Chính Sách Hội Nhập Quốc Tế Giai Đoạn 2001 - 2006

bách, nó có ý nghĩa vô cùng to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Bên cạnh đó, Đảng ta chủ trương "tăng cường hoạt động ở Liên hợp quốc, Tổ chức các nước nói tiếng Pháp, các tổ chức tài chính - tiền tệ quốc tế, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác. Tích cực đóng góp cho hoạt động ở các diễn đàn quốc tế, tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu" [19, tr.503]. Như vậy, chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam đã được Đại hội VIII của Đảng khẳng định và vạch ra hướng đi đúng đắn trong quan hệ với các tổ chức quốc tế bằng cách bổ sung và phát triển luận điểm của Đại hội VII đề ra, đồng thời mở thêm chương mới trong chính sách đối ngoại Việt Nam; xác định quyền và nghĩa vụ của Việt Nam đối với các vấn đề toàn cầu, từng bước làm tăng vai trò, vị thế Việt Nam trên diễn đàn quốc tế, tích cực, chủ động tham gia các tổ chức khu vực và thế giới.

Đại hội khẳng định và cụ thể hóa chủ trương xây dựng một nền kinh tế mở, đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ kinh tế quốc tế, hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi

Tiếp theo việc gia nhập ASEAN và chuẩn bị cho việc tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), cần xúc tiến tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và từng bước tham gia các hoạt động của hệ thống ưu đãi phổ cập với các nước đang phát triển.

Như vậy, hoạt động đối ngoại do Đại hội VIII đề ra đã có những định hướng chiến lược mới trong công tác chỉ đạo hội nhập quốc tế trong thời gian tiếp theo. Tiếp đó, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 01-NQ/TW ngày 18/11/1996 “về mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại 5 năm 1996- 2000”, xác định nhiệm vụ, phương hướng phát triển kinh tế đối ngoại cho 5 năm tiếp theo; đề ra những

giải pháp, cơ chế, chính sách chủ yếu để thúc đẩy sự phát triển kinh tế đối ngoại. Ngành ngoại giao coi việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế đối ngoại là ưu tiên hàng đầu trong hoạt động của mình. Định hướng này một lần nữa khẳng định và bổ sung tại Hội nghị Trung ương 4 khoá VIII (12/1997). Tại Hội nghị này Đảng ta đã nêu quan điểm về chính sách đối ngoại trong việc tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là: Một mặt tiến hành khẩn trương, vững chắc việc đàm phán Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, gia nhập APEC và WTO, có kế hoạch cụ thể chủ động thực hiện các cam kết trong khuôn khổ AFTA. Mặt khác, mở rộng quan hệ đối ngoại để tranh thủ vốn, công nghệ và gia nhập thị trường quốc tế nhưng phải trên cơ sở độc lập tự chủ, phát huy đầy đủ các yếu tố nội lực đồng thời tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài.

Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 4 (khóa VIII) cũng đã nêu bổ sung phương châm hội nhập quốc tế của ta là: “Trên cơ sở phát huy nội lực, thực hiện nhất quán lâu dài chính sách thu hút các nguồn lực bên ngoài; tích cực chủ động thâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế” và nêu nhiệm vụ: “Chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết về cán bộ, luật pháp và nhất là những sản phẩm mà chúng ta có khả năng cạnh tranh để hội nhập thị trường khu vực và thị trường quốc tế. Tiến hành khẩn trương vững chắc việc đàm phán hiệp định thương mại với Mỹ, tham gia APEC và WTO. Có kế hoạch cụ thể chủ động thực hiện các cam kết trong khuôn khổ AFTA.

Như vậy, Đại hội VIII (1996) và Hội nghị Trung ương 4 khoá VIII (12/1997) đã mở ra cho hoạt động đối ngoại của Đảng ta những hướng đi mới, giao cho công tác đối ngoại những trọng trách mới, ngoài ý nghĩa làm nâng cao hiệu quả kinh tế của chính sách đối ngoại còn là sự đề cao vai trò hoạt động đối ngoại Việt Nam trong thời kỳ mới bước vào thế kỷ XXI. Bên cạnh đó, chúng ta đề ra những chính sách rõ ràng trong việc hội nhập quốc tế, với mong muốn Việt Nam ngày càng tham gia tích cực và có vai trò ngày càng lớn hơn trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế.

Sau 10 năm đổi mới, chính sách đối ngoại và hội nhập quốc tế của Việt Nam đã phát huy tác dụng. Chúng ta đã từng bước phá thế bao vây cấm vận kinh tế; giải quyết tốt vấn đề Campuchia qua đó góp phần khai thông và bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, gia nhập ASEAN, thiết lập quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ, ký hiệp định khung với EU và mở rộng và tăng cường quan hệ với các nước khác trên thế giới. Đại hội VIII của Đảng đã rút ra những bài học quan trọng về đối ngoại:

“Mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân thế giới, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại” [19, tr.460]. Động viên mọi nguồn lực bên trong là chính, đồng thời khai thác tốt những điều kiện thuận lợi mới trong quan hệ đối ngoại, tạo môi trường quốc tế thuận lợi và tranh thủ những nhân tố tích cực phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Việc “mở rộng quan hệ đối ngoại phải trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, giữ gìn, phát huy bản sắc và truyền thống tốt đẹp của dân tộc” [19, tr. 461].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

Trên cơ sở những thành tựu đạt được, Đại hội Đảng VIII chủ trương “xây dựng nền kinh tế mở”, “đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới”. Đại hội nhấn mạnh quan điểm đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu những mặt hàng trong nước sản xuất có hiệu quả, tranh thủ vốn, công nghệ và thị trường quốc tế; mở rộng quan hệ quốc tế, hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi.

Thông qua các hoạt động đối ngoại, Đảng ta thể hiện rõ chủ trương hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng hơn, qua đó ngày càng khẳng định vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế. Tạo tiền đề cho các bước phát triển trong các năm tiếp theo.

Chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn từ 1995 đến nay - 6

2.1.2. Chính sách hội nhập quốc tế giai đoạn 2001 - 2006

Chính sách hội nhập quốc tế giai đoạn này được Đảng ta xác tại Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng. Đại hội lần này diễn ra trong bối cảnh chuyển giao giữa hai thế kỷ, với nhiệm vụ lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước những năm đầu thế kỷ XXI.

Về tình hình quốc tế, Đại hội nhận định khả năng duy trì hoà bình, ổn định trên thế giới và khu vực là thuận lợi cho Việt Nam tập trung phát triển kinh tế. Trong vấn đề dự báo các xu thế chủ yếu trong thời gian tới, Đại hội nhận định: “Khoa học công nghệ tiếp tục có những bước tiến nhảy vọt, kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia” [19, tr. 617]. Toàn cầu hóa và khu vực hóa bao trùm hầu hết các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế; các nước đang phát triển trong xu thế hợp tác song phương và đa phương trên tất cả các lĩnh vực và đứng trước những thách thức lớn phải đấu tranh để bảo vệ lợi ích của mình. Đại hội IX nhận định về Châu Á- Thái Bình Dương vẫn là một khu vực phát triển năng động với các trung tâm kinh tế lớn ở Đông Á và Đông Nam Á là thuận lợi đối với Việt Nam trong tiến trình hợp tác phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế.

Đại hội khẳng định: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”. Đại hội xác định độc lập tự chủ là cơ sở để thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa, đồng thời nhấn mạnh Việt Nam không chỉ “sẵn sàng là bạn” mà còn là “đối tác tin cậy của các nước” và “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”. Quan điểm này chứng tỏ thế và lực của Việt Nam đã và đang đi lên, tiếp tục khẳng định vị thế của Việt Nam trên

trường quốc tế. Những thành tựu của Việt Nam sau 15 năm đổi mới đã mang lại cho chúng ta một diện mạo mới, đồng thời thúc đẩy Việt Nam tiếp tục có những bước đi thích hợp nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội.

Trong giai đoạn mới, Đảng ta tiếp tục coi trọng vấn đề phát triển kinh tế, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước… Mở rộng quan hệ nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước và vùng lãnh thổ, các trung tâm chính trị, kinh tế quốc tế lớn, các tổ chức quốc tế và khu vực.

Hội nhập kinh tế quốc tế được coi là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết đối với nước ta. Với mục đích phát triển kinh tế trong nước phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, chúng ta đã chủ động hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với tất cả các nước, các vùng lãnh thổ, các trung tâm kinh tế, chính trị, các tổ chức quốc tế và khu vực theo các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực, bình đẳng cùng có lợi, giải quyết bất đồng và tranh chấp bằng thương lượng hòa bình, đồng thời làm thất bại mọi âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền. Trước nhiệm vụ yêu cầu ngày càng cao trong việc phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế đang đặt ra cho Việt Nam những thời cơ và những thách thức đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải đề ra những chính sách hợp lý, Đảng ta đề ra chính sách “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường” [19, tr.664].


Nghị quyết của Đảng lần này đề ra nhiệm vụ đối ngoại trong giai đoạn mới là “Tiếp tục giữ vững môi trường hòa bình và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo đảm độc lập và chủ quyền quốc gia, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp

phần vào cuộc đấu tranh chung của loài người vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội” [19, tr. 663- 664].

Nhận thức tầm quan trọng của việc hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng, Bộ Chính trị BCH TW Đảng khóa IX đã ra Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 27/11/2001 về hội nhập kinh tế quốc tế.

Nghị quyết là sự kế thừa và cụ thể hóa việc triển khai đường lối hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng ta từ thời kỳ đầu đổi mới đồng thời đáp ứng kịp thời những đòi hỏi khách quan của quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam trong thời kỳ mới. Nghị quyết đã nêu lên những thành tựu quan trọng mà Việt Nam đã đạt được trong việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại như: Đã đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế: mở rộng mạnh mẽ quan hệ song phương và đa phương… Đồng thời Nghị quyết đã định ra những nguyên tắc và quan điểm cơ bản cho quá trình đẩy nhanh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế nước ta, duy trì sự ổn định vĩ mô, hoàn thiện hệ thống pháp luật và các thiết chế Nhà nước.

Nhằm cụ thể hóa những chủ trương của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế, để tăng cường việc chỉ đạo công tác hội nhập kinh tế quốc tế, Chính phủ đã thành lập Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế nhằm đưa công tác kinh tế đối ngoại vào nền nếp trong điều kiện nước ta ngày càng tham gia vào nhiều cơ chế hợp tác khu vực và toàn cầu. Uỷ ban đã có những đóng góp tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế.

Bên cạnh các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì ngành ngoại giao cũng nhấn mạnh nhiệm vụ ngoại giao làm kinh tế, theo hướng: Tích cực góp phần vào việc hình thành khuôn khổ pháp lý của hoạt động kinh tế đối ngoại. Cần hoạch định được đường lối, chính sách phát triển kinh tế đối ngoại một cách cụ thể. Phát huy những lợi thế của ngành ngoại giao về điều kiện nghiên cứu và tiếp cận thông tin kinh tế thế giới, đề xuất tham mưu với các cấp, các ngành về lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Làm

tốt hơn nữa chức năng đầu mối, tham gia đàm phán, ký kết, theo dõi và đôn đốc thực hiện các hiệp định thoả thuận giữa nước ta với các nước, các tổ chức khu vực và quốc tế về hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học – kỹ thuật. Tích cực mở rộng và đa dạng hóa thị trường, tìm thêm đối tác, góp phần tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách, luật lệ cản trở xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.

Lãnh đạo Đảng và Chính phủ quan tâm chỉ đạo ngành ngoại giao và các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài tăng cường hiệu quả hoạt động của ngoại giao phục vụ kinh tế, đề ra các yêu cầu cụ thể với mỗi địa bàn nhằm nâng cao hiệu quả quan hệ hợp tác kinh tế.

Bên cạnh những mặt làm được, Nghị quyết cũng đã nêu lên những mặt chưa làm được trong thời gian qua, trong đó vẫn còn một bộ phận cán bộ chưa nhận thức hết được tầm quan trọng được việc hội nhập kinh tế quốc tế, chưa thấy hết và chủ động tranh thủ cơ hội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; Công tác hội nhập kinh tế quốc tế chưa được triển khai đồng bộ, có hệ thống từ trung ương tới địa phương; vấn đề về doanh nghiệp nói chung còn yếu và thiếu sức cạnh tranh; chưa có kế hoạch lâu dài

Từ những đánh giá, phân tích những mặt đã làm được và chưa làm được, Đảng ta đã đề ra mục tiêu của hội nhập kinh tế quốc tế: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức quản lý để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, trước mắt là thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ nêu ra trong Chiến lượng phát triển kinh tế – xã hội năm 2001- 2010 và kế hoạch 5 năm 2001- 2005.” [17, tr. 3]

Nghị quyết còn nhấn mạnh các quan điểm về hội nhập kinh tế quốc tế là sự nghiệp của toàn dân, là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh, có không ít những cơ hội và thách thức nên cần nhận thức đầy đủ đặc điểm của nền kinh tế nước ta để đề ra kế hoạch và lộ trình hợp lý, vừa phù hợp với trình độ phát triển của đất

nước, vừa đáp ứng quy định của các tổ chức quốc tế với giữ vững an ninh quốc phòng. Quyết nêu lên những biện pháp cơ bản để hội nhập kinh tế quốc tế là thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế đa phương và song phương, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ổn định, thông thoáng có tính cạnh tranh cao, tăng nhanh xuất khẩu và thu hút mạnh đầu tư nước ngoài.

Tháng 1/2004, tại Hội nghị Trung ương 9 (khóa IX), Đảng ta đã chỉ rõ nhiệm vụ trong nửa nhiệm kỳ còn lại của Đại hội IX về vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế là “chủ động nhưng khẩn trương trong hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế đa phương, song phương mà nước ta đã ký và chuẩn bị tốt nhất các điều kiện để sớm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO)”.

Có thể nói, Đảng ta đã chủ động đề ra chính sách, chủ trương trong việc hội nhập kinh tế quốc tế, điều đó cho thấy sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta tới vấn đề phát triển kinh tế mà hội nhập kinh tế quốc tế là một yếu tố quan trọng trong bước đường đẩy nhanh việc phát triển kinh tế. Việc đề ra Nghị quyết về chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đồng thời đặt nền kinh tế Việt Nam với bối cảnh chung của nền kinh tế thế giới là một yếu tố quan trọng nhằm thu hút sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế với sự phát triển kinh tế của Việt Nam, từng bước chủ động tiến hành tham gia các định chế kinh tế và tài chính quốc tế, tiến dần đến tự do hóa các hoạt động kinh tế đối ngoại. Nghị quyết 07-NQ/TW của Bộ Chính trị BCH TW Đảng khóa IX chính là sự hoàn chỉnh những quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo, phương châm hội nhập và những biện pháp quan trọng để Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới.

2.1.3. Chính sách hội nhập quốc tế qua văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng (4/2006)

Năm 2006 đánh dấu chặng đường 20 năm đất nước đổi mới. 20 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước ta đã dành được những thành quả to lớn trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Đảng ta có nhiệm vụ tổng kết chặng đường 20 năm đổi

Xem tất cả 142 trang.

Ngày đăng: 09/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí