Chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn từ 1995 đến nay - 8

hai nước lên một tầm cao mới. Tháng 8/2000, Thủ tướng Phan Văn Khải đã đi thăm Liên bang nga. Chuyến thăm được đánh giá có ý nghĩa đặc biệt là tháo gỡ được một trở ngại về mặt kinh tế trong quan hệ giữa hai nước: đó là vấn đề nợ của Việt Nam đối với Liên bang Nga. Cụ thể là xử lý khoản nợ 15 tỷ USD mà Việt Nam nợ Liên Xô trước đây. Hai bên đã ký Hiệp định xử lý nợ, theo đó, “Việt Nam chỉ phải trả 1,5 tỷ USD trong vòng 23 năm với điều kiện 10% bằng tiền mặt và 90% bằng hàng hóa. Nga còn cho Việt Nam vay 100 triệu USD để xây dựng và cải tạo một số nhà mày thuỷ điện và nhiệt điện như Plây Crông, Sesan 3, Uông Bí” [39, tr 244]. Một thể hiện sinh động nữa mối quan hệ giữa hai nước đó là chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Nga V.Putin (tháng 3/2001). Hai bên đã ký tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược giữa CHXHCN Việt Nam và Liên bang Nga. Với nỗ lực của cả hai bên, quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga đã vươn lên trở thành mối quan hệ đối tác chiến lược, lâu dài và ổn định.

Tháng 3/2002, Thủ tướng Liên bang Nga M. Caxianốp sang thăm Việt Nam, cùng với đó là những cam kết ưu đãi mà Chính phủ Liên bang Nga dành cho Việt Nam.

Tháng 10/2002, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh thăm chính thức Liên bang Nga khẳng định nhất quán chính sách của Đảng và Nhà nước ta là không ngừng củng cố và phát triển hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp và sự hợp tác nhiều mặt với Liên bang Nga, coi đó là một ưu tiên trong đường lối đối ngoại của Việt Nam.

Tháng 1/2003, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam thăm Liên bang Nga và có những cuộc hội đàm với hai viện của Liên bang Nga.

Tháng 5/2004, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã đi thăm chính thức Liên bang Nga. Chủ tịch nước đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Putin. Hai nhà lãnh đạo đã khẳng định mong muốn và quyết tâm đưa quan hệ hai

nước ngày càng phát triển. Tháng 12/2006, nhân dịp dự Hội nghị cấp cao APEC tại Việt Nam, Tổng thống Liên bang Nga Putin đã thăm chính thức Việt Nam.

Mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên bang Nga còn được thể hiện trên nhiều lĩnh vực văn hóa, giáo dục và đào tạo, y tế, an ninh- quốc phòng. Uỷ ban liên chính phủ Việt - Nga hoạt động khá hiệu quả. Liên bang Nga đã cung cấp vật tư, trang thiết bị kỹ thuật cho nhiều công trình tại Việt Nam. Liên doanh dầu khí Vietsopetro đã khai thác hơn 100 triệu tấn dầu và hàng tỷ mét khối khí, đóng góp đáng kể vào ngân sách hai nước.

Có thể nói, quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga đã và đang phát triển trên nhiều lĩnh vực, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mặt khác, mối quan hệ với Liên bang Nga giúp cho Việt Nam có điều kiện tạo lập thế cân bằng trong quan hệ với các nước lớn, thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, chủ động hội nhập quốc tế và khu vực.

Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản

Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong giai đoạn mới đang có những thuận lợi cơ bản. Về phía Nhật Bản, với chính sách ngoại giao “quay trở về châu Á”, Nhật Bản đang ngày càng hướng sự chú ý của mình tời các nước tại khu vực này, đặc biệt là các nước ASEAN trong đó có Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

Về phía Việt Nam, với chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ đối ngoại, Việt Nam muốn là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới. Việt Nam đang trên đà phát triển, những thành tựu to lớn mà chúng ta giành được sau những năm thực hiện công cuộc đổi mới đã tạo tiền đề vững chắc cho mối quan hệ giữa Việt Nam với thế giới nói chung và với Nhật Bản nói riêng.

Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản (năm 1973), mãi đến năm 1994, Thủ tướng Murayama là vị Thủ tướng Nhật Bản đầu

Chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn từ 1995 đến nay - 8

tiên sang thăm Việt Nam. Sau đó hai bên liên tục có các cuộc trao đổi thăm viếng lẫn nhau.

Năm 2002 là năm đánh dấu bước tiến quan trọng trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản Koizumi (4/2002) và chuyến thăm Nhật Bản của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (10/2002), lãnh đạo cấp cao hai nước đã thoả thuận xây dựng khuôn khổ quan hệ mới là “đối tác tin cậy, ổn định lâu dài” trong thế kỷ XXI.

Hai bên đã tạo dựng được cơ chế đối thoại nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau. Ngoài đối thoại về chính trị định kỳ ở cấp Thứ trưởng Ngoại giao, hai bên còn xây dựng cơ chế đối thoại kinh tế, an ninh và quốc phòng.

Việt Nam ủng hội Nhật Bản làm thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Nhật Bản ủng hộ ta ứng cử làm thành viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008- 2009.

Trong khuôn khổ hợp tác giữa ASEAN với Nhật Bản, với tư cách là nước điều phối viên quan hệ ASEAN - Nhật Bản, Việt Nam nỗ lực thúc đẩy hợp tác với Nhật Bản về tất cả các vấn đề khu vực. Nhật Bản cũng tích cực ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam hội nhập khu vực và thế giới.

Trong lĩnh vực kinh tế- thương mại, Nhật Bản là bạn hàng số 1 của Việt Nam. Nhật Bản là đối tác buôn bán, đầu tư và cung cấp ODA lớn nhất cho Việt Nam. ODA của Nhật Bản tập trung vào năm lĩnh vực ưu tiên là: phát triển nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nông nghiệp nông thôn, phát triển giáo dục - đào tạo và y tế, bảo vệ môi trường. ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam “từ năm 1992 đến 2003 đạt khoảng 8,7 tỷ USD” [2, tr. 316].

Về đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, Nhật Bản vẫn là một trong những nước có số vốn đầu tư trực tiếp lớn vào Việt Nam. Việc hai nước ký kết Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (năm 2003) đã tạo tiền đề thúc đẩy sự hợp tác kinh tế song phương, đồng thời đem lại những cơ hội làm ăn buôn bán cho

doanh nghiệp cả hai nước.

Có thể nói rằng, trong những năm qua, đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam ngày càng tăng về số lượng vốn và vai trò của Nhật Bản cũng ngày càng cao, tuy vậy so với tiềm năng của hai nước vẫn còn nhiều việc phải làm, đặc biệt là về phía Việt Nam. Việt Nam cần thúc đẩy quá trình cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư làm ăn tại Việt Nam, cải cách hệ thống ngân hàng, tài chínhViệc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA cũng là vấn đề cần phải đặc biệt quan tâm.

Giữa hai nước Nhật Bản và Việt Nam đều có những nét tương đồng về văn hoá. Đây là một nhân tố quan trọng giúp cho việc thúc đẩy mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước phát triển. Nhật Bản cũng tài trợ cho nhiều dự án của Việt Nam nghiên cứu về việc bảo tồn các giá trị văn hóa. Nhật Bản đã giúp Việt Nam lập dự án nghiên cứu, bảo tồn và quy hoạch phố cổ ở Hà Nội, ở Hội An; dự án khôi phục và phát triển Nhã nhạc cung đình Huế…Thông qua các dự án này, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam không những được bảo tồn mà còn được phát triển, đồng thời Việt Nam cũng học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý từ các chuyên gia Nhật Bản.

Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng quan tâm và giúp đỡ Việt Nam trong việc cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giúp ta nghiên cứu và đưa ra giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn trong hệ thống giao thông ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh.

Tóm lại, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã có những bước phát triển, những thành tựu hai bên đạt được cho thấy khả năng hiện thực của việc xây dựng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng cùng có lợi.

Mở rộng quan hệ với EU

Việc Việt Nam ký Hiệp định khung với EU là một bước ngoặt quan trọng trong quan hệ giữa hai bên. Nó không chỉ làm tăng cường mối quan hệ giữa EU với Việt Nam mà còn có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy mối quan hệ giữa

EU với Châu Á.

Trong một số lĩnh vực cụ thể như về hợp tác thương mại, các bên sẽ phát triển đa dạng hóa trao đổi về thương mại và cải thiện tiếp cận thị trường. Về đầu tư, các bên khuyến khích tăng cường đầu tư cùng có lợi bằng cách thiết lập môi trường thuận lợi cho đầu tư tư nhân, tạo điều kiện tốt hơn trong việc kêu gọi các nhà đầu tư. Về hợp tác kinh tế, các bên khuyến khích hợp tác kinh tế ở quy mô rộng nhất có thể, nhằm mở rộng kinh tế và nhu cầu phát triển của nhau với mục tiêu giúp Việt Nam chuyển thành công sang nền kinh tế thị trường, nhờ vậy mà cải thiện môi trường kinh tế và kinh doanh.

Trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, Việt Nam và EU thống nhất khuyến khích hợp tác khoa học và công nghệ, bao gồm cả các lĩnh vực thực hành như tiêu chuẩn, kiểm tra chất lượng

Trong nỗ lực thúc đẩy quan hệ giữa hai bên, các nhà lãnh đạo Việt Nam và EU đã có các cuộc thăm viếng lẫn nhau. Tháng 9/1995, ông Manuen Maranh, Phó Chủ tịch Uỷ ban châu Âu đã thăm Việt Nam. Năm 2007, Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Badosô đã tới thăm Việt Nam. Về phía Việt Nam, các chuyến thăm Uỷ ban châu Âu của Thủ tướng Phan Văn Khải (năm 1998) và của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu (năm 2000) đã mở ra một giai đoạn phát triển mới trong quan hệ giữa Việt Nam và EU cũng như giữa Việt Nam với các nước trong Liên minh châu Âu.

Quan hệ giữa Việt Nam - Ấn Độ

Quan hệ giữa Việt Nam - Ấn Độ có truyền thống lịch sử lâu đời, được Chủ tịch Hồ Chí Minh, M.Gandi và G. Nêru vun đắp, phát triển. Trong đấu tranh giải phóng dân tộc, Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ từ phía Ấn Độ. Ngày nay, mối quan hệ hữu nghị, truyền thống giữa Việt Nam - Ấn Độ đang có những điều kiện thuận lợi để phát triển trên tất cả các lĩnh vực.

Trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Ấn Độ đặt Việt Nam là một nhân tố quan trọng trong chính sách đối ngoại của mình. Năm 2001, Thủ tướng ấn Độ A.B.Vagiơpai đã sang

thăm Việt Nam. Ông đánh giá cao những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Chuyến thăm này đã thúc đẩy và tăng cường hơn nữa quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ trong tình hình mới.

Năm 2003, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã tiến hành chuyến thăm chính thức tới Ấn Độ. Chuyến thăm này thể hiện chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng mối quan hệ truyền thống hữu nghị với Ấn Độ. Hai bên đã xác định khuôn khổ hợp tác và khẳng định quyết tâm nâng mối quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ lên tầm cao mới. Hai bên đã thống nhất biện pháp thúc đẩy quan hệ về mọi mặt: chính trị, kinh tế, thương mại, khoa học công nghệ, an ninh quốc phòng, giáo dục và đào tạo

Về kinh tế, nhiều văn bản thoả thuận quan trọng đã được hai bên ký kết là động lực thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ phát triển. Trong những năm qua, kim ngạch hai chiều Việt Nam và Ấn Độ liên tục tăng lên. Trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Vagiơpai (2001), hai Thủ tướng đã nhất trí tăng kim ngach buôn bán lên 1 tỷ USD vào năm 2010 [39, tr. 296]. Ấn Độ cũng đã đầu tư vào nhiều lĩnh vực tại Việt Nam, chủ yếu là khai thác dầu khí, chế biến lâm sản, sản xuất tân dược

Về hợp tác khoa học – công nghệ. Ấn Độ là quốc gia có nền khoa học và công nghệ phát triển. Ấn Độ là một cường quốc về công nghệ thông tin đặc biệt là công nghệ phần mềm. Ấn Độ đã hợp tác và giúp đỡ Việt Nam trong việc phát triển ngành công nghệ thông tin. Nhiều công ty Ấn Độ đã hợp tác với các công ty Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Ngoài ra giữa Ấn Độ và Việt Nam còn có sự hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, hai nước đã ký kết Thoả thuận hợp tác năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình. Trong lĩnh vực phát triển nông, lâm nghiệp, công nghiệp, vật liệu mớiViệt Nam và Ấn Độ cũng có nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy sự hợp tác của hai bên.

Có thể nói, quan hệ Việt Nam - Ấn Độ đang tiếp tục có những bước phát triển mới. Cả hai bên cùng nhau nỗ lực thúc đẩy và tăng cường mối quan hệ

truyền thống tốt đẹp của hai Nhà nước và nhân dân hai nước thông qua sự hợp tác chặt chẽ và có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm.

Tích cực tham gia vào tổ chức Liên hợp quốc, phong trào Không liên kết và một số hoạt động đối ngoại khác

Bên cạnh việc tham gia vào các tổ chức khu vực và trên thế giới, chúng ta tích cực tham gia hoạt động và có những đóng góp tại các diễn đàn, hội nghị toàn thế giới về phát triển, môi trường, nhân quyền, dân số, phụ nữ, xã hội… Chúng ta tích cực tham gia vào các hoạt động của Liên hợp quốc, Phong trào Không liên kết, Cộng đồng nước và lãnh thổ có sử dụng tiếng Pháp, Hợp tác Nam – Nam…

Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của Liên hợp quốc từ năm 1977. Trong quá trình tham gia vào Liên hợp quốc, Việt Nam đã nêu rõ đường lối đổi mới, đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa các mối quan hệ; Việt Nam muốn là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế. Việt Nam đã tăng cường mối quan hệ với Liên hợp quốc, tranh thủ tối đa sự giúp đỡ, hỗ trợ của Liên hợp quốc về vốn và kỹ thuật phục vụ cho công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, bên cạnh đó, chúng ta cũng có những đóng góp tích cực vào hoạt động chung của Liên hợp quốc, qua đó nâng cao vị trí, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế.

Từ những đóng góp có hiệu quả vào hoạt động chung của Liên hợp quốcViệt Nam đã nhận được sự ủng hộ của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là sự tín nhiệm của các nước châu Á trong việc ủng hộ Việt Nam trở thành thành viên không thường trực Hội đồng bảo an (HĐBA) Liên hợp quốc. Ngày 16/10/2007 đã trở thành một dấu mốc quan trọng trong lịch sử ngoại giao Việt Nam hiện đại, với 183/190 phiếu bầu, Việt Nam đã trở thành thành viên không thường trực HĐBA Liên hợp quốc. Kết quả này được Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Srgjan Kerim công bố. Tham gia HĐBA Liên hợp quốc là việc chúng ta đã chuẩn bị từ 10 năm nay. Đó là kết quả của chính sách hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta. Cụ thể chúng ta đã tích cực tham gia các tổ chức đa

phương, nhất là tại Liên hợp quốc, tổ chức toàn cầu lớn nhất, có phạm vi hoạt động toàn diện nhất, đẩy mạnh tham gia hoạt động của tổ chức này cả bề rộng và chiều sâu.

Trong 10 năm qua, chúng đã tiến hành những bước chuẩn bị rất tích cực, cải cách hệ thống pháp luật để phục vụ cho hội nhập, trở thành thành viên của các tổ chức quốc tế. Việc trở thành thành viên không thường trực HĐBA Liên hợp quốc đã nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời đây cũng là cơ hội để Việt Nam có nhiều đóng góp hơn cho việc giải quyết những vấn đề hoà bình và an ninh trên thế giới.

Đối với Phong trào Không liên kết, chúng ta là một thành viên tích cực, có nhiều sáng kiến và đóng góp cho phong trào. Để đề cao hợp tác Nam – Nam và phát huy thế mạnh của mình, Việt Nam đã đưa ra sáng kiến về khuôn khổ hợp tác ba bên giữa các nước đang phát triển với tổ chức quốc tế tài trợ có sử dụng chuyên gia của Việt Nam..

Trong khuôn khổ hợp tác Nam – Nam, Việt Nam đã có những ý kiến nhằm thúc đẩy sự phát triển, tăng cường hợp tác và hỗ trợ từ các nước phương Bắc, “thiết lập và phổ cập cơ chế hợp tác ba bên gồm hai nước phương Nam và bên tài trợ phương Bắc (công thức 2 + 1)” [3, tr.370]. Bên cạnh đó, việc thúc đẩy sự hợp tác giữa các tiểu vùng, các tam giác, tứ giác cũng được Việt Nam nêu lên để các nước cùng bản thảo nhằm vì mục tiêu chung là phát triển kinh tế, thoát khỏi đói nghèo.

2.2.2. Hội nhập kinh tế quốc tế

Cùng với xu thế phát triển mạnh mẽ của quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế khách quan, cuốn hút mọi quốc gia, dân tộc và có tác động sâu sắc tới mọi mặt của đời sống kinh tế- xã hội. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết nền kinh tế của một nước với nền kinh tế khu vực và thế giới, đồng thời tham gia vào tiến trình phân công lao động quốc tế.

Quán triệt và vận dụng tư tưởng kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh

Xem tất cả 142 trang.

Ngày đăng: 09/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí