp | - |
Nguồn: Tác giả tổng hợp. Ghi chú: Tác động tích cực đến hiệu quả (+); Tác động tiêu cực đến hiệu quả (-); Không tác động đến hiệu quả (Không). |
2.4. Khe hở nghiên cứu
2.4.1. Khe hở nghiên cứu cho RQ1
Qua khảo cứu các công trình nghiên cứu đã thực hiện về ảnh hưởng thâm nhập NHNNg đến cạnh tranh của các ngân hàng trong nước ở Mục 2.2.5. Tác giả nhận thấy các nghiên cứu này có những kết quả không tương đồng, còn mâu thuẫn và chưa thống nhất (Bảng 2.3). Hay nói cách khác, chưa thể kết luận thâm nhập NHNNg làm tăng hay giảm cạnh tranh của thị trường ngân hàng trong nước. Ngoài ra, theo hiểu biết của tác giả vấn đề này chưa được nghiên cứu tại Việt Nam.
2.4.2. Khe hở nghiên cứu cho RQ2
Trên cơ sở kết quả lược khảo các công trình nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước, tác giả thấy rằng các nghiên cứu đã thực hiện đều sử dụng phương pháp chỉ số tài chính. Như đã phân tích ở Mục 2.3.3.1 phương pháp này có nhược điểm là mỗi chỉ số cung cấp rất ít thông tin về tình hình hoạt động của ngân hàng, không có một chỉ số nào cho biết hiệu quả tổng thể của một ngân hàng. Điều này dẫn đến kết quả phân tích ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến hiệu quả của ngân hàng trong nước có thể thiếu chính xác và không toàn diện. Mặt khác, hai nghiên cứu tại Việt Nam (Lien và cộng sự, 2015, Pham và Nguyen, 2020) đều sử dụng phương pháp chỉ số tài chính nhưng các kết quả của hai nghiên cứu này hoàn toàn trái ngược nhau (Bảng 2.4).
2.5. Giả thuyết nghiên cứu
2.5.1. Giả thuyết cho RQ1
Giả thuyết nghiên cứu cho RQ1 được phát triển căn cứ vào lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành của Porter (1989) và thực tiễn thâm nhập của NHNNg tại Việt Nam. Theo quan điểm của Porter (1989) cho rằng sự xuất hiện của các công ty (ngân hàng) mới sẽ làm tăng cạnh tranh trên thị trường, như vậy thâm nhập của NHNNg cũng dẫn đến sự xuất hiện các ngân hàng mới là các NHNNg cạnh tranh trực tiếp với các ngân
hàng trong nước, do đó, thâm nhập của NHNNg sẽ làm tăng cạnh tranh trên thị trường ngân hàng trong nước.
Về mặt thực tiễn, các NHNNg đã hoạt động kinh doanh gần 30 năm và hiện diện ngày càng tăng tại Việt Nam. Đến cuối năm 2019, Việt Nam có 2 ngân hàng liên doanh, 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và 49 chi nhánh NHNNg; tổng tài sản của khối NHNNg đạt 1.346 nghìn tỷ đồng chiếm 10% tổng tài sản toàn hệ thống, tăng
5.471 lần so với thời điểm mở cửa thị trường ngân hàng vào năm 1992. Sự hiện diện ngày càng tăng của NHNNg có thể sẽ làm gia tăng cạnh tranh trên thị trường ngân hàng trong nước.
Trên cơ sở lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành và thực tiễn thâm nhập của NHNNg tại Việt Nam, giả thuyết cho RQ1 như sau:
H1: Thâm nhập của NHNNg làm tăng cạnh tranh của thị trường NHTM Việt
Nam.
2.5.2. Giả thuyết cho RQ 2
Để phát triển giả thuyết nghiên cứu liên quan đến RQ2, nghiên cứu dựa trên quan điểm lý thuyết về động cơ thâm nhập của NHNNg và lý thuyết về ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến hiệu quả của các ngân hàng trong nước đã trình bày ở Mục 2.3.4. Theo đó, thâm nhập của NHNNg sẽ tạo ra 2 tác động là tác động cạnh tranh làm giảm hiệu, và tác động lan tỏa làm tăng hiệu quả của các ngân hàng trong nước. Tùy theo sự vượt trội của tác động nào sẽ ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến hiệu quả của các ngân hàng trong nước. Trong trường hợp động cơ thâm nhập của NHNNg là theo sau khách hàng thì tác động lan tỏa có thể vượt trội và thâm nhập của NHNNg sẽ làm tăng hiệu quả của ngân hàng trong nước. Nếu động cơ thâm nhập của NHNNg là tìm kiếm lợi nhuận thì thường tác động cạnh tranh sẽ vượt trội và thâm nhập của NHNNg sẽ làm giảm hiệu quả của ngân hàng trong nước.
Nghiên cứu thực nghiệm của Molyneux và cộng sự (2013) cho thấy rằng động cơ thâm nhập của NHNNg tại Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam là tìm kiếm lợi nhuận. Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phong và Lâm Thanh Phi
Quỳnh (2017) cũng cho thấy động cơ thâm nhập của NHNNg vào Việt Nam là tìm kiếm lợi nhuận. Do vậy, tác động cạnh tranh được dự kiến sẽ vượt trội và giả thuyết cho RQ2 là:
H2: Thâm nhập của NHNNg làm giảm lợi nhuận của các NHTM Việt Nam.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương này đã thảo luận cơ sở lý thuyết và các tài liệu nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến cạnh tranh và hiệu quả của ngân hàng trong nước. Trên cơ sở đó, luận án tìm khe hở nghiên cứu, phát triển các giả thuyết liên quan đến 2 câu hỏi nghiên cứu, và lựa chọn phương pháp kiểm định giả thuyết nghiên cứu.
Lý thuyết về động cơ thâm nhập của NHNNg giải thích lý do thâm nhập của NHNNg là theo sau khách hàng và tìm kiếm lợi nhuận, và nếu động cơ thâm nhập của NHNNg là tìm kiếm lợi nhuận thì NHNNg sẽ tạo ra sức ép cạnh tranh lên các ngân hàng trong nước. Lý thuyết về cấu trúc cạnh tranh ngành cho rằng sự xuất hiện của các công ty (ngân hàng) mới sẽ làm tăng cạnh tranh trên thị trường, như vậy thâm nhập của NHNNg cũng dẫn đến sự gia tăng số lượng ngân hàng trên thị trường, do đó sẽ làm tăng cạnh tranh trên thị trường ngân hàng trong nước.
Lý thuyết về ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg lên hiệu quả của các ngân hàng trong nước cho rằng NHNNg sẽ tạo ra 2 tác động là tác động cạnh tranh và tác động lan tỏa lên hiệu quả của các ngân hàng trong nước. Nếu tác động lan tỏa vượt trội thì thâm nhập NHNNg làm tăng hiệu quả, còn tác động cạnh tranh vượt trội sẽ làm giảm hiệu quả của ngân hàng trong nước. Về mặt lý thuyết nếu động cơ thâm nhập là theo sau khách hàng thì tác động lan tỏa sẽ vượt trội, còn động cơ thâm nhập là tìm kiếm lợi nhuận thì tác động cạnh tranh sẽ vượt trội.
Khe hở nghiên cứu được phát hiện trên cơ sở khảo cứu các tài liệu nghiên cứu đã thực hiện. Đối với vấn đề ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến cạnh tranh của thị trường ngân hàng trong nước, tác giả nhận thấy các nghiên cứu đã thực hiện có những kết quả không tương đồng, còn mâu thuẫn và chưa thống nhất, và chủ đề này
chưa được nghiên cứu tại Việt Nam. Đối với về vấn đề ảnh hưởng của thâm nhập hiệu quả của ngân hàng trong nước, tác giả nhận thấy các nghiên cứu đều sử dụng phương pháp chỉ số tài chính. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là mỗi chỉ số cung cấp rất ít thông tin về tình hình hoạt động của ngân hàng, không có một chỉ số nào cho biết hiệu quả tổng thể của một ngân hàng. Điều này dẫn đến kết quả nghiên cứu có thể thiếu chính xác và không toàn diện. Ngoài ra, hai nghiên cứu đã thực hiện tại Việt Nam sử dụng phương pháp chỉ số tài chính cho các kết quả trái ngược nhau.
Trên cơ sở các quan điểm lý thuyết về động cơ thâm nhập của NHNNg, lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành, và lý thuyết về ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến hiệu quả của các ngân hàng trong nước, Chương này đã phát triển giả thuyết H1 liên quan đến RQ1 là thâm nhập của NHNNg làm tăng cạnh tranh của thị trường NHTM Việt Nam, và giả thuyết H2 liên quan đến RQ2 là thâm nhập của NHNNg làm giảm hiệu quả của các NHTM Việt Nam.
Chương này cũng đã lược khảo các phương pháp đo lường thâm nhập của NHNNg, phương pháp đo lường cạnh tranh và đo lường hiệu quả của NHTM.
Chương tiếp theo, Chương 3, trình bày phương pháp nghiên cứu để kiểm định các giả thuyết liên quan đến 2 câu hỏi nghiên cứu.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 2 đã trình bày cơ sở lý thuyết và lược khảo các tài liệu nghiên cứu đã thực hiện về ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến cạnh tranh và hiệu quả của các ngân hàng trong nước, từ đó tìm khe hở nghiên cứu và phát triển các giả thuyết liên quan đến 2 câu hỏi nghiên cứu. Mục tiêu của chương này là trình bày phương pháp nghiên cứu dùng để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu liên quan đến 2 câu hỏi nghiên cứu.
3.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI RQ1
3.1.1. Mô hình nghiên cứu thực nghiệm đối với RQ1
Như đã trình bày trong Mục 2.2.4.3, Chương 2, luận án này sử dụng mô hình Panzar – Rosse để phân tích ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến cạnh tranh của các NHTM Việt Nam.
H-Statistic trong mô hình Panzar – Rosse chính là độ co giãn của doanh thu theo giá các yếu tố đầu vào. Do mô hình dạng Log – Log có các hệ số hồi quy chính là độ co giãn của biến phụ thuộc tương ứng với sự thay đổi của biến độc lập, nên trong nghiên cứu thực nghiệm mô hình Panzar – Rosse được sử dụng với mô hình doanh thu rút gọn dạng Log – Log. Mô hình Panzar – Rosse được sử dụng khá phổ biến trong các nghiên cứu về cạnh tranh của thị trường ngân hàng. Nghiên cứu này sử dụng mô hình Panzar – Rosse được cải tiến gần đây bởi Bikker và cộng sự (2012). Sự cải tiến của Bikker và cộng sự (2012) với biến doanh thu không định tỷ lệ sẽ cho giá trị H-Statistic phù hợp với mô hình Panzar – Rosse, từ đó giúp phân biệt được thị trường cạnh tranh hoàn hảo với thị trường cạnh tranh không hoàn hảo. Mô hình Panzar – Rosse dạng tổng quát trong nghiên cứu thực nghiệm như sau:
n m
LnR ilnwijlnBSFi
(3.1)
i1 j 1
R là doanh thu của ngân hàng, wi là yếu tố đầu vào thứ i, n số lượng yếu tố đầu vào bao gồm giá vốn huy động, chi phí nhân viên và giá vốn vật chất, BSF là vector gồm m biến đặc trưng cho mỗi ngân hàng. Sau đó, hệ số H-Statistic được tính bằng:
n
H Statistic i
i1
Để phân tích ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến cạnh tranh của thị trường NHTM Việt Nam, luận án sử dụng mô hình Panzar - Rosse với biến tương tác dựa theo ý tưởng của Mulyaningsih và cộng sự (2015), khi đó Mô hình 3.1 được triển khai như sau:
Ln(Rit ) 1 ln(w1it ) 2 ln(w2it ) 3 ln(w3it ) 1 ln(LOit ) 2 ln( ASit )
4 ln(w1it ) * D 5 ln(w2it ) * D 6 ln(w3it ) * D 3 ln(LOit ) * D 4 ln( ASit ) * D
it
(3.2)
Trong đó, D là biến giả đại diện cho nhóm NHNNg. Biến giả này sẽ nhận giá trị là 1 nếu là NHNNg và nhận giá trị bằng 0 nếu là ngân hàng trong nước. Các biến tương tác đầu vào trong mô hình Panzar – Rosse của nhóm NHNNg khi D = 1 là w1it*D, w2it*D và w3it*D. Giá trị thống kê H-Statistic của toàn thị trường bao gồm nhóm ngân hàng trong nước và nhóm NHNNg (H-TTNHVN) sẽ bằng tổng của 3 hệ số hồi quy (β1 + β2 + β3) của 3 biến ln(w1), ln(w2), ln(w3). H-Statistic của nhóm NHNNg (H-NHNNg) chính là tổng của 3 hệ số hồi quy (β4 + β5 + β6) của 3 biến tương tác w1it*D, w2it*D và w3it*D (khi D = 1). Giá trị H-NHNNg thể hiện mức ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến cạnh tranh của thị trường NHTM Việt Nam. Nếu H-NHNNg lớn hơn 0 thì thâm nhập của NHNNg có tác động làm tăng mức độ cạnh tranh của thị trường NHTM Việt Nam. Ngược lại, nếu H-NHNNg nhỏ hơn 0 thì thâm nhập của NHNNg làm giảm mức độ cạnh tranh của thị trường NHTM Việt Nam. Trong trường hợp H-NHNNg bằng 0, điều này có nghĩa là thâm nhập của NHNNg không ảnh hưởng đến cạnh tranh của thị trường NHTM Việt Nam. Các biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu được mô tả trong Bảng 3.1.