của địa phương. Đồng thời thu thập thông tin cơ sở từ các tổ chức, DNDL về tình hình thực hiện chính sách phát triển KDLQG tại các vùng du lịch của địa phương.
- Thanh tra quy hoạch phát triển KDLQG làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch chi tiết phát triển tại các vùng du lịch của địa phương, thẩm định lại các khu vực có tiềm năng du lịch và đưa ra các dự án đầu tư chi thiết, cụ thể hơn.
Việc kiểm tra, thanh tra nhằm kịp thời phát hiện sai phạm trong quá trình triển khai và thực hiện chính sách để có biện pháp xử lý kịp thời. Ngoài ra, việc kiểm tra, thanh tra còn nhằm rà soát hệ thống văn bản pháp luật về du lịch hiện hành, loại bỏ những quy định chồng chéo, không có giá trị thiết thực, không phù hợp với các cam kết; đảm bảo các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp cam kết về du lịch của địa phương.
2.2.2.4. Đánh giá và điều chỉnh chính sách
Cơ quan nào xây dựng và ban hành chính sách thì cơ quan đó có trách nhiệm đánh giá và điều chỉnh chính sách để đảm bảo chính sách được thực hiện hợp lý và hiệu quả tại địa phương.
a. Đánh giá chính sách
Để đảm bảo chính sách có hiệu lực, hiệu quả tại địa phương thì cần đảm bảo các tiêu chí sau:
- Sự phù hợp với đường lối của Đảng và Nhà nước: Văn bản pháp luật về du lịch hiện hành phải phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, đảm bảo các lợi ích cho quốc gia, dân tộc.
- Đồng bộ, nhất quán, minh bạch, ổn định và có tính kế thừa: Sự phát triển của hệ thống chính sách theo một quá trình mang tính lịch sử mà những chính sách ra sau phải đồng bộ, nhất quán, minh bạch, ổn định và kế thừa những ưu điểm của hệ thống văn bản trước đó. Do đó, các chính sách đưa ra phải thể hiện được tính liên tục của hệ thống chính sách của Nhà nước.
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Lý Luận Và Kinh Nghiệm Thực Tiễn Về Chính Sách Phát Triển Các Khu Du Lịch Quốc Gia
- Vai Trò Của Chính Sách Phát Triển Khu Du Lịch Quốc Gia
- Chính Sách Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Du Lịch
- Kinh Nghiệm Về Chính Sách Phát Triển Du Lịch Tại Một Số Khu Du Lịch Quốc Gia Trên Thế Giới
- Bài Học Rút Ra Cho Các Khu Du Lịch Quốc Gia Thuộc Vùng Du Lịch Đồng Bằng Sông Hồng Và Duyên Hải Đông Bắc
- Kết Quả Phân Tích Thực Trạng Về Chính Sách Phát Triển Các Khu Du Lịch Quốc Gia Thuộc Vùng Du Lịch Đồng Bằng Sông Hồng Và Duyên Hải Đông Bắc
Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.
- Tính khoa học và khả thi: Chính sách không phải là những ý tưởng có tính phi hiện thực mà nó phải mang tính thực tế. Chính sách phát triển KDLQG phải gắn với những chỉ tiêu đúng đắn, phải thực hiện những cách thức tối ưu để đạt được, gắn liền với NNL được phân công để thực hiện phù hợp, đồng thời phải gắn với những điều kiện về cơ sở vật chất - kỹ thuật và tài chính xác định. Có như vậy, kế hoạch mới đảm bảo được tính khoa học và thực thi hiệu quả.
- Đáp ứng nhu cầu du lịch: Các chính sách phát triển KDLQG tại các vùng du lịch đưa ra phải đảm bảo thỏa mãn được các nhu cầu của DNDL và du khách tại các vùng du lịch; chính sách phù hợp với nhu cầu du lịch thì sẽ được DNDL thực thi
nhanh chóng và có hiệu quả cao, kích thích nhu cầu tham quan du lịch của du khách tại các vùng du lịch có KDLQG.
- Sự ủng hộ của dân cư: Chính sách phát triển KDLQG tại các vùng du lịch sẽ gặp nhiều thuận lợi khi được dân cư ủng hộ như về giải phóng mặt bằng, ý thức bảo vệ TNDL, ý thức giữ gìn truyền thống văn hóa bản địa,… Do vậy, hiệu quả của chính sách phát triển ktại các vùng du lịch KDLQG phụ thuộc rất nhiều vào mức độ ủng hộ của dân cư địa phương.
b. Điều chỉnh chính sách
Sau khi kiểm tra và đánh giá được các mức độ thực hiện chính sách, cần phải tìm ra nguyên nhân và đưa ra một số nội dung điều chỉnh chính sách phù hợp với tình hình thực tế của quá trình thực hiện chính sách tại các địa phương.
- Xác định nguyên nhân: Các nguyên nhân từ sự thay đổi của thực tế khách quan; các nguyên nhân từ sự sai lệch trong quá trình thực hiện chính sách và báo cáo tổng kết, trình các dự thảo chính sách thiếu thực tế của chính quyền địa phương; các nguyên nhân từ sự thiếu thực tế, chưa quan tâm thích đáng của cơ quan ban hành chính sách…
- Nội dung điều chỉnh: Tiếp tục hoàn thiện dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật, các hướng dẫn thi hành Luật Du lịch, chính sách phát triển KDLQG theo hướng đẩy mạnh phân cấp, để đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tại các vùng du lịch của địa phương. UBND cấp tỉnh phải được HĐND cùng cấp thông qua một số điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế về chính sách phát triển KDLQG của địa phương với các nguyên tắc các dự án thuộc cấp tỉnh và trong phạm vi ngân sách dự phòng của tỉnh; đối với các dự án lớn thì phải được lập kế hoạch trình Chính phủ xét duyệt. Trong phạm vi địa phương, có thể có một số chính sách riêng và nhỏ lẻ như điều chỉnh hỗ trợ đầu tư riêng và hỗ trợ cải tiến SPDL phù hợp với địa phương. Điều chỉnh một số mức thuế ưu đãi riêng với đầu tư vào du lịch. Tùy theo điều kiện thực tế, điều chỉnh danh mục các dự án ưu tiên đầu tư du lịch mở rộng.
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia
2.3.1. Các yếu tố phạm vi vĩ mô quốc gia
Chính sách phát triển các KDLQG chịu tác động của các yếu tố vĩ mô quốc gia chủ yếu sau:
- An ninh chính trị và an toàn xã hội: Phát triển du lịch không bao giờ tách rời các yếu tố về an ninh chính trị và an toàn xã hội. Các yếu tố này luôn được khách du lịch xem xét ở vị trí hàng đầu khi quyết định lựa chọn một điểm đến du lịch cụ thể, bao gồm cả các KDLQG. Thực tiễn hoạt động du lịch cho thấy, những khu vực có
xảy ra khủng hoảng an ninh chính trị và gặp các vấn đề bất ổn về an toàn xã hội, chẳng hạn như các vụ bạo động, biểu tình chính trị hoặc tình hình dịch bệnh phức tạp hay tình hình thiên tai và các thảm họa tự nhiên tại các điểm đến du lịch, đều có những tác động tiêu cực làm suy giảm hoạt động du lịch tại đó. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển du lịch tại các KDLQG và các chính sách phát triển KDLQG tại vùng du lịch. Như vậy chính sách phát triển du lịch chỉ có thể được xây dựng, thực hiện và triển khai một cách hiệu quả tại KDLQG nếu như tại đó không gặp các vấn đề bất ổn về an ninh chính trị và an toàn xã hội. Đây là vấn đề phức tạp và khó kiểm soát, chịu tác động rất lớn từ cách thức quản lý và vận hành bộ máy hành chính từ phía chính phủ và các cơ quan quản lý TW.
- Trình độ nhận thức và năng lực của cơ quan QLNN: Các cấp, các ngành có liên quan đến chính sách phát triển KDLQG tại vùng du lịch bao gồm các cấp như cơ quan của Chính phủ (một số chính sách có liên quan đến các địa phương), các ngành như: Du lịch, Tài nguyên môi trường, Văn hóa,… có liên quan tới hoạt động du lịch tại đó. Trình độ nhận thức và năng lực của đội ngũ này cũng ảnh hưởng rất lớn tới việc xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát và điều chỉnh chính sách phát triển nhằm mang lại hiệu quả cho ngành du lịch địa phương và quốc gia.
Cụ thể, nếu các cấp, các ngành quan tâm, nhận thức được đúng các vấn đề du lịch thực tế bức xúc, cần giải quyết ở địa phương thì chính sách phát triển KDLQG ban hành mới đảm bảo tính hợp lý, tạo thuận lợi cho quá trình thực thi và chấp hành chính sách ở các địa phương được dễ dàng; Bộ máy QLNN cấp TW và tại vùng du lịch có KDLQG nếu có năng lực, trình độ quản lý tốt, trình độ chuyên môn cao thì mới có tác động tích cực đến quá trình thực hiện chính sách phát triển KDLQG tại đó; Chính quyền địa phương có trình độ năng lực cao, các chính sách phát triển KDLQG tại các vùng du lịch được thực hiện hợp lý sẽ đem lại lợi ích cho các cá nhân, tổ chức và DNDL thì mới được họ tin tưởng, hưởng ứng và ủng hộ cho quá trình triển khai thực hiện chính sách phát triển KDLQG.
- Sự phát triển nhu cầu du lịch đến các KDLQG: Nhu cầu du lịch tăng sẽ góp phần tạo điều kiện thực hiện thành công chính sách phát triển KDLQG. Nhu cầu tăng và ổn định tạo ra tiềm năng phát triển lâu dài và bền vững của điểm đến có KDLQG. Qua đó, việc tuyên truyền, kêu gọi các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp thực hiện và tuân thủ theo chính sách phát triển du lịch sẽ được thuận lợi hơn, tiến độ triển khai chính sách cũng nhanh hơn; Quy mô, chủng loại khách du lịch gia tăng, thu nhập từ du lịch của các KDLQG cũng tăng lên sẽ giúp đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của chính sách; Nhu cầu du lịch tại KDLQG tăng lên, đòi hỏi chất lượng dịch vụ du lịch
phải được nâng cao, trong đó chất lượng NNL du lịch càng phải được quan tâm hơn. Khi đó, chính sách phát triển NNL du lịch sẽ được các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp tham gia hưởng ứng sẽ tạo thuận lợi cho quá trình triển khai thực hiện chính sách phát triển KDLQG tại các vùng du lịch của địa phương; Khi nhu cầu du lịch ở các KDLQG phát triển thì ý thức phát huy giá trị văn hóa truyền thống được nâng lên, các sản phẩm làng nghề sản xuất ra bán được nhiều sẽ góp phần khôi phục dần dần các sản phẩm truyền thống khác. Khi đó, chính sách bảo tồn, tôn tạo tài nguyên và môi trường đưa ra sẽ được triển khai nhanh chóng, đẩy nhanh tiến trình thực hiện chính sách phát triển KDLQG tại các địa phương.
Ngoài ra, các yếu tố vĩ mô tác động đến chính sách và quy trình chính sách phát triển KDLQG còn bao gồm xu hướng toàn cầu hóa, xu thế chung về phát triển du lịch quốc gia và trên thế giới, xu hướng về Cách mạng công nghiệp 4.0 đều liên quan đến bối cảnh và điều kiện thực hiện các chính sách phát triển du lịch tại các điểm đến du lịch… Như vậy, các yếu tố trên ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển du lịch nói chung, từ đó, tác động nhất định đến các chính sách ưu tiên tại mỗi quốc gia, mỗi khu vực trong từng giai đoạn, làm thay đổi quy trình chính sách và kết quả phát triển du lịch tại đó. Do vậy, khi nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển KDLQG, cần phải cân nhắc và xem xét đến các bối cảnh chung nói trên để làm cơ sở điều chỉnh các chính sách cho phù hợp.
2.3.2. Các yếu tố phạm vi địa phương cấp tỉnh
Ở cấp địa phương, các chính sách phát triển KDLQG chịu sự tác động của một số yếu tố chủ yếu sau đây:
- Chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có KDLQG: Ở bất kỳ quốc gia, địa phương hay khu vực nào, du lịch cũng chỉ phát triển được trong mối quan hệ với kinh tế - xã hội. Kinh tế - xã hội vừa là điều kiện ra đời, hình thành nên cung, cầu du lịch, vừa quyết định tới mối quan hệ cung – cầu và thị trường du lịch. Ở đâu có điều kiện kinh tế - xã hội đảm bảo thì ở đó du lịch mới có thể phát triển mạnh mẽ. Muốn phát triển kinh tế - xã hội thì cần phải có các chính sách phù hợp.
Chính sách phát triển kinh tế - xã hội có mối quan hệ mật thiết với chính sách du lịch, chúng tác động qua lại với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau. Chính sách kinh tế - xã hội là cơ sở hỗ trợ thực hiện các chính sách du lịch, đến lượt mình, chính sách du lịch là yếu tố bổ sung, bổ trợ cho các chính sách kinh tế - xã hội. Đối với các KDLQG, để phát triển được hoạt động du lịch thì cần phải có các điều kiện kinh tế - xã hội nhất định tại từng địa phương, vì thế các chính sách về kinh tế - xã hội của địa phương sẽ
góp phần đảm bảo các điều kiện về cơ sở hạ tầng, CSVCKT du lịch, điều kiện sống của dân cư và điều kiện về môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp tại địa phương. Nói cách khác, chính sách kinh tế - xã hội của địa phương sẽ làm khuôn khổ và cơ sở để xây dựng các chủ trương, hướng tới các biện pháp hành động cụ thể, từ đó đạt được các mục tiêu, kết quả mong muốn của chính sách phát triển du lịch tại các KDLQG.
- Chủ trương, định hướng phát triển du lịch của địa phương có KDLQG: Chính sách phát triển du lịch tại các KDLQG cần đảm bảo sự thống nhất với đường lối, chủ trương và định hướng phát triển du lịch tại địa phương, qua đó hỗ trợ, tác động lẫn nhau, đảm bảo sự thành công trong khai thác và phát triển hoạt động du lịch tại đó. Mỗi địa phương có đặc điểm TNDL và bản sắc văn hóa riêng, tạo nên đặc trưng của địa phương, vì thế rất cần các chính sách riêng của địa phương để phát triển du lịch. Mỗi địa phương xác định chủ trương, định hướng phát triển du lịch đặc thù của địa phương, đảm bảo vừa phát huy bản sắc riêng, vừa mang lại các lợi ích kinh tế - văn hóa – xã hội cho các đối tượng có liên quan, do đó, chính sách phát triển các KDLQG tại địa phương cũng cần đảm bảo sự thống nhất với quan điểm phát triển du lịch của địa phương, qua đó khai thác hiệu quả TNDL và đảm bảo phát triển du lịch bền vững tại KDLQG và tại địa phương.
- Ngân sách địa phương chi cho phát triển KDLQG: Phát triển KDLQG tại các vùng du lịch rất cần đến các nguồn ngân sách, trong đó không thể thiếu nguồn ngân sách địa phương chi cho phát triển du lịch. Ngân sách trong phát triển du lịch tại các KDLQG bao gồm các khoản chi cho công tác nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát triển du lịch địa phương, chi cho đầu tư CSHT và CSVCKT du lịch tại các KDLQG, các khoản ngân sách nhằm tạo ra và đảm bảo NNL du lịch đủ về số lượng, đạt về chất lượng, hợp lý về cơ cấu. Ngoài ra, trong quá trình vận hành, các khoản ngân sách cũng được sử dụng để bù đắp chi phí khấu hao, bảo trì, bảo dưỡng, thay thế và đầu tư mở rộng mới về phương tiện vật chất và kỹ thuật du lịch liên tục phát sinh, vì thế nguồn ngân sách là một yếu tố có vai trò rất quan trọng.
Sự phân bổ ngân sách của địa phương cho việc thực hiện chính sách phát triển KDLQG tại các vùng du lịch sẽ tác động đến mức độ, quy mô, khả năng thực hiện và hoàn thành các dự án phát triển du lịch của địa phương có KDLQG tại các vùng du lịch; Tỷ lệ, số lượng nguồn ngân sách địa phương chi cho hoạt động du lịch càng lớn thì mức độ tập trung thực hiện chính sách phát triển KDLQG tại các vùng du lịch càng cao và ngược lại, các dự án du lịch sẽ chỉ hoạt động cầm chừng, chậm tiến độ hoặc bị dừng lại; Nguồn ngân sách địa phương chi cho hoạt động du lịch kịp thời,
đúng chỗ và đủ mức có tác động thúc đẩy tiến trình thực hiện chính sách phát triển KDLQG tại các vùng du lịch của địa phương, kích thích các hoạt động liên quan đến du lịch, đem lại hiệu quả kinh tế cho địa phương.
- Sự phát triển của CSHT và CSVCKT du lịch tại địa phương có KDLQG: Sự phát triển du lịch đòi hỏi phải có sự phát triển đồng bộ các hạng mục CSHT du lịch tại các KDLQG của vùng du lịch. Chính sách về CSHT du lịch có tác động lớn đến dòng vốn đầu tư vào vùng du lịch bởi điểm đến du lịch có khả năng tiếp cận tốt thì mới đảm bảo khả năng thu hút khách và phát triển lâu dài, bền vững. Do đó, một hệ thống CSHT du lịch có quy hoạch đồng bộ sẽ có ảnh hưởng đến chính sách thu hút đầu tư kinh doanh tại vùng du lịch. Bên cạnh đó, CSHT là nền tảng của nền kinh tế, là yếu tố cơ bản của CSVCKT du lịch. CSHT đảm bảo thì du lịch mới có thể phát triển, các chính sách liên quan đến du lịch mới có thể đảm bảo triển khai thành công.
Sự phát triển của CSVCKT du lịch là sự phát triển của các tiện nghi sử dụng để phục vụ, đáp ứng cho các nhu cầu tiêu dùng của khách du lịch. Chất lượng của CSVCKT du lịch có ảnh hưởng rất quan trọng đến chất lượng SPDL địa phương, ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng các SPDL ở vùng du lịch và có tác động lớn đến thu nhập từ du lịch của vùng du lịch. Do đó, một hệ thống CSVCKT du lịch đồng bộ sẽ có ảnh hưởng lớn đến chính sách xây dựng SPDL và chính sách xúc tiến sản phẩm của KDLQG.
- Nhân lực du lịch của địa phương có KDLQG: Nhân lực du lịch có vai trò rất quan trọng trong phát triển du lịch nói chung và phát triển du lịch tại các KDLQG nói riêng. Cụ thể, nhân lực du lịch được coi là yếu tố nguồn lực quan trọng tạo nên SPDL, tác động vào nhận thức, tâm lý khách hàng, từ đó quyết định một phần tới cảm nhận khách hàng về chất lượng dịch vụ cung ứng. Trong quy trình chính sách, đội ngũ nhân lực tham gia vào tất cả các nội dung, do vậy, đây là yếu tố quyết định không nhỏ đến sự thành công trong việc triển khai quy trình chính sách. Xem xét về thực trạng hiện nay, có thể thấy rằng, nhân lực dồi dào ở các KDLQG đa phần thỏa mãn yêu cầu về số lượng nhưng về chất lượng còn khá hạn chế, đặc biệt là nhân lực du lịch. Nếu đội ngũ lao động này được cải thiện về trình độ, kỹ năng, cơ cấu, cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến triển khai thực hiện chính sách phát triển KDLQG.
- Nhận thức của dân cư địa phương có KDLQG: Nhận thức của dân cư địa phương sẽ quyết định mức độ tin tưởng và ủng hộ của họ dành cho các chính sách phát triển KDLQG, khi đó, việc triển khai thực hiện chính sách phát triển du lịch mới được thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả. Ngược lại, để có được lòng tin của dân chúng địa phương tại các vùng du lịch thì chính sách đưa ra phải phù hợp với thực tế khách quan
tại địa phương; Dân cư tại các KDLQG được tuyên truyền, giáo dục về chủ trương, chính sách phát triển KDLQG của địa phương thì sẽ tích cực tham gia vào hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch tại đó, góp phần đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả thực hiện chính sách xúc tiến, quảng bá du lịch tại KDLQG của địa phương; Họ có ý thức hơn khi tham gia vào các hoạt động sáng tạo ra SPDL truyền thống, nâng cao ý thức bảo tồn giá trị bản địa và TNDL của KDLQG ở địa phương. Khi các sản phẩm truyền thống của người dân bán được nhiều thì các SPDL truyền thống khác cũng sẽ được khôi phục dần và phát triển trở lại.
- TNDL tại địa phương: TNDL tự nhiên và văn hóa phong phú của địa phương cũng là nhân tố tích cực ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách thu hút đầu tư vào kinh doanh du lịch ở địa phương. TNDL của KDLQG ở địa phương quyết định quy mô, cơ cấu phát triển du lịch, do đó quyết định tới nội dung, số lượng và hiệu quả các chính sách phát triển du lịch tại các KDLQG của vùng du lịch.
Như vậy, các chính sách phát triển KDLQG tại vùng du lịch chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả các yếu tố vĩ mô có liên quan tới cấp quản lý TW và những yếu tố thuộc phạm vi của địa phương. Việc xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng sẽ giúp xây dựng và triển khai, thực hiện các chính sách phát triển KDLQG tại vùng du lịch một cách hiệu quả và thành công.
2.4. Kinh nghiệm về chính sách phát triển du lịch tại một số khu du lịch quốc gia và bài học rút ra cho Vùng Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc
2.4.1. Kinh nghiệm về chính sách phát triển du lịch tại một số khu du lịch quốc gia trong và ngoài nước
2.4.1.1. Kinh nghiệm về chính sách phát triển du lịch tại một số khu du lịch quốc gia ở Việt Nam
Tính đến ngày 30/10/2020, Việt Nam có 6 KDL đủ điều kiện và đã được Chính phủ công nhận chính thức là KDLQG, đó là KDLQG hồ Tuyền Lâm (thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng, thuộc vùng du lịch Tây Nguyên), KDLQG Sapa (thành phố Lào Cai, thuộc vùng du lịch Trung du và Miền núi Phía Bắc), KDLQG Núi Sam (An Giang, thuộc vùng du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long), KDLQG Trà Cổ (Quảng Ninh, thuộc vùng du lịch ĐBSH&DHĐB) KDLQG Đền Hùng (Phú Thọ, thuộc vùng du lịch Trung du miền núi Bắc Bộ) và KDLQG Mũi Né (Bình Thuận, thuộc vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ).
Xem xét kinh nghiệm về chính sách phát triển KDLQG tại một số KDLQG tiêu biểu tại Việt Nam có thể nhận thấy hệ thống các chính sách được thể hiện khá rõ
nét, điều này chứng tỏ quy trình triển khai các chính sách được thực hiện khá đảm bảo theo đúng quy trình. Trong đó, có những chính sách đã mang lại hiệu quả cao, tạo nên nét đặc trưng riêng của KDLQG đó. Cụ thể:
a. Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm
Ngày 15/02/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 205/QĐ- TTg công nhận chính thức KDL hồ Tuyền Lâm, thành phố Đà Lạt là KDL cấp Quốc gia, đây là KDLQG đầu tiên của cả nước.
KDLQG hồ Tuyền Lâm thuộc vùng du lịch Tây Nguyên. Với diện tích rộng 2.900 ha, tại KDLQG hồ Tuyền Lâm hiện có 10/36 dự án được triển khai và đưa vào sử dụng như Khu nghỉ dưỡng Edensee, KDL thác Datanla, Sân golf Tuyền Lâm 18 lỗ, Khu nghỉ dưỡng cao cấp Sacom, Đường hầm điêu khắc bằng đất sét, Khu nghỉ dưỡng Terracotta Đà Lạt, Điểm du lịch sinh thái K’Lan, Điểm du lịch Làng Bình An, Điểm du lịch tôn giáo Thiền viện Trúc Lâm, Vườn hoa lan Thanh Quang.
Hoạt động du lịch, dịch vụ tại KDLQG hồ Tuyền Lâm được đánh giá là phong phú, đa dạng, từ nghỉ dưỡng cao cấp kết hợp hội nghị - hội thảo, vui chơi giải trí, thể thao mạo hiểm đến du lịch sinh thái, văn hóa tâm linh,… Bên cạnh đó, sự hiện đại, sang trọng và tiện nghi là những điểm chung trong tất cả các kiến trúc xây dựng cũng như dịch vụ nơi đây.
Về sự phát triển du lịch, năm 2017 là năm đầu tiên trong hơn 10 năm qua, lượng khách du lịch đến Đà Lạt - Lâm Đồng tăng khá cao: 5.948.300 lượt (tăng 9% so với năm 2016); đặc biệt, khách quốc tế tăng đột biến 35,6% (400 nghìn lượt); khách nội địa 5.548.300 lượt (tăng 7,5%); tổng thu từ du lịch trên địa bàn đạt gần
11.000 tỷ đồng,...
Đây là kết quả một phần bởi việc triển khai chính sách phát triển du lịch hợp lý tại địa phương.
KDLQG Hồ Tuyền Lâm thuộc thành phố Đà Lạt – Lâm Đồng, đây được coi là một trong những điểm du lịch được yêu thích hàng đầu tại Đà Lạt – Lâm Đồng. Các chính sách về phát triển du lịch nhằm khai thác, phát triển du lịch tại thành phố Đà Lạt – Lâm Đồng sẽ kích thích nhu cầu khách du lịch đến KDLQG Hồ Tuyền Lâm, cũng như tăng khả năng cung về dịch vụ du lịch, cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu tại đây, chẳng hạn như Quyết định số 2649/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lâm Đồng, ban hành ngày 7 tháng 12 năm 2017 về “Ban hành quy định quản lý theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung KDL Hồ Tuyền Lâm, Thành phố Đà Lạt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.