Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái Bình - 7

doanh nghiệp và người lao động. Chính quyền địa phương các cấp cần có sự kết hợp tổ chức, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho các chủ hộ, chủ doanh nghiệp về văn hoá, khoa học kỹ thuật, các kiến thức về quản trị doanh nghiệp và thị trường thông qua các hình thức như: đào tạo tại các trung tâm, mở các lớp tập huấn ngắn hạn, mở các câu lạc bộ để thông qua đó họ vừa học hỏi kinh nghiệm vừa tìm kiếm bạn hàng, liên doanh liên kết... Đây là những hình thức cần được tỉnh khuyến khích phát triển mạnh, đáp ứng được nhu cầu của các làng nghề trong việc tư vấn, giải quyết những khó khăn ngoài khả năng giải quyết của các doanh nghiệp, thông qua đó nâng cao kiến thức cho các chủ doanh nghiệp, chủ hộ SXKD ở các làng nghề.

- Chính sách khuyến khích đa dạng hoá các hình thức dạy nghề cho người lao động theo nhiều ngành, nhiều cấp khác nhau trên cơ sở lập kế hoạch về nhu cầu lao động cần được đào tạo trong từng ngành nghề của các làng nghề. Trước tiên cần phải khuyến khích các chủ cơ sở nghề truyền thống tổ chức, thực hiện đào tạo nghề truyền thống cho người lao động. Phát triển các trung tâm dạy nghề tư nhân để tăng số lượng lao động có tay nghề đáp ứng nhu cầu mở rộng và phát triển các làng nghề. Chính phủ cần có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho các nghệ nhân, thợ giỏi phát huy tối đa năng lực và truyền bá kinh nghiệm để duy trì và phát triển ngành nghề và làng nghề truyền thống. Khuyến khích các nghệ nhân mở các lớp truyền nghề, dạy nghề cho lao động và được thu tiền học của học viên trên nguyên tắc thoả thuận. Tạo điều kiện cho các nghệ nhân tiếp cận những kiến thức tiên tiến để phát triển làng nghề truyền thống phù hợp với xu thế hội nhập.

3.3.3. Giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại‌

- Các Bộ, ngành liên quan và các địa phương cần tăng thêm kinh phí xúc tiến thương mại sản phẩm làng nghề. Tổ chức thường xuyên các hội chợ, triển lãm sản phẩm làng nghề ở các thành phố lớn như đã làm thời gian gần đây nhưng còn ít, nhằm kích cầu trong nước tiêu dùng sản phẩm làng nghề, đề nghị cho phép hỗ trợ 70% kinh phí xúc tiến thương mại bao gồm chi phí thuê gian hàng, vận chuyển, ăn nghỉ khi tham gia hỗ trợ cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình tham gia hội chợ triển lãm, hỗ trợ giới thiệu sản phẩm ngành nghề nông thôn, làng nghề. Đây cũng chính là tạo ra một kênh thực hiện chủ trương của Nhà nước về khuyến khích người Việt Nam dùng hàng Việt Nam; sớm tìm kiếm thị trường xuất khẩu cho sản phẩm làng nghề. Đồng thời hỗ trợ đầu tư xây dựng các chợ, cửa hàng trung tâm ở địa phương có làng nghề, các trạm nghỉ ven đường quốc lộ ở các điểm du lịch để quảng bá và tiêu thụ sản phẩm cho làng nghề Việt Nam.

- Hoàn thiện chính sách xúc tiến thương mại, thông tin và tiếp thị: Tỉnh cần chú trọng và tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, kinh phí và con người cho các tổ chức xúc tiến thương mại, các trung tâm giới thiệu, quảng bá hàng hoá ở địa phương để đẩy mạnh xúc tiến thương mại đặc biệt là trung tâm xúc tiến thương mại của Sở Công thương hiện nay. Quy định các cơ chế phối hợp giữa hệ thống xúc tiến thương mại với các hệ thống khuyến khích xúc tiến tư vấn, đầu tư, hệ thống khuyến nông, khuyến lâm... để cung cấp thông tin và dự báo thị trường trong và ngoài nước đối với những mặt hàng của các làng nghề, các thông tin về thị hiếu, chính sách thuế, phí thuế, các yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng hàng hoá của khách hàng để định hướng sản xuất cho các làng nghề làm ra các sản phẩm phù hợp, có sức cạnh tranh cao, tìm kiếm, chắp lối bạn hàng, giới thiệu đối tác, quảng cáo triển lãm cho các sản phẩm làng nghề. Xây dựng và kết nối mạng thông tin giữa các cơ quan xúc tiến thương mại các cấp và các cơ sở lớn ở các làng nghề. Thành lập các điểm thông tin thị trường tại các chợ đầu mối ở nông thôn, các trung tâm sản xuất ngành nghề ở các làng nghề: tiếp tục thực hiện mở rộng đối tượng, hình thức, nâng cao mức hỗ trợ của các hoạt động hội chợ, triển lãm, hội thảo... trong và ngoài nước, các đơn vị, cá nhân tổ chức cũng như các doanh nghiệp, cơ sở SXKD có sản phẩm tham gia. Nhà nước cũng cần xây dựng cơ chế hỗ trợ về thông tin, đặc biệt là các thông tin về thị trường xuất khẩu trên các kênh cung cấp thông tin: sách, báo, truyền thanh, truyền hình, Website... cũng như chế độ thưởng cho các tổ chức, cá nhân có công khai thác thị trường, quảng bá sản phẩm của các làng nghề. Đồng thời trong khuôn khổ của WTO cần phải có những hỗ trợ về tài chính trong giai đoạn đầu của việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu hàng hoá của doanh nghiệp.

3.3.4. Giải pháp hoàn thiện chính sách bảo vệ môi trường làng nghề‌

Chính sách bảo vệ môi trường ở các làng nghề là một bộ phận cấu thành không thể tách rời hỗ trợ phát triển làng nghề. Một số giải pháp cần được tiếp tục hoàn thiện và triển khai:

- Xây dựng và hoàn thiện chính sách ngăn ngừa ô nhiễm môi trường đồng bộ. Ở những nơi sản xuất có chất thải độc hại, nhất thiết phải tách khu sản xuất ra khỏi khu dân cư. Đầu tư chiều sâu để đổi mới công nghệ và xây dựng hệ thống cấp thoát nước trong làng nghề. Cải tạo nhà xưởng, cải tạo môi trường nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả SXKD. Có kế hoạch khai thác sử dụng nguyên liệu tại chỗ. Các làng nghề truyền thống cần có phương án bảo vệ môi trường bằng cách dựa vào nguồn kinh phí địa phương hay sự đóng góp của nhân dân và các cơ sở sản xuất để xây dựng hệ thống xử lý chất thải cho làng mình.

- Tăng cường công tác kiểm tra, bảo vệ môi trường; khuyến khích các làng nghề, cơ sở sản xuất xây dựng hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường. Quy hoạch các khu, cụm làng nghề; đưa các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư…Các cấp, các ngành ở địa phương và Trung ương cần có những bộ phận chuyên trách để theo dõi, giám sát thực thi về môi trường cho làng nghề. Đồng thời có các biện pháp xử lý thích đáng những cơ sở sản xuất và cá nhân vi phạm luật bảo vệ môi trường. Hỗ trợ các cơ sở sản xuất và các doanh nghiệp nâng cao chất lượng bảo vệ môi trường trong làng nghề. Nhà nước cần cho áp dụng các loại phí và lệ phí theo pháp lệnh nêu trên. Trước hết các văn bản pháp lý hướng dẫn thi hành cần được khẩn trương soạn thảo và đưa ra thực thi đồng bộ để hạn chế, ngăn ngừa các hành vi gây ô nhiễm hay bù đắp chi phí Nhà nước đã bỏ ra để bảo vệ môi trường. Đó là phí nước thải, rác thải, phí gây ô nhiễm không khí, phí gây tiếng ồn..., phí đánh vào đối tượng thụ hưởng, phí đánh vào sản phẩm trong quá trình sản xuất, sử dụng và sau khi sử dụng có thể gây ô nhiễm. Số thu được từ phí cần quy định là nguồn thu của quỹ môi trường để hỗ trợ các hoạt động cải thiện môi trường.

3.5. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 61 trang tài liệu này.

Trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận, em đã cơ bản giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra song bên cạnh kết quả đạt được, em nhận thấy vẫn còn một số nội dung cần được hoàn thiện hơn. Đây cũng là những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới. Một số vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu đó là:

Thứ nhất, tổng hợp và rà soát lại toàn bộ nội dung của từng văn bản chính sách bộ phận có liên quan đến Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và phát triển ngành nghề nông thôn trên phạm vi toàn quốc và cụ thể tại tỉnh Thái Bình.

Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái Bình - 7

Thứ hai, đi sâu vào nghiên cứu một nhóm chính sách cụ thể để đánh giá chính sách theo các tiêu chí đánh giá chính sách công nói chung đồng thời đánh giá chính sách từ các khâu của chu trình chính sách (hoạch định, thực hiện và đánh giá chính sách).

KẾT LUẬN‌

Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề là nhu cầu cấp thiết đang đặt ra, đòi hỏi được nhà nước quan tâm. Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề sẽ đóng góp quan trọng vào phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; đóng góp hữu hiệu vào công cuộc xây dựng nông thôn mới mà Chính phủ đang triển khai. Với đề tài khóa luận: “ Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái Bình”, em đã hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu và có những đóng góp sau:

1. Khóa luận hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản và thực tiễn của chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề. Về phương diện lý luận, khóa luận làm rõ một số khái niệm liên quan đến chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề. Đặc biệt, khóa luận đi sâu phân tích để làm rõ những đặc trưng, nội dung, nguyên lý và các tiêu chí đánh giá chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề. Trong điều kiện hội nhập kinh tế và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Để làm rõ những vấn đề lý luận, khóa luận đã tìm hiểu thực tiễn về chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề tại một số địa phương để rút ra bài học kinh nghiệm có ý nghĩa thực tiễn đối với tỉnh Thái Bình.

2. Khóa luận đã khái quát điều kiện tự nhiên, KT-XH để thấy thuận lợi, khó khăn với sự phát triển làng nghề ở tỉnh Thái Bình. Đó cũng là cơ sở cho việc hoạch định và thực thi chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh. Khóa luận đã đi sâu vào phân tích thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề ở tỉnh Thái Bình những năm gần đây đồng thời làm rõ các tác động của chính sách đó đến sự phát triển làng nghề của tỉnh trên hai khía cạnh ưu điểm và hạn chế cũng như nguyên nhân của hạn chế. Từ đó, khóa luận đưa ra nhận xét đánh giá chung về chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề ở tỉnh Thái Bình. Đó cũng là cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chính sách hỗ trợ phù hợp với sự phát triển làng nghề ở tỉnh Thái Bình hiện nay.

3. Để các làng nghề ngày càng có đóng góp tích cực vào sự phát triển KT-XH của tỉnh Thái Bình, khóa luận đã đề xuất bốn quan điểm và làm rõ phương hướng nâng cao chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề. Đặc biệt là khóa luận có đóng góp trong việc đề xuất các giải pháp cơ bản tiếp tục hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề ở tỉnh Thái Bình gồm chính sách tài chính và tín dụng; chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; chính sách xúc tiến thương mại và chính sách bảo vệ môi trường.

Trong khuôn khổ khóa luận của mình, nhận thức bản thân của em còn hạn hẹp, phân tích và nghiên cứu dựa trên thực tế và các số liệu thống kê đã được cập nhật. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiết sót. Rất mong được sự góp ý của các thầy cô trong nhà trường để khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO‌

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 2010. Đề tài cấp Bộ - Một số chính sách chủ yếu phát triển bền vững làng nghề ở Việt Nam, Đinh Xuân Nghiêm (chủ nhiệm), Hà Nội.

2. Báo Thái Bình, 2020, “Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020-2025”, https://www.baothaibinh.com.vn/tin-tuc/28/115422/nghi-quyet-dai-hoi-dai-bieu-dang-bo-tinh-thai-binh-lan-thu-xx- nhiem-ky-2020-2025

3. Báo Thanh niên Việt (2020), “Thái Bình: Kinh tế tăng trưởng khá, tạo được những dấu ấn nổi bật”, https://thanhnienviet.vn/2020/10/08/thai-binh-kinh-te- tang-truong-kha-tao-duoc-nhung-dau-an-noi-bat/

4. Nguyễn Như Chung có công trình nghiên cứu “Quá trình hoàn thiện các chính sách thúc đẩy phát triển làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997-2003 – Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp.”, Luận án tiến sỹ - Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

5. Cục Thống kê tỉnh Thái Bình (2018), “Thực trạng làng nghề tỉnh Thái Bình năm 2017”, http://thongkethaibinh.gov.vn/uploads/news/2018_02/thuc-trang-lang-nghe-tinh-thai-binh.pdf ?fbclid=IwAR3f-7g965z3TF4wYO- SfR06BLntZh78NcZbviwaWQ8TIKlIgplR7LxyD3Y

6. Cục Thống kê tỉnh Thái Bình (2021), “Thông cáo báo chí tình hình KTXH 6 tháng đầu năm 2021 tỉnh Thái Bình”, http://thongkethaibinh.gov.vn/Tin-tuc/thong-cao-bao-chi-tinh-hinh-ktxh-6-thang-dau-nam-2021-tinh-thai-binh- 659.html

7. Cao Văn Đông (2019), “Chính sách phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ chính sách công – Học viện Hành chính quốc gia.

8. Giới thiệu về làng nghề truyền thống tỉnh Thái Bình (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình)

9. Mai Thị Hiền (2014), “Phát triển làng nghề ở tỉnh Thái Bình”, Luận văn thạc sỹ

- Đại học Kinh tế.

10. Mai Thế Hởn và các cộng sự (2003), “Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Kế hoạch hành động số 31-KH/TU ngày 05/01/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình.

12. Làng nghề Thái Bình, tiềm năng và hội nhập ( Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình)

13. Nguyễn Anh Phương (2015), Chính sách công và khoa học chính sách,

https://chinhsach.vn/chinh-sach-cong-va-khoa-hoc-chinh-sach/

14. Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Thái Bình, https://www.quanlynhanuoc.vn/2021/08/31/phat-trien-nguon-nhan-luc-o-tinh-thai-binh, ngày 31/8/2021

15. Sở Công thương tỉnh Thái Bình (2020), “Đào tạo nghề - Lời giải cho bài toán lao động, việc làm”, https://socongthuong.thaibinh.gov.vn/tin-tuc/thuong-mai- dich-vu/dao-tao-nghe-loi-giai-cho-bai-toan-lao-dong-viec-lam.html

16. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Bình (2010) - Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn Thái Bình đến năm 2020.

17. Thu Thanh (2020), “ Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XX: Phấn đấu xây dựng Thái Bình trở thành tỉnh phát triển trong khu vực đồng bằng sông Hồng”. Đảng bộ tỉnh Thái Bình, “Văn kiện Đại hội lần thứ XVIII”, https://123docz.net/document/3027326-phat-trien-lang-nghe-o-tinh-thaibinh.htm?fbclid=IwAR3lGLWnITItJOtpE8hWPWBs7XZzfmIwBsUckFhjo- izz9Vt-3OCrBm9maQ

18. Đặng Thị Đào Trang (2020), “Chính sách phát triển bền vững làng nghề từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam”, Luận án tiến sĩ chính sách công – Học viện Khoa học xã hội.

19. Vũ Xuân Tính (2018), “Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương”, Luận văn thạc sĩ kinh tế - Đại học Thương Mại.

20. UBND tỉnh Thái Bình, “Báo cáo tình hình KT-XH năm 2016, 2017, 2018, 2019, 2020”

21. UBND tỉnh Thái Bình, “Quyết định số 1671/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Thái Bình đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”, ban hành ngày 10/7/2018

22. UBND tỉnh Thái Bình, “Quyết định số 1413/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án xây dựng phát triển con người toàn diện về trí tuệ, tư tưởng, đạo đức và thể chất, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2015 – 2020, tầm nhìn 2030”, ban hành ngày 26/6/2015

23. Bùi Văn Vượng (2002), “Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam”, NXB

Văn hóa thông tin, Hà Nội.

24. Viện Ngôn ngữ học (1988), “Từ điển Tiếng Việt”, NXB Từ điển Bách khoa.

25. Trần Minh Yến (2003), “Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

CÁC WEBSITE‌

1. Báo điện tử Thái Bình, www.thaibinh.gov.vn

2. Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ phát triển các làng nghề thủ công truyền thống ở Việt Nam, www.hrpc.com.vn

3. Cục Thống kê tỉnh Thái Bình, http://thongkethaibinh.gov.vn

4. Đài phát thanh và truyền hình Thái Bình, http://www.thaibinhtv.vn

5. Sở Công thương tỉnh Thái Bình, https://socongthuong.thaibinh.gov.vn

6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình,

https://sonnptnt.thaibinh.gov.vn

7. Thư viện pháp luật, https://thuvienphapluat.vn

Xem tất cả 61 trang.

Ngày đăng: 28/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí