Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái Bình - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ - LUẬT


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ CỦA 1


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Đề tài:

“CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ CỦA TỈNH THÁI BÌNH”

NGÀNH ĐÀO TẠO: KINH TẾ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ


Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực tập

- Họ và tên: TS. Nguyễn Thị Hương Giang - Họ và tên: Trịnh Thị Thúy

- Bộ môn: Quản lý kinh tế - Lớp: K54F5


HÀ NỘI, 2021

TÓM LƯỢC‌

Với hàng trăm làng nghề rải rác khắp địa bàn tỉnh, Thái Bình được mệnh danh là một trong những cái nôi làng nghề của đất nước. Nghề và làng nghề không chỉ giúp giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương mà còn góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh. Tuy nhiên, những năm gần đây, làng nghề ở Thái Bình đang đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức. Hàng loạt làng nghề bị sụt giảm sản xuất, một số làng nghề đã chính thức bị "xóa sổ", nhiều làng nghề khác đang lâm vào cảnh "thoi thóp". Đứng trước tình hình đó, sau quá trình thực tập, em làm đề tài khóa luận: “Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái Bình”. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận cơ bản về chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề đồng thời đánh giá thực trạng của chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Khóa luận tốt nghiệp bước đầu xác định làm rõ một số nguyên nhân, hạn chế trong quá trình hoạch định, thực hiện chính sách. Qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái Bình được tốt hơn trong thời gian tới.

LỜI CẢM ƠN‌

Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý kinh tế với đề tài “Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái Bình” mà em vừa trình bày chính là kết quả của cả một quá trình trau dồi và nỗ lực không ngừng của bản thân em. Trong suốt bốn năm đại học của mình, em luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, khích lệ, động viên từ quý thầy cô, gia đình và bạn bè của mình.

Qua đây, em muốn được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy cô khoa Kinh tế - Luật trường Đại học Thương Mại đã luôn nhiệt huyết trong công tác giảng dạy để truyền đạt đến sinh viên những kiến thức quý báu nhất.

Và đặc biệt là Ts. Nguyễn Thị Hương Giang. Cảm ơn cô đã luôn chỉ dạy và hướng dẫn em vô cùng tận tình, giúp em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình một cách xuất sắc nhất!

Trong suốt quá trình hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp, em cảm thấy mình đã được trau dồi và học hỏi rất nhiều điều bổ ích. Từ đó, bản thân em có thêm thật nhiều kỹ năng và kiến thức giúp ích cho công việc sau này của mình.

Cuối cùng, em rất mong nhận được những lời nhận xét và góp ý từ thầy cô cũng như các bạn học để khóa luận tốt nghiệp của em có thể hoàn thiện hơn nữa.

Em xin chân thành cảm ơn!!!


Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2021

Tác giả

Thúy Trịnh Thị Thúy

MỤC LỤC‌

TÓM LƯỢC i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU v

DANH MỤC VIẾT TẮT vi

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài khóa luận 1

2. Tổng quan các công trình nghiên cứu 2

3. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 4

4. Phạm vi nghiên cứu 4

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ CỦA ĐỊA PHƯƠNG 6

1.1. Khái niệm chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề 6

1.1.1. Một số khái niệm liên quan 6

1.1.2. Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề 8

1.2. Nội dung và nguyên lý về chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của địa phương. 10

1.2.1. Nguyên tắc cơ bản trong xây dựng và thực thi chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của địa phương 10

1.2.2. Một số nội dung cơ bản trong chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của địa phương. 11

1.3. Kinh nghiệm về chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của một số địa phương

và bài học rút ra cho tỉnh Thái Bình 14

1.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phương 14

1.3.2. Bài học rút ra cho tỉnh Thái Bình 17

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ CỦA TỈNH THÁI BÌNH 19

2.1 Khái quát về tình hình hoạt động làng nghề của tỉnh Thái Bình 19

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 19

2.1.2. Số lượng, phân bố và cơ cấu làng nghề tỉnh Thái Bình. 21

2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề ở tỉnh Thái

Bình 23

2.2 Phân tích thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề ở tỉnh Thái Bình 25

2.2.1. Thực trạng chính sách hỗ trợ tài chính, tín dụng của tỉnh Thái Bình 25

2.2.2. Thực trạng chính sách hỗ trợ đào tạo nhân lực của tỉnh Thái Bình 27

2.2.3. Thực trạng chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại của tỉnh Thái Bình 30

2.2.4. Thực trạng chính sách hỗ trợ bảo vệ môi trường làng nghề của tỉnh Thái

Bình 31

2.3. Đánh giá chung chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề tỉnh Thái Bình 32

2.3.1. Ưu điểm 32

2.3.2. Hạn chế 34

2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế 36

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở TỈNH THÁI BÌNH TRONG THỜI GIAN TỚI 38

3.1. Quan điểm hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề tỉnh Thái Bình.. 38

3.2. Phương hướng hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề ở tỉnh Thái

Bình. 38

3.3. Mục tiêu phát triển làng nghề ở tỉnh Thái Bình 39

3.4. Khuyến nghị giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái Bình 40

3.3.1. Giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính tín dụng cho làng nghề 40

3.3.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách về đào tạo nguồn nhân lực cho làng nghề 41

3.3.3. Giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại 42

3.3.4. Giải pháp hoàn thiện chính sách bảo vệ môi trường làng nghề 43

3.5. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 44

KẾT LUẬN 45

TÀI LIỆU THAM KHẢO vii

CÁC WEBSITE x

DANH MỤC BẢNG BIỂU‌

Bảng 2.1.1: Tốc độ tăng GRDP mỗi năm giai đoạn 2016 đến nay

Bảng 2.2.2: Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016-2020

DANH MỤC VIẾT TẮT‌


STT

Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt


1


CPTPP

Comprehensive and Progressive Agreement for

Trans-Pacific Partnership

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình

Dương

2

CNH


Công nghiệp hóa

3

EVFTA

European-Vietnam Free

Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do

Việt Nam - EU

4

FTA

Free Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do

5

GRDP


Tổng sản phẩm trên địa bàn

6

HĐND


Hội đồng nhân dân

7

HĐH


Hiện đại hóa

8

KT-XH


Kinh tế - xã hội

9

LNTT


Làng nghề truyền thống

10

PTBV


Phát triển bền vững

11

QLNN


Quản lý nhà nước

12

TPP

Trans-Pacific Partnership

Agreement

Hiệp định Đối tác xuyên

Thái Bình Dương

13

UBND


Ủy ban nhân dân

14

WTO

World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 61 trang tài liệu này.

PHẦN MỞ ĐẦU‌

1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài khóa luận‌

Suốt chặng đường lịch sử gần 90 năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vấn đề này không chỉ có ý nghĩa trước mắt mà còn có ý nghĩa lâu dài trong sự phát triển kinh tế nông thôn. Hiện nay, một trong những nội dung quan trọng của công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là mở rộng và phát triển các làng nghề.

Việt Nam là một đất nước có nhiều nghề thủ công truyền thống gắn liền với lịch sử dân tộc. Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam được cho là một gương mặt khác của làng xã nông nghiệp, và là một bộ phận không thể tách rời, thậm chí phát triển song hành cùng làng xã của người Việt. Sự ra đời và quá trình phát triển của làng nghề đã mang lại rất nhiều giá trị to lớn, từ sinh hoạt đời sống cho đến kinh tế lao động mà hơn hết còn lưu giữ được những nét tinh hoa văn hoá dân tộc bao thế kỷ nay. Làng nghề được coi là cầu nối giữa nông nghiệp và công nghiệp ở nông thôn, giữa nông thôn và thành thị, giữa truyền thống và hiện đại.

Được hình thành từ rất sớm, qua thời gian và các giai đoạn thăng trầm của lịch sử, làng nghề truyền thống Việt Nam vẫn tồn tại và phát triển mạnh mẽ. Ngày nay, khi nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển hiện đại hơn ngành tiểu thủ công nghiệp vẫn đang có những đóng góp tích cực không nhỏ vào tổng thể tăng trưởng chung của nền kinh tế. Góp phần cải thiện đời sống nhân dân, góp phần đắc lực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, bởi nhiều yếu tố khác nhau mà rất nhiều làng nghề đã bị mai một và một số làng đang có nguy cơ không người nối tiếp, giữ gìn. Đứng trước giá trị to lớn và quý báu của làng nghề như giải quyết việc làm ở nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội nông thôn, phát triển du lịch mà quan trọng hơn hết là các làng nghề đã lưu giữ và phát triển những sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc góp phần làm rạng rỡ văn hóa Việt trong khu vực và trên thế giới…, các cấp chính quyền Nhà nước đã và đang đề ra rất nhiều chính sách, giải pháp nhằm hỗ trợ phát triển làng nghề để gìn giữ, phát huy bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc trong công cuộc hội nhập quốc tế.

Thái Bình là một tỉnh nằm ở vùng đồng bằng Bắc bộ, có tiềm năng phát triển làng nghề. Nhờ những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước mà các làng nghề Thái Bình đã được khôi phục và phát triển nhanh hơn. Tuy vậy việc phát triển làng nghề ở Thái Bình còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng. Nếu như năm 2016, toàn tỉnh có 245 làng nghề thì tính đến tháng 8/2021 qua rà soát, đánh giá

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/05/2023