Tổng Quan Thực Trạng Đmcn Của Các Doanh Nghiệp Việt Nam Và Doanh Nghiệp Trên Địa Bàn Hà Nội Từ Năm 2000 Đến 2012


- Thứ ba, Chính phủ không phân biệt đối xử với các doanh nghiệp nhỏ hơn trong diện doanh nghiệp vừa và nhỏ, nghĩa là các doanh nghiệp đều có quyền được hưởng các chính sách ưu đãi về tín dụng như nhau trong hoạt động ĐMCN; vì thế Chính phủ đã tạo nên một lực lượng doanh nghiệp năng động và sẵn sàng đổi mới.

- Thứ tư, không phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, ngoài trừ một số chính sách hạn chế về sở hữu với doanh nghiệp nước ngoài và trao đổi ngoại tệ với các doanh nghiệp trong nước.

Ngoài ra, Đài Loan cũng có những chính sách khuyến khích phát triển các ngành công nghệ cao như: cho phép miễn thuế 5 năm, cho phép khấu hao nhanh đối với thiết bị, giảm thuế đối với một số hoạt động được lựa chọn và miễn thuế nhập khẩu đối với các vật liệu và thiết bị phục vụ cho R&D.

3.1.3.4. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc trong những năm gần đây đã cải cách mạnh mẽ hệ thống KH&CN thông qua các biện pháp thúc đẩy thương mại hóa công nghệ, tạo lập khuôn khổ pháp luật cho thị trường công nghệ phát triển, khuyến khích chuyển giao công nghệ, phổ biến công nghệ và khuyến khích hình thành các tổ chức trung gian về công nghệ. Các nhà làm chính sách của Trung Quốc đã nhận ra được tầm quan trọng trong việc nâng cao năng lực công nghệ của doanh nghiệp, đặc biệt là nâng cao nhu cầu về công nghệ của doanh nghiệp đối với các nguồn công nghệ trong nước; từ đó hạn chế những công nghệ nhập khẩu không phù hợp. Các chính sách mà Trung Quốc đã thực hiện nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN như [70],[73],[130]:

- Thứ nhất, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp của Trung Quốc (2007) ban hành thống nhất một mức thuế, không phân biệt doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Để thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN, Chính phủ áp dụng mức thuế thu nhập ưu đãi là 15% cho các doanh nghiệp công nghệ cao, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh thu từ chuyển giao công nghệ, phát triển công nghệ, tư vấn trong lĩnh vực công nghệ cao; khấu trừ thuế cho các hoạt động R&D để tạo ra sản phẩm


mới/qui trình mới và cho phép doanh nghiệp được khấu hao nhanh phần máy móc, thiết bị nếu doanh nghiệp ĐMCN.

- Thứ hai, Chính phủ áp dụng chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ huy động các nguồn vốn cho ĐMCN như hỗ trợ thành lập hệ thống tín dụng và các hoạt động bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính phủ kết hợp chặt chẽ với các ngân hàng, tổ chức tín dụng thương mại để đưa ra những chính sách tín dụng ưu đãi phù hợp và kịp thời cho hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp; đồng thời hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp thiết lập các trung tâm R&D.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Ngoài ra, Trung Quốc đã có những thành công nhất định trong cải cách, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. Một trong những nguyên nhân tạo lên sự thành công là nhờ Chính phủ đã có những chính sách đúng đắn trong việc khuyến khích doanh nghiệp tích luỹ công nghệ, làm chủ công nghệ nhập thông qua chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển, thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN; từ đó học hỏi, sao chép và sáng tạo ra nhiều công nghệ để xuất khẩu phù hợp với các nước có nền kinh tế mới chuyển đổi (Việt Nam). Cụ thể, Chính phủ đã có những chính sách ưu đãi chung cho doanh nghiệp thực hiện các hoạt động ĐMCN như: (i) lập quỹ hỗ trợ, qũy đầu tư mạo hiểm cho doanh nghiệp đang tồn tại tham gia ĐMCN thay vì đầu tư cho việc xây dựng các doanh nghiệp mới, (ii) các doanh nghiệp được phép giữ 1- 2% của tổng lợi nhuận chi cho việc thử nghiệm các sản phẩm mới, (iii) thành lập các trung tâm phát triển công nghệ ở một số doanh nghiệp, các trung tâm này được miễn thuế thu nhập đánh vào các sản phẩm trong giai đoạn thử nghiệm.

