Bài Học Rút Ra Cho Các Khu Du Lịch Quốc Gia Thuộc Vùng Du Lịch Đồng Bằng Sông Hồng Và Duyên Hải Đông Bắc


quản lý ngành nghề mang tính quy phạm như “Biện pháp tạm thi hành quản lý xanh hóa thành phố Thượng Nhiêu”, “Quy định tạm thi hành quản lý công viên khu vực thành phố Thượng nhiêu”, công tác quản lý vườn cảnh thành phố đang từng bước đi vào quỹ đạo chế độ hóa. Nhờ đó, dù các thành phố khác bị ô nhiễm không khí nặng nề thì thành phố Thượng Nhiêu vẫn được đánh giá cao về môi trường trong lành, thân thiện. Đây cũng là một trong những lí do cơ bản để thu hút khách du lịch đến thành phố và tham quan KDLQG Núi Tam Thanh.

Về chính sách phát triển SPDL: KDLQG Núi Tam Thanh mang trong mình cả giá trị lịch sử, văn hóa, vì thế thành phố Thượng Nhiêu luôn cố gắng duy trì và nhân rộng giá trị văn hóa dân tộc, biến nó thành SPDL hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Nơi đây cũng thường diễn ra các sự kiện văn hóa lớn của quốc gia, như ngày 20/5/2018 (vốn là Ngày đàn tranh Trung Quốc) đã lựa chọn biểu diễn tại thành phố Thượng Nhiêu, tỉnh Giang Tây. Hoạt động nhằm thúc đẩy sự phát triển văn hoá đàn tranh Trung Quốc, thúc đẩy sự quan tâm, tham gia và theo dõi của khách du lịch NĐ và QT, thu hút họ đến thành phố Thượng Nhiêu, cũng như KDLQG núi Tam Thanh.

Về chính h sách đầu tư CSHT và CSVCKT du lịch, trong đó đặc biệt quan trọng là hệ thống giao thông và và các phương tiện vận chuyển khi đi du lịch đến Giang Tây, Trung Quốc. Hiện tại, phương tiện phổ biến nhất vẫn là máy bay. Ở Giang Tây có 7 sân bay, trong đó một sân bay quốc tế. Đó là sân bay quốc tế Xương Bắc Nam Xương. Các chặng bay quốc tế đến Giang Tây có rất nhiều hãng hàng không khai thác như Vietnam Airlines, China Eastern Airlines, Shenzhen Airlines, Air China,… Từ Giang Tây có rất nhiều phương tiện đi lại để lựa chọn để đến KDLQG Núi Tam Thanh. Hệ thống đường cao tốc được đầu tư giúp du khách dễ dàng di chuyển giữa các tỉnh, huyện. Có các tuyến xe khách, xe buýt đến thẳng những địa điểm tham quan nổi tiếng. Ngoài ra, đi tàu thuyền cũng là một lựa chọn thêm cho du khách. Hệ thống cảng ở Giang Tô rất phát triển. Có cả cảng phục vụ hàng hóa và hành khách. Một phương thức khách nữa là đi tàu hỏa. Ở Giang Tây có cả tàu sắt truyền thống và tàu cao tốc. Điều này làm cho việc tiếp cận KDLQG Núi Tam Thanh trở nên dễ dàng hơn đối với du khách trong và ngoài nước.

Hệ thống khách sạn ở tỉnh Giang Tây và thành phố Thượng Nhiêu rất phát triển để phục vụ cho du lịch. Đến các điểm tham quan tại Giang Tây, trong đó có KDL núi Tam Thanh, du khách sẽ có nhiều sự lựa chọn với các cơ sở lưu trú đa dạng và chất lượng.

Từ những chính sách đó, trong thời gian, KDLQG Goseokjeong Hàn Quốc và KDL Núi Tam Thanh, Trung Quốc vẫn luôn phát triển ổn định và bền vững. Đây là


mục tiêu quan trọng trong các chính sách phát triển du lịch nói chung và phát triển KDLQG nói riêng tại bất cứ quốc gia nào.

2.4.2. Bài học rút ra cho các khu du lịch quốc gia thuộc vùng Du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc

Từ những kinh nghiệm ở trên, có thể thấy các quốc gia, các địa phương đều xác định: phát triển du lịch là một nhiệm vụ quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế vùng và đất nước. Từ việc xác định vai trò của du lịch, các quốc gia và vùng du lịch đều chú trọng hoạch định chính sách về du lịch, tạo môi trường chính sách và pháp luật đồng bộ, thống nhất để thúc đẩy du lịch phát triển nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Các chính sách về du lịch đều dựa trên bối cảnh phát triển du lịch quốc tế và trong nước, xu thế thị trường khách du lịch và các đòi hỏi bức thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập quốc tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Từ các chính sách phát triển du lịch đang được áp dụng tại một số KDLQG ở trong và ngoài nước, có thể rút ra một số bài học vận dụng cho cho các KDLQG thuộc vùng du lịch ĐBSH&DHĐB như sau:

- Cần xây dựng và ban hành các chính sách về bảo vệ, tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch với các kế hoạch dài hạn và phù hợp với đặc điểm của từng quốc gia, từng vùng và từng địa phương.

Chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia thuộc vùng du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc Việt Nam - 10

- Cần xây dựng và ban hành các chính sách về tài chính tạo điều kiện và khả năng để khai thác và phát triển du lịch địa phương cũng như quốc gia.

- Cần quan tâm và có sự tác động phù hợp với thực trạng thị trường du lịch, có cơ chế và biện pháp để kích cầu du lịch, quản lý và kịp thời hỗ trợ các DNDL trong các điều kiện có sự biến động hoặc khi thị trường du lịch chưa thực sự cân bằng, từ đó đảm bảo phát triển du lịch bền vững và hiệu quả.

- Coi trọng các chính sách đào tạo và phát triển NNL du lịch nhằm đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng những người làm du lịch chuyên nghiệp để xây dựng và phát triển du lịch hiệu quả.

- Có chính sách đầu tư CSHT và CSVCKT du lịch là nền tảng quan trọng để thúc đẩy hoạt động du lịch tại bất cứ đâu, trong đó có các KDLQG. Do vậy, nên xem xét và xây dựng các chính sách để kêu gọi, thu hút phân bổ đầu tư hợp lý, từ nhiều nguồn, bằng nhiều cách, trong đó cần kết hợp thêm các chính sách tài chính để đảm bảo nền tảng cho sự phát triển du lịch tại các KDLQG.

- Tập trung vào chính sách phát triển SPDL nhằm xây dựng và đa dạng hóa SPDL, nâng cao chất lượng sản phẩm. Trên cở sở phát huy giá trị văn hóa, tín ngưỡng mang


tính đặc trưng và những yếu tố hấp dẫn khác trong xây dựng SPDL. Coi trọng việc nâng cao sức cạnh tranh của SPDL, cả về quy mô và chất lượng SPDL.

- Xác định, xây dựng và ban hành các chính sách xúc tiến, quảng bá du lịch phù hợp. Trong đó, cần làm tốt chiến lược maketing, tổ chức xúc tiến sản phẩm và điểm đến du lịch, xem đây là kênh giới thiệu SPDL đến với du khách. Coi trọng đầu tư cho chiến lược xúc tiến du lịch: bao gồm cả nội dung, hình thức và kinh phí thực hiện.

- Chú trọng xúc tiến các chính sách liên kết, hợp tác trong phát triển du lịch. Với tính chất là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, sự phát triển du lịch không chỉ bó hẹp trong một quốc gia, lãnh thổ mà luôn vươn ra khỏi phạm vi hành chính một địa phương, quốc gia và khu vực. Việc liên kết du lịch giữa các lãnh thổ khác nhau cho phép khai thác những lợi thế tương đối của nhau về TNDL , về vị trí trong giao thương, về hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật và các nguồn lực khác để phát triển du lịch. Đồng thời, liên kết du lịch giữa các chủ thể hành chính còn tạo nên khả năng cạnh tranh cao hơn đối với các bên liên quan nhằm thu hút đầu tư từ các nguồn vốn trong và ngoài nước, thu hút khách du lịch đến mỗi địa bàn nhằm thu lợi nhuận, đồng thời giải quyết việc làm cho nguồn lao động tại địa phương.

Những kinh nghiệm trên là những bài học bổ ích về chính sách du lịch mà Việt Nam nói chung và các KDLQG vùng du lịch ĐBSH&DHĐB có thể và cần vận dụng để phát triển du lịch trong hội nhập kinh tế quốc tế.


CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁC KHU DU LỊCH QUỐC GIA THUỘC VÙNG DU LỊCH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC‌‌


3.1. Khái quát về sự phát triển du lịch tại vùng Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc và các khu du lịch quốc gia thuộc Vùng

3.1.1. Khái quát về sự phát triển du lịch tại vùng du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc

a. Khái quát về vùng du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc

Vùng ĐBSH&DHDB là một trong 7 vùng du lịch của cả nước, có tọa độ địa lý từ 20000' đến 21040' vĩ độ Bắc; từ 105025' đến 108005' kinh độ Đông. Phía Bắc vùng giáp Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang; phía Tây giáp với Phú Thọ, Hoà Bình (thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ); phía Đông và Đông Bắc giáp với Trung Quốc và biển Đông; phía Nam giáp với Thanh Hoá (thuộc vùng Bắc Trung Bộ). Tổng diện tích tự nhiên toàn vùng xấp xỉ 21.063,1 km2 (nguồn: Niên giám Thống kê 2010), bao gồm 11 tỉnh: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và Quảng Ninh.

Vùng ĐBSH&DHĐB là một khu vực trải dài từ Tây sang Đông với các miền địa hình khác nhau như rừng núi, trung du, đồng bằng, biển và hải đảo,... Vùng cũng là nơi có lịch sử khai phá lâu đời, nôi của nền văn minh lúa nước, tập trung nhiều di tích, lễ hội, làng nghề truyền thống, làng Việt cổ đặc trưng. Do đó vùng ĐBSH&DHĐB là khu vực chứa đựng nguồn TNDL khá toàn diện, mang tính đa dạng, phong phú, là yếu tố thuận lợi để phát triển du lịch. Bên cạnh đó, những đặc điểm địa lý tự nhiên và tài nguyên tạo điều kiện để vùng ĐBSH& DHĐB có thể phát triển một nền kinh tế mở đa dạng với định hướng chủ đạo là phát triển công nghiệp công nghệ cao, sản xuất và chế biến lương thực, đồng thời nâng cao đời sống người dân nơi đây.

Vùng Du lịch ĐBSH&DHĐB là một trong số các vùng du lịch có sức hấp dẫn rất lớn đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Có khả năng đáp ứng các yêu cầu của nhiều loại hình du lịch với các loại đối tượng khác nhau và có khả năng tiếp nhận số lượng lớn khách du lịch. Trong số các di tích Việt Nam thì vùng này chiếm hơn 90% về số lượng. Số lượng các danh hiệu thế giới do UNESCO xếp hạng cũng đứng đầu với quần thể danh thắng Tràng An, vịnh Hạ Long, Hoàng thành Thăng Long, Bia tiến sĩ Văn Miếu Thăng Long, ca trù, dân ca quan họ, khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà, khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng,...


- Về mặt tự nhiên: Vùng ĐBSH&DHĐB rất nổi tiếng với cảnh tĩnh mịch trong các cánh rừng già nguyên sinh như các Vườn Quốc gia Ba Vì (Hà Nội), đảo Cát Bà (Hải Phòng) với hệ sinh thái rừng rậm nhiệt đới rất điển hình, thỏa mãn trí tò mò của du khách và lòng say mê NCKH. Nguồn nước khoáng theo các mạch suối tự nhiên nhằm giải khát và chữa bệnh: Kênh Gà (Ninh Bình), Quang Hanh (Quảng Ninh) đạt tiêu chuẩn cao. Có những hang động bí hiểm lạ mắt: Hương Sơn (Hà Nội), động Vân Trình, Tam Cốc - Bích Động (Ninh Bình), động Thiên Cung (Quảng Ninh). Đây cũng là nơi có các bãi biển đẹp và nổi tiếng Trà Cổ (Quảng Ninh), Đồ Sơn (Hải Phòng) có sức thu hút đặc biệt, nhất là Vịnh Hạ Long, Cát Bà. Các bãi tắm khác ở phía nam cũng có thể khai thác du lịch như Đồng Châu (Thái Bình); Quất Lâm và Hải Thịnh (Nam Định); Bãi Ngang, Cồn Nổi (Ninh Bình),...

- Về mặt kinh tế - xã hội, vùng ĐBSH&DHĐB có đặc điểm nổi bật như: Những nông sản nhiệt đới quý giá, đạt tiêu chuẩn và có giá trị kinh tế cao: Gạo tám thơm, Nếp cái, nhãn Hưng Yên, vải Thanh Hà, ổi Bo Thái Bình; Hàng thủ công mỹ nghệ sử dụng hầu hết nguyên liệu trong nước gồm các mặt hàng truyền thống thỏa mãn nhu cầu của du khách và có giá trị xuất khẩu lớn; Cư dân chuộng hòa bình, cần cù lao động, thông minh sáng tạo và thân thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao thương kinh tế và du lịch; Về phục vụ ăn uống, ở đây cũng có những điều kiện rất thuận lợi. Với nguồn lương thực, thực phẩm dồi dào và đa dạng, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp đã sáng tạo ra các món ngon như: bún ốc, bún chả, rượu Làng Vân, cốm Làng Vòng, bánh đậu xanh Hải Dương,… được khách du lịch rất yêu thích. Về vui chơi, giải trí, vùng này cũng có nhiều trò chơi dân gian và nhiều nơi vui chơi thu hút du khách như: trò thả chim, chọi gà, xem rối nước,…

- Về mặt văn hóa – lịch sử: Vùng ĐBSH&DHĐB chứa đựng toàn bộ bề dày lịch sử Việt Nam. Những di tích khảo cổ học minh chứng cho nền văn hóa Đông Sơn, Hòa Bình nổi tiếng từ hồi tiền sử có giá trị: khoa học, giáo dục truyền thống, Giáo dục kiến thức. Những lễ hội truyền thống như đền Trần, Hội Lim (Bắc Ninh), Hội Gióng (Hà Nội), hội chùa thuật độc đáo như chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), Nhà thờ Phát Diệm, cố đô Hoa Lư (Ninh Bình), chùa Cổ Lễ (Nam Định), Chùa Phật Tích, Chùa Tây Phương và Chùa Một Cột (Hà Nội),… Nơi đây có những bảo tàng lớn và có giá trị nhất Việt Nam tạo điều kiện cho du khách tham quan tìm hiểu, nghiên cứu. Những Di tích lịch sử văn hóa thường gắn liền và rất hài hòa với cảnh quan thiên nhiên nên càng tăng giá trị của các điểm du lịch như Hạ Long, Vân Long, Ba Vì,…Châu thổ Sông Hồng có nhiều sông ngòi, mương máng, nên người dân chài trọng về khai thác thủy sản. Phương thức canh tác chính của cư dân đồng bằng sông Hồng vẫn là nghề trồng lúa nước. Ở


đây có hàng trăm nghề làm thủ công, có một số làng phát triển thành chuyên nghiệp, có thợ tay nghề cao như: nghề gốm, luyện kim, đúc đồng. Có các dân tộc tiêu biểu như: Mường (Hòa Bình, Ninh Bình).

Ngoài ra trong Vùng ĐBSH&DHĐB có Hà Nội là trung tâm chính trị - kinh tế

- văn hóa – xã hội của cả nước và với trục tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh có cửa mở ra biển Đông, đến với các nước trong khu vực và quốc tế, đây chính là tam giác tăng trưởng của kinh tế Việt Nam.

b. Tình hình phát triển du lịch tại vùng Du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc

Thời gian qua, cùng với sự phát triển du lịch cả nước, vùng ĐBSH&DHĐB đã được quan tâm phát triển du lịch và đem lại những thành quả nhất định, góp phần quan trọng vào sự phát triển du lịch cả nước và kinh tế - xã hội của khu vực.

Giai đoạn 2015-2019, tốc độ tăng trưởng lượng khách du lịch đến vùng ĐBSH&DHĐB khá tốt, khoảng 10,26%, trong đó đặc biệt là Hà Nội và Quảng Ninh có tổng số lượt khách đến du lịch khá lớn (Bảng 1 – Phụ lục 05). Vùng đẩy mạnh phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế. Đối với khách du lịch nội địa, Vùng phát triển mạnh thị trường nội vùng và các vùng phụ cận, trong đó khách du lịch đến Hà Nội chiếm tỷ lệ chủ yếu; tiếp đến các địa phương đón được khách du lịch nhiều trong Vùng là Quảng Ninh, Ninh Bình và Hải Phòng, mục đích của nhóm khách du lịch nội địa là nghỉ dưỡng, giải trí, nghỉ cuối tuần, lễ hội, tâm linh, mua sắm… Đối với khách du lịch quốc tế, Vùng thu hút, phát triển mạnh thị trường gần như: Đông Bắc Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan) và ASEAN; duy trì khai thác thị trường truyền thống cao cấp như: Tây Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ và Đông Âu; mở rộng thị trường mới: Trung Đông, Ấn Độ.

Cùng với sự gia tăng về lượng khách, tốc độ tăng tổng thu từ khách du lịch của Vùng cũng khá cao và ổn định, khoảng 16,33% (Bảng 2 – Phụ lục 05). Hà Nội đứng đầu về tổng thu du lịch, tiếp đến là Quảng Ninh. Trong giai đoạn 2015 – 2019, tốc độ tăng trưởng trung bình tổng thu từ du lịch khá lớn, ví dụ như Quảng Ninh, Hà Nam, Bắc Ninh,…

3.1.2. Khái quát về các khu du lịch quốc gia thuộc vùng Du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc

Theo Quyết định số 2163/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 11 tháng 11 năm 2013 về “Phê duyêt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch ĐBSH&DHĐB đến năm 2020, tầm nhìn 2030”, vùng du lịch ĐBSH&DHĐB sẽ có 9 KDLQG, bao gồm:


(1) KDLQG Hạ Long - Cát Bà (Quảng Ninh, Hải Phòng): Điểm du lịch Hạ Long – Cát Bà là điểm đến du lịch thiên nhiên, kết hợp giữa tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng. Nơi đây là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất miền Bắc bởi vẻ đẹp huyền diệu, kì bí của những hang động và đảo đá, bãi biển đã tạo nên một địa điểm du lịch lí tưởng, có sức hấp dẫn rất lớn với khách du lịch. Do chưa được xây dựng và phê duyệt Quy hoạch phát triển KDLQG Hạ Long - Cát Bà nên vẫn chưa có BQL Khu. Các hoạt động du lịch chủ yếu mang tính liên kết giữa 2 địa phương, chứ chưa hình thành khối quản lý và điều hành chung.

(2) KDLQG Vân Đồn (Quảng Ninh): Sở hữu danh thắng Vịnh Bái Tử Long, huyện đảo Vân Đồn có nhiều ưu thế để phát triển du lịch với những cánh rừng nguyên sinh, nhiều bãi biển đẹp và hoang sơ như Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Bãi Dài. Bên cạnh phong cảnh thiên nhiên, Vân Đồn còn có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật như hệ thống bến cảng cổ của Thương cảng Vân Đồn, chùa Cái Bầu, đền Cặp Tiên thu hút hàng triệu lượt khách du lịch tham quan mỗi năm, vì thế, nơi đây được xác định và quy hoạch trở thành KDLQG trong thời gian tới. Các hoạt động du lịch tại huyện đảo Vân Đồn hiện nay rất phong phú, đa dạng với nhiều sản phẩm mang tính đặc thù, trong đó du lịch biển đảo là một trong những lợi thế nổi bật, riêng có, tạo nên giá trị thương hiệu của du lịch Quảng Ninh. Quản lý các hoạt động du lịch tại Vân Đồn hiện nay vẫn do UBND Huyện quản lý.

(3) KDLQG Trà Cổ (Quảng Ninh): Nằm ở cực Đông Bắc của đất nước, nơi giáp ranh giữa Việt Nam và Trung Quốc, cách trung tâm thành phố Hạ Long khoảng gần 200 km, KDLQG Trà Cổ có diện tích 44.036 ha. Đây là địa điểm du lịch văn hoá độc đáo và du lịch biển hấp dẫn, với hệ thống các công trình kiến trúc văn hóa, nghệ thuật độc đáo; nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử cấp tỉnh, cấp quốc gia như Đình Trà Cổ, Đền Xã Tắc, bãi biển Trà Cổ,... Với hơn 15km đường bờ biển, bãi biển Trà Cổ là một trong các bãi biển dài nhất Việt Nam thu hút hàng chục vạn du khách tới thăm quan mỗi năm. Ngoài ra, thành phố Móng Cái nơi có cửa khẩu giao thương với Trung Quốc từ lâu là điểm du lịch nổi tiếng ở Quảng Ninh, nhất là với những người yêu thích mua sắm. Tài nguyên thiên nhiên phong phú; môi trường trong lành, giao thông thuận tiện, với những lợi thế đó, ngày 24/4/2019, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Lê Quang Tùng đã ký Quyết định số 1501/QĐ-BVHTTDL công nhận KDLQG Trà Cổ, Móng Cái, Quảng Ninh. Cũng theo Quyết định này, việc quản lý KDLQG Trà Cổ được giao cho UBND thành phố Quảng Ninh và Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh, phối hợp với TCDL và Bộ VHTTDL.

