Để khai thác tiềm năng, thế mạnh cạnh tranh của địa phương tập trung phát triển du lịch bền vững; thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận của tỉnh Lâm Đồng, trong đó có KDLQG hồ Tuyền Lâm, theo Quyết định 1528/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy Lâm Đồng đã ban hành Nghị quyết 03 NQ/TU, ngày 13/9/2016 về phát triển thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2030 và Nghị quyết 07-NQ/TU, ngày 16/11/2016 về phát triển du lịch chất lượng cao giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Bên cạnh đó còn ban hành và triển khai một số các chính sách du lịch khác như:
Về chính sách bảo tồn, tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch, ngành Du lịch Lâm Đồng xây dựng chủ trương và tổ chức các hoạt động nhằm bảo vệ và giữ gìn môi trường như: Hội thảo “Phát triển đô thị Đà Lạt gắn với bảo tồn theo định hướng quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”,… Qua đó, thành phố Đà Lạt đã được trao Giải thưởng “Thành phố bền vững về môi trường ASEAN”. Những điều kiện đó đã góp phần làm cho Đà Lạt nói chung và KDLQG Hồ Tuyền Lâm nói riêng, trở thành “điểm đến” lý tưởng, hấp dẫn ở Việt Nam.
Về chính sách phát triển SPDL, năm 2017 ngành Du lịch Lâm Đồng đã xây dựng khá nhiều SPDL mới dựa trên những sự kiện văn hóa, du lịch quan trọng đã diễn ra trên địa bàn. Ngoài chỉ đạo triển khai các hoạt động văn hóa, lễ hội, các chương trình nghệ thuật phục vụ nhân dân và khách du lịch trong các dịp lễ với hàng loạt hoạt động “lễ hội mùa Hè”, “lễ hội mùa Đông”, “ca nhạc thời trang”, “Đêm rock Tây Nguyên”,… Sở VHTTDL đã tích cực tham mưu UBND tỉnh triển khai nhiều hoạt động có quy mô quốc gia và quốc tế về đầu tư phát triển du lịch, như: Ngày Cà phê Việt Nam lần thứ nhất; Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII,… Còn tại KDLQG Hồ Tuyền Lâm, ngày 7 tháng 12 năm 2017, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 2649/QĐ-UBND về Ban hành quy định quản lý theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung KDL Hồ Tuyền Lâm, Thành phố Đà Lạt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó đưa ra điều chỉnh về SPDL tại đây bao gồm: Du lịch nghỉ dưỡng kết hợp hội nghị, hội thảo; Du lịch thể thao và vui chơi giải trí chất lượng cao (như: Sân golf, casino, cáp trượt...); Du lịch sinh thái (quan sát chim thú hoang dã, đi bộ trong rừng, du lịch tham quan bản làng dân tộc, du lịch mạo hiểm, leo núi, đi bè, câu cá,...); Du lịch tham quan thắng cảnh bằng đường thủy, đường bộ, cáp treo; Du lịch văn hóa, tôn giáo,... .
Về chính sách đào tạo và phát triển NNL du lịch, Sở VHTTDL chủ trì tổ chức lớp đào tạo mô hình “du lịch canh nông” cho 60 học viên là chủ các hộ gia đình sản
xuất nông sản công nghệ cao trên địa bàn Đà Lạt; tổ chức 2 khóa tập huấn nghiệp vụ về du lịch thể thao mạo hiểm (DLTTMH) cho 60 hướng dẫn viên của các công ty lữ hành trong toàn tỉnh, do Hiệp hội leo núi Singapore và Tổng cục Thể dục – Thể thao hướng dẫn và đã cấp chứng nhận cho 10 công ty đủ điều kiện tổ chức du lịch thể thao mạo hiểm trong tỉnh, tăng chất lượng SPDL và khả năng cung ứng các SPDL đáp ứng nhu cầu của du khách khi đến với KDLQG Hồ Tuyền Lâm.
