Chính Sách Nghiên Cứu Và Ứng Dụng Tiến Bộ Khoa Học - Kỹ Thuật Vào Sản Xuất Nông Nghiệp


Kết quả điều tra của tác giả cho thấy, bình quân mỗi cơ sở sản xuất bình quân có 6,3 lao động, trong đó lao động thường xuyên là 3,1 người và lao động thời vụ là 8,8 người. So với cả nước thì lao động bình quân ở Sơn La thấp hơn nhiều (cả nước là 5,6 lao động thường xuyên/cơ sở). Các cơ sở phần lớn sử dụng lao động thời vụ tại địa phương.

Trong những năm qua, Hội nông dân Tỉnh Sơn La, Sở NN&PTNT, UBND các huyện đã xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức quản lý cho Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa. Việc áp dụng kỹ thuật mới, công nghệ tiên tiến vào sản xuất tại các cơ sở sản xuất, việc thực hiện các các chương trình khảo nghiệm các loại giống cây, con mới tại các vùng khí hậu, thổ nhưỡng khác nhau, xây dựng các mô hình sản xuất công nghệ cao đã bước đầu gắn với việc đào tạo, tập huấn chuyên môn, kỹ thuật cho các Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa.

Theo số liệu của Sở NN&PTNT, từ năm 2016 đến năm 2019, toàn tỉnh đã tổ chức 22 lớp tập huấn về công tác quản lý cho 1.700 Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa. Ngoài ra, các huyện, các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, Hội nông dân, hội làm vườn… cũng đã tổ chức hàng trăm lớp tập huấn và tham quan học tập mô hình KTNNHH trong và ngoài tỉnh về kỹ thuật nuôi trồng, lai ghép, chăm sóc thú y cho hàng nghìn Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa và lao động tại các địa phương trong tỉnh.

2.2.2.4. Chính sách nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp

Trong những năm gần đây, UBND tỉnh Sơn La đã thực hiện quy hoạch phát triển các vùng sản xuất giống áp dụng công nghệ cao để cung ứng cho sản xuất nông nghiệp. Trong kế hoạch sản xuất hàng năm, UBND tỉnh đều ban hành các chính sách hỗ trợ giống cây, con mới để khuyến khích các cơ sở áp dụng vào sản xuất, như hỗ trợ giống lúa lai, giống ngô lai, giống lạc mới, giống chè, cà phê, cao su, cam, mây nguyên liệu, tạo giống bò, cải tạo giống trâu, hỗ trợ sản xuất các loại giống thủy sản; thực hiện các chương trình trợ giá giống gốc cho giống lợn Móng


Cái, bò vàng, bò sữa giống HF thuần, vịt bầu Quỳ Châu, gà Ác, lợn Mường Khương.

UBND tỉnh cũng đã thực hiện nhiều biện pháp ứng dụng khoa học - công nghệ để hỗ trợ như: hỗ trợ 100 triệu đồng cho mỗi cơ sở sản xuất cá tầm giống để mua thiết bị và 10 triệu đồng mua sắm thiết bị cho trại sản xuất cá lăng giống; hỗ trợ mua máy cày đa chức năng và máy công tác kèm theo, cấp bù lãi suất cho 2/3 giá trị máy hoàn chỉnh trong thời gian 36 tháng đối với các huyện, xã vùng thấp; hỗ trợ 20% giá trị máy hoàn chỉnh và cấp bù lãi suất cho 80% giá trị máy hoàn chỉnh còn lại trong thời gian 36 tháng đối với các huyện, xã vùng cao; hỗ trợ 20% giá trị máy gặt, máy cấy và cấp bù lãi suất trong 24 tháng của 80% giá trị máy còn lại; hỗ trợ kinh phí tập huấn, quản lý sử dụng máy cày, máy gặt, máy cấy theo dự toán được duyệt; hỗ trợ 40% giá trị mua bản quyền tác giả đối với các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ tiên tiến được áp dụng vào sản xuất nông lâm, ngư nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao tại các địa phương trong tỉnh.

Vì vậy, hệ thống các trạm, trại sản xuất giống đã đáp ứng được nhu cầu cơ bản về giống một số loại cây, con như: giống lợn, gà, tôm, cá, cao su, mía, cây ăn quả có múi .v.v. cho các Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa. Các chính sách hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới vào sản xuất đã đạt hiệu quả tương đối tốt, giúp nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Các mô hình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, xây dựng cánh đồng mẫu lớn đang được triển khai thành công ở các địa phương. Mô hình trang trại kết hợp vườn

- ao - chuồng - rừng được phát triển ở nhiều địa phương trong tỉnh. Nhiều huyện có chính sách hỗ trợ nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ như: mở rộng diện tích gieo cấy lúa lai, lạc giống mới, phát triển đàn bò thịt, lợn hướng nạc, phát triển đồng cỏ trong chăn nuôi bò sữa, bò thịt rất hiệu quả. Một số huyện triển khai nhân rộng các mô hình phát triển các loại đặc sản (cánh kiến đỏ,..), khoanh nuôi bảo vệ rừng kết hợp phát triển cây ăn quả và nuôi ong lấy mật, cải tạo vườn tạp... Các vườn ươm sản xuất giống cây lâm nghiệp, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả


được đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, góp phần cung cấp đủ cây giống có chất lượng tốt phục vụ cho sản xuất.

Bảng 2.9: Cơ cấu nguồn thông tin kĩ thuật sản xuất

Cơ cấu: %



Từcơquan khuyếnnông

Từ Hội nông dân

Từ hợp tác xã

Tự mình

Từ các

nguồn khác

Không trả lời

Tổng

Nguồn thông tin kĩ thuật

trồng trọt

24,0

6,0

0,0

48,0

12,0

10,0

100,0

Nguồn thông tin kĩ thuật

chăn nuôi

16,0

2,0

2,0

34,0

22,0

24,0

100,0

Nguồn thông tin kĩ thuật

nuôi trồng thủy sản

24,0

2,0

2,0

28,0

14,0

30,0

100,0

Nguồn thông tin kĩ thuật

tưới tiêu

12,0

2,0

0,0

72,0

4,0

10,0

100,0

Nguồn thông tin kĩ thuật

phòng trừ sâu, bệnh

42,0

2,0

0,0

40,0

10,0

6,0

100,0

Nguồn thông tin kĩ thuật

chế biến

52,0

2,0

0,0

28,0

2,0

16,0

100,0

Nguồn thông tin kĩ thuật

bảo vệ môi trường

16,0

0,0

0,0

56,0

8,0

20,0

100,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa của tỉnh Sơn La - 12

Nguồn: Khảo sát của tác giả, 2020

Tuy nhiên, vai trò của khoa học - công nghệ đối với nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh theo hướng nông nghiệp hàng hóa ở Sơn La vẫn đang khá mờ nhạt. Nhiều giống cây, con chủ yếu vẫn là giống truyền thống hoặc được lựa chọn theo kinh nghiệm. Mặt khác, khó khăn lớn nhất hiện nay là dịch bệnh trong trồng trọt và chăn nuôi, ảnh hưởng đến năng suất và quy mô phát triển các vùng chuyên canh. Nhiều dịch bệnh chưa được ngăn chặn kịp thời như bệnh tuyến trùng ở cà phê, bệnh vàng lá ở cây cam, bệnh chồi cỏ ở mía, bệnh tai xanh ở chăn nuôi lợn, dịch cúm gia


cầm,…

Nhìn chung, mức độ ứng dụng khoa học - công nghệ còn thấp. Các Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa chủ yếu tự học và áp dụng công nghệ vào sản xuất bằng kinh nghiệm truyền thống. Các nguồn thông tin kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất chủ yếu các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa tự học và một phần từ cơ quan khuyến nông. Kỹ thuật tưới tiêu, kỹ thuật bảo vệ môi trường, kỹ thuật trồng trọt chủ yếu là tự học. Trong tổng số 50 chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa điều tra năm 2019, có tới 72% tự học kỹ thuật tưới tiêu và chỉ 12% từ cơ quan khuyến nông; kỹ thuật bảo vệ môi trường tương ứng là 56% và 16%; kỹ thuật trồng trọt là 48% và 24%.

2.2.2.5. Chính sách thị trường tiêu thụ sản phẩm của Kinh tế nông nghiệp hàng hóa

Với dân số khá đông nên các nhu cầu phục vụ thiết yếu cho con người về lương thực thực phẩm của Sơn La rất lớn. Đồng thời với sự phát triển của nền kinh tế, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, chính điều này tạo những yêu cầu khác nhau về lương thực, thực phẩm với chất lượng ngày càng cao. Vì vậy, sản xuất nông nghiệp đòi hỏi phải sản xuất ra hàng hóa có khối lượng lớn, chất lượng tốt.

Trong những năm gần đây, UBND tỉnh Sơn La đã ban hành một số chính sách khuyến khích phát triển các chợ nông thôn, các trung tâm giao dịch mua bán nông sản và vật tư nông nghiệp; tạo điều kiện cho các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa được tiếp cận và tham gia vào các chương trình, dự án, hội chợ triển lãm trong và ngoài nước. Nhiều huyện hàng năm đã tổ chức tốt hội chợ quảng bá các sản phẩm nông nghiệp, nhờ đó một số sản phẩm nông nghiệp sản xuất tại các trang trại đã có mặt trên thị trường trong và ngoài nước. Như đã nêu ở trên, để mở rộng thị trường cho KTNNHH, tỉnh Sơn La cũng đã khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp chế biến và tiêu thụ hàng hóa cho các trang trại.


