Thực Trạng Phát Triển Làng Nghề Hoa Kiểng Theo Hướng Du Lịch Sinh Thái Tại Một Số Địa Phương


chí xây dựng đề tài đã đánh giá và bình chọn được các công nghệ xử lý chất thải phù hợp và khả thi cho các đối tượng nghiên cứu đã lựa chọn. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã góp phần rất lớn trong tiến trình bảo vệ môi trường nông thôn Việt Nam, giúp người dân tại các làng nghề/CSSX nhỏ lựa chọn được công nghệ xử lý thích hợp và hiệu quả về mặt môi trường vừa phù hợp với điều kiện kinh tế nông nghiệp. Đồng thời đây sẽ là cơ sở khoa học để các nhà công nghệ, nhà quản lý lựa chọn được loại hình công nghệ nào là thích hợp nhất và khả thi nhất có thể áp dụng tại mỗi loại hình làng nghề. Đây cũng là một nhiệm vụ có tính thực tiễn cao để các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý môi trường đưa ra các giải pháp thích hợp hạn chế ô nhiễm tại các làng nghề/CSSX nhỏ, góp phần vào việc phát triển công nghệ môi trường Việt Nam trong tương lai.

Bên cạnh đó, còn rất nhiều bài báo khoa học, hội thảo về các vấn đề môi trường và giải pháp phát triển tại các làng nghề như:

- Hội thảo “Làng nghề và phát triển du lịch”: “Làng nghề gốm sứ Bình Dương và phát triển du lịch ở địa phương”. Văn Thị Thùy Trang - Nhà nghiên cứu, Phó ban Quản lí Di tích và Danh thắng tỉnh Bình Dương và TS. Phan Anh Tú - Nhà nghiên cứu, Phó ban Quản lí Di tích và Danh thắng tỉnh Bình Dương.

- Bài báo khoa học: “Du lịch làng nghề ở Đồng bằng sông Cửu Long – Một lợi thế văn hóa để phát triển du lịch”. Bài báo được thực hiện bởi ThS Nguyễn Phước Quý Quang đăng trên Tạp chí Phát triển và hội nhập Số 10 (20) - Tháng 05-06/2013.

- Báo cáo kết quả giám sát“Về việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu kinh tế, làng nghề” của Quốc hội năm 2011.

- Đề tài khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu về phát triển làng nghề và đề xuát định hướng, giải pháp phát triển thương mại tại làng nghề Việt Nam” Bộ Công Thương và Viện Nghiên cứu thương mại của TS. Từ Thanh Thủy năm 2010.

- Công trình “Nghiên cứu đề xuất tiêu chí khu du lịch sinh thái ở Việt Nam” của TS. Ðỗ Thị Thanh Hoa (2007). Ðề tài đã đưa ra khung một số tiêu chí khu du lịch sinh thái ở Việt Nam gồm: Nhóm các tiêu chí về tài nguyên; nhóm các tiêu chí về quy mô, quy hoạch và kiến trúc cảnh quan; nhóm tiêu chí về kết cấu hạ tầng- kỹ thuật du


lịch; nhóm các tiêu chí về bảo vệ môi trýờng; nhóm tiêu chí về tổ chức quản lý và tham gia cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

1.3 THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG DU LỊCH LÀNG NGHỀ HOA

KIỂNG TẠI VIỆT NAM

1.3.1 Thực trạng phát triển làng nghề hoa kiểng theo hướng du lịch sinh thái tại một số địa phương

1.3.1.1 Làng hoa kiểng Tân Qui Đông, thị xã Sa Đéc

Lợi thế có nhiều tài nguyên du lịch phong phú như: vườn quốc gia Tràm Chim

- nơi bảo tồn hệ sinh thái Đồng Tháp Mười cổ xưa với rất nhiều loài chim quý, khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, làng hoa kiểng Sa Đéc, trong giai đoạn 2011-2015, ngành du lịch Đồng Tháp sẽ phát triển theo hướng du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử trên cơ sở khai thác triệt để các tài nguyên sẵn có, sản phẩm du lịch phải đáp ứng được nhu cầu của thị trường khách du lịch. Đồng thời, cũng gắn phát triển du lịch với việc bảo vệ và tôn tạo cảnh quan môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển du lịch mang tính bền vững.

Đồng Tháp có trên 10 cồn lớn, nhỏ nằm rải rác ở các huyện và nhiều di tích lịch sử văn hóa, cách mạng như khu di tích Nguyễn Sinh Sắc, khu di tích Xẻo Quýt, tượng đài Gò Quản Cung-Giồng Thị Đam. Hơn thế, nơi đây còn có sự giao thoa của nhiều sắc thái văn hóa được thể hiện rõ nét qua những di tích Gò Tháp, chùa Bửu Lâm, dinh Ông Đốc Vàng, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, nhà cổ ở thị xã Sa Đéc và huyện Hồng Ngự, chùa Kiến An Cung, chùa Hương, chùa Bà, chùa Tổ, đình Thần Tân Phú Trung, miếu Ông Bà Chủ chợ Cao Lãnh. Ngoài ra, Đồng Tháp còn khá nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như Chiếu Định Yên, Nem Lai Vung, Dệt Choàng Long Khánh và các khu cửa khẩu quốc tế Thường Phước, Dinh Bà... có thể phát triển loại hình du lịch tham quan kết hợp mua sắm.

Sản xuất hoa kiểng kết hợp với tham quan du lịch là một trong những chủ trương lớn được thành phố Sa Đéc đề ra trong những năm gần đây và ngày càng có nhiều du khách đến với làng hoa Sa Đéc.


Hội Nông dân phường Tân Quy Đông đã thành lập thí điểm Câu lạc bộ “Sản xuất hoa kiểng kết hợp với bảo vệ môi trường” tại khóm Tân Hiệp từ tháng 4/2014 với 21 thành viên. Nhiệm vụ chính của các thành viên trong CLB là thực hiện và vận động nông dân thay đổi tập quán sản xuất truyền thống, ứng dụng cách thức sản xuất tiến bộ, sản xuất sạch không gây ô nhiễm môi trường.

CLB sinh hoạt định kỳ vào ngày 15 tây hàng tháng, vừa trao đổi kinh nghiệm sản xuất hoa kiểng, vừa chia sẻ về kỹ thuật, giống nhất là các giải pháp đảm bảo môi trường trong sản xuất, mời các chuyên gia đến phổ biến và tập huấn các kỹ thuật mới để cho các thành viên trong tổ có ý thức cho vườn hoa sạch sẽ để khách du lịch đến tham quan.Một trang trí điển hình của hộ trồng hoa tại Tân Quy Đông như Hình 1-1.

Hình 1 1 Nhà vườn trang trí hoa trước nhà tạo cảnh quan cho làng hoa Theo nghiên 1

Hình 1-1.Nhà vườn trang trí hoa trước nhà tạo cảnh quan cho làng hoa

Theo nghiên cứu của cơ quan chuyên môn, khi phun thuốc để trừ dịch hại thì chỉ có từ 5 đến 7% lượng thuốc trực tiếp tham gia vào quá trình tiêu diệt dịch hại phần còn lại bị rửa trôi vào nguồn nước, thẩm thấu vào đất canh tác gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, làm cho đất giảm độ màu mỡ và tiêu diệt các loại vi sinh vật có lợi. Đặc biệt, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng kỹ thuật sẽ dẫn đến hiện tượng sâu bệnh lờn thuốc, kháng thuốc nên những vụ sau muốn tiêu diệt sâu bệnh người dân phải tăng nồng độ và liều lượng các loại thuốc cao hơn. Vì thế lượng thuốc bảo vệ thực vật tăng dần qua hàng năm trên cùng đơn vị diện tích, gây tốn kém về kinh tế, ô nhiễm môi trường và nguy hại đến sức khỏe con người. Ngoài ra, việc vứt bỏ bừa bãi vỏ, chai thuốc trừ sâu cũng gây ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi và sức khỏe con


người.Vận động người dân trồng hoa thay đổi tập quán sản xuất, giảm dần việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, từng bước ứng dụng công nghệ sạch, sử dụng phân vi sinh vào sản xuất là một trong những giải pháp giúp nông dân làng hoa Sa Đéc nâng cao chất lượng sản phẩm, thân thiện với môi trường và không ảnh hưởng đến sức khỏe mọi người.

Kết quả sau hơn 1 năm đi vào hoạt động, CLB Sản xuất hoa kiểng kết hợp với bảo vệ môi trường đã làm thay đổi nhận thức của một bộ phận người sản xuất, nhiều vườn hoa được trang trí sạch, đẹp,thu hút khách tham quan, vỏ chai thuốc BVTVđược thu gom tập trung. Khách du lịch tham quan tại làng hoa Tân Quy Đông như Hình 1-2.

Hình 1 2 Làng hoa Tân Quy Đông thu hút khách du lịch tham quan Đây là một mô hình 2

Hình 1-2. Làng hoa Tân Quy Đông thu hút khách du lịch tham quan

Đây là một mô hình hoạt động có hiệu quả của địa phương. Thứ nhất là thành viên của CLB đã thay đổi dần thói quen nhận thức trong việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, phân hóa học trong sản xuất hoa kiểng nhờ đó đã tiết kiệm được chi phí sản xuất, tạo được nguồn sản phẩm sạch, có giá trị nâng cao thu nhập đồng thời thu gom, xử lý các vỏ bao, chai lọ chứa hóa chất theo đúng hướng dẫn của ngành chuyên môn góp phần vào việc giảm ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp đảm bảo sức khỏe cho gia đình và cộng đồng. Thứ hai là thành viên trong CLB đều được tập huấn kỹ năng tuyên truyền từ đó các thành viên của CLB trở thành các tuyên truyền viên ở cơ sở hướng dẫn các hộ nông dân khác thay đổi thói quen sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, phân hóa học và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong sản xuất hoa


kiểng. Thứ ba là thông qua các buổi sinh hoạt hàng tháng đã tạo ra sự gắn kết giữa các thành viên trong CLB, chia sẻ kinh nghiệm, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất.

Câu lạc bộ sản xuất hoa kiểng kết hợp với bảo vệ môi trường ở phường Tân Quy Đông mang lại chính là tiền đề để các xã, phường còn lại trên địa bàn thành phố nghiên cứu, nhân rộng nhằm từng bước tạo vẻ mỹ quan cho làng hoa đặc biệt là tạo ra thêm nhiều sản phẩm đẹp, an toàn để ngày càng nâng cao hơn nữa thương hiệu hoa Sa Đéc.[7]

1.3.1.2Làng hoa tại Sơn Định, Bến Tre

Sơn Định còn có 02 làng nghề cây giống hoa kiểng, mỗi năm cung cấp cho thị trường trên 500 ngàn cây giống, hoa kiểng các loại.Một số hình ảnh của làng hoa tại Sơn Định, Bến Tre như Hình 1-3.

Hình 1-3.Làng hoa tại Sơn Định, Bến Tre

Để đáp ứng nhu cầu du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng, khám phá của du khách ngày càng tăng.Sơn Định huyện Chợ Lách đã triển khai mô hình họat động mới - Phát triển du lịch sinh thái làng nghề. Nhằm định hướng ngành nghề ngày càng phát triển tạo thu nhập bền vững cho nhân dân, đồng thời tạo điều kiện giao lưu văn hóa cho địa phương với các vùng lân cận, góp phần giải quyết an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo. Dự án có quy mô hơn 30 ngàn mét vuông. Kinh phí xây dựng ở giai đoạn I hơn

9,4 tỷ đồng và giai đoạn II hơn 1 tỷ 120 triệu đồng. Nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ 400 triệu đồng, phần còn lại do 3 hộ dân trong xã trực tiếp đóng góp. Trong đó gồm có 3 điểm du lịch phục vụ du khách tham quan như: Điểm khu du lịch sinh thái dã ngoại Đại Lộc. Tham quan vườn ương cây giống – hoa kiểng lớn tiêu biểu, phục vụ cho du


khách tự uốn sửa kiểng, chiết ghép cây giống và du lịch tắm cồn- giao lưu đờn ca tài tử - thưởng thức món ăn dân dã miệt vườn. Hiện tại các điểm du lịch đã hoàn thành giai đoạn I đưa vào họat động, đang triển khai thực hiện giai đoạn II.

Riêng khu du lịch sinh thái dã ngoại Đại Lộc có tổng diện tích 20 ngàn mét vuông, bao gồm các hạng mục: nhà nghỉ dưỡng, tham quan vườn cây ăn trái; thưởng thức món ăn dân dã miền quê sông nước; du thuyền trên sông; chèo xuồng, bắt cá trong mương vườn,....Sau thời gian đi vào hoạt động, cơ sở có nhiều thuận lợi được sự quan tâm các ngành, các cấp ở địa phương, du khách đến tham quan khá nhiều.

Giai đoạn I đã hoàn tất, các điểm du lịch đã phát huy hiệu quả, từ đó tiến hành giai đoạn II (2013-2015), mở rộng mô hình họat động ra toàn xã. Trong đó chú trọng các ấp có điều kiện, có đình chùa, nhà thờ, bến cảng, chợ đầu mối trái cây.... Đầu tư xây dựng mới 4 điểm nghỉ, phục vụ ăn uống tại nhà dân cặp sông Tiền Giang ấp Tân Thới, Thới Lộc, Tân Phú. Riêng điểm du lịch ấp Sơn Châu, Phụng Châu hiện có tiếp tục đấu tư theo hướng chất lượng hoàn hảo, hoàn thành hệ thống giao thông đường bộ.

Các giải pháp, nhiệm vụ Sơn Định trong thời gian tới: Đẩy mạnh xã hội hóa phát triển du lịch, nhất là về vốn của các thành phần kinh tế và trong dân, dựa vào thế mạnh tài nguyên sẵn có xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương, xây dựng chương trình tham quan thường xuyên. Đầu tư phát triển các điểm du lịch vườn, du lịch trên sông rạch,...Tập trung đầu tư nâng cao chất lượng các dịch vụ, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên kinh doanh du lịch và tổ chức tốt dịch vụ du lịch.Tiếp đến hình thành và phát triển các mô hình du lịch như: Du lịch sông nước miệt vườn gắn với hộ gia đình, lưu trú du lịch, dịch vụ ăn uống, giải khát, vườn cây ăn trái theo mùa, chèo thuyền trên sông rạch nhỏ, tour xe đạp, nghỉ nhà dân, làm nông dân, làm nghệ nhân sửa kiểng...Hình thành và ổn định một số nghề, dịch vụ, sản phẩm, phương tiện đưa rước khách chuyên phục vụ cho du lịch. Đặc biệt phải thương hiệu hóa các sản phẩm của địa phương. Phát triển chọn lọc những ngành nghề có thế mạnh của địa phương như uốn sửa kiểng cổ, bon sai, cắt tháp cây giống, chăm sóc cây trồng phục vụ khách du lịch...[8]


1.3.2 Một số bài học kinh nghiệm về phát triển làng nghề hoa kiểng theo hướng du lịch sinh thái

Thực tế cho thấy, hoạt động du lịch làng nghề ở nước ta vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục: sản phầm làng nghề tuy nhiều, phong phú nhưng ít sản phẩm có thương hiệu mang tầm quốc gia và quốc tế; các địa phương chưa có chủ trương, cơ chế, chính sách phù hợp để phát triển du lịch làng nghề; công tác quản lý còn lỏng lẻo, chồng chéo; người dân chưa có kỹ năng khai thác giá trị du lịch làng nghề; cơ sở hạ tầng cũng như nguồn nhân lực du lịch tại các làng nghề còn thiếu và yếu; môi trường nhiều làng nghề bị ô nhiễm trầm trọng…

Từ thực trạng đó, giải pháp để phát triển làng nghề và du lịch làng nghề như: tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng tại các làng nghề; chú trọng quảng bá các sản phẩm thủ công truyền thống; nâng cao khả năng “làm du lịch” của người dân và nhà quản lý; tập trung phát triển những sản phẩm chủ lực, mang thương hiệu quốc gia…

1.4 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG

NGHỀ TẠI CÁC KHU VỰC NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

1.4.1 Thực trạng phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề

1.4.1.1 Lĩnh vực hoạt động của ngành nghề nông thôn, làng nghề

Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 65 ngành nghề tiểu thủ công nghiệp.Trong đó, khu vực thành thị có 31 ngành nghề, khu vực nông thôn có 34 ngành nghề. Hoạt động ngành nghề nông thôn tại Thành phố Hồ Chí Minh có đủ các loại hình theo quy định tại Điều 3, Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn. Hiện có 5 nhóm ngành chính: nhóm chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; nhóm tiểu thủ công nghiệp, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; nhóm xây dựng, dịch vụ; nhóm công nghiệp; nhóm cây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh.

Tính đến tháng 4 năm 2013, thành phố hiện có 19 làng nghề hoạt động và phát triển tại 7 quận – huyện . Có 4/19 làng nghề mang đậm nét văn hóa truyền thống nhưng không có khả năng phát triển độc lập: làng nghề đan lát Thái Mỹ huyện Củ


Chi, làng nghề đan giỏ trạc Xuân Thới Sơn huyện Hóc Môn, làng nghề se nhang Lê Minh Xuân huyện Bình chánh, làng nghề muối Lý Nhơn huyện Cần Giờ.

Hiện có 4 làng nghề truyền thống đang phát triển và có khả năng phát triển độc lập, bền vững trong tương lai: làng nghề hoa kiểng Xuân – An – Lộc quận 12, làng nghề hoa kiểng Thủ Đức quận Thủ Đức, làng nghề mành trúc Tân Thông Hội huyện Củ Chi, làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông huyện Củ Chi. Các làng nghề này đều có ngành nghề hoạt động phù hợp với chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đô thị của Thành Phố. Để phát triển ổn định, bền vững các làng nghề này cần phải có giải pháp, chính sách hỗ trợ phát triển trong thời gian tới.

1.4.1.2 Số lượng hộ/cơ sở, lao động tham gia sản xuất tại làng nghề

Tính đến tháng 4 năm 2013, khu vực ngoại thành thành phố có khoảng 4.747 hộ/cơ sở, với 14.241 lao động tham gia sản xuất tại 19 làng nghề thuộc 7 quận – huyện.


nghề

1.4.1.3 Thu nhập của hộ, cơ sở tham gia sản xuất – kinh doanh tại làng


Theo kết quả điều tra của Chi cục phát triển nông thôn năm 2012, thu nhập

bình quân của hộ dân làng nghề đạt 112,7 triệu đồng/hộ/năm (bình quân 36,94 triệu đồng/lao động/năm). Trong đó, hộ dân thuộc làng nghề hoa cây kiểng có thu nhập cao nhất là 134 triệu đồng/hộ/năm; hộ dân thuộc làng nghề muối có thu nhập thấp nhất là 43,6 triệu đồng/hộ/năm.



nghề

1.4.1.4 Đánh giá những thành tựu – tồn tại của ngành nghề nông thôn, làng


a. Thành tựu

Hệ thống chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn thôn ngày

càng được hoàn thiện, nhất là từ khi Chính phủ ban hành Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 về phát triển ngành nghề nông thôn nhằm thống nhất hành động của các Bộ, ngành Trung ương và địa phương đối với hoạt động hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/04/2023