(4) KDLQG Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương): Thuộc thị xã Chí Linh, tỉnh Hải


Dương, cách thành phố Hà Nội 70 km. Nơi đây đã gắn bó mật thiết với cuộc đời và sự nghiệp của các vị Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn; Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi và là chốn tổ của Thiền phái Phật giáo Trúc Lâm thời Trần. Đây là vùng đất lịch sử ghi dấu ấn bởi những chiến công lẫy lừng qua nhiều thời đại, đặc biệt là trong ba lần quân dân thời Trần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông thế kỷ 13 và trong cuộc kháng chiến 10 năm của nghĩa quân Lam Sơn chống quân Minh ở thế kỷ 15. Đây cũng là vùng danh sơn huyền thoại, với những thắng cảnh tuyệt vời, những di tích cổ kính. Ở đây, văn hóa Phật giáo, Nho giáo và Lão giáo cùng tồn tại và phát triển qua nhiều thế kỷ, trở thành điểm du lịch văn hoa – lịch sử hấp dẫn. Không chỉ có giá trị lịch sử - văn hóa, Côn Sơn - Kiếp Bạc còn được thiên nhiên ưu đãi cảnh quan kỳ thú; nơi đây có danh thắng Côn Sơn bao gồm cả núi Kỳ Lân và núi Ngũ Nhạc liền kề, là một trong ba trung tâm của thiền phái Trúc Lâm vào thời Trần,... Theo định hướng Quy hoạch đã được VNCPTDL xây dựng thì KDLQG Côn Sơn – Kiếp Bạc sẽ khai thác và phát triển các loại hình du lịch tham quan di tích lịch sử - văn hóa, nghỉ dưỡng, sinh thái.

Dù đã được xếp vào danh mục KDLQG, tuy nhiên, do chưa xây dựng Quy hoạch phát triển KDLQG Côn Sơn - Kiếp Bạc, nên hiện nay vẫn do BQL khu Di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc quản lý, với cơ quan chủ quản trực tiếp là Sở VHTTDL Hải Dương và cơ quan quản lý về chuyên môn là Cục Di sản thuộc Bộ VHTTDL.

(5) KDLQG Suối Hai - Ba Vì (Hà Nội): Cách Hà Nội khoảng 60 km về phía Tây, KDLQG Suối Hai - Ba Vì, nằm dưới chân núi Ba Vì. Theo Quy hoạch, các loại hình du lịch được định hướng phát triển ở đây bao gồm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí cuối tuần. Về công tác QLNN, hiện nay UBND thành phố Hà Nội là đơn vị chịu trách nhiệm chỉ đạo và quản lý với KDL nói trên.

(6) KDL KDLQG Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội): Nằm cách Hà Nội hơn 40 km về phía Tây, làng văn hóa các dân tộc Việt Nam là một phần thuộc KDL Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội, KDLQG Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam được xây dựng gồm 7 khu chức năng là khu các làng dân tộc, khu trung tâm văn hóa và vui chơi giải trí hiện đại, khu di sản văn hóa thế giới, khu công viên bến thuyền, khu cây xanh mặt nước hồ Đồng Mô, khu dịch vụ du lịch tổng hợp và khu quản lý điều hành văn phòng. Với diện tích 198,61 ha, KDLQG này có địa hình gồm đồi, núi, thung lũng, hồ nước đan xen, mô hình bản làng truyền thống của đồng bào các dân tộc nhằm tái hiện khung cảnh thiên nhiên, văn hóa với 4 cụm làng trên khắp mọi miền đất nước. Trong đó, cụm các làng dân tộc I gồm cảnh quan và các công trình văn hóa đặc trưng của 28 dân tộc vùng Đông Bắc, Tây Bắc và miền núi Bắc Trung Bộ. Cụm

Xem tất cả 195 trang.

Ngày đăng: 16/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí