Nội Dung Cơ Bản Của Chính Sách Hội Nhập Quốc Tế

châu Âu. Về phía EU, vào tháng 7/1994 có chuyến đi thăm Việt Nam của ông Hansa Van Den Brook- Uỷ viên Uỷ ban châu Âu phụ trách quan hệ đối ngoại. Tháng 9/1995, Phó Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Manuel Marin đã có chuyến thăm tới Việt Nam. Từ tháng 1/1996 EU đã thành lập cơ quan đại diện thường trực tại Hà Nội và cử đại sứ tại Việt Nam.

Ngày 31/5/1995, Việt Nam và EU đã ký tắt “Hiệp định hợp tác giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng đồng châu Âu” và đến ngày 17/7/1995, tại trụ sở EU tại Bruxelle (Bỉ), với sự có mặt của Bộ trưởng Ngoại giao tất cả 15 nước thành viên của EU và các quan chức cấp cao của EU, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm, thay mặt Chính phủ Việt Nam đã cùng ông Javier Solana, Bộ trưởng Ngoại giao Vương quốc Tây Ban Nha, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên minh châu Âu và ông Manuel Marin, Phó Chủ tịch Uỷ ban châu Âu, ký chính thức Hiệp định trên.

Việc hai bên ký Hiệp định này đã khai thông và thúc đẩy việc gia tăng đầu tư và thương mại hai chiều, hỗ trợ phát triển kinh tế vững chắc đồng thời cải thiện điều kiện sống, nâng cấp cơ sở hạ tầng; hỗ trợ bảo vệ môi trường và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

*

* *

Bên cạnh những thành tựu đạt được trong việc mở rộng quan hệ quốc tế, công cuộc đổi mới tại Việt Nam đã mang lại những thành tựu trong việc phát triển kinh tế trong nước. Sau hơn 5 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ rõ rệt trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế. Hàng tiêu dùng dồi dào, đa dạng hơn; lạm phát đã được kiểm chế; đời sống nhân dân ổn định hơn và có phần đươc cải thiện.

Trên cơ sở những thành tựu đất nước đạt được trong giai đoạn thực hiện Nghị quyết của Đại hội VI của Đảng, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII tiếp tục đề ra chủ trương nhằm kế thừa, phát huy những thành tựu đã đạt được; khắc

phục những khó khăn, hạn chế mắc phải trong bước đầu đổi mới; ngăn ngừa những lệch lạc phát sinh trong quá trình đó; điều chỉnh, bổ sung, phát triển đường lối đổi mới đề ra từ Đại hội VI để tiếp tục đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên. Đại hội đã đề ra nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch 5 năm (1991 - 1995) là “vượt qua khó khăn thử thách, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường ổn định chính trị, đẩy lùi tiêu cực và bất công xã hội, đưa nước ta cơ bản ra khỏi tình trạng khủng hoảng hiện nay”[19, tr.267].

Trong 5 năm 1991- 1995, nhịp độ tăng bình quân hàng năm về tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 8,2% (kế hoạch là 5,5- 6,5%), trong tình hình còn nhiều khó khăn nhưng sản xuất công nghiệp là 13,3%, sản xuất nông nghiệp là 4,5%, sản lượng lương thực đến năm 1995 tăng 26% so với 5 năm trước, tạo điều kiện cơ bản để ổn định đời sống nhân dân, phát triển ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ hải sản năm 1995 gấp 3 lần năm 1990. Kim ngạch xuất khẩu là 20%. Nhà nước ta đã có những chỉ đạo nhằm chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP từ 22,6% năm 1990 đã tăng lên 29,1% năm 1995; dịch vụ tăng từ 38,6% lên 41%. Chúng ta đã bắt đầu có tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế. Vốn đầu tư cơ bản toàn xã hội năm 1990 chiếm 15,8% GDP, thì đến năm 1995 là 27,4% (trong đó nguồn vốn đầu tư trong nước chiếm 16,7% GDP) [33, tr.228].

Trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, thành tựu nổi bật là ta đã chặn đứng được nạn lạm phát cao, từng bước đẩy lùi lạm phát. Lạm phát từ mức 67,1% năm 1991 giảm xuống 17,5% năm 1992, 15,2% năm 1993, 14,4% năm 1994 và 12,7% năm 1995 [19, tr. 447]. Tỷ lệ thiếu hụt ngân sách được kiềm chế, chấm dứt việc phát hành tiền để bù đắp bội chi ngân sách, thay bằng tiền vay của nhân dân và của nước ngoài.

Các ngành vận chuyển hàng hoá, bưu chính viễn thông, du lịch phát triển nhanh. Thị trường hàng hoá trong nước phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội về số lượng, chất lượng và chủng loại.

Trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, cho đến năm 1995, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 17 tỷ đôla, đảm bảo nhập các loại vật tư thiết bị và hàng hoá đáp ứng nhu cầu của sản xuất và đời sống. Trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu đã có thêm một số mặt hàng chế biến và tăng số mặt hàng có khối lượng và kim ngạch xuất khẩu lớn như dầu thô, gạo, cà phê, hải sản, may mặc... Về nhập khẩu, tính đến năm 1995, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt trên 22 tỷ đôla, kể cả phần nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Bảng: số liệu về xuất nhập khẩu của Việt Nam 10 năm đầu đổi mới (triệu đôla)


Năm

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Tổng cộng

1986

678

1.829

2.507

1987

724

2.133

2.857

1988

834

2.504

3.374

1989

1.524

2.384

3.908

1986 -1990

5.575

11.360

16.953

1991

2.100

2.338

4.438

1992

2.580

2.540

5.120

1993

2.980

3.924

6.904

1994

4.054

5.826

9.880

1995

5.300

7.500

12.800

1991- 1995

17.014

22.128

39.142

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

Chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn từ 1995 đến nay - 5


Nguồn: (33, tr. 233-234)

Qua số liệu trên chúng ta thấy tổng xuất nhập khẩu của Việc Nam từ năm 1986 đến năm 1995 càng ngày càng tăng, năm sau tăng cao hơn năm trước. Tuy vậy, xét một cách tổng thể thì chúng ta vẫn nhập siêu.

Thị trường xuất nhập khẩu được mở rộng nhiều so với 5 năm trước. Đến năm 1995, Việt Nam đã có quan hệ buôn bán với trên 100 nước và tiếp cận với nhiều thị trường mới và trong đó có 10 nước bạn hàng lớn nhất chiếm tỷ trọng

trên dưới 75% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Nhà nước đã mở rộng quyền xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, ban hành một số chính sách khuyến khích xuất khẩu. Vốn đầu tư nước ngoài trong 5 năm 1991 - 1995 tăng nhanh bình quân hàng năm là 50%. Đến cuối năm 1995, tổng số vốn đăng kí của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt trên 19 tỷ đôla, trong đó có khoảng một phần ba số vốn đăng kí đã được thực hiện [19, tr.447]. Hình thức đầu tư chủ yếu là các xí nghiệp liên doanh, chiếm trên 65% tổng số vốn; xí nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm gần 18% và hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm gần 17%. Mối quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế được khôi phục, mở rộng, tạo ra cơ chế thu hút nguồn tài trợ phát triển song phương và đa phương hiệu quả.

Quá trình triển khai công cuộc đổi mới đã tạo được một số chuyển biến tích cực về mặt xã hội. Đời sống vật chất của phần lớn nhân dân được cải thiện. Nhiều công trình cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng mới ở cả nông thôn và thành thị.

Về quan hệ kinh tế quốc tế, năm 1993, chúng ta đã có những bước tiến đáng kể trong việc khai thông quan hệ với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế như IMF, WB, ADB. IMF. WB đã hỗ trợ cho ta thông qua chương trình tín dụng trung hạn. Việc chúng ta mở rộng quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ trên thế giới giúp cho ta có được sự hỗ trợ tích cực về nguồn vốn phục vụ phát triển kinh tế trong nước.

Song song với việc phát triển kinh tế, việc đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khoẻ được Nhà nước quan tâm tạo điều kiện phát triển. Trình độ hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật của người dân được nâng lên. Đảng và Nhà nước ta quan tâm và chăm lo tới công tác đền ơn đáp nghĩa đối với những người có công với nước, có công với cách mạng.

Trên mặt trận giữ gìn ổn định chính trị, trật tự xã hội, củng cố an ninh quốc phòng chúng ta cũng đã đạt được những thành tựu quan trọng. “Chúng ta đã giữ

vững ổn định chính trị, độc lập chủ quyền và môi trường hoà bình của đất nước, tạo điều kiện thuận lợi cơ bản cho công cuộc đổi mới” [19, tr.448].

Cùng với những thành tựu trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội, chúng ta còn đạt được một số kết quả đổi mới quan trọng về hệ thống chính trị, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong xã hội; đã ban hành Hiến pháp mới năm 1992, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới nhiều văn bản pháp luật quan trọng, tiến hành cải cách một bước nền hành chính Nhà nước, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền. Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị, xã hội từng bước đổi mới nội dung và phương thức hoạt động phù hợp và hiệu quả hơn.

*

* *

Tiểu kết, có thể nói, thành tựu lớn nhất của đất nước ta trong 10 năm đầu đổi mới là chúng ta đã thoát khỏi thế bị bao vây, cấm vận, đưa đất nước dần ra khỏi khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội; thế và lực của nước ta đã mạnh hơn trước, quan hệ quốc tế được mở rộng, vị thế của Việt Nam dần dần được nâng cao. Đánh giá về những đóng góp của chính sách đối ngoại của Việt Nam trong những năm đầu đổi mới, tháng 1/1994, Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng khẳng định: “việc mở rộng quan hệ đối ngoại, nâng cao uy tín và vị trí của Việt Nam trên thế giới, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là một trong ba thành tựu của công cuộc đổi mới” [19, tr.394]. Khả năng giữ vững độc lập, tự chủ và hội nhập với cộng đồng thế giới được tăng thêm. Đó là những điều kiện cơ bản, quan trọng để bước vào thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập quốc tế mạnh mẽ.

Đảng và Nhà nước ta đã dự đoán và bắt kịp được xu thế thế giới trong quan hệ quốc tế, đề ra chính sách và bước đi thích hợp nhằm mở rộng và tăng cường quan hệ với thế giới. Nắm bắt được thời cơ để giải quyết các vấn đề liên quan đến Việt Nam.

Sau khi vấn đề Campuchia được giải quyết, vấn đề trở ngại trong quan hệ với các nước khác đã được khai thông. Đảng và Nhà nước ta đã chủ động trong

việc thúc đẩy quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng như Trung Quốc, các nước ở khu vực Đông Nam Á và Châu Á - Thái Bình Dương. Đây là bước đi cụ thể nhằm giải quyết những mâu thuẫn giữa Việt Nam với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Có thể nói việc giải quyết tốt những mâu thuẫn đó đã tạo tiền đề tốt cho việc hội nhập quốc tế của Việt Nam sau này.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước chúng ta đã không bị cuốn vào vòng xoáy của cuộc khủng hoảng tại các nước XHCN ở Đông Âu và Liên Xô cũ, cũng như đứng vững trước những âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch trong và ngoài nước. Mặc dù đứng trước nhiều khó khăn thử thách, Đảng ta vẫn kiên định chủ trương đi theo con đường XHCN đã lựa chọn, giữ vững định hướng phát triển. Trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, chúng ta vẫn giữ ổn định được nền chính trị, mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa, giữ vững độc lập và chủ quyền quốc gia.


Chương 2

CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP QUỐC TẾ TỪ NĂM 1995 ĐẾN NAY:

NỘI DUNG VÀ NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC


Năm 1995 là năm đánh dấu bước phát triển vượt bậc trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, năm khởi đầu của một chương mới trong lịch sử ngoại giao Việt Nam. Đây là thời điểm xác định kết quả của chính sách đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta sau 10 năm tiến hành công cuộc đổi mới và tiếp tục xác định những bước đi tiếp theo để từng bước hội nhập có hiệu quả vào đời sống chính trị, kinh tế, xã hội trên thế giới.‌

2.1. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

2.1.1 Chính sách hội nhập quốc tế giai đoạn 1996 - 2001

Trong thời gian qua, chúng ta đã giành được một số thành tựu cơ bản và to lớn trong mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội. Những thành tựu đó là kết quả của một quá trình triển khai có hiệu quả chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ta trong đó có chính sách đối ngoại.

Tiếp tục chính sách đối ngoại và hội nhập quốc tế của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII diễn ra tại Hà Nội từ ngày 28/6 đến ngày 01/7/1996 đã khẳng định nhiệm vụ đối ngoại trong thời gian tới là “củng cố môi trường hoà bình và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi hơn nữa để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước[19, tr. 502].

Trong tình hình thế giới tiếp tục có những diễn biến phức tạp, “chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào thoái trào” [19, tr.463], chiến tranh lạnh đã kết thúc nhưng những xung đột, mâu thuẫn giữa các quốc gia, các dân tộc, sắc tộc lại xẩy ra ở nhiều nơi; toàn cầu hóa và khu vực hóa ngày càng có những ảnh hưởng lớn tới quá trình hoạch định chính sách của mỗi quốc gia, theo đó là những vấn đề toàn cầu như môi trường, bệnh tật, chiến tranh, hoà bình đòi hỏi các quốc gia trên thế giới phải hợp tác với nhau thì mới có thể giải quyết tốt được.

Chúng ta tiếp tục thực hiện chính sách đối ngoại mở rộng, độc lập tự chủ, đa phương hoá và đa dạng hoá với tinh thần: "Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển" [19, tr.502] mà Đại hội VII đã đề ra, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự phát triển đất nước, hoạt động đối ngoại nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trên cơ sở kế thừa những quan điểm của các kỳ Đại hội VI, VII, bổ sung phát triển những luận điểm thích hợp với tình hình mới của đất nước và thế giới, Đảng ta chủ trương mở rộng quan hệ quốc tế, hợp tác nhiều mặt song phương và đa phương với các quốc gia, tổ chức quốc tế và khu vực trên nguyên tắc chỉ đạo là tôn trọng độc lập, chủ quyền, và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, giải quyết các vấn đề tồn tại và tranh chấp bằng thương lượng hoà bình.

Cụ thể, Đảng ta chủ trương duy trì và phát triển quan hệ đối ngoại với các nước lớn, các nước láng giềng và các nước trong khu vực, các nước bạn bè truyền thống, phát triển quan hệ với các Đảng Cộng sản và công nhân, các lực lượng cách mạng, độc lập dân tộc và tiến bộ, mở rộng quan hệ với các Đảng cầm quyền và các đảng khác. Đồng thời, tiếp tục nêu cao tinh thần đoàn kết anh em với các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, Mỹ la tinh, với Phong trào không liên kết. Đảng ta rất coi trọng quan hệ với các nước phát triển và các trung tâm kinh tế chính trị của thế giới, cụ thể là Mỹ, EU và Nhật Bản nhằm mở rộng hợp tác và tranh thủ những điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đây là một bước chuyển biến mới trong tư duy và nhận thức của Đảng ta, là cơ sở để đa phương hoá các mối quan hệ đối ngoại, đưa quan hệ đối ngoại lên một tầm cao mới tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình hội nhập quốc tế.

Trong quan hệ quốc tế hiện nay, các nước lớn và các trung tâm kinh tế - chính trị trên thế giới ngày càng có ảnh hưởng tới các quốc gia, khu vực. Việc coi trọng quan hệ với các nước và tổ chức này thực sự là một nhu cầu cần thiết và cấp

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/10/2023