Về chính sách xúc tiến, quảng bá du lịch, Thành phố Đà Lạt đã xây dựng và triển khai chương trình quảng bá thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” (4 sản phẩm, loại hình là rau, hoa, cà phê Arabica và du lịch canh nông) của TP. Đà Lạt, các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà; chỉ đạo UBND TP. Đà Lạt phối hợp với Viện Quy hoạch xây dựng miền Nam thực hiện việc quy hoạch lại trục du lịch, cảnh quan Bắc - Nam của TP. Đà Lạt, xây dựng hình ảnh điểm đến du lịch và hình ảnh của KDLQG Hồ Tuyền Lâm rõ ràng và cụ thể.
Về chính sách liên kết, hợp tác phát triển du lịch, năm 2017, UBND tỉnh đã triển khai các chương trình liên kết phát triển du lịch giữa Lâm Đồng với các tỉnh, thành phố trong nước như: Chương trình “4 địa phương - một điểm đến” (giữa Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Lắk với Hà Nội); hay Chương trình hợp tác phát triển tour “Một chuyến đi - nhiều điểm đến” (hợp tác phát triển du lịch giữa Lâm Đồng-Quảng Nam-Đà Nẵng
- Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017- 2020) nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế về văn hóa và những sản vật vốn có của từng địa phương, từng vùng miền để xây dựng các tour du lịch kết nối với KDLQG Hồ Tuyền Lâm thúc đẩy du lịch phát triển bền vững.
Có thể bạn quan tâm!
- Vai Trò Của Chính Sách Phát Triển Khu Du Lịch Quốc Gia
- Chính Sách Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Du Lịch
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chính Sách Phát Triển Các Khu Du Lịch Quốc Gia
- Bài Học Rút Ra Cho Các Khu Du Lịch Quốc Gia Thuộc Vùng Du Lịch Đồng Bằng Sông Hồng Và Duyên Hải Đông Bắc
- Kết Quả Phân Tích Thực Trạng Về Chính Sách Phát Triển Các Khu Du Lịch Quốc Gia Thuộc Vùng Du Lịch Đồng Bằng Sông Hồng Và Duyên Hải Đông Bắc
- Thực Trạng Quy Trình Chính Sách Phát Triển Các Khu Du Lịch Quốc Gia Thuộc Vùng Đồng Bằng Sông Hồng Và Duyên Hải Đông Bắc
Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.
Trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách phát triển du lịch, để chấn chỉnh các hiện tượng tiêu cực trong hoạt động du lịch, Sở VHTTDL phối hợp với các ngành chức năng tổ chức 425 đợt thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh; phát hiện xử phạt hành chính hàng chục trường hợp và rút Giấy phép một số đơn vị có nhiều sai phạm; tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo các địa phương “xóa” nạn cò mồi, chèo kéo khách du lịch gây bức xúc dư luận nhằm củng cố hình ảnh du lịch Đà Lạt nói chung và KDLQG Hồ Tuyền Lâm trong mắt du khách. Cùng với việc ban hành các chính sách hợp lý và hiệu quả, ngành du lịch Lâm
Đồng và hoạt động du lịch tại KDLQG hồ Tuyền Lâm đã đạt những thành tựu đáng ghi nhận, tạo điều kiện phát triển bền vững và lâu dài của ngành du lịch tại đây.
b. Khu du lịch quốc gia Sa Pa
Ngày 01/12/2017, Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 1927/QĐ-TTg công nhận KDL Sa Pa, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai là KDLQG, đây là KDLQG thứ hai của Việt Nam.
KDLQG Sa Pa thuộc địa bàn toàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, thuộc vùng du lịch Trung du và Miền núi Phía Bắc, đây là KDLQG duy nhất của vùng này. Diện tích vùng lõi tập trung phát triển KDLQG Sa Pa là 1.500 ha.
Theo Quyết định số 1845/QĐ-TTg về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KDLQG Sa Pa, tỉnh Lào Cai đến năm 2030 thì KDLQG Sa Pa được định hướng phát triển thành 01 Đô thị du lịch Sa Pa và 04 phân KDL, gồm: Bản Khoang - Tả Giàng Phình; Tả Phìn; Tả Van - Séo Mý Tỷ và Thanh Kim, có sự kết nối với huyện Bát Xát.
Các chính sách phát triển KDLQG Sapa nhằm mục tiêu: Xây dựng và thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển KDLQG Sa Pa đến năm 2030, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lào Cai. Đẩy mạnh xây dựng chiến lược quảng bá thương hiệu Sa Pa-Fansipan, đồng thời quy hoạch du lịch các huyện Bắc Hà và Bát Xát, thành phố Lào Cai. Thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch, đến nay đã vận động nguồn tài trợ Quỹ phát triển du lịch với tổng số tiền hơn 8,3 tỷ đồng.
Trong thời gian qua, KDLQG Sapa nói riêng và tỉnh Lào Cai nói chung, đã triển khai và thực hiện một số chính sách phát triển du lịch cụ thể như:
Về chính sách bảo tồn, tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch: Thành phố Lào Cai xác định phát triển KDLQG Sapa cần đồng thời với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số; phát huy tối đa lợi thế về điều kiện tự nhiên (khí hậu, cảnh quan); bảo đảm an ninh, quốc phòng, ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng, chống thiên tai và bảo vệ môi trường; Chú trọng khai thác thế mạnh đặc trưng về cảnh quan thiên nhiên và bản sắc văn hóa đặc sắc, đa dạng của đồng bào các dân tộc thiểu số để phát triển KDL bền vững theo hướng chuyên nghiệp, có trọng tâm, trọng điểm; nâng cao chất lượng dịch vụ, khẳng định thương hiệu du lịch cho Sa Pa.
Về chính sách phát triển các SPDL: Lào Cai đã xây dựng được một số sản phẩm du lịch nổi tiếng, đặc trưng, hấp dẫn du khách như: Giải đua ngựa truyền thống Bắc Hà; Giải Marathone leo núi quốc tế (VMM), Giải đua xe đạp quốc tế một vòng đua hai quốc gia Việt Nam – Trung Quốc, Giải đua xe đạp vượt núi quốc tế theo cung đường thành phố Lào Cai – Bát Xát – Y Tý – Bản Khoang – Sa Pa, Lễ hội 4 mùa, Lễ hội trên mây Sa Pa,… Các di tích, di sản văn hóa, danh thắng tiếp tục phát huy giá trị, tạo thành những SPDL hấp dẫn du khách như: danh thắng ruộng bậc thang Sa Pa, Bát Xát; các di tích Đền Bảo Hà, Đền Cô Tân An, Đền Thượng, Dinh Hoàng A Tưởng; các di sản văn hóa phi vật thể như lễ hội, nghệ thuật truyền thống, nghề thủ công truyền thống, chợ phiên,… Nhiều dự án KDL nghỉ dưỡng, KDL sinh thái, du lịch cộng đồng đã và đang chuẩn bị đi vào hoạt động góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ du
lịch tại KDLQG Sapa như: Khu vui chơi giải trí cáp treo Fansipan, khu sinh thái Topas, KDL cộng đồng Lá Dao, các khách sạn tiêu chuẩn 5 sao,…
Về chính sách đào tạo và phát triển NNL du lịch: Trong 2 năm 2016, 2017, NNL phục vụ du lịch tại KDLQG Sapa không ngừng được bổ sung với trên 3.500 lao động được đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng mới, nâng tổng số lao động du lịch được qua đào tạo bồi dưỡng trên địa bàn tỉnh lên trên 9.500 lao động.
Về chính sách đầu tư CSHT & CSVCKT du lịch: Lào Cai nói chung và Sapa nói riêng đang từng bước đẩy mạnh xã hội hóa, tăng cường huy động các nguồn lực đầu tư phát triển KDLQG Sa Pa;
Trong công tác triển khai thực hiện chính sách, với sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên của Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy, sau 2 năm triển khai thực hiện (2016 – 2017), du lịch Lào Cai nói chung và KDLQG Sa Pa nói riêng, đã tăng trưởng phát triển mạnh. Việc huy động nguồn lực đầu tư phát triển du lịch được quan tâm triển khai, tính đến hết năm 2017, tổng kinh phí huy động từ các nguồn thực hiện Đề án là 9.145,2 tỷ đồng trong đó chủ yếu tập trung thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nguồn ngân sách nhà nước chỉ chiếm 1,3%. Hệ thống CSHT, giao thông phục vụ du lịch tiếp tục được đầu tư, trọng tâm là các tuyến được thuộc huyện Sa Pa, Bắc Hà, kết nối với đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai. Hệ thống lưu trú tiếp tục phát triển với mức tăng trưởng khoảng 14% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, các dự án đang được tỉnh chỉ đạo và triển khai như: Công viên văn hóa Sa Pa, Khu vui chơi giải trí Bản Qua,… Du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới do người dân trực tiếp đầu tư và thực hiện phát triển với trên 200 cơ sở lưu trú homestay tập trung tại các xã Tả Van, Tả Phìn, Lao Chải, xã Y Tý, xã Tà Chải, Na Hối, Bản Phố, Tả Van Chư, Bản Liền, xã Nghĩa Đô. Hai năm liền (2016, 2017) Lào Cai đều được giải thưởng Homestay Asean do các nước thành viên ASEAN trao.
Về chính sách xúc tiến, quảng bá du lịch: Hoạt động xúc tiến và quảng bá KDLQG Sapa được chú trọng thông qua nhiều hình thức phong phú không chỉ quảng bá sản phẩm, thương hiệu của du lịch Lào Cai mà còn góp phần quan trọng kết nối sản phẩm, tour, tuyến du lịch của các tỉnh, thành phố trong cả nước, nhất là các tỉnh Tây Bắc của Việt Nam.
Về chính sách liên kết, hợp tác phát triển du lịch: Với mục tiêu khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh sẵn có, tiếp tục phát triển KDLQG Sa Pa và xây dựng thương hiệu du lịch Lào Cai, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai khóa XV đã xây dựng các nhóm nhiệm vụ được xác định là: Phát huy vai trò là trung tâm kết nối tour, tuyến
du lịch giữa Lào Cai với các địa phương khác trong khu vực Tây Bắc và các nước khu vực Đông Nam Á. Sự liên kết trong hoạt động du lịch đã tạo nên những chuỗi sản phẩm du lịch và dịch vụ đồng bộ, tạo ấn tượng tốt đẹp đối với du khách trong và ngoài nước.
Với những mục tiêu, giải pháp đồng bộ mang tính đột phá, chiến lược, KDLQG Sa Pa nói riêng và du lịch Lào Cai nói chung, đang tiếp tục đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của du khách thập phương. Tính đến hết năm 2017 nhiều chỉ tiêu của Đề án đạt cao như: Mức chi tiêu bình quân của khách du lịch đến Lào Cai đạt 1.335.000 đồng/khách; Tổng lượt khách du lịch ước là 3,5 triệu lượt; Tổng số cơ sở lưu trú là 961 cơ sở với tổng số trên 11.000 phòng; Số việc làm trong lĩnh vực du lịch đạt 19.200 việc làm; Tổng thu du lịch ước đạt 9.442 tỷ đồng.
c. Khu du lịch quốc gia Núi Sam
KDL Núi Sam được Bộ VHTTDL công nhận trở thành KDLQG vào ngày 13/07/2018 tại Quyết định 2646/QĐ-BVHTTDL. KDLQG Núi Sam thuộc địa phận phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, với diện tích khoảng 1.500 ha, có cảnh quan thiên nhiên độc đáo, hấp dẫn, với quần thể di tích lịch sử văn hóa, được xếp hạng cấp quốc gia, như: miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Hang và giá trị văn hóa tâm linh tín ngưỡng gắn với lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện trung bình mỗi năm, KDLQG Núi Sam đón khoảng 5 triệu lượt khách du lịch.
Thời gian vừa qua, để phát triển du lịch tại KDLQG Núi Sam, tỉnh An Giang đã ban hành và triển khai thực hiện các chính sách đảm bảo theo đúng quy trình, cụ thể như sau:
Về chính sách phát triển SPDL: Thời gian vừa qua, tỉnh An Giang tập trung xây dựng và triển khai các chính sách phát triển SPDL đặc trưng, đặc thù, cao cấp có sức cạnh tranh cao trong khu vực, quốc gia và quốc tế, mở rộng thị trường và thu hút khách du lịch đến tham quan nghiên cứu, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí,... Trong đó tập trung khai thác giá trị văn hóa, lịch sử, tâm linh của KDLQG Núi Sam và bản sắc văn hóa đặc trưng của địa phương; ưu tiên phát triển các SPDL văn hóa - tâm linh, hành hương, lễ Bà chúa Xứ, thăm lăng Thoại Ngọc Hầu.
Về chính sách tài chính: Để phát triển du lịch tại KDLQG Núi Sam, UBND tỉnh An Giang đã ban hành cơ chế thu hút đầu tư, chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư; xây dựng cơ chế chính sách đặc thù ưu đãi về nguồn vốn, đất đai, giải phóng mặt bằng, chính sách tài chính, thuế, tín dụng,... nhằm khuyến khích thu hút các nhà đầu
tư trong và ngoài nước nghiên cứu và triển khai các dự án xây dựng CSVCKT có quy mô lớn và sản phẩm du lịch có chất lượng cao tại KDLQG Núi Sam. Tỉnh An Giang cũng đẩy mạnh liên kết, tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến để thu hút nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức, cá nhân trong nước, thúc đẩy phát triển các mô hình liên doanh, liên kết phù hợp để huy động mọi nguồn lực xã hội đầu tư phát triển du lịch gắn với đảm bảo an ninh, quốc phòng và trật tự, an toàn xã hội vùng biên giới. Đặc biệt, tỉnh có chính sách ưu tiên những dự án đầu tư có quy mô và dịch vụ chất lượng cao, thân thiện với môi trường góp phần tạo thương hiệu cho KDLQG Núi Sam.
Về chính sách xúc tiến, quảng bá du lịch: Hàng năm, tỉnh An Giang tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư du lịch cho KDLQG Núi Sam nói riêng và toàn tỉnh nói chung. Đối với thị trường khách du lịch nội địa, tỉnh An Giang đã có chính sách kích cầu vào mùa thấp điểm nhằm khắc phục tính thời vụ của KDLQG Núi Sam. Trong đó, tỉnh tập trung thu hút phân đoạn thị trường du lịch gắn với mục đích lễ hội kết hợp với hành hương; thị trường khách trẻ tuổi yêu thích khám phá, thể thao, sinh thái trải nghiệm nông nghiệp, tham quan vườn ươm, trang trại. Tỉnh chú trọng phát triển thị trường khách quốc tế đi đường bộ từ Thái Lan và Campuchia qua các cửa khẩu quốc tế của An Giang; qua các hãng lữ hành tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Về chính sách liên kết, hợp tác phát triển du lịch: Để phát triển KDLQG Núi Sam trở thành trung tâm du lịch văn hóa tâm linh của cả nước, ngành Du lịch tỉnh An Giang đã triển khai có hiệu quả chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long với Thành phố Hồ Chí Minh; liên kết và mở rộng thị trường khai thác du lịch các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Đồng thời ngành Du lịch An Giang còn tổ chức các tuyến du lịch liên tỉnh và quốc tế như: Châu Đốc - Long Xuyên theo Quốc lộ 91 kết nối với thành phố Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh; Châu Đốc đi Hà Tiên theo kênh Vĩnh Tế; Châu Đốc đến BoKor, Sihanouk Ville (Campuchia, qua cửa khẩu Tịnh Biên); Châu Đốc đi Phnompenh, Tonle Sap, Siem Reap và Kampong Cham (Campuchia); thành phố Cần Thơ - thành phố Long Xuyên - thành phố Châu Đốc - PhnomPenh (theo sông Hậu).
Ngành Du lịch An Giang tăng cường hợp tác, liên kết trong phát triển sản phẩm du lịch giữa KDLQG Núi Sam đến các điểm du lịch nổi bật trên địa bàn tỉnh An Giang như cửa khẩu Tịnh Biên, rừng tràm Trà Sư, núi Cấm (huyện Tịnh Biên), Khu di chỉ Óc Eo (huyện Thoại Sơn), Khu Di tích lịch sử đồi Tức Dụp (huyện Tri Tôn), Búng Bình Thiên (huyện An Phú)...; các khu, điểm du lịch quan trọng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long để tạo ra những sản phẩm du lịch nội vùng và liên vùng có sức hấp dẫn,…
Với việc triển khai đồng thời và khá hiệu quả các chính sách phát triển KDLQG Núi Sam, thời gian vừa qua, sự phát triển du lịch tại đây đã thu được nhiều thành tựu đáng kể, thể hiện ở số lượng khách đến ngày càng tăng và sự phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại đây, đảm bảo cho KDLQG Núi Sam đạt đủ điều kiện công nhận thành một trong năm KDLQG đầu tiên của Việt Nam.
2.4.1.2. Kinh nghiệm về chính sách phát triển du lịch tại một số khu du lịch quốc gia trên thế giới
a. Khu du lịch quốc gia Goseokjeong, Hàn Quốc
KDL Goseokjeong là một trong 8 tuyệt cảnh tại Cheolwon, Gangwondo, Hàn Quốc, được công nhận là KDLQG vào năm 1977, là một trong những thắng cảnh tuyệt vời của Cheolwon nằm ở trung tâm của sông Hantan. Goseokjeong là một KDL hoạt động quanh năm với những bãi cỏ rất rộng lớn và các tiện nghi giải trí. Đây cũng là điểm khởi đầu cho các tour du lịch DMZ như Chiến trường hình tam giác Iron (Iron Triangle Battlefield), tại Trung tâm Bảo tồn và vào mùa đông, du khách có thể chiêm ngưỡng các đàn chim di cư.
Trong phát triển du lịch tại KDLQG Goseokjeong, chính phủ Hàn Quốc đã có một số chính sách quan trọng để thúc đẩy phát triển du lịch tại đây, trong đó phải kể đến các chính sách kích cầu và xúc tiến, quảng bá du lịch phong phú thông qua yếu tố văn hóa, giải trí Hàn Quốc.
Hàng năm lượng du khách đến tham quan Hàn Quốc nói chung và các điểm du lịch, trong đó có KDLQG Goseokjeong, không ngừng tăng lên, mang lại nguồn thu nhập ngoại tệ khổng lồ, phát triển kinh tế. Một trong những nguyên nhân lý giải cho điều này chính là do sự phát triển của nền công nghiệp điện ảnh rầm rộ ra khắp thế giới. Các nhà chức trách nhìn nhận đây chính là nhân tố để xúc tiến, quảng bá về Hàn Quốc nói chung và du lịch tại KDLQG Goseokjeong nói riêng. Theo những báo cáo gần đây về số lượng khách du lịch đến Hàn Quốc, hơn một nửa số khách Châu Á đặt chân tới quốc gia này bị hấp dẫn bởi những đoạn phim quảng cáo và truyền hình, đặc biệt là những bài hát của Hàn Quốc. Tại Goseokjeong cũng thế. Nơi đây là địa điểm quay hình của nhiều phim truyền hình cổ trang lẫn hiện đại, show truyền hình và phim điện ảnh nổi tiếng toàn Châu Á cũng như thế giới, tiêu biểu như phim “ Gió thổi mùa đông năm ấy”, “Bác sĩ Jin”, “Chiến binh Baek Dong Soo”,... Thông qua các chính sách nhằm thúc đẩy quảng bá, giới thiệu về văn hóa và cảnh quan xinh đẹp của các địa phương, trong đó có KDLQG Goseokjeong tới bạn bè quốc tế, từ đó thúc đẩy du khách đến với KDL này nhiều hơn.
b. Khu du lịch quốc gia Núi Tam Thanh, Trung Quốc
Núi Tam Thanh là một ngọn núi nằm ở phía Bắc huyện Ngọc Sơn, Thượng Nhiêu thuộc tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, có giá trị lịch sử, phong cảnh hữu tình, nên thơ. Với giá trị đó, năm 2005, núi Tam Thanh được công nhận là một điểm danh lam thắng cảnh quốc gia quan trọng, một KDLQG cấp 4A (cấp cao nhất ở Trung Quốc là 5A), một di sản thiên nhiên quốc gia và một công viên địa chất quốc gia.
Để phát triển du lịch tại đây, chính phủ Trung Quốc cũng như chính quyền tỉnh Giang Tây và thành phố Thượng Nhiêu đã xây dựng và triển khai thực hiện rất nhiều chính sách, trong đó phải kể đến một số chính sách sau:
Về chính sách bảo tồn và tôn tạo TNDL: Núi Tam Thanh là điểm du lịch mang giá trị tự nhiên rõ nét, các yếu tố địa chất mang giá trị lịch sử quý giá cùng với những cảnh quan độc đáo kỳ vĩ chính là điểm nhấn của KDL này. Do vậy, tại đây, chính phủ Trung quốc cũng như chính quyền thành phố Thượng Nhiêu luôn cố gắng gìn giữ cảnh quan và môi trường tự nhiên, tránh ảnh hưởng tới môi trường du lịch của KDLQG Núi Tam Thanh. Theo “Quy hoạch tổng thể thành phố Thượng Nhiêu (2007- 2020)”, kết hợp với tình hình phát triển thực tế, năm 2010, thành phố Thượng Nhiêu đã hoàn thành công tác biên soạn “Quy hoạch hệ thống đất xanh thành phố Thượng Nhiêu (2010-2020)” và đã xác định được mục tiêu phát triển dài hạn trong giai đoạn 2010 - 2020 về xanh hóa vườn cảnh khu trung tâm thành phố, tạo cơ sở và tiêu chuẩn cho phát triển xanh hóa vườn cảnh khu trung tâm thành phố. Lập kế hoạch thực thi cẩn thận một loạt công trình sinh thái xanh hóa. Vài năm gần đây, khu vực trung tâm thành phố Thượng Nhiêu đã lần lượt xây dựng thành công hoặc đã cải tạo một loạt các công viên thành phố như Công viên Nhân dân, Công viên Tử Dương, Công viên hồ Long Đàm, Vườn Thực vật thành phố Thượng Nhiêu… Hiện tại, số lượng công viên đã lên tới con số 25, loại hình công viên cũng ngày càng phong phú, làm thay đổi lịch sử không có vườn thực vật và công viên mang tính tổng hợp của thành phố này. Thành phố cũng đã xây dựng hoặc cải tạo hơn 20 tuyến đường cây xanh và vành đai xanh như đại lộ núi Tam Thanh, đại lộ Quảng Tín, đại lộ Quy Phong…, cơ bản đã hình thành xương sống xanh hóa đường xá, đồng thời, tiêu chuẩn xây dựng xanh hóa khu cư trú và xanh hóa khuôn viên các đơn vị cũng ngày càng được phát triển. Trình độ quản lý xanh hóa vườn cảnh thành phố ngày càng nâng cao. Hiện nay, thành phố Thượng Nhiêu nghiêm túc thực thi chế độ quản lý vành đai xanh và “chế độ con dấu màu xanh”, tăng cường kiểm tra quy hoạch các hạng mục xanh hóa đồng bộ và quản lý nghiệm thu hoàn công, bảo đảm cho các phương án thiết kế được thực thi triệt để. Thành phố Thượng Nhiêu cũng đã lẫn lượt cho ra đời 14 văn kiện và chế độ