- Thành phố Thanh Hóa - Sầm Sơn - Tĩnh Gia gắn với hệ thống di tích Hàm Rồng, Di sản thế giới Thành Nhà Hồ, đô thị du lịch Sầm Sơn và hệ thống bãi biển Quảng Xương, Tĩnh Gia.
- Nam Nghệ An - Bắc Hà Tĩnh gắn với đô thị du lịch Cửa Lò, khu di tích Kim Liên, khu lưu niệm Nguyễn Du, cửa khẩu cầu Treo, núi Hồng - sông Lam, Xuân Thành, Ngã Ba Đồng Lộc…..
- Quảng Bình - Quảng Trị gắn với di sản thiên nhiên Phong Nha- Kẻ Bàng, biển Cửa Tùng- Cửa Việt, đảo Cồn Cò, cửa khẩu Lao Bảo và hệ thống di tích chiến tranh chống Mỹ.
- Thừa Thiên Huế gắn liền với hệ thống di sản văn hóa cố đô Huế và cảnh quan thiên nhiên Lăng Cô- Cảnh Dương, Bạch Mã, Tam Giang….
5.4.5. Điểm du lịch quốc gia, khu du lịch quốc gia, đô thị du lịch
5.4.5.1. Điểm du lịch quốc gia
1. Thành Nhà Hồ
Thành Nhà Hồ thuộc địa phận huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Đây là kinh thành của nước Việt Nam từ năm 1398 đến 1407.
Thành Nhà Hồ do Hồ Quý Ly - lúc bấy giờ là tể tướng dưới triều đại nhà Trần - cho xây dựng vào năm 1397. Thành xây xong, Hồ Quý Ly ép Vua Trần Thuận Tông rời đô từ kinh thành Thăng Long về Thanh Hóa. Tháng 2 năm Canh Thìn (1400), Hồ Quý Ly lên ngôi vua thay nhà Trần và đặt tên nước là Đại Ngu (1400-1407), thành Nhà Hồ chính thức trở thành kinh đô. Thành Nhà Hồ trong lịch sử còn có các tên gọi khác là thành An Tôn, Tây Đô, Tây Kinh, Tây Nhai, Tây Giai.
Thành Nhà Hồ được coi là tòa thành đá duy nhất còn lại ở Đông Nam Á và là một trong rất ít còn lại trên thế giới. Ngày 27/6/2011, tại Paris, trong kỳ họp lần thứ 35 của Ủy ban Di sản thế giới, UNESCO đã công nhận thành Nhà Hồ là di sản văn hóa thế giới.
Có thể bạn quan tâm!
- Vùng Du Lịch Đồng Bằng Sông Hồng Và Duyên Hải Đông Bắc
- Địa lý du lịch Phần 1 - CĐ Du lịch Hà Nội - 12
- Sản Phẩm Du Lịch Và Địa Bàn Hoạt Động Du Lịch Chủ Yếu Của Vùng
- Địa lý du lịch Phần 1 - CĐ Du lịch Hà Nội - 15
- Cơ Sở Hạ Tầng Và Cơ Sở Vật Chất Kĩ Thuật Du Lịch
- Địa lý du lịch Phần 1 - CĐ Du lịch Hà Nội - 17
Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.
Theo các tài liệu và thư tịch cổ, cùng với việc khảo cổ, nghiên cứu hiện trạng thì phức hợp di sản thành Nhà Hồ ngoài Thành nội, Hào thành, La thành còn có Đàn tế Nam Giao. Thành Nhà Hồ là một công trình kỳ vĩ bởi kỹ thuật và nghệ thuật xây dựng đá lớn và sự kết hợp các truyền thống xây dựng độc đáo có một không hai ở Việt Nam, khu vực Đông Á và Đông Nam Á trong thời kỳ cuối thế kỷ 14, đầu thế kỷ 15. Nhờ kỹ thuật xây dựng độc đáo, sử dụng các vật liệu bền vững, đặc biệt là các khối đá lớn, thành Nhà Hồ được bảo tồn rất tốt trong
cảnh quan thiên nhiên hầu như còn nguyên vẹn. Đây là một trong số ít các di tích kinh thành chưa chịu nhiều tác động của quá trình đô thị hóa, cảnh quan và quy mô kiến trúc còn được bảo tồn gần như nguyên vẹn cả trên mặt đất và trong lòng đất ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á.
2. Ngã Ba Đồng Lộc
Vị trí nằm ở giao điểm tỉnh lộ số 2 và QL 15, thuộc địa phận xã Can Lộc (Hà Tĩnh). Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, nơi đây hứng chịu hàng ngàn trận bom của máy bay Mỹ và sự hi sinh cao cả của 10 cô gái thanh niên xung phong. Ngã ba Ðồng Lộc là cửa ngõ giao thông từ miền Bắc và đường mòn Hồ Chí Minh. Máy bay Mỹ đã tập trung khối lượng bom đạn rất lớn đánh phá ngã ba này và đoạn đường xung quanh. Trên một đoạn đường chưa đầy 20km đã phải hứng chịu 2.057 trận bom.Tiểu đội nữ thanh niên xung phong do Võ Thị Tần làm tiểu đội trưởng có 15 cô tuổi từ 17 đến 24, được giao nhiệm vụ sửa đường cho xe qua. Ngày 24/7/1968 sau nhiều trận bom cày nát đoạn đường, các cô vẫn không rời vị trí. Vừa dứt tiếng bom, các cô lại lao ra dùng cuốc, xẻng san lấp hố bom, vá đường, thông xe. Ðến 16h30', trận bom thứ 15 trong ngày lại dội xuống Ðồng Lộc, một quả rơi sát miệng hầm nơi 10 cô gái đang tránh bom. Tất cả 10 cô đã hy sinh, trong tay chỉ có cuốc, xẻng. Chưa ai trong họ có gia đình riêng. Ngã ba Ðồng Lộc ngày nay là nơi yên nghỉ của 10 cô gái trên đồi, cạnh hố bom năm xưa xanh mướt màu xanh cây lá, vi vút tiếng thông reo. Tại đây có đài liệt sỹ lưu danh 10 cô gái anh hùng.
3. Nhà Lưu niệm Nguyễn Du
Nguyễn Du (1765 - 1820), nguyên quán tại làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh) nhưng sinh ra và lớn lên tại Thăng Long. Từ nhỏ Nguyễn Du đã được tiếp thu sâu sắc tinh hoa văn hoá của cả ba vùng: Xứ Nghệ - Thăng Long và Kinh Bắc. Chính vì thế, Nguyễn Du lớn lên trở thành người học rộng, tài cao, tinh thông cả Phật học và sành các môn thi, họa. Tác phẩm Truyện Kiều là một minh chứng rất rõ về Nguyễn Du. Đây là sự đóng góp rất lớn vào kho tàng văn học Việt Nam.
Khu lưu niệm cụ Nguyễn Du được xây dựng để các nho sỹ, văn sỹ và du khách trong và ngoài nước yêu thích Truyện Kiều, ngưỡng mộ cụ Nguyễn Du - một Đại thi hào dân tộc, một Danh nhân văn hóa thế giới; đến thắp hương tưởng niệm. Đây là khu di tích văn hóa nằm trong quần thể di tích dòng họ Nguyễn Tiên Điền. Quần thể di tích này là một tổ hợp bao gồm nhiều di tích: đền thờ Đại Vương tiến sĩ Nguyễn Huệ; đền thờ Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Trọng; đàn tế Nguyễn Quỳnh; 2 ngôi nhà Tư văn; khu mộ đại thi hào Nguyễn Du, bảo tàng
Nguyễn Du và nhà thờ Nguyễn Du.Ngôi nhà thờ Nguyễn Du được xây dựng vào năm 1825, phía trên có treo bức hoành phi đề 4 chữ "Hồng sơn thế phả" do Hoàng Phù Phái, tước trung hiếu đại phu đời nhà Thanh tặng vào năm thứ 55 triều Càn Long (1790) cùng bài vị bằng đá có khắc dòng chữ "Thanh Hiên Nguyễn Tiên Sinh".
4. Thành phố Đồng Hới
Đồng Hới là trung tâm văn hóa - kinh tế - chính trị của tỉnh Quảng Bình, có vị trí địa lí thuận lợi cách di sản thiên nhiên thế giới vườn quốc gia Phong nha
- Kẻ Bàng 50 km, cách khu du lịch suối Bang 50 km, cách khu cụm cảng biển Hòn La 60 km, cách Hà Nội khoảng 489 km và cửa khẩu quốc tế Cha Lo 180 km; quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam, đường Hồ Chí Minh đi qua, có sân bay Đồng Hới, cảng Nhật Lệ, cảng Gianh, cảng Hòn La. Đồng Hới đã từng là nơi chúa Nguyễn xây thành Đồng Hới, lũy Thầy để làm tiền tuyến chống đỡ của Đàng Trong trong thời kỳ chiến tranh Trịnh-Nguyễn. Đồng Hới đã được ví như “chim câu trắng bên bờ biển Đông”. Thành phố Đồng Hới nằm bên sông Nhật Lệ. Phía tây là dãy núi bao bọc mà theo quan niệm phong thủy là "hậu chẩm", phía trước là sông và biển có đồi cát Bảo Ninh án ngữ như bức bình phong. Đồng Hới có 12 km đường bờ biển dài và đẹp, bãi biển phẳng với một màu cát trắng. Ở đây có sự kết hợp sinh thái rừng ven biển - biển, sông- hồ; với hệ thống động, thực vật phong phú đa dạng ở dưới nước cũng như trên cạn. Các bãi tắm biển của thành phố có lợi thế đẹp, bãi cát phẳng và khá sạch sẽ như bãi biển Nhật Lệ, Quang Phú, Bảo Ninh. Thành phố Đồng Hới còn lưu giữ những dấu tích lịch sử như tháp chuông nhà thờ Tam Tòa - một chứng tích tội ác chiến tranh, thành cổ Đồng Hới, Lũy Thầy, tượng đài Mẹ Suốt, khu tái tạo hình ảnh chiến tranh ở Vực Quành, Quảng Bình Quan... Văn hóa Bàu Tró, tham dự lễ hội bơi trải truyền thống của người vùng sông nước ở Đồng Hới mà ngày xưa người ta thường gọi là "Lục niên cạnh độ"; các lễ hội cầu ngư, cầu mùa, hay thưởng thức những màn chèo cạn, múa bông rực rỡ sắc màu, những điệu hò khoan, hò hụi của các cư dân vùng biển Hải Thành, Bảo Ninh. Đây là vùng đất có tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái và du lịch biển.
5. Thành cổ Quảng Trị
Là di tích quốc gia đặc biệt, thuộc trung tâm thị xã Quảng trị, Thành cổ được xây dựng từ năm Minh Mạng thứ 4 (1824) trên địa bàn xã Thạch Hãn, huyện Triệu Hải. Năm 1972 xảy ra cuộc chiến đấu ác liệt giữa quân đội ta và Mỹ trong suốt 81 ngày đêm. Với chu vi không đầy 3 km, Mỹ - Nguỵ đã có trút xuống thành cổ Quảng Trị một lượng bom đạn có sức công phá bằng 8 quả bom
nguyên tử mà Mỹ đã thả xuống Hirôsima (Nhật Bản) năm 1945, gây nên sự tàn phá và hy sinh nặng nề. Thành cổ Quảng Trị, một di tích vừa đau thương vừa hùng tráng.
6. Vườn quốc gia Bạch Mã
Vườn quốc gia Bạch Mã nằm ở phía nam tỉnh Thừa Thiên - Huế, cách thành phố Huế 40km về phía nam. Khí hậu của Bạch Mã, theo khẳng định của các chuyên gia nước ngoài là một trong những khu vực khí hậu dễ chịu của những nơi nghỉ dưỡng ở Đông Dương. Đặc điểm khí hậu ở đây gần giống như Đà Lạt, Sa Pa và Tam Đảo, nhưng lại có ưu điểm hơn là nằm gần biển. Do vậy, nhiệt độ thấp nhất vào mùa đông không bao giờ dưới 40C, và nhiệt độ cao nhất vào mùa hè không vượt quá 260C. Tổng diện tích Vườn quốc gia là 22.031 ha, được thành lập năm 1991. Rừng chia thành 3 phân khu chính là: Phân khu bảo vệ nguyên vẹn, phân khu vực hồi sinh thái, và phân khu dịch vụ du lịch.
Tài nguyên sinh vật ở vườn quốc gia Bạch Mã hết sức đa dạng và phong phú. Qua điều tra bước đầu thống kê được 501 loài thực vật bậc cao thuộc 344 chi, 124 họ, trong đó có nhiều loại quý như cẩm lai, trắc, trầm hương,... Đặc biệt, tại đây mới phát hiện một số loài mới cho khoa học như cốm Bạch Mã, chìa vôi. Các loài đặc hữu hẹp và rất hẹp mà tiêu biển là gà lôi lam mào đen, gà lôi lam mào trắng, trĩ sao.
Tài nguyên sinh vật phong phú là sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách yêu thích loại hình du lịch sinh thái và nghiên cứu.
Ngoài những giá trị lớn về tiềm năng du lịch sinh thái như đã nêu trên, Bạch Mã còn là nơi nghỉ núi lý tưởng với những cảnh quan tuyệt vời. Từ năm 1932 đến năm 1938, người Pháp đã xây dựng tại đây một khu nghỉ mát lớn ở độ cao từ 1000m đến 1444m. Tuy nhiên do thời gian, chiến tranh và tác động của con người, hiện nay các công trình hầu như không còn sử dụng được, hệ thống đường cũng bị xuống cấp nghiêm trọng, sụt lở nhiều.
Tại khu nghỉ mát này có nhiều cảnh quan tuyệt đẹp như Hải Vọng Đài, thác Đỗ Quyên cao sừng sững trên 300 mét, thác Bạc Chì cao chừng 20m, Ngũ hồ là một hệ thống 5 hồ rộng, nước rất trong và mát. Đây là nơi có thể tổ chức cắm trại, tắm mát, vui chơi. Giá trị của điểm du lịch Bạch Mã còn ở chỗ đây là điểm du lịch núi duy nhất ở nước ta có vị trí gần những bãi biển đẹp, hấp dẫn như Cảnh Dương, Lăng Cô, Hải Vân. Sự bổ sung giữa các loại hình du lịch ở các điểm du lịch này đã làm tăng giá trị của bản thân các điểm du lịch đó, đồng thời tạo ra một cụm du lịch có tính hấp dẫn cao.
5.4.5.2 khu du lịch quốc gia
1. Khu di tích Kim Liên
Điểm du lịch Kim Liên là khu di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ thành phố Vinh tới Kim Liên chưa đầy 15km. Huyện Nam Đàn có diện gồm các điểm du lịch thuộc làng Chùa, làng Sen xã Kim Liên, là quê nội và quê ngoại Bác Hồ, mộ bà Hoàng Thị Loan. Khu di tích Kim Liên ở làng Sen, quê nội của Chủ tịch Hồ Chí Minh, có ngôi nhà lá 5 gian của gia đình cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã chứng kiến tuổi niên thiếu từ năm 11 tuổi đến 15 tuổi của Chủ tịch; có nhà Bảo tàng Kim Liên ghi lại cuộc đời hoạt động của Người; có nhà cụ cử nhân Vương Thúc Quí thầy dạy của Chủ tịch thời niên thiếu và giếng Cốc có những kỷ niệm rất gắn bó của Chủ tịch với bà con thôn làng. ở làng Hoàng Trù, quê ngoại của Chủ tịch, có ngôi nhà lá 3 gian, được xây dựng từ năm 1883, nơi Chủ tịch ra đời; có ngôi nhà gỗ 5 gian của gia đình cụ Hoàng Xuân Đường, ông ngoại của Chủ tịch, nơi thân mẫu của Chủ tịch là Bà Hoàng Thị Loan đã sinh ra và lớn lên, là nơi ghi lại những kỷ niệm tuổi thơ của Chủ tịch; có nhà thờ họ Hoàng Xuân. Các ngôi nhà và hiện vật giản dị, đơn sơ cũng như khung cảnh quê hương thanh bạch của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gây những cảm xúc mạnh với khách du lịch trong nước và quốc tế.
2. Bãi biển Thiên Cầm
Từ thị xã Hà Tĩnh theo quốc lộ 1A về hướng Nam tới thị trấn Cẩm Xuyên về phía biển chừng 20 km là núi Thiên Cầm, nằm chênh vênh trên bờ cát trắng mịn soi xuống mặt biển biếc xanh, cách bờ biển chừng 300 m hòn Bớc với những phiến đá bằng phẳng đủ chỗ cho hàng chục người nghỉ ngơi, tắm nắng và câu tôm cá, ra xa chừng 5km là hòn Én, nơi chim én vẫn về làm tổ.
Phía nam núi Thiên Cầm có chùa Yên Lạc, ngôi chùa đã có 700 năm nay, là công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị. Cả quần thể ấy cùng với hàng chục ngôi đình, đền, chùa và những phong tục, lễ hội truyền thống, đến nay tuy cái còn cái mất, nhưng từ lâu đã là niềm tự hào của nhân dân địa phương.
Thiên Cầm là điểm du lịch hấp dẫn với bãi biển Thiên Cầm - Cửa Nhượng có chiều dài 1,5km. Thời Pháp thuộc đã xây dựng đường rải đá vào Nhượng Ban - Thiên Cầm. Hiện nay ở đây đã xây dựng một số công trình nhà nghỉ, khách sạn...
3. Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
Phong Nha - Kẻ Bàng là tên một vùng đất ở Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới chừng 50 km về hướng tây bắc, có diện tích khoảng 200.000 ha,
thuộc bộ phận các huyện Quảng Ninh, Bố Trạch, Tuyên Hoá và Minh Hoá. Nếu tính cả diện tích cả vùng núi đá vôi liền mạch lan sang địa phận nước Lào thì tổng diện tích của vùng núi đá vôi này khoảng 400.000 ha.
Vẻ đẹp tự nhiên của hang động, rừng núi Phong Nha - Kẻ Bàng cùng với cảnh làng bản, tập tục của dân cư địa phương đã và đang là điểm du lịch hấp dẫn nhất ở Quảng Bình đối với du khách bốn phương.
4. Bãi biển Lăng Cô - Cảnh Dương
Bãi tắm Lăng Cô dài 10km, nằm cạnh đường 1A gần đèo Hải Vân và cách khu Bạch Mã 24km. Đây là một bãi tắm có bờ biển thoải, cát trắng, độ sâu trung bình dưới 1m, thuỷ triều ở đây lên xuống theo chế độ bán nhật triều, mức chênh lệch thấp (chỉ khoảng 0,7 - 0,8m). Vào mùa tắm biển (từ tháng 4 đến cuối tháng 7), nhiệt độ trung bình 250C với số giờ nắng trung bình là 158 giờ/tháng. Biển ở khu vực này có nhiều loại tôm, cua, cá có giá trị cao được khách rất ưa chuộng như tôm hùm, tôm sú, tôm bạc, tôm he, tôm vằn, tôm đất, cua, cá thu, cá chim, sò huyết... gần bãi biển có những thắng cảnh như mũi Chân Mây, làng ngư dân... Vì lẽ đó, Lăng Cô là một điểm có khả năng phát triển du lịch rất tốt.
Cảnh Dương là một bãi biển đẹp nhất ở Thừa Thiên - Huế, cách thành phố Huế chừng 60km về phía đông nam và cách đường quốc lộ 1A khoảng 4km.
Bãi biển Cảnh Dương dài 8km rộng 200m, có hình vòng cung được giới hạn bởi các mũi Chân Mây Tây và Chân Mây Đông nên phong cảnh ở đây rất hấp dẫn. Với độ dốc thoai thoải, cát mịn trắng, nước biển trong xanh và tương đối kín gió, bãi biển Cảnh Dương thực sự là bãi biển đẹp có khả năng tổ chức các loại hình du lịch, thể thao hết sức thuận lợi.
Đèo Hải Vân được mệnh danh là "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" nằm ở độ cao 496 m, đoạn quốc lộ số 1 cũ qua đèo Hải Vân dài 20 km. Con đường xe lửa xuyên Việt phải chui qua 7 hầm đèo trong lòng núi với chiều dài tổng cộng 3.920m. Nếu đi từ Huế đến Lăng Cô là bắt đầu của đèo Hải Vân. Từ Lăng Cô đến lưng chừng đèo có một đoạn bằng phẳng, phía dưới là rừng rậm bát ngát. Trước chiến tranh còn nhiều thú hoang như khỉ già nòi, hươu, nai... Dãy núi đèo Hải Vân là một mạch núi của Trường Sơn Bắc đâm ngang ra biển với nhiều ngọn núi cao và ngọn cuối cùng là ngọn Hải Vân cao 1.172m. Đèo cao nằm chênh vênh trên mặt biển. Đứng trên đèo nhìn ra phía bắc thấy vùng Lăng Cô, phía nam là toàn cảnh Đà Nẵng, phía tây là núi rừng trung điệp, phía đông là biển bao la.
5. Vườn quốc gia Bạch Mã
Vườn quốc gia Bạch Mã nằm ở phía nam tỉnh Thừa Thiên - Huế, cách thành phố Huế 40km về phía nam. Khí hậu của Bạch Mã là một trong những khu vực khí hậu dễ chịu của những nơi nghỉ ở Đông Dương. Đặc điểm khí hậu ở đây gần giống như Đà Lạt, Sa Pa và Tam Đảo, nhưng lại có ưu điểm hơn là nằm gần biển. Do vậy, nhiệt độ thấp nhất vào mùa đông không bao giờ dưới 40C, và nhiệt độ cao nhất vào mùa hè không vượt quá 260C.
Tổng diện tích Vườn quốc gia là 22.031 ha, được thành lập năm 1991. Rừng chia thành 3 phân khu chính là: Phân khu bảo vệ nguyên vẹn, phân khu vực hồi sinh thái, và phân khu dịch vụ du lịch.
Tài nguyên sinh vật ở vườn quốc gia Bạch Mã hết sức đa dạng và phong phú. Qua điều tra bước đầu thống kê được 501 loài thực vật bậc cao thuộc 344 chi, 124 họ, trong đó có nhiều loại quý như cẩm lai, trắc, trầm hương,... Đặc biệt, tại đây mới phát hiện một số loài mới cho khoa học như cốm Bạch Mã, chìa vôi.
Riêng động vật có 55 loài thú, thuộc 23 họ, 9 bộ. Trong đó có nhiều thú quí như hổ, voi, vượn, báo gấm,... kết quả điều tra của Hội bảo vệ chim quốc tế (ICPB - 1991) tại khu vực này đã đưa số loài từ 150 hiện nay lên tới 233, trong đó có các loài đặc hữu hẹp và rất hẹp mà tiêu biển là gà lôi lam mào đen, gà lôi lam mào trắng, trĩ sao.
Tài nguyên sinh vật phong phú là sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách yêu thích loại hình du lịch sinh thái và nghiên cứu.
Ngoài những giá trị lớn về tiềm năng du lịch sinh thái trên, Bạch Mã còn là nơi nghỉ núi lý tưởng với những cảnh quan tuyệt vời. Từ năm 1932 đến năm 1938, người Pháp đã xây dựng tại đây một khu nghỉ mát lớn ở độ cao từ 1000m đến 1444m, tuy nhiên, chúng đã bị hư hỏng gần như toàn bộ.
Tại khu nghỉ mát này có nhiều cảnh quan tuyệt đẹp như Hải Vọng Đài, thác Đỗ Quyên cao sừng sững trên 300 mét, thác Bạc Chì cao chừng 20m, Ngũ hồ là một hệ thống 5 hồ rộng, nước rất trong và mát. Đây là nơi có thể tổ chức cắm trại, tắm mát, vui chơi. Giá trị của điểm du lịch Bạch Mã còn ở chỗ đây là điểm du lịch núi duy nhất ở nước ta có vị trí gần những bãi biển đẹp, hấp dẫn như Cảnh Dương, Lăng Cô, Hải Vân. Sự bổ sung giữa các loại hình du lịch ở các điểm du lịch này đã làm tăng giá trị của bản thân các điểm du lịch đó, đồng thời tạo ra một cụm du lịch có tính hấp dẫn cao.
5.4.5.3. Đô thị du lịch
1. Thị xã Sầm Sơn
Thị xã Sầm Sơn chính thức được thành lập năm 1981. Sầm Sơn cách thành phố Thanh Hóa 16 km về phía Ðông. Diện tích tự nhiên khoảng 18 km².
Trong những năm đầu của thế kỉ 20, Sầm Sơn không những được quan chức người Pháp biết đến mà còn có vua quan nhà Nguyễn và khách du lịch biết đến như một nơi nghỉ dưỡng lý tưởng với những bãi cát trắng mịn dài hơn 10 km. Đây là một vùng trời nước mênh mông, nhiều hải sản quý và đặc biệt có dãy núi Trường Lệ với các thắng tích như hòn Trống Mái, chùa Cô Tiên, đền Độc Cước. Biển Sầm Sơn bao la còn là nơi cung cấp nguồn hải sản phong phú như tôm, cá mực, cua, các loại hải sản quý khác... Ngoài du lịch biển, gần đây Sầm Sơn còn mở nhiều loại hình vui chơi giải trí khác để thu hút du lịch như: Khu du lịch văn hóa - vui chơi giải trí "Huyền thoại thần Ðộc Cước", Khu sinh thái Quảng Cư, Khu du lịch văn hóa núi Trường Lệ. Sau 100 năm tuổi, thị xã đã có hệ thống cơ sở nhà nghỉ, khách sạn bảo đảm đón hơn 1 triệu lượt du khách mỗi năm.
2. Thị xã Cửa Lò
Đến cuối thế kỷ thứ XIX, trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam đã chọn Cửa Lò làm nơi xây dựng một khu biệt thự nghỉ mát. Bên cạnh các khu du lịch lần lượt ra đời trong thời gian đó: SaPa (1903), Mẫu Sơn (1906), Tam Đảo (1904), Ba Vì (1906), Sầm Sơn (1907), Bạch Mã (1906), Bà Nà (1904)…
Thị xã Cửa Lò thành lập năm 1994. Trải qua hơn 100 năm với những thăng trầm của lịch sử, chỉ chừng 20 năm qua Cửa Lò mới thực sự được đánh thức và đang dần khẳng định vị thế của mình trên lộ trình phát triển của đất nước nói chung và của tỉnh Nghệ An nói riêng. Cửa Lò ngày nay đang ngày càng được thay da đổi thịt bởi sự phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt là các dịch vụ du lịch, hệ thống khách sạn cao tầng hiện đại và nhiều khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng.
3. Thành phố Huế
Huế là thành phố trực thuộc của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Với dòng sông Hương và những di sản để lại của triều đại phong kiến, Huế, còn gọi là đất Thần Kinh hay xứ thơ, là một trong những thành phố được nhắc tới nhiều trong thơ văn và âm nhạc Việt Nam vì nét lãng mạn và thơ mộng của nó. Thành phố có năm danh hiệu UNESCO ở Việt Nam.