Tuy nhiên, thị trường hàng hóa nông sản ở Sơn La phát triển còn chậm, thị trường dịch vụ đầu vào phục vụ cho KTNNHH phát triển kém, mới bắt đầu được hình thành và chủ yếu là mang tính tự phát. Qua thực tế điều tra trên địa bàn tỉnh Sơn, phần lớn nguyên liệu đầu vào chủ yếu mua từ các hộ kinh doanh dịch vụ hoặc do tự tìm kiếm trên thị trường tự do. Đối với các giống cây lâu năm phần lớn các Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa mua từ các hộ kinh doanh dịch vụ, một phần tự làm; giống gia súc, gia cầm chủ yếu nguồn cung cấp từ thương lái, tiếp đến là do trang trại tự sản xuất ra.

Bảng 2.10: Mức độ khó khăn trong tiêu thụ các loại sản phẩm

Đơn vị tính: điểm



Trồng trọt

Chăn

nuôi

Lâm

nghiệp

Nuôi trồng

Thủy sản

Tổng

hợp

Trung

bình

Đối với sản phẩm cây ăn

quả

1,0

1,0


1,0

2,0

1,1

Đối với sản phẩm cây dài

ngày khác

2,7

3,8

3,0

4,0

2,5

3,5

Đối với sản phẩm các cây

hàng năm

3,0

3,3


3,2

3,9

3,4

Đối với sản phẩm chăn

nuôi đại gia súc

4,0

3,3


3,3

1,7

3,2

Đối với sản phẩm chăn

nuôi lợn

2,0

2,9


2,9

2,7

2,8

Đối với sản phẩm chăn

nuôi gia cầm

3,0

3,1


3,0

2,0

3,0

Đối với sản phẩm thủy

sản

1,0

1,5


2,7

1,3

1,8

(Đánh giá theo mức độ khó khăn từ 1 đến 5, điểm 1 là khó khăn ít nhất, số 5 là rất khó khăn)

Nguồn: Khảo sát của tác giả, 2020


Đối với nguyên liệu phân bón và thuốc trừ sâu, các chủ cơ sở mua chủ yếu từ các hộ kinh doanh dịch vụ, số lượng mua trực tiếp từ hợp tác xã dịch vụ và doanh nghiệp rất ít. Đối với thức ăn gia súc, thức ăn thủy sản, nguồn cung cấp chủ yếu từ thương lái hoặc từ các hộ kinh doanh dịch vụ. Một số trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản có hợp đồng với các doanh nghiệp về cung ứng thức ăn. Hợp đồng với các doanh nghiệp về nguồn đầu vào sẽ ổn định hơn, nông hộ có thể tạm ứng thức ăn gia súc, huy động được vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ những trang trại quy mô lớn mới có hợp đồng với doanh nghiệp, còn lại chủ yếu mua nguyên liệu đầu vào từ thương lái hoặc các hộ kinh doanh dịch vụ.

Sản phẩm đầu ra của các nông hộ chủ yếu bán cho thương lái và bán tại chợ địa phương. Trừ sản phẩm trồng cây hàng năm và cây nguyên liệu giấy là các Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa hợp đồng với doanh nghiệp chế biến. Sản phẩm hoa quả, gia súc, thủy sản chủ yếu tiêu thụ qua thương lái và tại chợ địa phương.

Trong các loại sản phẩm của trang trại ở Sơn La, sản phẩm từ chè, cây ăn quả và sản phẩm nuôi trồng thủy sản dễ tiêu thụ nhất. Các sản phẩm cây lâu năm, cây hàng năm giá mua không ổn định và khó tiêu thụ nhất. Nguyên nhân gây khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm chủ yếu do giá tiêu dùng ở địa phương thấp, nhất là các Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa thiếu thông tin về thị trường, nhiều trang trại chưa liên kết với doanh nghiệp nên chủ yếu tiêu thụ qua thương lái, khối lượng sản phẩm ít.

Thị trường ngoại tỉnh của sản phẩm nông nghiệp Sơn La chưa được khai thác nhiều. Trong những năm gần đây, hàng hóa nông sản thực phẩm xuất khẩu với số lượng ít, hàng thô và chủ yếu là qua đường tiểu ngạch với các sản phẩm như lạc, cao su, chè, cà phê, mía đường. Một số sản phẩm do chưa có cơ sở chế biến hiện đại nên chưa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.

