Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái Bình - 6

gìn ngành nghề do cha ông để lại. Như vậy, việc phát huy vai trò của mỗi chủ thể tham gia thực hiện chính sách là điều kiện quan trọng để đảm bảo việc thực hiện chính sách có hiệu quả trên thực tế.

Ba là, các cấp, các ngành, các đoàn thể chính trị - xã hội của tỉnh đã thực hiện tốt công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách đến các đối tượng thực hiện thông qua nhiều hình thức đa dạng, thiết thực. Đặc biệt, các tổ chức đoàn thể đã tuyên truyền cho các thành viên nâng cao ý thức bảo tồn, giữ nghề truyền thống và bảo vệ môi trường làng nghề. Thêm vào đó, việc thực hiện tốt công tác tuyên truyền đã đưa chính sách đến gần với đối tượng thực hưởng, tạo điều kiện cho người dân được hưởng các ưu đãi, hỗ trợ từ phía nhà nước và các tổ chức phi chính phủ, trong đó có những hỗ trợ về vốn, tín dụng, quảng bá sản phẩm, thị trường tiêu thụ, quy hoạch làng nghề và trang bị máy móc hiện đại, hạn chế ô nhiễm môi trường làng nghề.

Bốn là, có sự quan tâm, đầu tư hỗ trợ kinh phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại làng nghề thông qua việc hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề, xây dựng nhà trưng bày sản phẩm. Nguồn kinh phí cho phát triển làng nghề tuy không nhiều song nhờ có sự quan tâm của các cấp lãnh đạo nên UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND các huyện, quận, thành phố, thị xã tận dụng, lồng ghép vốn từ các dự án, chương trình lớn như khuyến công, xây dựng nông thôn mới… Chính nhờ những hỗ trợ này mà cơ sở hạ tầng làng nghề được cải thiện so với trước, đường giao thông, hệ thống nước sinh hoạt, điện cơ bản được đảm bảo, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh tại làng nghề.

2.3.2. Hạn chế‌

a. Về chính sách tín dụng

Dù đã có những bước chuyển biến tích cực nhưng vấn đề vay các doanh nghiệp nói chung và các hộ gia đình, cơ sở SXKD và các làng nghề nói riêng vẫn là vấn đề khó khăn nhất. Các cơ sở SXKD đa số đều phàn nàn có quá nhiều điều kiện để vay vốn. Kể cả khi đã có đủ điều kiện đó rồi chưa chắc doanh nghiệp đã nhận được vốn ngay, còn phải thông qua các thủ tục hành chính, tổn thất về thời gian đi lại. Ngoài ra để tiếp cận với nguồn vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, các khoản vay có bảo lãnh các cơ sở SXKD cũng gặp không ít khó khăn và nguồn vốn không được kịp thời. Vướng mắc này chính là cơ chế đòi hỏi bắt buộc phải có tài sản thế chấp nếu như muốn vay vốn. Trong khi đó hầu hết các hộ gia đình, cơ sở SXKD trong các làng nghề có nguồn vốn chủ sở hữu thấp, ít tài sản thế chấp, cầm cố, lại không có người bảo lãnh, khả năng trình độ lập dự án, phương án vốn của SXKD

còn hạn chế cùng với sự cầu toàn , quá chặt chẽ về thủ tục, về xác định tài sản thế chấp để được vay vốn.

Chính sách tín dụng đã có một số ưu đãi ngành nghề, đối tượng vay, tuy nhiên cũng chưa đề cập đến khu vực làng nghề và đặc biệt là hạn mức cho vay ưu đãi còn quá thấp không đáp ứng được nhu cầu vốn về mở rộng sản xuất, đầu tư chiều sâu nâng cao sức cạnh tranh trong tình hình mới. Lãi suất tín dụng vẫn còn quá cao , quy định về thời hạn vay vốn cũng chưa hợp lý. Năng lực và hệ thống quản lý của ngân hàng còn hạn chế nên thiếu các hình thức tiếp cận trực tiếp đến tận cơ sở để thẩm định và tư vấn giúp cho các cơ sở SXKD có được phương án khả thi và sử dụng nguồn vốn vay có hiệu quả.

b. Về chính sách lao động và đào tạo nguồn nhân lực

Chính sách lao động và đào tạo nguồn nhân lực ở tỉnh Thái Bình vẫn còn đưa ra những ưu đãi chung chung và khó thực hiện. Chưa có chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho các làng nghề rõ ràng, nhất quán. Chính sách này mới chỉ chú trọng đào tạo nghề chưa chú trọng đào tạo năng lực quản lý và các kiến thức hội nhập, cạnh tranh... cơ cấu đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu ngành nghề thực tế tại địa phương. Chất lượng dạy nghề yếu, người tuy có bằng cấp, chứng chỉ nhưng không được thị trường lao động chấp nhận, sử dụng nhưng chưa có giải pháp hữu hiệu. Vấn đề trang bị cơ sở vật chất , kỹ thuật, đội ngũ giáo viên vẫn còn thiếu thốn và lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 61 trang tài liệu này.

c. Về chính sách xúc tiến thương mại

Các chính sách về xúc tiến thương mại còn hạn chế đầu tư dàn trải, chưa tập trung, thiếu chính sách khuyến khích thỏa đáng về đầu tư chiều sâu, ứng dụng công nghệ, thiết bị hiện đại vào các ngành sản xuất hàng xuất khẩu. Bên cạnh đó, chính sách này thiếu những quy định cụ thể về cơ chế, chính sách phát triển các mô hình tổ chức thị trường và các kênh lưu thông hàng hóa, cũng chưa có chiến lược tổng thể quốc gia hay địa phương về hội nhập kinh tế quốc tế. Thực tế là ở các làng nghề tỉnh Thái Bình thị trường cả đầu vào và đầu ra chủ yếu chỉ thông qua hợp đồng nhỏ lẻ hoặc qua môi giới trung gian, các tổ chức Nhà nước đứng ra giới thiệu hay đảm bảo cho quá trình lưu thông hàng hoá của các làng nghề còn hạn chế.

Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái Bình - 6

d. Về chính sách bảo vệ môi trường

Chính sách của Nhà nước chưa thực sự có tác động tích cực tới giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường ở các làng nghề. Chính sách quy định không cụ thể ở tầm vĩ mô chưa có văn bản nào quy định chuyên biệt hoặc một số điều khoản quy định cụ thể chi tiết về bảo vệ môi trường trong các làng nghề. Mặc dù tỉnh Thái Bình đã ban hành quy chế bảo vệ môi trường trong đó có đề cập đến môi trường làng nghề song còn

chung chung, chưa cụ thể hoá, tính hiệu lực không cao, các quy định vẫn chỉ mang tính giải pháp tình thế, chưa đảm bảo hiệu quả lâu dài và thống nhất riêng cho các khu vực làng nghề. Việc xử lý ô nhiễm môi trường đòi hỏi chi phí cao mà khả năng của các cơ sở SXKD là có hạn, trong khi Nhà nước hỗ trợ còn hạn chế, chính sách ưu đãi chưa đủ mạnh để thu hút đầu tư, xã hội hoá trong lĩnh vực này. Tính hiệu lực thực thi của các văn bản về bảo vệ môi trường còn thấp, các biện pháp xử phạt hành chính về vi phạm pháp luật môi trường kém, công tác phổ biến, giáo dục môi trường chưa tốt... Việc thu phí đối với các chất thải khác như chất thải khí, chất thải rắn chưa được triển khai. Tại các LN mới chỉ áp dụng phí nước thải công nghiệp và phí thu dọn vệ sinh, chưa đủ tầm ngăn ngừa và răn đe việc gây ô nhiễm môi trường của người dân. Các công cụ kinh tế khác như thuế môi trường, quỹ môi trường ... chưa được áp dụng triển khai. Bộ máy tổ chức quản lý và bảo vệ môi trường chưa đồng bộ và đủ mạnh, thiếu sự tham gia nhiệt tình của cộng đồng dân cư ... Những hạn chế của chính sách bảo vệ môi trường này đã và đang có nguy cơ làm trầm trọng thêm vấn đề ô nhiễm môi trường ở các làng nghề, ảnh hưởng lớn tới chiến lược phát triển bền vững của địa phương và cả nước.

2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế‌

Nguyên nhân sự hạn chế của các chính sách cơ bản nêu trên chủ yếu là do thực hiện chưa tốt quá trình chính sách từ khâu hoạch định, thể chế hoá chính sách, chỉ đạo thực hiện chính sách, điều chỉnh chính sách nên chính sách chưa theo kịp tình hình thực tế, còn chồng chéo, chắp vá không đồng bộ, thiếu cụ thể vv ... những hạn chế này là do:

Một là, do trình độ cán bộ còn có hạn chế nên đã có những chính sách không phù hợp với thực tiễn, chậm đổi mới, còn chồng chéo, chắp vá, không đồng bộ, nhiều chính sách còn chung chung thiếu cụ thể, thiếu minh bạch, chưa công bằng hoặc chưa đủ mạnh để khuyến khích hỗ trợ hoặc kìm chế khó vận dụng và chỉ đạo thực thi.

Hai là, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trung ương và địa phương chưa được chặt chẽ, đồng bộ. Do đó, trong việc tham mưu, hoạch định, bổ sung và hoàn thiện các chính sách chưa huy động được đông đảo lực lượng tri thức, cán bộ quản lý cũng như đông đảo nhân dân tham gia hoạch định và xây dựng chính sách.

Ba là, việc thực thi chính sách có khi còn vướng mắc do thủ tục hành chính còn nặng nề. Tổ chức thực hiện chưa nghiêm, kiểm tra, giám sát, phân tích đánh giá tác động của chính sách chưa được coi trọng chưa được thường xuyên và chuyên nghiệp Hệ thống thông tin, báo cáo từ dưới lên còn nhiều bất cập... Công tác phổ biến , giải thích chính sách còn hạn chế ảnh hưởng đến việc tiếp cận chính sách của các làng.

Bốn là, ý thức chấp hành các chính sách của các hộ gia đình, các cơ sở SXKD trong làng nghề còn có nhiều hạn chế đặc biệt như ý thức chấp hành chính sách về thuế, môi trường... Những nguyên nhân này đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng của chính sách, làm cho chính sách vừa qua còn nhiều hạn chế.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở TỈNH THÁI BÌNH TRONG THỜI GIAN TỚI‌

3.1. Quan điểm hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề tỉnh Thái Bình.‌

Thứ nhất, phát triển nghề và làng nghề phải kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với xây dựng nông thôn mới trên cơ sở phát huy, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững;

Thứ hai, phát triển nghề truyền thống và làng nghề phải gắn với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp; phát huy giá trị văn hóa, nâng cao giá trị sản phẩm gắn liền với phát triển dịch vụ du lịch, gắn hoạt động sản xuất của làng nghề với các hoạt động du lịch dịch vụ, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng,…

Thứ ba, bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề trên cơ sở bảo tồn và phát huy các truyền thống văn hóa, tập quán của từng địa phương cùng với sự tham gia của cộng đồng gắn với quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn; đẩy mạnh đầu tư chiều sâu để tăng năng lực cạnh tranh, đa dạng hóa sản phẩm và ứng dụng các công nghệ mới; kết hợp chặt chẽ giữa công nghệ cổ truyền và công nghệ tiên tiến để tạo ra sản phẩm vừa truyền thống nhưng phải tinh xảo vừa hiện đại mang tính thương mại cao.

Thứ tư, song song với việc bảo tồn cần phải tập trung khôi phục, phát triển các nghề và làng nghề có nhiều tiềm năng và lợi thế so sánh về nguyên vật liệu, kỹ năng, kỹ xảo sản xuất, có khả năng cạnh tranh trên thị trường, thu hút nhiều lao động,… nhằm góp phần tích cực giải quyết việc làm để nâng cao đời sống và thu nhập cho cư dân ở các địa phương.


3.2. Phương hướng hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề ở tỉnh Thái‌

Bình.

Phương hướng hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề ở tỉnh Thái Bình trong thời gian tới cần chú ý những nội dung sau:

- Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh phải gắn với quy hoạch phát triển không gian đô thị. Việc phát triển không được tự phát mà phải phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH. Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ - nông nghiệp.

- Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh cần theo xu hướng hình thành các cụm công nghiệp làng nghề, đa nghề dựa trên cơ sở một số mô hình đã thực hiện từ đó củng cố, phát triển sang các làng nghề khác. Mô hình cụm công nghiệp làng nghề được coi là khâu đột phá trong phát triển làng nghề ở trình độ mới với quy mô

được nâng lên, hiện đại hơn, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường và nâng cao chất lượng sự phát triển.

- Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh cần dựa trên cơ sở khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của từng làng nghề, địa phương. Từ đó có các chính sách hỗ trợ xây dựng và phát triển hạ tầng trong làng nghề theo hướng vừa phục vụ sản xuất, vừa phục vụ nhu cầu đời sống của nhân dân như hệ thống đường giao thông, điện, thông tin liên lạc…

- Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh không thể tách rời với việc bảo vệ môi trường, mà phải đặt trong sự phát triển tổng thể, coi đó là một yếu tố quan trọng của sự phát triển bền vững đối với nông thôn nói chung và làng nghề nói riêng.

- Việc kết hợp giữa yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại là cơ sở quan trọng để hỗ trợ phát triển làng nghề trong quá trình đô thị hóa, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, khai thác tiềm năng có sẵn, phát huy nội lực đồng thời đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thị trường.

- Sự phát triển ổn định của làng nghề cần có sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước trên nhiều lĩnh vực, từ hỗ trợ gián tiếp thông qua thể chế và các chính sách kinh tế, đến hỗ trợ mang tính trực tiếp vào các lĩnh vực như thị trường, vốn, công nghệ… và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý cơ sở đối với quá trình phát triển ở các làng nghề.


3.3. Mục tiêu phát triển làng nghề ở tỉnh Thái Bình‌

Trên cơ sở quan điểm và định hướng phát triển làng nghề, đến năm 2025 tỉnh Thái Bình cần thực hiện các mục tiêu phát triển sau:

Một là, hoàn thành quy hoạch và đưa vào khai thác 49 cụm, công nghiệp làng

nghề.

Hai là, nâng tổng doanh thu trong làng nghề toàn tỉnh lên 15.000 tỷ đồng vào

năm 2025, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm từ 30-35 %.

Ba là, phấn đấu giải quyết việc làm hàng năm cho 60.000 lao động nông thôn nâng cao mức thu nhập bình quân đầu người từ 2.500 đến 2.700 USD / năm vào năm 2025.

Bốn là, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, khắc phục tình trạng suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường, giải quyết một phần cơ bản tình trạng suy thoái môi trường ở các cụm công nghiệp làng nghề với mục tiêu cụ thể: 80 % làng nghề có môi trường trong sạch; 100 % các cụm công nghiệp LN có hệ thống xử lý chất thải tập trung; 100 % cơ sở sản xuất xây dựng mới phải có công nghệ sạch và có các thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường.

3.4. Khuyến nghị giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái Bình‌

3.3.1. Giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính tín dụng cho làng nghề‌

- Hoàn thiện chính sách tín dụng ưu đãi hiệu quả, phù hợp với kinh tế thị trường và các cam kết trong hội nhập kinh tế thế giới.

Chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước cần hỗ trợ đúng đối tượng theo quan điểm thị trường hoá nguồn cung cấp vốn cho tất cả các dự án đầu tư trong nền kinh tế. Nhà nước chỉ hỗ trợ các đối tượng gặp khó khăn khi tiếp cận thị trường tín dụng chính thức. Đồng thời đưa ra chỉ tiêu về số người được hưởng lợi từ vốn vay tín dụng ưu đãi càng lớn thì càng được tạo điều kiện cho vay ưu dãi nhằm sử dụng đúng hướng nguồn vay theo chính sách ưu đãi. Theo đó chính sách tín dụng cần tập trung hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh chuyển đổi cơ cấu kinh doanh, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng... và đặc biệt là các dự án SXKD ở các làng nghề theo đúng ngành nghề chính của làng nghề, các dự án về bảo vệ môi trường làng nghề, cơ sở hạ tầng làng nghề ... Nhà nước cần hoạch định chương trình tổng thể hỗ trợ phát triển các làng nghề trong đó có các doanh nghiệp vừa và nhỏ là chính, lấy tín dụng ưu đãi là công cụ hỗ trợ để từ đó có thể hình thành các quỹ tín dụng phục vụ riêng cho các làng nghề mang tính chuyên nghiệp và có một số chính sách đặc thù ưu đãi ngoài lãi suất như: ưu đãi phí dịch vụ, ưu đãi cung cấp ngoại tệ, ưu đãi theo uy tín của khách hàng, đơn giản hoá thủ tục và cung cấp miễn phí thông tin đến các đối tượng ưu tiên để họ có điều kiện hưởng thụ tín dụng ưu đãi.

- Tăng cường chính sách cải thiện chất lượng thị trường tín dụng để các nhà đầu tư ở các làng nghề có được lượng vốn cần thiết và chi phí thấp.

Hệ thống ngân hàng cần tiếp tục hiện đại hoá mạng lưới công nghệ thông tin nhằm tăng hiệu quả hoạt động, giảm thiểu tối đa các rủi ro, hạ thấp chi phí dịch vụ ngân hàng và lãi suất. Xây dựng hệ thống đăng ký thế chấp nội mạng toàn quốc để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, phòng chống hành vi lừa đảo, lạm dụng trong hoạt động thế chấp. Nhà nước cũng cần khuyến khích các hình thức cho vay có bảo đảm bằng cầm cố các giấy tờ có giá như trái phiếu, chứng chỉ tiến gửi... của các tổ chức tín dụng vì khi đó các tổ chức tín dụng sẽ tiết kiệm thời gian công sức quan tâm đến khả năng tài chính của khách hàng mà chỉ cần tập trung đánh giá tình hình tài chính của các đơn vị phát hành. Nhà nước cần khuyến khích các ngân hàng mở rộng hệ thống của mình ở các làng nghề, cho phép các ngân hàng được sử dụng hộ cá thể làm đại lý trong việc cho vay ở các làng nghề. Nhà nước cũng cần đa dạng hoá các loại hình hoạt động và tổ chức của hệ thống tín dụng, cho phép nhiều thành phần kinh tế

tham gia, đồng thời thể chế hoá các quy định về các loại hình kinh doanh tín dụng. Khuyến khích phát triển các loại quỹ tín dụng, hợp tác xã tín dụng... để đưa vốn về các làng nghề.

- Hoàn thiện chính sách hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn cho các hộ SXKD, doanh nghiệp trong các làng nghề

Do yếu thế về quy mô nên các cơ sở SXKD ở các làng nghề thường khó tiếp cận với vốn, chủ yếu là do không đủ tài sản thế chấp. Nhà nước cần sớm thành lập các quỹ đầu tư phát triển ở các địa phương từ nhiều nguồn vốn khác nhau để giải quyết cho vay đối với các dự án SXKD, đầu tư cơ sở hạ tầng làng nghề và các dự án thuộc các lĩnh vực ưu tiên phát triển theo định hướng của địa phương. Tỉnh Thái Bình cần khẩn trương kiện toàn và tăng cường năng lực, đặc biệt là vốn cho Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa: thông qua quỹ này các cơ sở SXKD ở các làng nghề có thể tiếp cận được các nguồn vốn tín dụng đồng thời cũng chia sẻ rủi ro cho các ngân hàng thương mại. Ngoài việc bảo lãnh tín dụng còn là nơi cung cấp thông tin, trung gian tổ chức đối thoại để các đối tác hiểu biết lẫn nhau... Bên cạnh đó, Nhà nước cần hoàn thiện thể chế nhằm xây dựng và mở rộng hoạt động của các quỹ đầu tư rủi ro, các công ty kinh doanh và khai thác nợ với các thành phần kinh tế được tham gia quản lý.

3.3.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách về đào tạo nguồn nhân lực cho làng nghề‌

Để khai thác và phát huy cao nhất lao động và năng lực sáng tạo của người lao động trong các làng nghề, các chính sách cơ chế về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cần tập trung hoàn thiện theo một số giải pháp cơ bản sau:

- Đổi mới đầu tư nhà nước cho đào tạo người lao động: cần xác định rõ mục tiêu học nghề và hành nghề phù hợp với nhu cầu của các ngành nghề ở các làng nghề. Cấp tỉnh nghiên cứu để thực hiện hệ thống cấp giấy chứng nhận đủ trình độ hành nghề cho người lao động, tách biệt với các chứng chỉ đào tạo trong nhà trường, nhằm đề cao tinh thần lao động chuyên nghiệp trong xã hội nói chung và các làng nghề nói riêng. Khuyến khích các tổ chức đào tạo trong nước hợp tác đào tạo với tổ chức nước ngoài để nhanh chóng nâng cao chất lượng đào tạo. Nhà nước cũng cần tài trợ hợp lý cho người đi du học nước ngoài.

- Thành lập và kiện toàn các trung tâm dịch vụ về nguồn nhân lực ở nông thôn để cung cấp thông tin về việc làm cho người lao động giúp người lao động tìm được việc làm phù hợp với trình độ và khả năng nghề nghiệp của mình, kiểm soát việc thi hành pháp luật lao động trong các cơ sở SXKD ở làng nghề để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, xây dựng các chương trình và tổ chức đào tạo cho các chủ hộ SXKD, chủ

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/05/2023