đăng các văn bản quy phạm pháp luật, các Quy định, Nghị quyết, Quyết định,… lên các website chính thống của UBND huyện/tỉnh hoặc các BQL sẽ giúp tăng sức lan tỏa và tạo ra khả năng tiếp cận dễ dàng hơn cho các đối tượng có liên quan đến chính sách. Do vậy, việc lấy ý kiến góp ý của các đối tượng có liên quan đến chính sách cũng dễ dàng hơn. Qua quan sát của tác giả, trên website của một số tỉnh, bao gồm website của UBND và website của BQL KDL (trừ KDL Vân Đồn không có website du lịch riêng), có công khai toàn bộ nội dung câu hỏi thắc mắc của người dân và doanh nghiệp cũng như giải đáp của các cấp chính quyền về các vấn đề chính sách phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội nói chung và về lĩnh vực du lịch nói riêng. Đây là cơ sở giúp địa phương có thể lựa chọn các vấn đề và phương án tối ưu phù hợp với thực tế của địa phương.
Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của các website này hiện nay là hình thức và thiết kế chưa thực sự thu hút và lôi cuốn các đối tượng quan tâm tham gia góp ý xây dựng chính sách nên khả năng tiếp cận chưa cao.
ĐVT: Mức điểm trung bình
3.72
2.99 3.02 3.11
2.97
3.33
3.09 3.09 3.11
Có thể bạn quan tâm!
- Bài Học Rút Ra Cho Các Khu Du Lịch Quốc Gia Thuộc Vùng Du Lịch Đồng Bằng Sông Hồng Và Duyên Hải Đông Bắc
- Kết Quả Phân Tích Thực Trạng Về Chính Sách Phát Triển Các Khu Du Lịch Quốc Gia Thuộc Vùng Du Lịch Đồng Bằng Sông Hồng Và Duyên Hải Đông Bắc
- Thực Trạng Quy Trình Chính Sách Phát Triển Các Khu Du Lịch Quốc Gia Thuộc Vùng Đồng Bằng Sông Hồng Và Duyên Hải Đông Bắc
- Đánh Giá Của Doanh Nghiệp Du Lịch Về Công Tác Kiểm Tra Chấp Hành Chính Sách
- Đánh Giá Của Doanh Nghiệp Du Lịch Về Việc Điều Chỉnh Chính Sách
- Đánh Giá Chung Về Thực Trạng Chính Sách Phát Triển Các Khu Du Lịch Quốc Gia Thuộc Vùng Du Lịch Đồng Bằng Sông Hồng Và Duyên Hải Đông Bắc
Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.
5.00
0.00
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)
Hình 3.2. Đánh giá của DNDL về nội dung lựa chọn phương án tối ưu
(Nguồn: Kết quả khảo sát của NCS)
Vì thế, đánh giá về nội dung này, các doanh nghiệp chỉ đưa ra mức điểm Trung bình khoảng, trên dưới 3,00 điểm, chỉ trừ có Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) được các doanh nghiệp khá hài lòng khi đánh giá ở mức cao nhất với 3,72 điểm (Hình 3.2).
Quyết định ban hành chính sách: Sau khi lựa chọn phương án tối ưu trên cơ sở tham vấn các bên liên quan, các quyết định ban hành chính sách được đưa ra. Kết quả phỏng vấn các chuyên gia là những người quản lý trong các BQL KDLQG của địa phương cho thấy, việc ra quyết định ban hành chính sách được thực hiện bởi cơ quan QLNN về du lịch của địa phương hoặc UBND tỉnh/thành phố, bằng cách thông báo rộng rãi tới địa phương, đặc biệt là các doanh nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương, bằng hai hình thức chính: Một là thông qua văn bản gửi trực tiếp gửi tới cơ quan quản lý hành chính của địa phương (như UBND thành phố, tỉnh, quận, huyện, thị xã) và các cơ quan quản lý về du lịch tại địa phương, qua đó phổ biến tới các doanh nghiệp
và cộng đồng địa phương; Hai là thông qua các website của cơ quan quản lý hành chính và cơ quan quản lý du lịch của địa phương. Việc ban hành các quyết định chính sách một cách công khai và rộng rãi như vậy về cơ bản đã giúp các chính sách được tiếp nhận kịp thời và thi hành hiệu quả.
Khảo sát tại doanh nghiệp cho thấy, nhìn chung các doanh nghiệp đều khá hài lòng với nội dung này, trong đó đánh giá cao nhất của doanh nghiệp vẫn là tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) và thấp nhất là tại Điểm du lịch Hạ Long – Cát Bà (Quảng Ninh – Hải Phòng) (Hình 3.3).
ĐVT: Mức điểm trung bình
3.50
3.37
3.25
3.11
3.18
3.29
3.07
3.10
3.22
3.15
3.00
2.50
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
Hình 3.3. Đánh giá của doanh nghiệp du lịch về quyết định ban hành chính sách
(Nguồn: Kết quả khảo sát của NCS)
3.2.2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách
Chính sách của TW và địa phương đều được tổ chức thực hiện tại địa phương. Trong công tác tổ chức thực hiện chính sách, qua điều tra thực tế, mới chỉ có một số KDLQG vùng ĐBSH&DHĐB đã thành lập cơ quan quản lý chuyên trách của KDL, đó là các BQL có tên riêng và một số trực thuộc UBND các địa phương. Để quản lý các KDL, trong các website của địa phương đã giới thiệu và quy định sự phối hợp giữa các ban ngành QLNN về du lịch (Bộ VHTTDL, TCDL, Sở Du lịch/VHTTDL, BQL du lịch) và UBND địa phương để triển khai nội dung chương trình, chính sách phát triển du lịch, trong đó bao gồm chuẩn bị đủ nhân lực đảm nhiệm triển khai chính sách, có dự kiến phân bổ nguồn tài chính hợp lý cho quá trình triển khai chính sách tại địa phương; tổ chức chương trình hướng dẫn, quản lý hoạt động du lịch tại các địa phương.
Theo kết quả phỏng vấn các chuyên gia là những người quản lý trong BQL các KDLQG của địa phương cho thấy, công tác tổ chức thực hiện các chính sách TW và chính sách địa phương bao gồm hai giai đoạn:
a. Giai đoạn chuẩn bị triển khai chính sách
Với các chính sách của TW và chính sách của địa phương, trong giai đoạn chuẩn bị, nội dung công việc gồm có:
Thứ nhất, chỉ định cơ quan chủ trì và phối hợp triển khai thực hiện chính sách, quy định sự phối hợp giữa các cơ quan QLNN địa phương để thực hiện chính sách. Với lĩnh vực du lịch, cơ quan chủ trì có nhiệm vụ chính trong triển khai chính sách phát triển du lịch bao gồm các cơ quan QLNN về du lịch và chính quyền địa phương. Như vậy, với các chính sách TW, cơ quan có nhiệm vụ triển khai chính sách chính là Bộ VHTTDL, với trách nhiệm chính thuộc về TCDL, còn với chính sách địa phương, cơ quan chủ trì sẽ là UBND của địa phương cùng với Sở Du lịch (hoặc Sở VHTTDL) địa phương.
Thứ hai, xây dựng các chương trình hành động. Trên cơ sở chính sách đã được xây dựng, nhiệm vụ tiếp theo là các cơ quan chủ trì sẽ xây dựng kế hoạch và chương trình hành động cùng với thời gian triển khai thực hiện cũng như thời gian duy trì chính sách. Mỗi bước đều có mục tiêu cần đạt được và thời gian cần thiết cho việc thực hiện mục tiêu; Để các chính sách có thể thực hiện được thì trong văn bản chính sách phải xác định rõ nội dung của chính sách và thời gian thực hiện.
