Chính Sách Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Du Lịch


+ Chi các gói hỗ trợ: Các gói hỗ trợ còn được gọi là các “gói kích cầu” với khoản ngân sách của Chính phủ dùng để hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch đang gặp khó khăn trong sản xuất và kinh doanh du lịch với các khoản cho vay ngắn hạn qua ngân hàng với lãi suất thấp hơn và thời gian trả nợ dài hơn.

2.2.1.4. Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch

Đào tạo và phát triển NNL du lịch nhắm nâng cao chất lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của NNL tại các KDLQG, đặc biệt là NNL du lịch, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch và hội nhập quốc tế. Nội dung của chính sách này bao gồm:

- Phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục du lịch, chuẩn hóa chất lượng giảng viên du lịch, giáo trình du lịch và khung đào tạo du lịch; nâng cao chất lượng CSVCKT đào tạo đảm bảo sự đồng bộ và hiện đại phù hợp yêu cầu phát triển NNL du lịch nói chung.

- Hỗ trợ ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển các trường đào tạo nghề du lịch đạt chuẩn. Nhà nước có cơ chế, chính sách đặc thù và hỗ trợ đầu tư đồng bộ cho các trường nghề được lựa chọn để đạt các tiêu chí của trường nghề chất lượng cao; đồng thời có cơ chế, chính sách khuyến khích, đẩy mạnh xã hội hóa để những trường nghề khác xây dựng đạt các tiêu chí của trường nghề chất lượng cao và được đánh giá, công nhận. Cụ thể: Ưu đãi về tín dụng đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề theo quy định của pháp luật; Ưu đãi về thuế đối với hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ gắn với đào tạo theo quy định của pháp luật; Hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề; sử dụng chương trình, giáo trình theo hướng tiếp cận trình độ của các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN và quốc tế.

- Khuyến khích đào tạo tại chỗ, tự đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp. Các DNDL tại các KDLQG cần phối hợp với các tổ chức, trung tâm chuyên về đào tạo nhân sự du lịch như Vụ Tổ chức cán bộ - Tổng cục Du lịch, Trường Cao đẳng Quốc tế Pegasus, thuộc Tập đoàn Giáo dục Kinderworld (Singapore)…, giúp nhân viên có thể được bồi dưỡng nghiệp vụ, tự nâng cao trình độ chuyên môn ngay cả khi đang làm việc. Cần tổ chức định kỳ các khóa đào tạo nhân sự, được cải thiện và phát triển theo phân luồng nhân sự như mới và cũ, quản lý cấp cao và nhân sự cấp dưới,… để có giải pháp đào tạo NNLhiệu quả.

Hiện nay có rất nhiều chương trình đào tạo mà doanh nghiệp có thể tham khảo như Đào tạo Inhouse, đào tạo Public, Team Building và cả giải pháp đào tạo trực tuyến.

Tạo điều kiện để nhân viên tự học và tự phát triển cũng nên là một trong những chính sách cần có. Việc cung cấp các tài liệu kỹ năng định kỳ qua email, hoặc tài trợ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

kinh phí học tập (một phần hoặc toàn bộ), tổ chức các chương trình thi đua có thưởng…, cũng là cách để nhân viên tự học và hành ngay tại doanh nghiệp.

2.2.1.5. Chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch

Chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia thuộc vùng du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc Việt Nam - 7

Chính sách này chủ yếu ưu tiên hỗ trợ đầu tư CSHTdu lịch, huy động nguồn lực để tập trung đầu tư nâng cao năng lực và chất lượng cơ sở cung ứng dịch vụ du lịch, hình thành những trung tâm du lịch tại các KDLQG tầm vùng miền và quốc gia.

Về CSHT, ban hành chính sách về xác định và lựa chọn các công trình CSHT nền tảng, trọng điểm như hệ thống đường giao thông, điện, nước, nhà vệ sinh công cộng đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch tại các địa phương có thế mạnh đặc biệt về du lịch, như các KDLQG; Có cơ chế khuyến khích xã hội hóa trong công tác đầu tư phát triển du lịch; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia góp vốn đầu tư dưới các hình thức khác nhau, đặc biệt có cơ chế thích hợp để thu hút nguồn vốn trong dân để đầu tư phát triển du lịch như hỗ trợ giải phóng mặt bằng để xây dựng các tuyến giao thông, ưu đãi về vốn, miễn giảm thuế cho các công trình mang tính công cộng như các công trình cung cấp điện năng, thông tin liên lạc,…

Về CSVCKT du lịch, cần đảm bảo chất lượng, hiện đại, tiện nghi, đồng bộ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, bao gồm hệ thống khu, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng, cơ sở dịch vụ tư vấn du lịch, cơ sở dịch vụ đặt giữ chỗ, đại lý, lữ hành và hướng dẫn; hệ thống phương tiện, cơ sở dịch vụ phục vụ vận chuyển khách du lịch, các cơ sở dịch vụ phục vụ tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, thể thao, hội nghị,... Những chính sách liên quan cần đảm bảo môi trường kinh doanh và đầu tư thông thoáng, minh bạch và thuận lợi nhằm thu hút sự tham gia đầu tư, sản xuất, kinh doanh của mọi thành phần kinh tế tại vùng du lịch. Đổi mới công tác xúc tiến đầu tư theo hướng xây dựng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư gắn với các địa điểm và tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư cụ thể, hướng đến khuyến khích thu hút các nhà đầu tư chiến lược có uy tín, có thương hiệu đầu tư vào các KDLQG, nhất là các dự án nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh riêng có của địa phương để tạo ra các SPDL độc đáo, tạo sự khác biệt hấp dẫn du khách, khuyến khích phát triển bền vững, đặc biệt là các công trình, dự án du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch cộng đồng tại các KDLQG. Thống nhất và công khai ưu đãi về chính sách thuế, phí, lãi suất cho các dự án du lịch trong khu vực bằng các văn bản cụ thể.

2.2.1.6. Chính sách phát triển sản phẩm du lịch

Nội dung của các chính sách này thể hiện việc ưu tiên, hỗ trợ phát triển các loại hình du lịch dựa trên TNDL thế mạnh và đặc thù của từng địa phương có KDLQG


trong nội bộ vùng du lịch. Nội dung của các chính sách này bao gồm những hỗ trợ của Nhà nước và các địa phương về kinh phí, các điều kiện và thủ tục nhằm nghiên cứu thị trường, định hướng phát triển sản phẩm đặc trưng cho từng KDLQG dựa trên thế mạnh nổi trội và hấp dẫn về TNDL và các sản phẩm có tính liên kết vùng nhằm kết nối các chuỗi giá trị để tạo thành những SPDL hấp dẫn theo từng nhóm loại hình SPDL phù hợp với thị trường khách mục tiêu; các ưu tiên nhằm phát triển các SPDL thân thiện môi trường, tôn trọng yếu tố tự nhiên và văn hóa địa phương, ưu tiên các dự án phát triển du lịch gắn với liền với bảo tồn môi trường và đa dạng sinh học tại các KDLQG.

2.2.1.7. Chính sách xúc tiến, quảng bá du lịch

Chính sách này nhằm mục tiêu xúc tiến, quảng bá du lịch theo hướng chuyên nghiệp, nhằm vào thị trường mục tiêu, lấy SPDL và thương hiệu du lịch là trọng tâm; quảng bá du lịch gắn với quảng bá hình ảnh các KDLQG tại địa phương. Nội dung của chính sách xúc tiến, quảng bá du lịch bao gồm:

Xây dựng thương hiệu điểm đến gắn với các KDLQG. Cụ thể, các chính sách cần chú trọng nghiên cứu thị trường nhằm tìm ra phân đoạn thị trường hợp lý, trong đó cần tập trung phân tích thị trường khách tiềm năng nội địa và quốc tế. Nghiên cứu điểm đến để chỉ ra được những mặt mạnh, hạn chế trong quá trình hoạt động của tất cả các điểm tham quan, dịch vụ trên địa bàn, tìm ra những giải pháp và hướng đi phù hợp, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên, đáp ứng nhu cầu của du khách. Xây dựng logo và slogan nhận diện du lịch tại điểm đến có KDLQG đảm bảo mang lại ấn tượng và hiệu quả, mô phỏng đầy đủ các loại hình tiềm năng, dịch vụ, giúp du khách dễ dàng liên tưởng. Sau đó cần giới thiệu, thực hiện và phát triển thương hiệu trên các kênh thông tin khác nhau: Tờ rơi, tập gấp, internet, trang thông tin điện tử, truyền hình, báo chí, tổ chức sự kiện,…và thông qua các hãng lữ hành. Ngoài ra, cần xác định SPDL đặc trưng của địa phương để đầu tư nâng cấp các điều kiện đón - phục vụ khách (hệ thống cơ sở lưu trú, nhà hàng, nhân lực, giao thông,…) nhằm giữ gìn hình ảnh và thương hiệu điểm đến của KDLQG.

Xây dựng và tổ chức các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch tại các KDLQG ở cả trong và ngoài nước, đảm bảo thường xuyên và hiệu quả, gắn với các hoạt động thiết thực và có ý nghĩa như giao lưu văn hóa, tham gia các hội chợ du lịch quốc tế, các diễn đàn du lịch trong và ngoài khu vực,... Tuyên truyền về du lịch thông qua phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và của nhân dân về vị trí, vai trò của KDLQG trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, từ đó góp phần duy trì và phát huy hiệu quả của công tác xúc tiến, quảng bá, mang lại tác động tích cực cho phát triển du lịch tại các KDLQG.


2.2.1.8. Chính sách liên kết, hợp tác phát triển du lịch

Chính sách này thực hiện về việc đẩy mạnh liên kết, hợp tác phát triển du lịch giữa địa phương có KDLQG với các địa phương khác và các quốc gia gần kề trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, phù hợp với điều kiện chính trị – văn hóa – xã hội mỗi bên, theo pháp luật và thông lệ quốc tế; tạo các tuyến du lịch liên vùng, liên quốc gia, kết nối thị trường du lịch địa phương với thị trường du lịch thuộc các tỉnh trong cả nước và các tỉnh thành, địa phương của quốc gia khác.

Đẩy mạnh hợp tác song phương và đa phương đã ký kết; tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước, góp phần đẩy nhanh sự phát triển và hội nhập của du lịch địa phương, nâng cao hình ảnh, vị thế các KDLQG tại địa phương và hình ảnh quốc gia trên trường khu vực và quốc tế. Trong đó, chủ yếu tập trung vào các nội dung sau:

- Khuyến khích và tạo thuận lợi cho công dân các địa phương lân cận, trong phạm vi quốc gia và giữa các quốc gia đã có các thỏa thuận liên kết có thể đi du lịch đến các địa phương của nhau (ví dụ như: miễn Visa, tăng thời gian tạm trú,...), tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch được giao lưu, hợp tác, kí kết trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

- Tăng cường hợp tác về xúc tiến du lịch thông qua các hoạt động sau đây: Tạo điều kiện, hỗ trợ việc thành lập và hoạt động của các cơ quan đại diện du lịch quốc gia tại các quốc gia có thỏa thuận hợp tác, các DNDL, các cơ quan xúc tiến du lịch nhằm tăng cường hoạt động xúc tiến và đầu tư trong lĩnh vực du lịch; Hỗ trợ nhau tổ chức các chương trình quảng bá du lịch và văn hoá ở các quốc gia, các địa phương có thỏa thuận hợp tác thông qua việc tổ chức các cuộc hội thảo hàng năm, huy động các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch cũng như các cơ quan hữu quan của các địa phương liên kết; Phối hợp tổ chức các chuyến khảo sát cho các hãng lữ hành lớn, các cơ quan thông tin đa phương tiện của các quốc gia có thỏa thuận hợp tác nhằm quảng bá và giới thiệu hình ảnh các KDLQG của Việt Nam, đặc biệt thông qua việc thực hiện một số phim, các phóng sự, các sự kiện âm nhạc, thể thao, kinh tế,…

- Khuyến khích trao đổi thông tin và kinh nghiệm trong lĩnh vực hành chính, quản lý và hoạt động kinh doanh du lịch trên quan điểm tổng thể hợp tác giữa các quốc gia và các địa phương có thỏa thuận hợp tác gồm: Các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động du lịch; Phát triển du lịch, thống kê du lịch, phát triển SPDL; Bảo vệ và gìn giữ và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và di sản văn hoá; Trao đổi kinh nghiệm quản lý các hãng lữ hành, khách sạn và các hình


thức lưu trú khác dưới hình thức gặp gỡ, hội thảo giữa các hình thức gặp gỡ, hội thảo giữa các nhà chuyên môn; Cách thức tiếp cận các thị trường khác nhau và đa dạng hoá SPDL của từng KDLQG.

2.2.2. Quy trình chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia

Quy trình chính sách thường bao gồm các giai đoạn chính, theo trình tự thời gian là: Xây dựng chính sách, ban hành chính sách, triển khai thực hiện, kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh chính sách. Ngoài ra, có thể phân chia thành các giai đoạn nhỏ hơn, tùy thuộc vào quy mô và tính chất của chính sách được ban hành. Trên cơ sở đó có thể khái quát các giai đoạn chính trong quy trình chính sách phát triển các KDLQG như sau:

Bước 1. Xây dựng và ban hành chính sách Bước 2. Tổ chức thực hiện chính sách

Bước 3. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành chính sách Bước 4. Đánh giá và điều chỉnh chính sách

Cụ thể, quy trình chính sách phát triển KDLQG bao gồm:

2.2.2.1. Xây dựng và ban hành chính sách

Chủ thể ban hành các chính sách phát triển KDLQG thuộc vùng du lịch bao gồm Chính phủ và UBND các tỉnh/thành phố có các KDLQG đó.

Các chính sách của TW do Chính phủ xây dựng và ban hành, các chính sách của địa phương do UBND các tỉnh/thành phố có các KDLQG xây dựng, ban hành và chỉ đạo thực hiện.

Các chính sách do Chính phủ ban hành (là các chính sách của TW) là những chính sách quản lý ở tầm vĩ mô, là công cụ hữu hiệu chủ yếu để Nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, từ đó đảm bảo đạt được các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng của Nhà nước.

Các chính sách do UBND các tỉnh/thành phố có các KDLQG ban hành là những chính sách quản lý cấp địa phương, có vai trò quyết định việc phát triển kinh tế, an sinh xã hội, đặc biệt là du lịch, của địa phương. Thực hiện tốt quy trình chính sách của địa phương sẽ có tác động tích cực tới đời sống xã hội, phát triển kinh tế, ổn định bền vững, bảo vệ môi trường và TNDL của địa phương.

- Mục tiêu chính sách phát triển KDLQG là nhằm làm cho SPDL tại KDL đó có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc; nâng cao trình độ nguồn nhân lực; cải thiện vị thế cạnh tranh của du lịch địa phương, phát triển du lịch tại đó về cơ bản trở nên hiệu quả hơn, mang tính chuyên nghiệp, có hệ thống CSVCKT tương đối đồng bộ, hiện đại.


- Nguyên tắc xây dựng chính sách phát triển KDLQG:

Xây dựng nội dung chính sách phát triển KDLQG phải tuân theo hướng phát triển du lịch bền vững. Chính sách phải theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm hài hoà giữa kinh tế, xã hội và môi trường tại đó; đảm bảo phát triển theo hướng bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của TNDL .

Chính sách phát triển KDLQG phải đảm bảo tính thống nhất giữa phát triển du lịch quốc gia với phát triển du lịch địa phương. Các SPDL bên cạnh việc khai thác nét đặc thù của địa phương thì vẫn phải đảm bảo sự hài hòa, thống nhất với quan điểm, định hướng về phát triển SPDL quốc gia trong chiến lược và quy hoạch du lịch quốc gia. Các sản phẩm địa phương vừa góp phần làm phong phú thêm các SPDL của vùng, tăng sức hấp dẫn của vùng, vừa hỗ trợ chính sách phát triển du lịch của quốc gia và là một nội dung quan trọng trong chính sách phát triển du lịch quốc gia.

Chính sách phát triển KDLQG phải bảo đảm phát triển du lịch vì lợi ích cộng đồng, an toàn cho khách du lịch, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch tại đó. Chính sách phải thu hút được sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư địa phương trong phát triển du lịch.

Chính sách phát triển KDLQG phải góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và giao lưu khu vực, quốc tế để quảng bá hình ảnh vùng du lịch; thu hút được ngày càng nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến với các KDLQG đó.

- Quy trình xây dựng chính sách phát triển KDLQG:

Quy trình xây dựng chính sách phát triển KDLQG được khái quát gồm các nội dung chính như sau:

+ Xác định, lựa chọn vấn đề: Từ mục tiêu và dựa trên nguyên tắc phát triển KDLQG, địa phương cần thu hút đầu tư vào SPDL có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu và khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ NNL du lịch; tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch; phát triển CSVCKT nhằm đảm bảo sự đồng bộ và hiện đại.

+ Xây dựng các phương án: Từ xác định vấn đề trong chính sách phát triển KDLQG, địa phương cần lập các phương án, mời các doanh nghiệp tham gia buổi giới thiệu các dự án du lịch, gửi các công văn đến các DNDL, tuyên truyền và hỗ trợ người dân tham gia phát triển du lịch cộng đồng; mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn nâng cao trình độ đội ngũ lao động du lịch; xúc tiến, quảng bá du lịch địa phương dưới nhiều hình thức; phân bổ ngân sách hợp lý cho phát triển CSHT du lịch.


+ Lựa chọn phương án tối ưu: Từ các phương án đã đưa ra, từng địa phương cụ thể cần dựa vào điều kiện, hoàn cảnh thực tế tại địa phương để chọn ra phương án hợp lý, hiệu quả nhất để thu hút đầu tư vào SPDL của KDLQG; chọn phương án tốt nhất về nâng cao trình độ đội ngũ quản lý và lao động du lịch; phương án tối ưu cho xúc tiến, quảng bá vùng du lịch; phát triển CSHTdu lịch đồng bộ và hiện đại.

+ Quyết định ban hành chính sách: Từ phương án tối ưu đã lựa chọn, các địa phương cần cân nhắc ban hành quyết định về chế độ ưu đãi đầu tư vào SPDL của vùng, cơ chế hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng tại vùng du lịch; ban hành quyết định về việc nâng cao trình độ đội ngũ quản lý và lao động du lịch, về việc xúc tiến, quảng bá du lịch, phát triển CSHT du lịch.

2.2.2.2. Tổ chức thực hiện chính sách phát triển

Với các chính sách của TW do Chính phủ xây dựng và ban hành, cơ quan QLNN cấp TW có thể chỉ đạo, phối hợp cơ quan QLNN cấp địa phương để tổ chức thực hiện trên phạm vi toàn quốc gia hoặc tại một địa phương cụ thể.

Với các chính sách của địa phương do UBND các tỉnh/thành phố có các KDLQG xây dựng, ban hành, cơ quan quản lý hành chính cấp địa phương sẽ có trách nhiệm tổ chức thực hiện ngay tại địa phương.

Việc tổ chức thực hiện chính sách phát triển KDLQG bao gồm 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1. Chuẩn bị triển khai chính sách

Thành lập cơ quan tổ chức thực hiện: Phải tổ chức bộ máy QLNN về du lịch của vùng du lịch, quy định sự phối hợp giữa các cơ quan QLNN địa phương về việc quản lý các dự án phát triển KDLQG được phê duyệt. Trong việc chuẩn bị bộ máy tổ chức thực hiện chính sách, cần phải thống nhất sắp xếp các phần công việc cho các bộ phận, phòng ban chức năng đảm đương tốt nhất và có sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo địa phương đối các phần công việc được chuẩn bị để việc triển khai không gián đoạn, tiến độ triển khai được liên tục thuận lợi.

Xây dựng chương trình hành động: Phải lập kế hoạch thực hiện triển khai nội dung chính sách phát triển KDLQG tại các vùng du lịch của địa phương, phải dự kiến chuẩn bị đủ nhân lực đảm nhiệm để triển khai chính sách; dự kiến phân bổ nguồn tài chính hợp lý cho quá trình triển khai chính sách; chuẩn bị, dự kiến thời gian triển khai chính sách tại địa phương.

Ra văn bản hướng dẫn và tổ chức tập huấn: Phải ra một số văn bản hướng dẫn thực hiện; tiếp theo là tổ chức chương trình hướng dẫn, quản lý hoạt động đào tạo,


tập huấn, bồi dưỡng NNL du lịch; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ du lịch địa phương.

- Giai đoạn 2. Chỉ đạo thực hiện chính sách:

Thông tin tuyên truyền về chính sách: Phải tuyên truyền, giáo dục, phổ biến thông tin chủ chương, chính sách và pháp luật về du lịch của địa phương. Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao chất lương trình độ chuyên môn nghiệp vụ NNL du lịch, nâng cao chất lượng SPDL của KDLQG. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành và quản lý về du lịch tại các vùng du lịch.

Tổ chức các quỹ thực hiện chính sách: Phải trích lập quỹ từ nguồn ngân sách từ TW và của địa phương để thực hiện hoạt động xúc tiến KDLQG. Một phần quỹ phải giao trực tiếp cho Trung tâm xúc tiến du lịch của địa phương, đơn vị này sẽ tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp quảng bá hình ảnh sản phẩm đặc trưng của KDLQG tại các vùng du lịch. Một phần quỹ giao cho chương trình tập huấn, bồi dưỡng nâng cao chất lượng NNL trong quá trình triển khai chính sách phát triển KDLQG tại các vùng du lịch.

Phân công và phối hợp hoạt động với các ban, ngành của địa phương: Phối hợp các ban, ngành của địa phương cùng tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, công việc cụ thể trong chính sách phát triển KDLQG tại các vùng du lịch. Phối hợp với các cơ quan chức năng trong thực hiện quản lý, cấp và thu hồi các giấy phép về hoạt động du lịch của các tổ chức, doanh nghiệp ở địa phương. Tổ chức thực hiện chính sách thu hút đầu tư du lịch trong và ngoài nước thông qua hoạt động giới thiệu các dự án đầu tư du lịch vào các KDLQG, gửi các văn bản đến các doanh nghiệp ở địa phương tại vùng du lịch.

2.2.2.3. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành chính sách

Trong quá trình thực hiện chính sách phát triển KDLQG, cả cơ quan QLNN cấp TW và địa phương đều cần phải thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các nội dung chính sách đã triển khai. Tuy nhiên tùy từng cấp, đối tượng thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra sẽ khác nhau. Với các chính sách của TW, cơ quản QLNN có thẩm quyền sẽ được phân công tiến hành kiểm tra, thanh tra việc chấp hành chính sách. Còn với các chính sách cấp địa phương, UBND địa phương sẽ cử cán bộ chuyên môn phụ trách kiểm tra, thanh tra việc thi hành chính sách.

Dưới đây là một số nội dung kiểm tra, thanh tra chính sách phát triển KDLQG:

- Kiểm tra, giám sát đối với các dự án đầu tư xây dựng các công trình du lịch có ý nghĩa quốc gia thuộc vùng du lịch. Kiểm tra, giám sát việc khai thác tài nguyên của các DNDL, bảo vệ môi trường cho phát triển du lịch bền vững tại các KDLQG

Xem tất cả 195 trang.

Ngày đăng: 16/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí