Kinh Nghiệm Phát Triển Du Lịch Bền Vững Tại Một Sốvườn Quốc Gia Và Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên ‌


1.2.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững tại một sốVườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên

Hiện nay đa số các VQG và khu BTTNthực hiện phát triển du lịch bền vững đã đem lại hiệu quả rất lớn về kinh tế, xã hội, môi trường.

a, VQG Cát Tiên và KBTTN văn hóa Đồng Nai đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai ngày 29/6/2011, do vậy, phát triển rừng bền vững, gắn với công tác bảo tồn, đa dạng sinh học và văn hóa là mục tiêu cần hướng tới.

* Phát triển du lịch cộng đồng ở vùng đệm:

Được sự ủng hộ của Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF), Đan Mạch đã xây dựng dự án phát triển du lịch sinh tháiVQG Cát Tiên trên địa bàn 3 xã: Tà Lài, Đắk Lua và Nam Cát Tiên thuộc huyện Tân Phú. Đây là mô hình phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ) đầu tiên của WWF về sự hợp tác giữa cộng đồng với các doanh nghiệp, đặc biệt là chia sẻ lợi ích cho cộng đồng.

DLCĐ khuyến khích sự tham gia tích cực của cộng đồng trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa, tạo cơ hội cho du khách tìm hiểu, nâng cao nhận thức về sự phong phú, đặc sắc và vai trò của rừng nhiệt đới. Ở xã Tà Lài, lợi thế nổi bật là nằm áp sátVQG Cát Tiên, giàu tiềm năng văn hóa của các dân tộc Mạ và S’Tiêng (ấp 4) và Tày (ấp 7); có di tích lịch sử nhà ngục Tà Lài, với cảnh quan thiên nhiên đẹp. Văn hóa dân gian đặc trưng là múa hát cồng chiêng (Mạ, S’Tiêng), múa sạp, đàn tính, hát then (Tày). Các lễ hội truyền thống như lễ đâm trâu, lễ cúng Giàng, lễ lồng tổng, lễ tung còn. Sản phẩm du lịch ở Tà Lài là dịch vụ lưu trú, đi bộ trong VQG Cát Tiên, ẩm thực, thưởng thức văn hóa, văn nghệ truyền thống, mua sắm hàng thổ cẩm..., đã tạo sự hấp dẫn cho nhiều du khách trong và ngoài nước.

* Duy trì mô hình du lịch cộng đồng:

Ngoài Tà Lài, xã Đắk Lua cũng được chọn để xây dựng mô hình DLCĐ. Đây là xã vùng sâu, vùng xa nhất của tỉnh Đồng Nai có địa thế tương đối bằng phẳng, nằm giáp ranh vớiVQG Cát Tiên và khu di chỉ khảo cổ học Cát Tiên, có các cánh đồng lúa rộng lớn, đường đi lại thuận lợi. Dự án đã phối hợp với Ban quản lý DLCĐ xã Đắk Lua và Công ty Inno Việt chọn được 4 hộ để phát triển mô hình homestay. Trong thời gian ban đầu, do số lượng khách chưa nhiều, dự án đã hỗ trợ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

một số kinh phí cho 02 hộ để sửa chữa cơ sở lưu trú và mua sắm các vật dụng giúp cho mô hình sớm được hoạt động. Sản phẩm du lịch là lưu trú, ẩm thực, đi xe đạp trong xã, dạy du khách làm vườn, nấu ăn. Công ty du lịch Inno Viet đã ký hợp đồng với 2 hộ và có hướng hợp tác kinh doanh lâu dài tại đây.

Ngày 27-2-2012, Tổ chức WWF Hà Nội vàVQG Cát Tiên đã tổng kết dự án phát triển du lịch sinh thái. Qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm có ý nghĩa. Thực tế, mô hình DLCĐ còn khá mới đối với tỉnh Đồng Nai. Chính vì vậy, để phát triển DLCĐ bền vững, chính quyền địa phương cần tiếp tục giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, bảo tồn văn hóa, từ đó người dân mới có thể hướng dẫn khách du lịch hiểu biết đầy đủ về văn hóa địa phương. Việc quy hoạch tổng thể phát triển thêm các khu DLCĐ của tỉnh Đồng Nai cũng rất cần thiết. Đồng thời cần tạo một cơ chế thuận lợi, đơn giản hóa các thủ tục hành chính để thu hút du khách và các nhà doanh nghiệp, các công ty hỗ trợ phát triển DLCĐ. Mặt khác, đa dạng hóa các nguồn tài chính đầu tư cho DLCĐ nhằm tạo điều kiện tìm kiếm liên doanh, liên kết với các đơn vị có kinh nghiệm về phát triển DLCĐ, đảm bảo đôi bên cùng có lợi; giúp cho Ban quản lý DLCĐcác xã và Tổ hợp tác Tà Lài, Đắk Lua có đủ thời gian học tập cách làm ăn mới [19].

Nghiên cứu tiềm năng, thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, tỉnh Ninh Bình - 3

b. Kinh nghiệm phát triển du lịch ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng

Cùng với sự gia tăng về số lượng khách du lịch, cơ sở vật chất ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng phục vụ du khách cũng được nâng cấp, cải thiệnvà sự tham gia ngày càng tích cực của cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch. Du lịch ở Phong Nha - Kẻ Bàng còn góp phần quan trọng trong giải quyết công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân, góp phần xoá đói giảm nghèo, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế xã hội. Các tệ nạn xã hội liên quan đến du lịch như mại dâm, ma tuý, tội phạm... không có chiều hướng gia tăng và luôn nằm trong tầm kiểm soát của chính quyền địa phương. Tuy vậy, với lượng du khách tăng nhanh trong mỗi năm thì Phong Nha - Kẻ Bàng phải đối mặt với một lượng rác thải rất lớn, môi trường du lịch sinh thái bị ảnh hưởng rất lớn, thời gian lưu trú ngắn (bình quân 1 ngày/khách), hiệu quả kinh doanh du lịch còn thấp.


Trước những tồn tại trên UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở du lịch tỉnh Quảng Bình phối hợp với các ngành và các tổ chức liên quan từng bước tháo gỡ vướng mắc như việc đưa ra chính sách hước hoạt động du lịch vào bảo tồn, tôn tạo; chính sách khuyến khích đầu tư; chính sách phát triển nguồn nhân lực; chính sách hỗ trợ người dân sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường, sản phẩm truyền thống; đặc biệt là chính sách hỗ trợ, ổn định cuộc sống cho những người dân tộc thiểu số sinh sống trong địa bàn khu du lịch, vận động họ tham gia tích cực vào các hoạt động du lịch bằng cách sản xuất sản phẩm truyền thống để bán cho du khách, giúp giải quyết công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân, tạo cuộc sống ổn định cho người dân và quan trọng hơn là nâng cao trách nhiệm về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên của người dân.

c. Bài học kinh nghiệm phát triển du lịch của VQG Cúc Phương

* Về xây dựng tuyến, điểm tham quan và các sản phẩm du lịch

Cúc Phương đã mở nhiều tuyến, điểm tham quan mới. Đặc biệt trong những năm gần đây, trên cơ sở quy hoạch các phân khu chức năng, Cúc Phương đã tổ chức khai thác hợp lý các tuyến, điểm tham quan nhằm tạo ra nhiều hình thức du lịch hấp dẫn hơn như: Đi bộ xuyên rừng, ngủ bản, đạp xe trong rừng, xem động vật hoang dã ban đêm, tổ chức giao lưu văn nghệ… Nhiều dịch vụ du lịch được mở mang, đã làm tăng khả năng kinh doanh du lịch, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của du khách.Với việc mở rộng tuyến, điểm tham quan cho du khách nên đã giảm tải sự tập trung tại một số tuyến điểm truyền thống trước đây, hạn chế tác động tiêu cực đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường của du khách. Việc mở rộng này còn làm tăng thêm sự đa dạng, phong phú các sản phẩm du lịch, tạo cơ hội thu hút khách đến với Cúc Phương[19, 21] .

* Hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức bảo tồn thiên nhiên cho du khách:

- Xây dựng Trung tâm du khách: Du khách sẽ hiểu thêm về những mối đe dọa làm suy thoái tài nguyên thiên nhiên, từ đó sẽ trân trọng hơn những giá trị thiên nhiên nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy những giá to lớn


của tài nguyên thiên nhiên và những giá trị sinh thái nhân văn, giảm thiểu những tác động tiêu cực tới môi trường sống.

- Xây dựng các biển báo thông tin diễn giải thiên nhiên: Nội dung của các bảng thông tin được thiết kế với thông tin ngắn gọn, đơn giản, gây sự tò mò và gợi tính tư duy, tạo cho du khách những hứng khởi và sự chú ý trên tuyến tham quan. Những biển chỉ dẫn đã cung cấp thêm thông tin về thiên nhiên đồng thời gợi lên ý thức trân trọng và gìn giữ thiên nhiên cho du khách; cách làm này có ý nghĩa giáo dục rất cao và hấp dẫn du khách.

- Các công trình nghiên cứu và kết quả các hoạt động bảo tồn là sản phẩm du lịch rất hấp dẫn: Cúc Phương có nhiều chương trình, dự án nghiên cứu và bảo tồn các nhóm loài động, thực vật quý hiếm, tiêu biểu như Trung tâm cứu hộ Linh trưởng, Trung tâm bảo tồn thú ăn thịt nhỏ, Trung tâm bảo tồn các loài rùa cạn và rùa nước ngọt, Vườn Thực vật...

- Xây dựng các tuyến du lịch chuyên đề: Đó là các tuyến xem chim, xem côn trùng, xem dơi, xem trà hoa vàng, tuyến xuyên rừng ngủ bản Mường, Thông qua các tuyến du lịch chuyên đề để giới thiệu và giúp khám phá những giá trị còn tiềm ẩn của thiên nhiên Cúc Phương.

- Tổ chức dịch vụ hướng dẫn:Việc có hướng dẫn viên cho các đoàn khách, đặc biệt đối với KBTTN là rất cần thiết và trong một số trường hợp phải là bắt buộc. Thông qua việc hướng dẫn trên các tuyến, điểm tham quan sẽ cung cấp được nhiều hơn những thông tin cho du khách, giúp cho du khách có được những thông tin mới trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên, góp phần tuyên truyền và giáo dục nâng cao nhận thức bảo tồn cho du khách.

- Phối hợp với đoàn thanh niên, nhóm nâng cao nhận thức bảo tồn tạo sân chơi cho du khách

- Xây dựng đội văn nghệ: Đội văn nghệ được xây dựng và phát triển theo hướng bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc Mường, bản sắc của Cúc Phương.

* Tổ chức du lịch có sự tham gia của cộng đồng: Du lịch có sự tham gia của cộng đồng là một nguyên tắc quan trọng của DLST, nhằm góp phần bảo vệ và phát


huy bản sắc văn hoá địa phương, tạo việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương, hỗ trợ tích cực cho công tác bảo tồn và góp phần nâng cao chất lượng du lịch. Sự bền vững về môi trường, kinh tế, xã hội và văn hoá là nguyên tắc cốt lõi chủ yếu của DLST.

* Thực hiện cơ chế khoán cho các khâu dịch vụ: Từ năm 2005, VQG Cúc Phương đã chuyển đổi thành cơ chế khoán cho nhóm người lao động. Cơ chế này đang được coi là phù hợp vì nó vừa phá thuy được tính năng động vừa hài hòa được lợi ích của người lao động.Mức phí tham quan cho từng đối tượng khách được quy định theo quyết định của Bộ tài chính, Trung tâm du lịch xây dựng tiền công lao động cho hướng dẫn theo số lượng và chất lượng của từng tour mà hướng dẫn viên đã thực hiện. Tổng số tiền thu hướng dẫn hàng tháng được trích nộp 10% cho Vườn để chi cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, tham quan học tập, mua sắm một số thiết bị phục vụ cho hoạt động hướng dẫn, số còn lại 90% được chi trả cho hướng dẫn viên và trích lập quỹ khen thưởng của tổ hướng dẫn.

* Đào tạo nguồn nhân lực:Người dân địa phương vốn là những người sống dựa nhiều vào tự nhiên, với lối sống truyền thống nên họ chưa có đủ kiến thức và kĩ năng về bảo tồn và hoạt động du lịch. Bởi vậy, Cúc Phương đã phối hợp với các đơn vị hữu quan, các chương trình, dự án để tổ chức các lớp tập huấn cho cộng động về DLST và nghiệp vụ du lịch.

* Quản lý rác thải và tiếng ồn:Đây là việc làm thường xuyên và được chú trọng ở VQG Cúc Phương. Để làm tốt việc này, trước hết phải quan tâm đến công tác tuyên truyền, phổ biến cho du khách về ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường. Tổ chức phổ biến nội quy tham quan; đặt các biển chỉ dẫn trên các tuyến, điểm tham quan và khu vực nhà nghỉ. Một số quy định được in trong tập ảnh gấp,…Về thu gom và xử lý rác thải: Tại các điểm tham quan, trên tuyến đường và khu vực nhà nghỉ đều đặt các thùng rác. Hàng ngày rác thải được thu gom trên toàn địa bàn du lịch và được tập trung tại 3 địa điểm để xử lý (khu trung tâm Bống, khu Hồ Mạc, khu cổng Vườn).Để giảm thiểu tiếng ồn, đối với phương tiện giao thông được quy định chạy với tốc độ phù hợp và hạn chế dùng còi trong khu vực khu bảo tồn, các


hoạt động vui chơi của khách được quy định về thời gian và địa điểm nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng đến đời sống thiên nhiên hoang dã.‌

* Quản lý hoạt động của khách du lịch: Việc tham quan, ăn uống, ngủ nghỉ và các hoạt động khác của du khách được thực hiện thông qua Quy chế hoạt động, Nội quy tham quan của Vườn và sự hướng dẫn trực tiếp của Trung tâm du lịch và giáo dục môi trường nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn cho chuyến đi của du khách. Đối với khách nghỉ lại qua đêm được thực hiện khai báo tạm trú theo quy định hiện hành [19].

1.2.3. Các nghiên cứu đã thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả du lịch tại KBTTNĐNN Vân Long

Từ năm 2001 đến nay, KBTTN đất ngập nước Vân Long đã tiến hành nghiên cứu đánh giá tính đa dạng sinh học ở khu vực này làm cơ sở thành lập KBT cũng như đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển[18].

Tại KBTTN đất ngập nước Vân Long năm 2012 đã có nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thùy Vân[23] nhằm đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái phục vụ bảo vệ môi trường và phát triển bền vững cho KBT này, tuy nhiên các giải pháp đề ra cònkhá chung chung, thiếu các số liệu điều tra thực tế về kinh tế, xã hội, tài nguyên và môi trường.

Tác giả Nguyễn Thị Thúy Phượng (2014) đã thực hiện nghiên cứu tính đa dạng sinh học thực vật khu BTTN đất ngập nước Vân Long, tỉnh Ninh Bình làm cơ sở cho công tác bảo tồn [14].

Có thể thấy, những nghiên cứu về đa dạng sinh học và du lịch sinh thái tại khu vực này đã được quan tâm nhưng vẫn rất cần thực hiện nghiên cứu đánh giá tiềm năng, thực trạng tổng hợp hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường tại KBTTN đất ngập nước Vân Long là việc làm quan trọng và cần thiết làm cơ sở đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững tại đây.


Chương 2‌‌‌‌

MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU


2.1. Mục tiêu nghiên cứu

2.1.1. Mục tiêu tổng quát:

Nhằm cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn để phát triển các hoạt động du lịch bền vững tại Khu Bảo tồn Vân Long, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

2.1.2. Mục tiêu cụ thể:

- Đánh giá được tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tại KBTTN đất ngập nước Vân Long.

- Đánh giá được các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động phát triển du lịch tại khu vực nghiên cứu.

- Đề xuất được các giải pháp phù hợpnhằm phát triển du lịch bền vững tại KBTTN đất ngập nước Vân Long.

2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu

Điều kiện tự nhiên (đa dạng sinh học, cảnh quan); văn hóa lịch sử; điều kiện kinh tế, xã hội vùng đệm; cơ chế chính sách quản lý du lịch; hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường do các hoạt động du lịch mang lại tại KBTTN đất ngập nước Vân Long.

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung:

Nghiên cứu đánh giá thực trạng và tiềm năng các hoạt động du lịch sinh thái tại KBTTN đất ngập nước Vân Long. Các giải pháp đề xuất mang tính tổng hợp, toàn diện cả về kinh tế, văn hóa xã hội và sinh thái môi trường.

- Phạm vi về địa điểm nghiên cứu: Luận văn tiến hành các nghiên cứu, đánh giá trên địa bànquản lý của KBTTN đất ngập nước Vân Long.


2.3. Nội dung nghiên cứu‌‌

- Nghiên cứu điều kiện cơ bản và tiềm năng phát triển du lịch tại KBTTN đất ngập nước Vân Long.

- Đánh giá thực trạng phát triển du lịch tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Đất ngập nước Vân Long.

- Nghiên cứu các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới phát triển du lịch tại khu vực nghiên cứu.

- Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch bền vững tại KBTTN Đất ngập nước Vân Long, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát

Đề tài lựa chọn 3 xã để tiến hành điều tra khảo sát gồm: Gia Hưng, Gia Hòa và xã Gia Vân.

Gia Vân tuy là xã đã khai thác tiềm năng du lịch trong KBT diễn ra trên địa bàn xã gần 20 năm qua.Gia Hòa là xã có diện tích lớn nhất chiếm hơn 1/3 diện tích KBT, có 3 thôn nằm trong vùng lõi gồm các thôn Đồi Ngô, Gọng Vó, Vườn Thị và là xã có nhiều tiềm năng để khai thác và phát triển du lịch sinh thái.Gia Hưng là xã có diện tích lớn thứ hai, có các di tích lịch sử văn hóa gắn liền với bảo tồn, có 2 thôn trong vùng lõi, đời sống vật chất của người dân nơi đây có thể coi là thấp nhất trong các xã thuộc KBT.

2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu

2.4.2.1. Phương pháp tham khảo kế thừa tài liệu

Tham khảo và kế thừa các tài liệu về du lịch của các cơ quan và tổ chức đã và đang thực hiện, triển khai khai thác du lịch trong khu vực KBTTN Vân Long:. Các tài liệu về kinh tế xã hội, văn hóa, lễ hội của người dân ở các xã vùng đệm của KBTTN.Từ đó tiến hành thống kê, phân tích và xử lý các số liệu để đánh giá thực trạng hoạt động và phát triển du lịch tại KBTTN đất ngập nước Vân Long trong thời gian vừa qua:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/08/2022