Tình Hình Trong Nước Và Những Thành Tựu Sau 10 Năm Đổi Mới

hợp tác để phát triển. Sư hợp tác ngày càng tăng ở nhiều tầng nhiều nấc và dưới nhiều hình thức nhằm tăng cường sự trao đổi thông tin, và cùng nhau xây dựng một diễn đàn để đóng góp ý kiến và cùng nhau hợp tác có hiệu quả nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế mỗi nước thành viên và trong khu vực như: Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương; khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA), Hiệp hội các nước khu vực Nam Á (SAARC)… cùng một loạt các tam giác, tứ giác phát triển khác ra đời. Các quốc gia trong khu vực đều có lợi ích muốn mở rộng thị trường, phối hợp các nguồn nhân lực, tài lực, kết cấu hạ tầng và các nguồn tài nguyên trong khả năng sẵn có và điều kiện của từng quốc gia, từng vùng lãnh thổ cho phép. Các nước đều điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế – xã hội và chiến lược đối ngoại của mình cho phù hợp các xu thế chung đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Quan hệ giữa các nước lớn trong khu vực tuy còn một số trục trặc song nhìn chung vẫn nằm trong khuôn khổ vừa hợp tác, vừa đấu tranh, kiềm chế lẫn nhau, nhưng tránh đối đầu.

Sau sự chấm dứt của cuộc chiến tranh lạnh, tình hình Châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng đã có những thay đổi tích cực. Các quốc gia trong khu vực đều thay đổi cái nhìn về nhau và cùng nhau hướng tới sự hợp tác và hội nhập hoà bình, hữu nghị, quan hệ giữa các nước chuyển từ đối đầu sang đối thoại, đặc biệt là sau khi chúng ta có những bước đi thích hợp trong việc giải quyết vấn đề Campuchia, nó đã giải toả những nghi kỵ của các nước ASEAN đối với Việt Nam. Các nước trong khu vực Đông Nam Á nỗ lực cải thiện từng bước mối quan hệ, tạo lập lòng tin và thúc đẩy hợp tác mọi mặt nhằm hiện thực hóa ý tưởng biến Đông Nam Á thành khu vực phi vũ khí hạt nhân, thống nhất trong đa dạng, hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển, có quan hệ hữu nghị và hợp tác với tất các các nước ngoài khu vực.

Cùng với đà biến chuyển tích cực của tình hình, các nước Đông Nam Á đã tranh thủ được lợi thế so sánh về vị trí địa lý, tài nguyên và con người, tăng cường đổi mới công nghệ, tranh thủ nguồn vốn và kĩ thuật bên ngoài để đẩy mạnh phát

triển kinh tế. Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á đang trong quá trình công nghiệp hoá mạnh mẽ, đa dạng hoá và liên kết chặt chẽ với nhau, với các nền kinh tế khác ở Châu Á - Thái Bình Dương và thế giới.

Bên cạnh những mặt tích cực, những mặt tiêu cực vẫn luôn tồn tại và có ảnh hưởng không nhỏ tới các quốc gia trong khu vực. Cũng như các quốc gia khác trên thế giới. Tại khu vực Đông Nam Á, sự phát triển kinh tế được đặt lên hàng đầu, chính vì vậy, nhu cầu về vốn, thị trường, lao động, công nghệ cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với mỗi quốc gia. Điều đó đòi hỏi phải có sự liên kết, hợp tác nhiều mặt giữa các nước với nhau. Từ đó dẫn đến lợi thế của các nước phát triển. Những nước đang phát triển như Việt Nam đứng trước một thách thức lớn hơn nữa đó là những thành tựu to lớn của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ và sự phát triển mạnh mẽ của toàn cầu hóa vừa mang đến những thuận lợi, cơ hội nhưng cũng vừa mang đến những thách thức và nguy cơ bị tụt hậu xa hơn nữa trong kinh tế. Ngoài ra, môi trường hoà bình, ổn định và phát triển của khu vực chưa thật bền vững, tiềm ẩn một số nhân tố có thể gây mất ổn định. Trong nội bộ một số nước và giữa các nước với nhau vẫn còn tồn tại mâu thuẫn: xung đột về sắc tộc, tôn giáo, biên giới lãnh thổ

Có thể nói, tình hình thế giới và khu vực những năm đầu sau chiến tranh lạnh có nhiều biến động sâu sắc, phức tạp và khó lường. Những biến động đó có tác động trực tiếp tới các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. ảnh hưởng tới việc hoạnh định chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta , đồng thời có những tác động không nhỏ tới việc xác định tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam trong những năm tiếp theo.

1.2. TÌNH HÌNH TRONG NƯỚC VÀ NHỮNG THÀNH TỰU SAU 10 NĂM ĐỔI MỚI

Vào giữa thập kỷ 80 của thế kỷ XX, trước sức ép của cộng đồng quốc tế, vấn đề đặt ra đối với chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta là phá thế bị bao vây cấm vận, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển

đất nước. Trước sự phát triển của tình hình trong nước và quốc tế, tháng 7/1986, Bộ Chính trị khóa V đã ra Nghị quyết số 32 điều chỉnh bước đầu chính sách đối ngoại của Việt Nam. Nghị quyết 32 nhấn mạnh chủ trương: “cần chủ động chuyển sang thời kỳ cùng tồn tại hoà bình, góp phần xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, ổn định, hợp tác” [3, tr.323].

Trong khi đó, giai đoạn những năm cuối thập kỷ 80 đầu 90 của thế kỷ XX, thế giới đã có những thay đổi nhanh chóng làm đảo lộn mọi trật tự trong quan hệ quốc tế. Việc hoạch định chính sách đối ngoại của Đảng ta trong giai đoạn này có phần xa rời thực tế, chưa đánh giá sát với những diễn biến bất lợi đối với phe XHCN, trong khi những bất ổn trong lòng Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu đang ngày càng sâu sắc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

Vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX, Đảng và Nhà nước ta cũng đã nhận thức về sự biến chuyển trong xu thế của thế giới, đặt ra vấn đề mở cửa, thiết lập quan hệ với thế giới bên ngoài nhằm cải thiện tình trạng bị bao vây, cô lập. Xu thế hoà hoãn trong quan hệ quốc tế, quá trình quốc tế hoá các lực lượng sản xuất và hợp tác kinh tế giữa các quốc gia không phân biệt hệ tư tưởng và chế độ chính trị đang diễn ra mạnh mẽ đã dẫn đến sự đổi mới trong tư duy của Đảng ta về mối quan hệ giữa lợi ích quốc gia và nghĩa vụ quốc tế, giữa an ninh và phát triển, giữa hợp tác và đấu tranh để tận dụng nội lực và tranh thủ tối đa sức mạnh của thời đại vì mục tiêu phát triển của đất nước. Đó chính là đổi mới tư duy đối ngoại rõ rệt nhất của Đảng ta trong Đại hội VI nhằm thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa: “ra sức kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại ... tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc”[19, tr. 104].

Trong quá trình hoạch định chính sách đối ngoại của Đảng tại Đại hội lần thứ VI, Đảng ta đã tiếp tục khẳng định mối quan hệ đặc biệt giữa ba nước Đông

Chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn từ 1995 đến nay - 3

Dương, tăng cường đoàn kết với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và Phong trào Không liên kết, kiên trì thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình và hữu nghị với các nước không phân biệt chế độ chính trị, góp phần xây dựng khu vực Đông Nam Á thành khu vực hoà bình và hợp tác. Đảng ta mong muốn “đi tới một giải pháp chính trị đúng đắn về Campuchia” [19, tr. 114]. Đại hội cũng khẳng định chủ trương “sẵn sàng đàm phán với Trung Quốc bất cứ lúc nào, bất cứ cấp nào và bất cứ ở đâu nhằm bình thường hóa quan hệ giữa hai nước” [19, tr. 114].

Tháng 5 năm 1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 13 về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình hình mới. “Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị đã đổi mới chiến lược đối ngoại: đổi mới tư duy, mục tiêu công tác đối ngoại, phương thức đấu tranh và chính sách tập hợp lực lượng, thay đổi hẳn về quan điểm bạn thù”[7, tr. 3 - 11].

Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị ra đời đã đánh dấu mốc quan trọng trong việc đổi mới tư duy đối ngoại theo định hướng mới. Với chủ đề “giữ vững hoà bình và phát triển kinh tế”, Nghị quyết nhấn mạnh nhiệm vụ ngoại giao phục vụ ổn định chính trị, cũng cố và giữ vững hoà bình, ưu tiên phát triển kinh tế tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để đất nước phát triển trong thế ổn định: “Lợi ích cao nhất của Đảng và nhân dân là phải củng cố và giữ vững hoà bình để tập trung xây dựng và phát triển kinh tế” [44, tr. 245]

Bên cạnh đó, Nghị quyết đã chuyển từ coi trọng an ninh sang coi trọng phát triển và mở rộng quan hệ quốc tế: “với một nền kinh tế mạnh, một nền quốc phòng vừa đủ mạnh cùng với sự mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, chúng ta sẽ càng có khả năng giữ vững độc lập và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội hơn” [Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị tháng 5 năm 1988. Dẫn theo 7, tr. 3 - 11].

Trong chính sách đối với các đối tượng cụ thể, với việc xác định rõ ràng chính sách hội nhập quốc tế, nhằm mục tiêu từng bước thoát khỏi thế bị bao vây, cấm vận, Nghị quyết nêu rõ các chủ trương góp phần giải quyết vấn đề

Campuchia, bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, cải thiện quan hệ với các nước trong tổ chức ASEAN, mở rộng quan hệ với các nước Tây - Bắc Âu, Nhật Bản, từng bước bình thường hoá quan hệ với Mỹ.

Từ chủ trương đó, vấn đề Campuchia đã dần được giải quyết. Những giải pháp cụ thể đã được đặt ra và từng bước thực hiện theo một lộ trình hợp lý. Việt Nam đã từng bước đàm phán, rút dần và tiến tới rút hết quân tình nguyện khỏi Campuchia về nước, tiến tới một giải pháp toàn diện cho vấn đề Campuchia.

Có thể nói, những đánh giá của Nghị quyết 13 về những tiến triển của tình hình thế giới và trong khu vực, về chiều hướng đấu tranh trong quan hệ quốc tế, về quan điểm bạn thù cơ bản sát với tình hình thực tế từ năm 1988 đến nay. Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị tháng 5 năm 1988 là điểm nhấn quan trọng trong việc đổi mới tư duy nhận thức về các vấn đề quốc tế và đối ngoại của Đảng ta, đặt nền móng cho việc giải quyết các vấn đề liên quan đến chính sách phá thế bị bao vây, cô lập, từng bước hội nhập quốc tế của Việt Nam. “Đây có thể coi là bước chuyển biến chiến lược đối ngoại cơ bản của Việt Nam”[22, tr. 30 - 38] kể từ sau năm 1975. Nghị quyết đã giải đáp kịp thời một loạt quan điểm về chiến tranh và hoà bình, an ninh và phát triển, về mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng và mở rộng hợp tác quốc tế, giữa yếu tố dân tộc và yếu tố quốc tế, về làm nghĩa vụ quốc tế, đoàn kết quốc tế, quan hệ đồng minh trong tình hình mới.

Đại hội toàn quốc lần thứ VII của Đảng (tháng 6/1991) diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục có những diễn biến phức tạp và nhanh chóng. Tháng 12/1989, lãnh đạo cấp cao Xô - Mỹ đã gặp nhau tại Manta và cùng đưa ra tuyên bố chấm dứt tình trạng chiến tranh lạnh kéo dài hơn bốn thập kỷ, trật tự thế giới hai cực không còn nữa. Cũng trong thời gian này, chế độ chủ nghĩa xã hội ở một loạt các nước Đông Âu lần lượt sụp đổ. Tình hình ở Liên Xô thì cũng không khá hơn, cuộc khủng hoảng trong nước ngày càng trầm trọng, vai trò của Đảng Cộng sản Liên Xô ngày càng bị suy giảm, khó kiểm soát được tình hình trong nước. Cách mạng thế giới lâm vào thoái trào.

Trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, Đại hội VII của Đảng đề ra yêu cầu “cần nhạy bén nhận thức và dự báo được những diễn biến phức tạp và thay đổi sâu sắc trong quan hệ quốc tế” [19, tr. 294]. Trong quan hệ quốc tế, đánh giá đúng tình hình và dự đoán được diễn biến của tình hình thế giới là một yếu tố quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi chính sách đối ngoại.

Đại hội đề ra chủ trương “hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị – xã hội khác nhau trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình” [19, tr. 294].

Việc triển khai chính sách đối ngoại đổi mới được đề ra từ năm 1986 và được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thế giới và từng đối tượng cụ thể. Nhờ đó mà chúng ta đã dần phá thế bị bao vây, cấm vận, bước đầu khắc phục được tình trạng khủng hoảng trong nước, từng bước hội nhập quốc tế.

Giải quyết vấn đề Campuchia

Đây là một vấn đề nhạy cảm trong quan hệ quốc tế, cụ thể là quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc, giữa Việt Nam với các nước ASEAN. Bên cạnh đó vấn đề Campuchia cũng được nhiều nước khác quan tâm, “ngoại trưởng Hoa Kỳ Schullz cũng đi vào thảo luận vấn đề Campuchia để cải thiện quan hệ với Trung Quốc” [33, tr. 174], “Liên Xô và Hoa Kỳ gặp nhau cũng đề cập vấn đề rút quân Việt Nam khỏi Campuchia” [33, tr. 174].

Việc chúng ta đưa quân vào Campuchia đánh đuổi bọn diện chủng Khơme Đỏ mà không tạo ra hành lang pháp lý quốc tế và dư luận đầy đủ đã dẫn đến những phản ứng quốc tế không thuận cho ta. Cùng với nó là sự áp đặt lệnh bao vây, cấm vận kinh tế đối với Việt Nam. Đến năm 1985, tình hình có những biến đổi mới. Các nước lớn liên quan đều không muốn kéo dài tình trạng căng thẳng ở Campuchia. Họ tiến hành nhiều cuộc đàm phán song phương và đa phương với nhau về vấn đề Campuchia, đặc biệt là giữa 5 nước thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.

Ngày 12/8/1985, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ba nước Việt Nam, Lào

và Campuchia hợp tại Phnôm Pênh đã có sáng kiến ngoại giao quan trọng, bày tỏ thiện chí mong muốn có một giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia và đưa ra lập trường 5 điểm làm khung cho một giải pháp: “Việt Nam sẽ rút hết quân vào năm 1990; nếu có giải pháp sẽ rút sớm hơn; Cộng hoà Nhân dân Campuchia sẽ nói chuyện với các cá nhân và nhóm đối lập để bàn việc thực hiện một nước Campuchia độc lập, trung lập, không liên kết, hữu nghị với các nước láng giềng; cùng với giải pháp cho vấn đề Campuchia, các nước trong khu vực cần thoả thuận về khu vực hòa bình và hợp tác Đông Nam Á, thực hiện các nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình” [3, tr.330].

Cùng với cộng đồng quốc tế, Việc Nam tích cực tham gia quá trình đàm phán nhằm tạo lập một nền hòa bình lâu dài, ổn định trên đất nước Campuchia cũng như giữ vững nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia, đồng thời phù hợp với lợi ích an ninh lâu dài của Việt Nam. Tháng 9/1989, toàn bộ quân tình nguyện Việt Nam đã rút khỏi Campuchia về nước. Điều đó đã tạo được sự tin tưởng đối với cộng đồng quốc tế, góp phần thúc đẩy hoà bình trên bán đảo Đông Dương, phá thế bao vây cấm vận của các thế lực thù địch đối với Việt Nam.

Bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc


Sau khi giải quyết tốt vấn đề Campuchia, việc bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có thể khai thông và có những tiến triển tích cực. Vấn đề Campuchia luôn được Trung Quốc coi là trở ngại lớn trong việc đàm phán bình thường hoá quan hệ giữa hai nước.Trong quá trình đàm phán bình thường hóa quan hệ, phía Trung Quốc đã đưa ra lập trường 8 điểm, trong đó có nêu: “Bất cứ bên nào đều không đóng quân ở nước ngoài, quân đội đã đóng ở nước ngoài phải rút về nước mình” [33, tr. 197].

Đảng và Nhà nước Việt Nam kiên trì chủ trương sẵn sàng đàm phán với Trung Quốc nhằm từng bước tiến tới bình thường hoá giữa hai nước trên tinh thần

bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Quá trình tiến tới bình thường hóa của hai nước được thể hiện qua những hành động cụ thể. Năm 1988, Việt Nam đã sửa Lời nói đầu trong Hiến pháp, đề nghị hai bên chấm dứt hoạt động vũ trang tại biên giới đất liền và hải đảo,bố trí lại quân đội dọc theo biên giới giữa hai nước nhằm không đe doạ tới an ninh quốc gia; tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dan hai bên biên giới thăm viếng lẫn nhau.

Đáp ứng thiện chí của phía Việt Nam, ngày 12/8/1990, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Bằng tuyên bố: “Trung Quốc hy vọng cuối cùng sẽ bình thường hóa với Việt Nam và thảo luận các vấn đề như cuộc tranh chấp quần đảo Trường Sa” [33, tr.208]. Một ngày sau, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười hoan nghênh tuyên bố trên của Thủ tướng Lý Bằng và khẳng định Việt Nam sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và giải quyết các vấn đề giữa hai nước bằng thương lượng hòa bình” [3, tr.344]. Đồng thời, phía Việt Nam đề nghị tổ chức cuộc gặp cấp cao giữa hai nước nhằm thảo luận việc bình thường hóa quan hệ và các vấn đề liên quan.

Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Thúc đẩy quá trình bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, từng bước mở rộng sự hợp tác Việt – Trung, giải quyết những vấn đề tồn tại giữa hai nước thông qua thương lượng” [19, tr. 295]. Hai bên đã tích cực trao đổi các cuộc viếng thăm cấp cao nhằm bàn bạc những vấn đề để tiến tới bình thường hóa quan hệ. Tháng 3/1991, Thủ tướng Lý Bằng tuyên bố “quan hệ Việt – Trung đã tan băng” [3, tr. 344].

Cụ thể hoá đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời phù hợp với nguyện vọng của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước, tháng 11/1991, Việt Nam và Trung Quốc chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Từ khi bình thường hóa, quan hệ hai nước đã được khôi phục và phát triển, cả hai bên tiếp tục cùng nhau giải quyết các vấn đề tồn tại như vấn đề biên giới

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/10/2023