Chẳng hạn như trong Quyết định số 3147/QĐ-UBND tỉnh Hưng Yên về việc Phê duyệt Đề án Tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016 – 2020, chương trình hành động được xác định rõ ràng thông qua Nội dung của đề án, trong đó quy định rõ những nội dung công việc cụ thể cần phải thực hiện thông qua mục tiêu và định hướng của chính sách, quy định về thời gian thực hiện từ năm 2016 đến năm 2020, năm 2016 khảo sát, xây dựng, ban hành Đề án, năm 2017 – 2020 xây dựng kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch thuộc Đề án,…
Trong nội dung này, với tư cách là đối tượng thụ hưởng chính sách, các doanh nghiệp được phổ biến các nội dung chương trình và kế hoạch hành động để có thể huy động sự tham gia của họ trong triển khai chính sách.
ĐVT: Mức điểm trung bình
3.68
3.44
3.44
3.23
2.97
3.27
3.27
3.14
3.28
4
2
0
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)
Hình 3.4. Đánh giá của DNDL về xây dựng chương trình hành động và phổ biến rộng rãi cho doanh nghiệp
(Nguồn: Kết quả khảo sát của NCS)
Đánh giá về nội dung này tại các KDLQG được quy thuộc vùng du lịch
ĐBSH&DHĐB, thông qua kết quả điều tra xã hội học cho thấy, các doanh nghiệp kinh
doanh đều đánh giá khá cao công tác xây dựng chương trình kế hành động. Trong đó, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) mức đánh giá trung bình là cao nhất, với 3,68 điểm, xấp xỉ mức Tốt (gần 4.00), Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc (Hải Dương) có mức đánh giá trung bình là thấp nhất, với 2,97 điểm, trong mức Kém. Các KDLQG còn lại có mức đánh giá ở mức khoảng điểm Trung bình (Hình 3.4).
Thứ ba, ra văn bản hướng dẫn và tổ chức tập huấn các nội dung trong chính sách phát triển du lịch quốc gia và địa phương để phổ biến và tăng khả năng tiếp cận chính sách.
Ở cấp TW, Bộ VHTTDL sẽ là cơ quan chủ quản tổ chức tập huấn, chẳng hạn như chương trình tập huấn, bồi dưỡng “Nâng cao năng lực lao động ngành Du lịch” tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên cho toàn thể các đồng chí học viên là Lãnh đạo các Sở VHTTDL, lãnh đạo phòng chuyên môn du lịch, Trung tâm Xúc tiến Du lịch, Lãnh đạo và giảng viên trường đào tạo du lịch trên cả nước, trong đó có các địa phương có KDLQG thuộc vùng du lịch ĐBSH&DHĐB. Nội dung cơ bản của chương trình tập huấn, bồi dưỡng bao gồm: Tổng quan về tình hình du lịch: các văn bản, quy định tác động đến sự phát triển của du lịch Việt Nam trong tình hình mới, tình hình phát triển du lịch thế giới và khu vực; Công tác QLNN về lữ hành: Những nội dung sửa đổi Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL, công tác đào tạo và quản lý hướng dẫn viên, phát triển du lịch nông thôn, quản lý tour du lịch; chiến lược phát triển du lịch: nội dung chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2035 tầm nhìn đến năm 2050, Tác động của nghị quyết 33-NĐ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển đến năm 2030, tầm nhìn 2045 đến sự phát triển của du lịch Việt Nam; các vấn đề liên quan đến quy hoạch du lịch và xây dựng quy hoạch du lịch; công tác quảng bá xúc tiến du lịch và Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch: đề án nâng cao hiệu quả xúc tiến du lịch, các vấn đề đặt ra trong công tác tổ chức và tham gia Hội chợ du lịch quốc tế trong và ngoài nước, việc triển khai có hiệu quả Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch tới hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch; các nội dung liên quan đến phát triển đổi mới SPDL,.…
Ở cấp địa phương, các Sở Du lịch hoặc Sở VHTTDL địa phương sẽ là cơ quan có trách nhiệm đứng ra tổ chức và phổ biến các nội dung liên quan đến chính sách phát triển du lịch tại địa phương, ví dụ như ngày 12,13/7/2017, Sở Du lịch Ninh Bình phối hợp với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tổ chức lớp Bồi dưỡng nâng cao kỹ năng giao tiếp ứng xử cho người dân, doanh nghiệp làm dịch vụ du lịch tại Khu du lịch Sinh thái Tràng An (Hoa Lư) và Khu du lịch núi chùa Bái Đính (Gia Viễn) với đối tượng được tập huấn là các doanh nghiệp, người dân đang trực tiếp làm dịch vụ du lịch tại Khu du lịch Sinh thái Tràng An và Khu du lịch tâm linh núi chùa Bái Đính và đại
diện các ngành, đoàn thể chính quyền địa phương, nội dung tập huấn bao gồm việc phổ biến, hướng dẫn và triển khai Kế hoạch 789/KH - BVHTTDL ngày 2/3/2017 của Bộ VHTTDL về triển khai thực hiện, áp dụng Bộ Quy tắc Ứng xử văn minh du lịch trên quy mô cả nước,….
Đánh giá về nội dung này, thông qua kết quả điều tra xã hội học cho thấy, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tại các KDL được quy hoạch thành KDLQG đều đánh giá khá tốt việc các cơ quan QLNN về du lịch ra các văn bản hướng dẫn và tổ chức tập huấn cho các đối tượng liên quan, đặc biệt là các doanh nghiệp du lịch tại đây. Trong đó, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) được đánh giá với mức điểm cao nhất, xấp xỉ mức Tốt, các KDL còn lại có mức điểm dao động trong khoảng Trung bình (từ 3.00 điểm đến gần 4.00 điểm). Cụ thể, đánh giá của doanh nghiệp như Hình 3.5.
ĐVT: Mức điểm trung bình
3.94
3.28 3.28
3.03
3.06 3.15 3.14
3.15
3.23
4
3
2
1
0
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)
Hình 3.5. Đánh giá của doanh nghiệp du lịch
về việc ra văn bản hướng dẫn và tập huấn cho doanh nghiệp
(Nguồn: Kết quả khảo sát của NCS)
b. Giai đoạn thực hiện chính sách
Các nội dung cụ thể trong thực hiện chính sách bao gồm:
Thứ nhất, thông tin tuyên truyền chính sách: Qua kết quả phỏng vấn các chuyên gia là những người quản lý trong BQL các KDLQG của địa phương cho thấy, các địa phương đã thực hiện tuyên truyền thông tin về chính sách bằng nhiều hình thức khác nhau, như công khai trên các website của cơ quan QLNN về du lịch ở cấp TW và địa phương, gửi văn bản thông báo đến các doanh nghiệp kinh doanh, tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (như tivi, phát thanh) về bảo vệ môi trường, quảng bá SPDL địa phương,… Hoặc phát động các chương trình thi đua tìm hiểu và khuyến khích thực hiện chính sách (như tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về các chính sách và quy định pháp luật về du lịch qua các hội thi nghề về du lịch,…). Đây là cơ hội để các thành phần tham gia trong ngành Du lịch có điều kiện nghiên cứu kỹ và nắm rõ các điều kiện và hoạt động kinh doanh trong ngành. Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy, các văn bản gửi doanh nghiệp chưa thực sự rõ ràng, đặc biệt là trong nhiệm vụ thực hiện, các cuộc thi tìm hiểu chính sách không được tổ chức đồng đều cả về mặt không gian
và thời gian, công tác tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật du lịch còn chưa thực sự hấp dẫn, chưa thu hút đông đảo sự tham gia, dẫn đến nhiều chủ trương, chính sách chưa đi vào cuộc sống, công tác triển khai còn chậm,…
Theo kết quả điều tra xã hội học với các DNDL cho thấy: Về công tác thông tin, tuyên truyền chính sách, các doanh nghiệp đánh giá ở mức Trung bình, cụ thể: Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) được đánh giá ở mức cao nhất, trong khi các KDL còn lại mức điểm đánh giá tương đối thấp, chỉ ở mức xấp xỉ 3,02 – 3,14 điểm (Hình 3.6).
ĐVT: Mức điểm trung bình
(9)
(8)
(7)
(6)
(5)
(4)
(3)
(2)
(1)
3.04
3.02
3.02
3.04
3.13
3.08
3.14
3.14
3.67
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4
Hình 3.6. Đánh giá của doanh nghiệp du lịch
về nội dung thông tin, tuyên truyền chính sách đến các doanh nghiệp
(Nguồn: Kết quả khảo sát của NCS) Thứ hai, tổ chức quỹ thực hiện chính sách: Ngoài ra, ở cả cấp TW và cấp địa
phương vùng ĐBSH&DHĐB cũng đã xác định và có yêu cầu phân bổ ngân quỹ thực hiện chính sách như Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch (đã ra đời từ cuối năm 2018 và có điều lệ hoạt động) nhằm chi cho hoạt động xúc tiến du lịch, nghiên cứu thị trường, phát triển SPDL, đào tạo, bồi dưỡng phát triển NNL du lịch và thực hiện các hoạt động truyền thông trong cộng đồng,…Đây là những hoạt động nhằm cụ thể và hiện thực hóa các nội dung của chính sách phát triển du lịch nói chung và chính sách phát triển du lịch tại KDLQG nói riêng; Ở địa phương cũng xây dựng và xác định các quỹ xúc tiến du lịch của địa phương (ví dụ như Hà Nội, công bố Quyết định số 150/QĐ- TTXT về việc Công bố công khai dự toán ngân sách kinh phí Chương trình Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch Thành phố năm 2018…), quỹ thực thiện thực hiện chương trình tập huấn - bồi dưỡng nâng cao chất lượng nhân lực du lịch địa phương,...; tuy nhiên các quỹ còn hạn chế, chưa phổ biến rộng khắp đến các địa phương vùng du lịch ĐBSH&DHĐB, việc phân bổ quỹ thực hiện chính sách còn chưa thực sự rõ ràng.
Về công tác tổ chức quỹ thực hiện chính sách, mức điểm trung bình mà các doanh nghiệp đánh giá về các KDLQG là khá thấp. Trong đó, có 4 KDL bị đánh giá ở mức Kém, đó là Điểm tham quan Ba Vì – Suối Hai (Hà Nội), KDL Tam Đảo (Vĩnh Phúc), KDL Vân Đồn (Quảng Ninh), còn lại chỉ ở mức đánh giá Trung bình, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) vẫn là KDL được các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đánh giá cao hơn so với các khu còn lại (Hình 3.7).
ĐVT: Mức điểm trung bình
3.06
3.08
2.92
3.04
3.14
3.05
2.96
2.96
3.32
(9)
(7)
(5)
(3)
(1)
2.7 2.8 2.9 3 3.1 3.2 3.3 3.4
Hình 3.7. Đánh giá của doanh nghiệp du lịch về tổ chức quỹ thực hiện chính sách
(Nguồn: Kết quả khảo sát của NCS)
Thứ ba, phân công phối hợp hoạt động với các ban, ngành của địa phương trong triển khai chính sách, từ cấp TW đến cấp địa phương, trong các văn bản chính sách đã quy định cụ thể trách nhiệm và sự phối hợp giữa các bên liên quan trong triển khai thực hiện các nội dung của từng chính sách cụ thể, chẳng hạn như các phân công công việc cho các Sở Tài chính về các nhiệm vụ bố trí ngân sách cho hoạt động được xác định trong chính sách, Sở Kế hoạch và Đầu tư bố trí ngân sách thực hiện, Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện việc quy hoạch và quản ý đất đai, các tài nguyên khác cho phát triển du lịch theo quyết định trong chính sách,…
Tùy thuộc từng chính sách cụ thể mà quy mô về nhân sự, tài chính sẽ có sự khác nhau và sẽ được quy định rõ ràng trong nội dung của từng văn bản chính sách (thường được quy định rõ ở Điều 2 - mục Tổ chức thực hiện - trong các Nghị quyết, Quyết định,… của TW và địa phương).
Tuy nhiên, công tác chỉ đạo thực hiện chính sách cũng gặp một số khó khăn như địa hình một số KDL phức tạp. Ví dụ như đầu năm 2019, tại khu di tích Tràng An – Bái Đính, Sở Du lịch Ninh Bình ra thông báo công khai về việc trong vùng lõi di sản thế giới Tràng An có 20 cơ sở tự ý xây dựng và kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn trái phép, vi phạm Quyết định số 230/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và yêu cầu chính quyền huyện, xã có trách nhiệm xử phạt và tháo dỡ các công trình này. Hay
như năm 2017, công trình trái phép gồm 2.000 bậc thang dài 510 mét đã được xây dựng trên núi Cái Hạ, nằm trong quần thể danh thắng Tràng An. Sau thời gian dài mới phát hiện ra sai phạm, lúc đó, nhiều cơ quan đã vào cuộc, công trình đã bị buộc tháo dỡ vào năm 2018. Liên quan sự việc, 62 tập thể, cá nhân gồm lãnh đạo địa phương và các sở ngành đã bị UBND tỉnh Ninh Bình yêu cầu kiểm điểm, kỷ luật vì buông lỏng quản lý,…
Qua đó có thể thấy, trong khâu phân công và phối hợp hoạt động, nhiều địa phương chưa thể hiện sự phối hợp nhịp nhàng cùng tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chung trong chính sách phát triển các KDLQG. Chẳng hạn như hiện nay nhiều công trình sai phép tại các khu vực được quy hoạch thành KDLQG (như trên đã đề cập tại Tràng An, Cát Bà,…) vẫn cố tình xây dựng và hoạt động, UBND chưa kịp thời nắm thông tin và các Sở VHTTDL chưa có biện pháp can thiệp hiệu quả.
Như vậy, với thực trạng hiện tại, trong thời gian tới, các cơ quan QLNN về du lịch cấp TW và địa phương cùng các doanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ du lịch phải có sự phối hợp tổ chức thực hiện chính sách phát triển du lịch mới đem lại thành công cho phát triển du lịch tại các KDLQG thuộc địa phương.
3.2.2.3. Thực trạng kiểm tra, thanh tra việc chấp hành chính sách
Trong việc thực hiện các nội dung kiểm tra, thanh tra, qua tham vấn ý kiến chuyên gia và quan sát thực tiễn, tác giả nhận thấy, các địa phương có KDLQG được quy hoạch theo Quyết định 2163/QĐ-TTg thuộc Vùng du lịch ĐBSH&DHĐB đã thực hiện khá đầy đủ việc kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện các nội dung của chính sách phát triển KDLQG như: kiểm tra, giám sát việc khai thác TNDL và bảo vệ môi trường du lịch tại địa phương nhằm đảm bảo phát triển du lịch bền vững; kiểm tra, thanh tra các dự án đầu tư CSHT và CSVCKT du lịch,... Cụ thể như sau:
a. Về kiểm tra thực hiện chính sách
- Với các chính sách phát triển du lịch được triển khai trong phạm vi KDL có ý nghĩa quốc gia, việc kiểm tra, thanh tra được thực hiện thường xuyên và nghiêm túc. Khi phát hiện ra sai phạm đã xử lý nghiêm minh, kịp thời.
Cụ thể, tại Ninh Bình, công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành chính sách của Nhà nước và địa phương về phát triển du lịch cũng rất được coi trọng, đặc biệt là tại khu danh thắng Tràng An nằm trong quy hoạch phát triển thành KDLQG. Ngành du lịch Tỉnh đã phối hợp với các ngành chức năng, địa phương đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra nhằm quản lý môi trường du lịch, đảm bảo xây dựng CSHT và CSVCKT du lịch không làm ảnh hưởng tới cảnh quan của KDL, bảo tồn và phát huy