3.1.3.5. Kinh nghiệm của Thái Lan

Chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ: Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội - 11

Thái Lan đã trở thành một quốc gia có nền tảng KH&CN tương đối cao so với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Một trong những nguyên nhân chính, là do Chính phủ Thái Lan đã có những chính sách phát triển công nghệ phù hợp trong những năm gần đây nhằm thúc đẩy các hoạt động R&D và ĐMCN để tăng cường năng lực công nghệ trong lĩnh vực sản xuất quan trọng như công nghệ vi điện tử, công


nghệ ôtô, công nghệ tái tạo, công nghệ thông tin10. Các chính sách mà Chính phủ đã sử dụng để thúc đẩy doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào hoạt động R&D và ĐMCN có thể kể đến như11 [107], [117], [128]:

- Thứ nhất, Chính phủ đã tạo môi trường chính sách thuận lợi thông qua cải cách hệ thống quản lý và quá trình lập kế hoạch KH&CN để có thể thực hiện đổi mới thành công: như thành lập và hỗ trợ xây dựng năng lực các phòng thí nghiệm trọng điểm trong các trường Đại học/Viện nghiên cứu/các tổ chức KH&CN, nơi có thể tạo ra các tri thức mới thông qua hoạt động R&D, đồng thời phát triển các công viên khoa học, các dịch vụ kỹ thuật nhằm gắn kết giữa khu vực nghiên cứu hàn lâm và khu sản xuất công nghiệp để hỗ trợ, tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể thực hiện các hoạt động R&D và ĐMCN.

- Thứ hai, Thái Lan có nhiều chính sách ưu đãi tài chính cho các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động R&D thông qua Quỹ phát triển đổi mới (Innovation Delvelopment Fund), Quỹ nghiên cứu và phát triển công nghệ (Revolving Fund of Research and Technology Development). Theo đó, Quỹ phát triển đổi mới hỗ trợ hoạt động R&D trong khu vực sản xuất với hình thức 50-50, có nghĩa là doanh nghiệp phải bỏ ra ít nhất 50% tổng kinh phí, 50% còn lại sẽ được hỗ trợ với mức lãi suất thấp (1/3 được cung cấp bởi Ngân hàng thương mại, 2/3 còn lại được Quỹ hỗ trợ). Quỹ nghiên cứu và phát triển công nghệ trực thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hỗ trợ thương mại hóa kết quả của hoạt động R&D, hỗ trợ nâng cấp, cải tiến máy móc thiết bị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra dưới hình thức vay lãi suất thấp (khoảng 5%/năm), thời gian vay từ 5 đến 10 năm.

Ngoài ra, Thái Lan khuyến khích phát triển KH&CN đối với các khu vực doanh nghiệp như miễn, giảm thuế nhập khẩu đối với thiết bị phục vụ đào tạo, miễn thuế và cho phép khấu hao nhanh trong năm đầu tiên đối với trang thiết bị phục vụ R&D (40%), đồng thời Chính phủ xây dựng các kế hoạch hành động để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia thông qua việc hoàn thiện năng lực R&D và đổi mới nguồn nhân


10 Intarakumnerd P, Chairatana P-A, Tangchitpiboon T (2002), National innovation system in less successful developing countries: the case of Thailand,, National Science & Technology Development Agency, Bangkok, Thailand

11 WB (2010), “Thailan Economic Monitor”, Washington D.C.


lực công nghệ ở doanh nghiệp nhằm tạo thuận lợi cho phát triển công nghệ ở khu vực tư nhân12.

3.1.3.6. Kinh nghiệm của Malaysia

Trên cơ sở phân tích điểm mạnh và điểm yếu của Malaysia13, Chính phủ Malaysia đã có những chính sách phù hợp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp nhận và làm chủ công nghệ nhập nhằm tăng cường năng lực vận hành và nâng cao hiệu quả tiếp nhận, ứng dụng công nghệ nhập để tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thị trường. Các hoạt động R&D, ĐMCN ở doanh nghiệp được Chính phủ đặc biết quan tâm, thể hiện ở chính sách về tạo lập môi trường pháp lý, chính sách

ưu đãi thuế, tài trợ trực tiếp cho hoạt động R&D, chính sách đào tạo nhằm đẩy nhanh quá trình ĐMCN ở doanh nghiệp14 [117], [120], [129]:

- Thứ nhất, Malaysia đã xây dựng qui chế hoạt động và đưa các chương tình khuyến khích doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức KH&CN nhập và làm chủ công nghệ như: Chương trình trợ cấp R&D trong công nghiệp, Quỹ công nghệ điện tử (E- technoFund), Quỹ khoa học điện tử (E-science Fund), Quỹ đầu tư mạo hiểm nhằm hỗ trợ hoạt động R&D và thương mại hóa kết quả nghiên cứu, biến ý tưởng, tri thức thành sản phẩm/quy trình khi có nhu cầu của thị trường; đồng thời củng cố hoàn thiện, thiết lập, tăng cường giám sát quá trình thực thi chính sách KH&CN và đẩy nhanh quá trình vận dụng hệ thống đổi mới quốc gia nhằm tạo ra khung pháp lý, thúc đẩy quá trình hoạch định và thực thi chính sách đổi mới.

- Thứ hai, doanh nghiệp tiếp nhận và làm chủ công nghệ thông qua Li-xăng được Chính phủ tài trợ đến 70% tổng số vốn đầu tư. Hơn nữa, các hoạt động được khuyến khích như thực hiện R&D để cải tiến sản phẩm/quy trình công nghệ trong các ngành công nghiệp chiến lược được chính phủ thông qua. Để nhận được tài trợ các doanh nghiệp phải đáp ứng được quy định hiện hành (lĩnh vực hoạt động, doanh thu, số lượng nhân lực) của Chương trình/Quỹ; quá trình đánh giá diễn ra theo ba giai đoạn (đánh giá sơ bộ, đánh giá dựa trên các tiêu chí và phê chuẩn), thời gian khoảng 3 tháng.

12 OECD Review of Innovation in Southeast Asia (2011), Country Profile of Innovation: Thailan 13 OECD Review of Innovation in Southeast Asia (2011), Country Profile of Innovation: Malaysia 14 WB (2010), Malaysia Economic Monitor: Growth through Innovation, Washington, D.C.


Các chi phí được hỗ trợ như: chi cho chuyên gia kỹ thuật, cho mua công nghệ và đào tạo kỹ năng công nghệ, chi phí thử nghiệm và kiểm tra15. Ở Malaysia có hai tổ chức giữ vai trò chủ đạo trong việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu và phát triển đầu tư mạo hiểm, đó là Tập đoàn phát triển công nghệ Malaysia (MTDC) và Nhóm liên kết giữa Chính phủ với khu vực sản xuất công nghệ cao (MIGHT). Đây là hai tổ chức được kỳ vọng giúp Malaysia thực hiện được mục tiêu công nghiệp hóa và phát triển năng lưc nội sinh về hoạt động R&D quốc gia16.Ngoài ra, Malaysia khuyến khích việc mở cơ sở đào tạo nguồn nhân lực công nghệ để đáp ứng được các nhu cầu về số lượng, chất lượng nhân lực KHCN trong tương lai, bởi hiện nay nguồn nhân lực này được đánh giá còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển; đồng thời Chính phủ thực

hiện miễm, giảm thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng cho các hoạt động R&D, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm và các doanh nghiệp công nghệ cao.

3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Ta nhận thấy từ những kinh nghiệm quốc tế nêu trên, mỗi một quốc gia đều có những chính sách, phương thức ưu đãi, khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN khác nhau dựa trên những điều kiện theo từng giai đoạn khác nhau. Mặc dù có sự khác biệt về trình độ công nghệ, bối cảnh kinh tế, thể chế chính trị giữa Việt Nam và các quốc gia nêu trên. Nhưng chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm và có thể vận dụng các kinh nghiệm đó trong quá trình hoạch định, tổ chức thực thi và hoàn thiện nội dung chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN trong bối cảnh của Việt Nam:

Thứ nhất, ĐMCN đã trở thành yếu tố quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp và sự thịnh vượng của quốc gia. Tuy nhiên, để ĐMCN các doanh nghiệp cũng gặp phải những khó khăn như nguồn vốn, thông tin về công nghệ; điều này cần phải có sự hỗ trợ của Nhà nước bằng các chính sách kinh tế như tín dụng, thuế, tài trợ trực tiếp cho doanh nghiệp tiến hành các hoạt động ĐMCN (kinh nghiệm của hầu hết các quốc gia nghiên cứu ở trên). Tuy nhiên,

15 Serifah Habibah Abd. Majid (2007), Towards Innovation Policy in Malaysia ; Jomo K.S (2001), Technology Policy in Malaysia

(www.jomoks.org/research/pdf/Felker_Jomo_Tech_Policy_book.pdf).

16 Trần Ngọc Ca và các tác giả (2010), Cơ sở khoa học và thực tiễn hình thành và phát triển R&D trong khu công nghệ cao Hòa Lạc.


để chính sách đi vào đời sống có hiệu quả, Nhà nước phải xây dựng và tạo được môi trường thể chế thuận lợi (Thái Lan), không phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp (Mỹ, Đài Loan) và buộc các doanh nghiệp phải ĐMCN nếu doanh nghiệp sử dụng công nghệ không đáp ứng được các yêu cầu về sản phẩm, môi trường (Mỹ).

Thứ hai, hành vi đầu tư ĐMCN của doanh nghiệp chỉ được thực hiện nếu có sự xuất hiện của hai nhóm động cơ, đó là năng lực nội tại của doanh nghiệp và động cơ đầu tư. Để gia tăng năng lực nội tại, nhà nước cần có những ưu đãi nhất trong việc đào tạo để nâng cao và tạo nguồn nhân lực cho ĐMCN, cũng như vinh danh (tuyên truyền) các doanh nghiệp đã ĐMCN thành công và các doanh nghiệp có nhiều đóng góp cho sự phát triển chung của xã hội (Anh, Đức). Để gia tăng động cơ đầu tư ĐMCN, ngoài việc nhà nước sử dụng chính sách ưu đãi thuế, tín dụng thì còn phải áp dụng chính sách tài trợ trực tiếp cho doanh nghiệp ĐMCN theo những tỷ lệ nhất định, đặc biệt là các hoạt động R&D trong lĩnh vực công nghệ cao (Mỹ, Hà Lan, Hàn Quốc), đặc biết cần hỗ trợ doanh nghiệp tiếp nhận và chủ công nghệ trong quá trình thực hiện ĐMCN (Malaysia).

Thứ ba, ở Việt Nam thị trường công nghệ đã bước đầu hình thành và phát triển; tuy nhiên, các doanh nghiệp chủ yếu tham gia vào các mua bán thiết bị, máy móc mà chưa tham gia vào các giao dịch có hàm lượng công nghệ cao hơn như mua bán bản quyền sáng chế, hợp đồng R&D. Vì thế, Nhà nước cần coi trọng việc xây dựng thể chế để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp như chính sách thành lập, phát triển nhiều tổ chức tư vấn, môi giới chuyển giao công nghệ và có chính sách hỗ trợ hoạt động nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN (Hàn Quốc, Trung Quốc). Hơn nữa, Nhà nước cần hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực R&D của doanh nghiệp như: chính sách khuyến khích lập quỹ phát triển KH&CN, chính sách thu hút chuyên gia giỏi, nhà khoa học trong lĩnh vực phát triển công nghệ (Mỹ), đồng thời cần chính sách hỗ trợ thành lập các bộ phận R&D trong doanh nghiệp, tạo tiền đề để doanh nghiệp có thể ĐMCN thành công.

Thứ tư, Việt Nam cần chú trọng vào các lĩnh vực KH&CN trọng điểm, định hướng phát triển công nghệ theo thứ tự ưu tiên trong từng giai đoạn với những


ngành nghề cụ thể dựa trên lợi thế cạnh tranh (Đức). Từ đó, khuyến khích các doanh nghiệp tiếp nhận công nghệ thông qua chuyển giao công nghệ từ nước ngoài, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động R&D, cải tiến, sao chép công nghệ và tạo ra công nghệ mới (Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia), cũng như nâng cao năng lực nguồn nhân lực công nghệ thông qua di chuyển nguồn lực sang các quốc gia phát triển hơn để học hỏi kinh nghiệm (Nhật Bản); đồng thời Việt Nam cần có chính sách đẩy mạnh đầu tư, phát triển hạ tầng công nghệ (Mỹ), tạo tiền đề cho các doanh nghiệp ĐMCN thành công.

Như vậy, chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN cần được xây dựng và hoàn thiện trên cơ sở tiếp thu và vận dụng những kinh nghiệm của các nước trên thế giới. Các kinh nghiệm trên có thể vận dụng được một cách linh hoạt trong điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam hiện nay.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 của Luận án đã làm rõ được một số vấn đề sau:

- Thứ nhất, làm rõ một số kinh nghiệm của Mỹ trong việc sử dụng các chính sách kinh tế, chính sách tạo môi trường thể chế nhằm tạo môi trường chính sách thuận lợi thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN.

- Thứ hai, làm rõ các kinh nghiệm của một số nước Châu Âu (Hà Lan, Đức, Anh) trong việc sử dụng các chính sách kinh tế, chính sách đào tạo, tuyên truyền nhằm tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN.

- Thứ ba, làm rõ một số kinh nghiệm của một số nước Châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia) trong việc sử dụng hiệu quả các chính sách kinh tế, chính sách tạo môi trường thể chế, chính sách đào tạo nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động R&D và ĐMCN.

Qua nghiên cứu các kinh nghiệm ở trên, nghiên cứu sinh thấy rằng hầu hết các quốc gia đều sử dụng các chính sách tạo môi trường thể chế, chính sách kinh tế, chính sách đào tạo, thông tin, tuyên truyền nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN. Đây là những bài học quí báu để Việt Nam nghiên cứu và sử dụng.


CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC NHẰM THÚC ĐẨY DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ


4.1. Tổng quan thực trạng ĐMCN của các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội từ năm 2000 đến 2012

4.1.1. Thực trạng đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam từ năm 2000 đến 2012

Theo báo cáo của WEF, trình độ công nghệ của Việt Nam còn hạn chế (đứng thứ 92/117 quốc gia năm 2006 và 98/142 năm 2011); còn báo cáo đánh giá theo tiêu chuẩn công nghệ (UNIDO, 2006) thì trình độ công nghệ sản xuất của Việt Nam tương đối thấp, chỉ có 20,6% doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến, 20,7% doanh nghiệp sử dụng công nghệ trung bình và 58,7% doanh nghiệp sử dụng công nghệ thấp. Theo kết quả điều tra về nhu cầu cần trợ giúp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các tỉnh phía Bắc (30 tỉnh) do Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật doanh nghiệp nhỏ và vừa, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007) thực hiện với sự hỗ trợ về kinh phí của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA). Đây là một cuộc điều tra có qui mô tương đối lớn, qua đó ta thấy:

- Trong tổng số 10.994 doanh nghiệp sản xuất chỉ có 879 doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến (8%), có 5.501 doanh nghiệp sử dụng công nghệ trung bình (50%) và có 4.614 doanh nghiệp còn lại sử dụng công nghệ lạc hậu (42%).

- Về nhu cầu tư vấn, đào tạo công nghệ: trong tổng số 10.994 doanh nghiệp được điều tra tham gia trả lời chỉ có 621 doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo về tự động hóa, 540 doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo về kỹ thuật điện, 456 doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo về công nghệ tạo khuôn, 440 doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo về công nghệ hàn, 396 doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo về công nghệ chế tạo máy.

- Về nhu cầu thông tin công nghệ: có 39,6% doanh nghiệp có nhu cầu cung

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/09/2022