2.2.2.6. Chính sách hợp tác, liên kết sản xuất kinh doanh

Mối liên kết giữa các chủ nông hộ với nhau trên địa bàn tỉnh Sơn La hầu như không đáng kể. Các nông hộ chủ yếu trao đổi kinh nghiệm sản xuất, giống vật nuôi,


cây trồng còn liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rất ít. Qua thực tiễn phỏng vấn, điều tra, nhiều Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa muốn hợp tác sản xuất nhưng thiếu kinh nghiệm quản lí nên việc hợp tác không thành công, thậm chí còn nảy sinh mâu thuẫn trong chia sẻ quyền lợi và định hướng kinh doanh.

Một số nông hộ trồng chè và nuôi trồng thủy sản đã bắt đầu có sự liên kết với nhau thông qua hợp tác xã dịch vụ. Tuy nhiên, sự liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chưa được hình thành, chưa có tổ chức để liên kết chặt chẽ.

Mối liên kết giữa Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa - nhà quản lí - nhà doanh nghiệp - ngân hàng - nhà khoa học không nhiều, chủ yếu có ở các vùng nguyên liệu.

Tuy nhiên, Sơn La cũng là một tỉnh chậm có những vùng nguyên liệu tập trung cho các nhà máy chế biến, thậm chí khi đã có nhà máy chế biến nhưng vùng nguyên liệu tập trung vẫn không hình thành được. Quan hệ giữa cơ sở sản xuất nguyên liệu và cơ sở chế biến không được thiết lập trên cơ sở giải quyết hài hòa lợi ích. Phần lớn các Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa thường phải đi lên từ tích góp, lấy ngắn nuôi dài ở giai đoạn mới hình thành. Do đó, tuy có nhiều loại sản phẩm nhưng khối lượng không đáng kể.

2.2.2.7. Chính sách bảo vệ môi trường sinh thái và vệ sinh an toàn thực phẩm Cùng với các chính sách, biện pháp khuyến khích phát triển KTNNHH, trong những năm qua, tỉnh Sơn La đã ban hành một số chính sách liên quan đến bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm của các trang trại. Nhờ đó, các cơ sở đã có nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sinh thái trong hoạt

động sản xuất kinh doanh.

Hầu hết các chính sách bảo vệ môi trường đối với KTNNHH được lồng ghép trong các quy hoạch phát triển nông nghiệp, các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn của tỉnh và huyện, cụ thể

- Hỗ trợ các hộ chăn nuôi xây bể biogas. Những hộ chăn nuôi quy mô nhỏ và trung bình có xây hầm biogas để xử lí chất thải nên cơ bản đảm bảo về mặt môi


trường. Một số huyện đã hỗ trợ cho các trang trại chăn nuôi xây hầm biogas xử lí chất thải chăn nuôi khoảng 1,5 triệu đồng/1 hầm biogas.

- Xây dựng và phổ biến các mô hình trang trại điển hình về bảo vệ môi trường sinh thái. Chẳng hạn, mô hình trồng nấm ở xã Chiềng Khoong huyện Sông Mã là một mô hình tiêu biểu cho hiệu quả cao cả về kinh tế và môi trường. Hiện tại xã có 16 hộ tham gia trồng nấm, trong đó đạt quy mô trang trại là 5 hộ. Nguyên liệu trồng nấm sử dụng các nguyên liệu thừa như mùn cưa, rơm, bã thải, giảm ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, các bã thải từ trồng nấm dùng để làm phân cho cây trồng rất tốt. Sản phẩm nấm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có đầu ra tốt, chủ yếu tiêu thụ nội tỉnh, chưa có hàng xuất khẩu.

Khuyến khích phát triển các lâm trường thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường. Nhìn chung, các lâm trường trồng cây lâu năm có tác dụng tốt trong việc phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, chống xói mòn đất ở vùng trung du miền núi. Nhiều mô hình lâm trường đã mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường khá cao ở vùng đồi núi.

Bảng 2.11: Tỷ lệ nông hộ ở Sơn La đã thực hiện tốt bảo vệ môi trường

Đơn vị tính: ý kiến



Ý kiến của cán bộ quản lý cấp

tỉnh

Ý kiến của cán bộ quản lý cấp

huyện

Ý kiến của cán bộ quản lý cấp

Tổng số ý kiến

Dưới 10%

16

16

4

36

Từ 10% đến 50%

8

28

28

64

Từ 50% đến 80%

24

20

52

96

Từ trên 80%



20

20

Tổng số

48

64

104

216

Nguồn: Báo cáo của Sở NN&PTNT Sơn La, 2019

Theo kết quả điều tra, khảo sát, phần lớn các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa chưa quan tâm đến bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Một số chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa cũng nhận thức được vấn đề bảo vệ môi trường, nhưng do vốn không nhiều, không có

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 11/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí