Du Lịch Đến Các Vườn Quốc Gia Và Khu Bảo Tồn Ở Việt Nam


một phần vì các nước chủ nhà chưa nhận được đầy đủ các lợi nhuận tiềm năng từ du lịch, và một phần khác vì chỉ một số ít lợi nhuận được đưa trực tiếp trở lại để hỗ trợ bảo tồn và phát triển kinh tế (Kreg Lindberg và Richard

M. Huber, Jr.,1999).

Năm 1998 tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN đã đưa ra 10 nguyên tắc về phát triển du lịch bền vững Như sau:

1. Sử dụng tài nguyên một cách bền vững, bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên, xã hội và văn hóa.

2. Giảm tiêu thụ quá mức và xả thải, nhằm giảm chi phí khôi phục suy thoái môi trường và nâng cao chất lượng du lịch.

3. Duy trì tính đa dạng. Duy trì và phát triển tính da dạng của tự nhiên, xã hội và văn hóa để tạo ra sức bật của du lịch.

4. Lồng ghép du lịch vào quy hoạch phát triển của địa phương và quốc gia.

5. Hỗ trợ nền kinh tế địa phương, vừa phải tính toán chi phí môi trường vừa để bảo vệ nền kinh tế bản địa.

6. Thu hút sự tham gia của cộng đồng, điều này không chỉ đem lại lợi ích cho cộng đồng mà còn tăng tính hấp dẫn của du lịch với du khách.

7. Tư vấn của các nhóm quyền lợi và cộng đồng địa phương, đảm bảo hợp tác lâu dài giảm xung đột về quyền lợi của các bên liên quan.

8. Đào tạo cán bộ kinh doanh du lịch nhằm thực thi các sáng kiến về phát triển du lịch bền vững, cải thiện chất lượng du lịch.

9. Maketing du lịch một cách có trách nhiệm, phải cung cấp thông tin đầy đủ cho du khách, nhằm nâng cao sự tôn trọng của du khách đến môi trường tự nhiên, xã hội và văn hóa, góp phần thoả mãn nhu cầu của du khách.

10. Triển khai các nghiên cứu nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề, mang lại lợi ích cho du lịch, cho nhà kinh doanh và du khách.

Nhìn chung, trên thế giới đến nay, du lịch sinh thái đã thu hút được sự


chú ý đáng kể dựa trên khả năng của nó trong việc cung cấp các lợi ích kinh tế cho bảo tồn và phát triển nông thôn. ở nhiều vùng. Du lịch sinh thái đã có những đóng góp không nhỏ cho cả hai lĩnh vực. Tuy nhiên, những giải pháp cho phát triển du lịch sinh thái vẫn còn đang được nghiên cứu và hoàn thiện dần cả về mặt chính sách kinh tế xã hội và cả về mặt công nghệ của hoạt động du lịch.

1.2. ở Việt Nam

1.2.1. Du lịch đến các vườn quốc gia và khu bảo tồn ở Việt Nam

Kh¸ch du lÞch quèc tÕ

Kh¸ch du lÞch néi ®Þa

9600

8500

Vị trí giao thông thuận lợi và tiềm năng của các nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, giàu bản sắc cả về thiên nhiên lẫn nhân văn đã tạo điều kiện cho du lịch Việt Nam phát triển một cách mạnh mẽ. Số liệu thống kê cho thấy lượng du khách đến Việt Nam không ngừng tăng lên. Từ năm 1994 đến năm 2000 lượng khách tăng gần gấp hai lần. Sự gia tăng của khách du lịch ở Việt Nam được thể hiện rõ ở hình sau.


12000

11290


10000

10000


8000

6989

7254


6214


6000


4000


2000

1607

1716

1520

2024


0

1994

1995

1996

1997

1998

1999

2000


1018

1351

1700

(Đơn vị tính: nghìn người) Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam, 2001

Hình 1.1. Phát triển của số lượng khách du lịch ở Việt Nam

Năm 2016, theo số liệu của Tổng cục Du lịch, số khách quốc tế đến Việt Nam là 10 triệu người và số khách nội địa là 62 triệu người. Nếu từ năm 1994 đến năm 2000 số khách du lịch tăng lên 2 lần thì, từ năm 2001 đến 2016 số khách du lịch đã tăng lên gấp 5 lần. Có thể thấy rõ xu hướng tăng lên nhanh và ổn định của lượng khách du lịch gần như theo cấp số nhân.


Khách du lịch nội địa tăng rất nhanh đã chứng tỏ trong nền kinh tế phát triển, du lịch đang trở thành nhu cầu ngày càng lớn với đời sống người dân Việt Nam. Nó sẽ là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế và bảo tồn ở các vườn quốc gia. Người ta dự kiến đến năm 2020 số du khách nội địa có thể đạt 12 triệu người và số du khách nội địa có thể đạt 80 triệu người, doanh thu từ du lịch có thể đạt hàng trăm nghìn tỷ đồng mỗi năm.

Trong cuốn “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” người ta đã xác định Việt Nam có 7 vùng du lịch với 24 trung tâm du lịch, 46 khu du lịch quốc gia, 40 điểm du lịch quốc gia, 12 đô thị du lịch. Người ta dự kiến đến năm 2030 lượng khách du lịch quốc tế sẽ lên đến 18 triệu người và khách nội địa đến đến hơn 70 triệu người. Tuy nhiên, đến nay đã có thể thấy số lượng khách dự kiến như vậy có thể thấp hơn nhiều so với thực tế.

Lượng khách du lịch đến các vườn quốc gia cũng không ngừng tăng lên. Hình ảnh trực quan về sự tăng lên này được thể hiện ở hình sau.


(Đơn vị tính: nghìn người) Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam, 2001


Hình 1.2. Phát triển của số lượng khách du lịch đến các vùng tự nhiên Việt Nam


Hiện nay, số lượng khách quốc tế đến các vùng tự nhiên mỗi năm đã tăng lên hàng triệu người, còn số khách nội địa đã lên đến gần chục triệu người một năm. Phần lớn khách du lịch đến các VQG là học sinh sinh viên (chiếm khoảng 50% - Tổng Cục Du lịch, 2000), tiếp đến là công nhân viên chức, cán bộ nghiên cứu và các thành phần khác.

Số liệu thống kê ở các vườn quốc gia đã cho thấy lượng khách du lịch tăng lên ngày càng tăng liên tục theo thời gian.

Người ta đã nhận thấy sự phát triển du lịch ở vườn quốc gia đã góp phần nâng cao nhận thức, kiến thức của mọi người về bảo vệ thiên nhiên, hỗ trợ cho việc nâng cao thu nhập kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương và định hướng những hành động của họ theo chiều hướng có lợi cho vào bảo vệ thiên nhiên (Phạm Quang Đông, 2002). Du lịch ở vườn quốc gia cũng tạo điều kiện mở rộng quan hệ nhiều mặt giữa miền núi với miền xuôi, giữa trong nước và quốc tế theo xu hướng hội nhập và phát triển, tăng cường trao đổi kinh tế, văn hóa, góp phần giảm dần khoảng cách phát triển các khu vực. Nguồn lợi thu được từ các dịch vụ du lịch sinh thái được sử dụng để thực hiện các biện pháp bảo tồn và hoạt động phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

1.2.2. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của du lịch đến môi trường ở vườn quốc gia và các hệ sinh thái rừng

Những nghiên cứu liên quan đến môi trường ở vườn quốc gia tập trung chủ yếu vào phát hiện tài nguyên đa dạng sinh học. Kết quả nghiên cứu đã phát hiện được ở các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam là khoảng 12000 loài thực vật có mạch, 275 loài thú, 800 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài lưỡng cư, 2470 loài cá và trên 5500 loài côn trùng (Kế hoạch hành động đa dạng sinh học của Việt Nam, 1991). Số loài ở mỗi vườn quốc gia đều lên đến hàng nghìn, số liệu được phản ảnh qua bảng sau.


Bảng 1.1. Thống kê số loài thực vật ở các

Trung tâm đa dạng sinh học và Vườn Quốc gia


Trung tâm, vườn quốc gia

Số loài thực vật (loài)

Số loài thú (loài)

Số loài chim (loài)

Số loài bò sát và ếch nhái (loài)

Tam Đảo

904

64

240

83

Cát Bà

745

39

149

57

Cúc Phương

1994

88

300

53

Bạch Mã

2500

83

330

52

Cát Tiên

2500

105

348

121

Yok Đôn

1500

66

241

62

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Nghiên cứu hoàn thiện các nguyên tắc chỉ đạo hoạt động du lịch khu rừng phòng hộ huyện Sóc Sơn, Hà Nội - 3

Những nghiên cứu cũng chỉ rõ giá trị to lớn của các Vườn Quốc gia trong bảo tồn tài nguyên sinh vật. Đây là nơi lưu giữ hầu hết các giống loài đặc hữu và quý hiếm, những loài đang nguy cấp cần được bảo vệ (Võ Quý, Nguyễn Duy Chuyên, Phạm Nhật v.v... 1995; Thái Văn Trừng, 1997; Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997; Võ Quý, Nguyễn Bá Thụ, Hà Đình Đức, Lê Văn Tấc, 1996; Nguyễn Bá Thụ, 1995).

Một số công trình nghiên cứu đã hướng vào phân tích tác động tiềm năng của du lịch đến môi trường ở vườn quốc gia (Đặng Huy Huỳnh, Lê Văn Lanh, Võ Trí Chung, 2001). Các tác giả đã nêu lên những thách thức và một số giải pháp cho sự nghiệp bảo tồn ở Vườn Quốc gia Việt Nam và Khu bảo tồn thiên nhiên. Một số ẩn phẩm cũng đề cập đến tác động của du lịch đến môi trường, xã hội, kinh tế (Nguyễn Hoài Nam, 2001; Trần Thanh Lâm, 2001; Nguyễn Tài Cung, 2001). Các tác giả đều khẳng định du lịch sinh thái là cơ hội cho sự phát triển và bảo tồn ở vườn quốc gia. Tuy nhiên, nó cũng là một thách thức mới với hoạt động bảo tồn và bảo vệ môi trường nói chung ở vườn quốc gia.

Những vấn đề bất cập của du lịch hoạt động ở VQG cũng được nhiều


tác giả nêu trong cuộc hội thảo về DLST với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam ngày 23 – 24/4/1998 tại Hà Nội (Nguyễn Thượng Hùng, 1998, Nguyễn Quang Mỹ, Đặng Bảo Hiền, 1998, Vũ Thu Hiền, Nguyễn Khánh Vân, 1998; Lê Văn Lanh, 1998; Đặng Huy Huỳnh, 1998; Nguyễn Thị Sơn, 1998; Võ Trí trung, 1998; Phạm Quỳnh Phương, 1998; Nguyễn Bá Thụ và Nguyễn Hữu Dũng, 1998). Các tác giả đã kết luận rằng nếu được quản lý tốt thì du lịch sinh thái là hình thức du lịch thiên nhiên sẽ có tác động tích cực đến bảo vệ môi trường và văn hoá, đảm bảo mang lại các lợi ích về tài chính cho cộng đồng địa phương và có đóng góp nỗ lực cho bảo tồn. Du lịch sinh thái có thể được phát triển như một nhân tố quan trọng cho thực hiện các chức năng giáo dục môi trường và giải trí nghỉ dưỡng.

Năm 2002, Vương Văn Quỳnh và cộng sự đã nghiên cứu ảnh hưởng của du lịch đến bảo vệ môi trường ở 3 vườn quốc gia Tam Đảo, Cúc Phương và Cát Bà. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia và khu bảo tồn đang phát triển như một xu hướng không thể cưỡng lại được. Nó có vai trò to lớn với phát triển kinh tế xã hội của đất nước nhưng cũng là một nguy cơ tiềm ẩn về suy thoái môi trường ở các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. Mặc dù ở mức còn hạn chế nhưng những tác động tiêu cực ở ba vườn quốc gia đã biểu hiện rõ. Nhóm tác giả đã đề xuất một số giải pháp để giảm thiểu tác động của du lịch đến môi trường ở các vườn quốc gia Việt Nam như sau:

+ Các giải pháp kinh tế bao gồm: (1) - Tăng cường đầu tư hỗ trợ cho phát triển các dịch vụ hỗ trợ du lịch; (2) - Tổ chức bán vé với giá cả hợp lý cho các đối tượng khác nhau của khách du lịch vào vườn quốc gia; (3) - Xây dựng quy chế quản lý lệ phí thu được từ du lịch; (4) - Tăng cường nhu cầu chi tiêu của du khách tại vườn quốc gia (5) - Đảm bảo cân bằng giữa dịch vụ thương mại và phi thương mại cho du khách.


+ Các giải pháp xã hội bao gồm: (1) - Quan tâm đến lợi ích cộng đồng địa phương,; (2) - Quy hoạch phát triển du lịch một cách khoa học ở vườn quốc gia; (3) - Tăng cường giáo dục cho khách du lịch ở vườn quốc gia; (4) - Hoàn thiện các nguyên tắc chỉ đạo cho các đối tượng tham gia du lịch; (5) - Cấp giấy chứng nhận cho các hướng dẫn viên du lịch.

+ Những giải pháp khoa học công nghệ gồm: (1) - Xác định mức chịu tải của du lịch ở vườn quốc gia; (2) - Mở rộng du lịch sinh thái ra vùng đệm;

(3) – Phát triển sản xuất các mặt hàng truyền thống làm hàng lưu niệm; (4) - Phát triển các ngành nghề phục vụ du lịch; (5) - Phục hồi các thành phần môi trường bị suy thoái ở vườn quốc gia.

Năm 2004, Bùi Thế Đồi đã nghiên cứu về những giải pháp quản lý bền vững tài nguyên du lịch sinh thái vườn quốc gia Cát Bà. Nghiên cứu cho thấy du lịch đang diễn ra mạnh mẽ tại Cát Bà, đã mang lại lợi ích đáng kể đối với sự phát triển của vùng đảo, đã tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân. Nguồn thu nhập từ du lịch đã tăng lên theo từng năm, đặc biệt ở khu vực thị trấn và những nơi thuận lợi cho kinh doanh du lịch. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng về lượng KDL đến với đảo Cát Bà thì số lượng các vụ vi phạm tài nguyên rừng, biển có chiều hướng gia tăng. Cộng đồng địa phương vẫn chưa thực sự tham gia vào quản lý du lịch sinh thái và lợi ích từ du lịch đối với họ không đáng kể.

Nhóm tác giả đã đề xuất một số giải pháp kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả quản lý TNDLST ở Cát Bà gồm: Hỗ trợ vốn cho các hộ gia đình đầu tư phát triển kinh tế và các dịch vụ du lịch, hỗ trợ việc hình thành và phát triển các loại hình kinh doanh DLST, tạo công ăn việc làm cho người dân, thực hiện đầy đủ việc thu thuế sử dụng tài nguyên, hỗ trợ sự phát triển DLST dựa vào cộng đồng nhằm thúc đẩy người dân địa phương tham gia nhiều hơn nữa vào các hoạt động du lịch và giảm bớt sức ép đến các nguồn tài nguyên. Một


số giải pháp xã hội gồm: Tiến hành và hoàn thiện công tác qui hoạch phát triển DLST, xây dựng và áp dụng các quy ước, quy định của cộng đồng trong việc quản lý tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên DLST, giải quyết các xung đột và mâu thuẫn trong quản lý TNDL của các đối tượng hưởng lợi, tăng cường khả năng tiếp cận thông tin và thị trường cho người dân, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có nghiệp vụ du lịch hoặc những hướng dẫn viên du lịch là người địa phương, triệt bỏ các tệ nạn xã hội phát sinh từ các hoạt động du lịch. Một số giải pháp khoa học công nghệ gồm: tổ chức nghiên cứu có sự tham gia của người dân địa phương về phát triển DLST, kết hợp các kiến thức địa phương với các kiến thức khoa học công nghệ mới trong việc bảo vệ duy trì cảnh quan môi trường phục vụ DLST, qui hoạch phát triển DLST trên vườn nhà, vườn rừng của dân; Xây dựng và nhân rộng các mô hình nông lâm kết hợp vừa cho thu nhập từ các sản phẩm vừa có thể thu hút sự chú ý của KDL.

Mặc dù có nhiều phân tích về nghiên cứu tác động của du lịch đến hoàn cảnh kinh tế, xã hội và môi trường ở vườn quốc gia, song những nghiên cứu hướng vào tác động môi trường của du lịch sinh thái vẫn còn mới mẻ. Tư liệu khoa học thu được vẫn chưa đủ làm căn cứ để đưa ra các giải pháp hạn chế tác động của du lịch sinh thái đến bảo vệ môi trường.

1.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của du lịch đến hệ sinh thái rừng ở Hà Nội

Sự phát triển của du lịch sinh thái ở Hà Nội

Hà Nội là thủ đô có lịch sử hàng nghìn năm, truyền thống văn hóa đa dạng và giàu bản sắc, Hà Nội thực sự là một trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Hà Nội đứng đầu về số lượng di tích Việt Nam với 3840 di tích trên tổng số gần 40.000 di tích Việt Nam, trong đó có 1164 di tích cấp quốc gia. Hà Nội hiện là địa phương sở hữu nhiều danh hiệu UNESCO ở Việt Nam nhất. Tài nguyên du lịch của Hà Nội rất đa dạng bởi hàng nghìn công trình

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/09/2022