Nội Dung Và Nguyên Lý Về Chính Sách Hỗ Trợ Phát Triển Làng Nghề Của Địa Phương.

- Theo cấp có thẩm quyền ban hành chính sách (cấp độ chính sách) phụ thuộc vào chủ thể quyết định chính sách như:

+ Chính sách do Quốc hội ra quyết định là những vấn đề cơ bản thuộc lĩnh vực kinh tế, xã hội, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, môi trường, an ninh quốc phòng, dân tộc, tôn giáo, đối ngoại, tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, quyền và nghĩa vụ của công dân mà có ảnh hưởng tới phát triển làng nghề.

+ Chính sách do chính phủ và các bộ ngành trung ương quy định chi tiết và các biện pháp cụ thể thể thi hành chính sách phát triển làng nghề do Quốc hội quy định.

+ Chính sách do địa phương quyết định nhằm cụ thể hóa các chính sách do cấp trên ban hành và các chính sách mang tính đặc thù với điều kiện KT-XH của địa phương phù hợp với chính sách, pháp luật hiện hành.

- Theo nội dung của chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề có thể phân loại 8 nhóm chính là: chính sách về đất đai; chính sách về khuyến khích đầu tư; chính sách về thương mại, thị trường; chính sách về thuế; chính sách về tín dụng, chính sách về khoa học công nghệ; chính sách về đào tạo nguồn nhân lực; chính sách về bảo vệ môi trường. Ngoài ra còn một số chính sách khác như: chính sách về xóa đói giảm nghèo; chính sách về văn hóa thông tin; chính sách về bảo tồn và phát huy di sản và truyền thống dân tộc...


1.2. Nội dung và nguyên lý về chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của địa phương.‌

1.2.1. Nguyên tắc cơ bản trong xây dựng và thực thi chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của địa phương‌

Việc xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của địa phương dựa trên mục tiêu của địa phương và mục tiêu của chính sách phát triển làng nghề. Phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong các thời kỳ phải phù hợp với đường lối của Đảng và Nhà nước đề ra với những mốc thời gian nhất định. Dựa vào mục tiêu chung của địa phương, việc phát triển làng nghề sẽ có các mục tiêu cụ thể như: giá trị sản xuất của làng nghề trong tổng giá trị sản xuất ở nông thôn, khả năng thu hút lao động, khả năng mở rộng phát triển làng nghề, công tác xử lý chất thải ở làng nghề,... Từ đó xác định hiệu quả hoạt động của các làng nghề ở địa phương hiện nay. Các chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề được xây dựng dựa trên nguyên tắc:

- Phù hợp với đường lối phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 61 trang tài liệu này.

Làng nghề là bộ phận quan trọng trong khu vực nông thôn có đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế của địa phương. Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề và chính sách chung của địa phương phải liên hệ mật thiết với nhau không thể tách rời. Thông qua quy hoạch chung phát triển KT - XH của địa phương mà các làng nghề có định hướng phát triển.

- Phù hợp với pháp luật hiện hành

Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái Bình - 3

Pháp luật là hình thức, là phương tiện, công cụ của chính sách, còn chính sách là nội dung cốt lõi của pháp luật. Việc ban hành, xây dựng các chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề ngoài kế thừa những chính sách khác của địa phương còn phải tuân theo những định chế pháp luật của nhà nước và các ngành liên quan, phù hợp với pháp luật hiện hành cho từng lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xây dựng, môi trường... Công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật hiện không ngừng được hoàn thiện. Do đó chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề cũng phải thích ứng theo, từng bước được hoàn thiện theo các quy định của pháp luật.

- Phù hợp với điều ước quốc tế, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế

Đất nước đã và đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày một sâu rộng. Việc tham gia các hiệp định kinh tế song phương, đa phương như: TPP, Việt Nam - EU... Những chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của địa phương ban hành như chính sách xúc tiến thương mại, khuyến khích xuất khẩu, chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách đào tạo... phải phù hợp với nội dung, yêu cầu tự do hóa thương mại, Mục đích của chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề là tạo lập môi trường thuận lợi cho các hộ, cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề hoạt động hiệu quả, đạt được những mục tiêu xác định, phát huy tiềm năng, thế mạnh của làng nghề, góp phần giữ gìn và nâng cao giá trị truyền thống của địa phương.

1.2.2. Một số nội dung cơ bản trong chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của địa phương.‌

a. Quy định hỗ trợ về tài chính, tín dụng

Chính sách hỗ trợ về tài chính phải tạo ra các điều kiện cơ bản để hỗ trợ làng nghề phát triển. Trong quá trình sản xuất kinh doanh của làng nghề, vài thập kỷ gần đây các địa phương rất quan tâm và có nhiều chủ trương chính sách phát triển ngành nghề thủ công truyền thống và các ngành nghề mới ở nông thôn. Trong đó, sự hỗ trợ về tài chính, tín dụng, đầu tư cho làng nghề đóng vai trò hết sức quan trọng (thông qua các dự án cấp vốn, bù lãi suất cho ngân hàng hoặc bù giá đầu ra cho người sản xuất). Nhờ có sự hỗ trợ này mà các làng nghề lựa chọn kỹ thuật gắn với lựa chọn hướng sản xuất. Đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại làng nghề góp phần giải quyết các

vấn đề xã hội và các quan hệ phức tạp khác như: xóa đói giảm nghèo, bài trừ các hủ tục lạc hậu… Các chính sách đầu tư hợp lý góp phần thực hiện các chính sách xã hội, một vấn đề đều được các nước và các tổ chức quốc tế quan tâm. Các làng nghề có cơ hội được cấp vốn để sản xuất, mở rộng ngành nghề, đầu tư cho cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng. Chính quyền địa phương tạo điều kiện cho ngành nghề thủ công truyền thống đổi mới công nghệ, mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

b. Quy định về đào tạo và bồi dưỡng nhân lực

Việc đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực ở nông thôn có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển của làng nghề. Vì thế các địa phương đều chú ý đầu tư cho giáo dục và đào tạo tay nghề cho người lao động để họ tiếp thu được kỹ thuật tiên tiến, bởi vì, việc hình thành một đội ngũ lao động có tay nghề cao là rất quan trọng. Nếu thiếu yếu tố này thì việc tiếp thu khoa học công nghệ sẽ không thành công như mong đợi. Nhìn chung, các địa phương đều triệt để sử dụng nhiều hình thức đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động như: Bồi dưỡng tại chỗ, bồi dưỡng tập trung, bồi dưỡng ngắn hạn, theo phương châm thiếu gì huấn luyện nấy. Xúc tiến thành lập các trung tâm, các Viện nghiên cứu để đào tạo nhân lực một cách có hệ thống bài bản đáp ứng nhu cầu của các cơ sở sản xuất hoặc địa phương.

c. Quy định về xúc tiến thương mại

Chính quyền địa phương ban hành và thực thi các chính sách về tổ chức các chương trình hội chợ, hội thảo, triển lãm cho tỉnh. Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại liên quan hỗ trợ làng nghề, cơ sở ngành nghề nông thôn như: xây dựng trang thông tin điện tử giới thiệu sản phẩm, bán hàng trực tuyến; thiết kế mẫu mã sản phẩm, bao bì đóng gói; xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý xuất xứ hàng hóa, bảo hộ sở hữu thương hiệu; hội thi sản phẩm thủ công Việt Nam... Nguồn kinh phí và cơ chế hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành của Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia; các chương trình, kế hoạch xúc tiến thương mại, các chương trình, kế hoạch khuyến công, khuyến nông hàng năm của các bộ, ngành, địa phương.

d. Quy định về bảo vệ môi trường làng nghề

Chính phủ cần xây dựng cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương trong việc bảo vệ môi trường; xây dựng ban hành những chính sách và giám sát thực thi luật bảo vệ môi trường đồng thời xây dựng ban hành chính sách đánh thuế và phí đối với lượng nước thải, khí thải và phế thải chất thải SO2… từ các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp trong làng nghề. Chính phủ có chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển công nghệ ít gây ô nhiễm và thân thiện với môi

trường, công nghệ sử dụng nguồn nguyên liệu từ nguồn tài nguyên có thể tái tạo được thay thế cho nguồn nguyên liệu từ nguồn tài nguyên không tái tạo ít gây ra ô nhiễm môi trường trong các làng nghề. Khuyến khích các đơn vị kinh tế trong làng nghề trồng cây xanh trong cơ sở mình và trong đường làng.


1.2.3. Tiêu chí đánh giá chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của địa phương.

- Tính phù hợp của chính sách

Tính phù hợp của chính sách là sự cân đối, hài hòa giữa mục tiêu chính sách với nguyện vọng của đối tượng thụ hưởng trong hiện tại và tương lai. Tính phù hợp có nghĩa là để chính sách phát huy được tác dụng đúng với tính năng riêng của nó mà không làm biến dạng chính sách. Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh sẽ là phù hợp nếu đảm bảo được sự cân đối, hài hòa giữa mục tiêu của chính sách với các đối tượng chịu sự ảnh hưởng của chính sách trên địa bàn tỉnh.

- Tính khoa học và khả thi của chính sách

Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề phải được gắn với những chỉ tiêu hợp lý, phải thực hiện những cách thức tối ưu để đạt được, gắn liền với những người được phân công thực hiện phù hợp, đồng thời phải gắn với những điều kiện về cơ sở vật chất - kỹ thuật và tài chính xác định. Có như vậy, chính sách mới đảm bảo được tính khoa học và thực thi hiệu quả.

- Tính thống nhất của chính sách

Sự thống nhất giữa các bộ phận trong một chính sách và giữa một chính sách với hệ thống chính sách sẽ ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của chính sách. Chính sách sẽ rất khó thực hiện nếu cơ chế chính sách không có sự thống nhất, xuyên suốt hay chính sách được ban hành lại mâu thuẫn với các chính sách khác. Khi ban hành, thực thi một chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Thái Bình thì các bộ phận thực thi chính sách từ trung ương đến địa phương cần có sự phối hợp, thống nhất chặt chẽ để tránh sự chồng chéo giữa các ban ngành và nắm rõ được vị trí, trách nhiệm và quyền hạn thực hiện chính sách giữa các bộ phận quản lý nhà nước.

- Tính minh bạch, ổn định và có tính kế thừa của chính sách

Tính minh bạch của chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh được đánh giá bằng mức độ tham gia của các cơ quan nhà nước, các đối tượng chính sách vào quá trình hoạch định chính sách, sự công khai trong quá trình ban hành và thực thi chính sách, sự giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng hay tổ chức, các cá nhân chịu sự điều chỉnh của chính sách. Bên cạnh đó, tính minh bạch phải được thể hiện trong quá trình xây dựng, ban hành và thực thi các chính sách về hỗ trợ phát triển làng nghề trên địa bàn

tỉnh. Sự phát triển của hệ thống chính sách theo một quy trình mang tính lịch sử mà những chính sách ra sau phải đồng bộ, nhất quán, minh bạch, ổn định và kế thừa những ưu điểm của hệ thống văn bản trước đó.

- Hiệu quả của bộ máy thực hiện chính sách:

Tính hiệu quả của chính sách được nhận biết trực tiếp qua hiệu lực thực thi các công cụ chính sách hoặc biện pháp quản lý nhà nước. Nó có đáp ứng được mục tiêu hay không và đạt được mục tiêu trong hỗ trợ phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh như thế nào. Hiệu quả của chính sách phụ thuộc vào mức độ chuẩn xác của việc ra quyết định và hiệu suất triển khai cao thì hiệu quả sẽ cao và ngược lại. Đánh giá năng lực, chuyên môn, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách cũng như năng lực, sự quyết tâm của ban lãnh đạo địa phương.

Hiệu quả của chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề phụ thuộc rất nhiều vào mức độ ủng hộ của dân cư địa phương. Sau khi kiểm tra đánh giá được các mức độ thực hiện chính sách, địa phương cần tìm nguyên nhân và đưa ra những nội dung điều chỉnh chính sách phù hợp với tình hình thực tế phát triển làng nghề tại địa phương. Nguyên nhân có thể từ sự thay đổi thực tế khách quan, từ sự sai lệch trong quá trình thực hiện chính sách và báo cáo tổng kết, trình các dự thảo chính sách thiếu thực tế của chính quyền địa phương, các nguyên nhân từ sự thiếu thực tế, thiếu sự quan tâm thích đáng của cơ quan ban hành chính sách...


1.3. Kinh nghiệm về chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của một số địa phương và bài học rút ra cho tỉnh Thái Bình‌

1.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phương‌

a. Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội

Theo báo cáo cho thấy Hà Nội hiện có 1.350 làng có nghề, trong đó có 309 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận. Các sản phẩm của làng nghề đa dạng nhiều chủng loại, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, một số có thế mạnh cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, bao gồm: sản phẩm may mặc; sản phẩm gốm sứ; sản phẩm dệt và thêu ren truyền thống; đồ gỗ phục vụ tiêu dùng và xây dựng; sản phẩm cơ khí; chế biến nông sản thực phẩm (bánh, bún, kẹo, giò chả, bánh chưng, chè, …).

Các làng nghề đều có sự tăng trưởng cả về doanh thu, giá trị sản xuất và giá trị xuất khẩu qua các năm, trong đó, có khoảng 100 làng nghề đạt doanh thu từ 10 đến 20 tỷ đồng/năm, gần 70 làng nghề đạt từ 20 đến 50 tỷ đồng/năm và khoảng 20 làng nghề đạt trên 50 tỷ đồng/năm, đóng góp đáng kể vào ngân sách địa phương. Các làng nghề khác nhau, mức thu nhập của các lao động cũng có sự khác nhau, như: các làng nghề

truyền thống xôi Phú Thượng, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ thu nhập lao động bình quân đạt 18,5 triệu đồng/người/tháng; làng nghề truyền thống nhiếp ảnh thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức thu nhập lao động bình quân đạt 10,8 triệu đồng/người/tháng; làng nghề mây tre đan thôn Thái Hòa, xã Bình Phú, huyện Thạch Thất thu nhập bình quân đạt 11,2 triệu đồng/người/tháng… Kết quả trên có được là nhờ vào việc UBND thành phố Hà Nội đã ban hành hàng loạt văn bản chính sách liên quan đến hỗ trợ phát triển làng nghề như:

+ Ngày 02 tháng 05 năm 2008, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 22/2008/QĐ-UBND quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển nghề và làng nghề Hà Nội.

+ Ngày 04 tháng 08 năm 2014, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND quy định về chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội.

+ Quyết định số 6136/QĐ-UBND ngày 31/8/2017 về “Phê duyệt đề án bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”

Ngày 04 tháng 12 năm 2019, Hội đồng nhân dân Thành Phố Hà Nội ban hành nghị quyết số 11/2019/NQ-HĐND về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề thành phố Hà Nội. Qua đó, các chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề cụ thể như sau:

+ Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, truyền nghề, tập huấn nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp: Hỗ trợ đào tạo nghề, truyền nghề từ 3 tháng đến 1 năm và hỗ trợ 100% học phí và tiền mua tài liệu theo quy định của cơ sở đào tạo; Hỗ trợ tập huấn nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp cho chủ các cơ sở sản xuất, lãnh đạo các doanh nghiệp làng nghề.

+ Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu làng nghề: Ngoài việc được hưởng chính sách xúc tiến thương mại theo quy định hiện hành, khi tham gia hội chợ, triển lãm tại các tỉnh miền Trung (từ tỉnh Quảng Bình trở vào) và miền Nam còn được hỗ trợ thêm 50% cước phí vận chuyển hàng hóa đến hội chợ, tối đa không quá 6 triệu đồng/cơ sở/năm; Hỗ trợ các làng nghề xây dựng thương hiệu làng nghề 100% kinh phí (không quá 100 triệu đồng/01 làng nghề/01 nội dung).

+ Chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng làng nghề: Hỗ trợ xử lý ô nhiễm môi trường, hỗ trợ 100% kinh phí để xây dựng công trình trạm xử lý nước thải đầu mối của khu thu gom xử lý nước thải tập trung; khu tập kết chất thải rắn; Hỗ trợ xây dựng hạ tầng phục vụ du lịch làng nghề.

b. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh có 62 làng nghề, trong đó có 31 làng nghề truyền thống; 14.360 hộ làm nghề, với 76.870 lao động, chiếm 11,55% số lao động trong độ tuổi. Tổng giá trị sản xuất của làng nghề đạt 7.629,4 tỷ đồng, bằng 7,78% GDP toàn tỉnh. Thu nhập bình quân của lao động ở các làng nghề đạt 4 - 4,5 triệu đồng/lao động/tháng, có nhiều nghề cho thu nhập đến 7 - 8 triệu đồng/tháng. Qua đó, đã góp phần quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm ổn định và nâng cao thu nhập cho người dân vùng nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Với chủ trương và định hướng phù hợp, cùng sự đồng thuận, quyết tâm cao của người dân, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ giúp làng nghề phát triển mạnh. Theo đó, Bắc Ninh triển khai thực hiện các chính sách sau:

+ Chính sách quy hoạch làng nghề: khuyến khích phát triển các cụm công nghiệp làng nghề và đa nghề, quy hoạch lại các cơ sở sản xuất nằm lẫn trong khu dân cư.

+ Chính sách ưu đãi đầu tư đối với doanh nghiệp: ưu đãi các doanh nghiệp đầu tư vào cụm công nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, kết hợp yếu tố cổ truyền với hiện đại; tạo điều kiện kinh phí hỗ trợ các doanh nghiệp cải tiến kỹ thuật sản xuất, quảng bá thông tin và mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm.

+ Chính sách đào tạo nghề: Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển Công nghiệp tỉnh tích cực đào tạo, nâng cao tay nghề cho hàng vạn lao động trong các ngành nghề như: Gỗ mỹ nghệ, mây tre đan, gốm, may công nghiệp… để phục vụ cho chương trình bảo tồn và nhân cấy nghề tại các địa phương. Công tác đào tạo nghề có sự liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp, nên chất lượng đào tạo tốt, tỷ lệ lao động có việc làm cao.

+ Chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng làng nghề: đầu tư hệ thống đường và các phương tiện hỗ trợ như: Đèn điện, nước, bảo vệ nghiêm ngặt.., tạo điều kiện thuận lợi tối ưu để người dân kinh doanh. Nhiều làng nghề đã được tách ra khỏi khu dân cư nhưng vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân địa phương.

+ Chính sách vốn, tín dụng: Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bắc Ninh đã tích cực huy động, tạo lập nguồn vốn, đổi mới phương thức đầu tư tín dụng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng trên toàn địa bàn. Theo đó, cùng với nguồn vốn từ Trung ương chuyển về, đơn vị đã khai thác, huy động các nguồn lực tài chính tại địa phương, từ vốn ngân sách của tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc, từ các nhà tài trợ, doanh nghiệp đến nguồn vốn trong cộng đồng dân cư, hộ nghèo. Chính điều này đã tiếp sức về nguồn vốn, tín dụng nhằm phát triển các làng nghề truyền thống trên vùng Kinh Bắc như nghề đúc đồng Đại Bái (huyện Gia Bình), chế biến đồ gỗ Đồng Kỵ (thị xã Từ Sơn), nghề gốm xã Phù Lãng (huyện Quế Võ), mỹ nghệ thêu ren, đan mây tre

xuất khẩu Lạc Vệ, Xuân Lái (huyện Tiên Du). Ngoài ra, công tác tuyên truyền cũng được tích cực thực hiện nhằm giúp người lao động khu vực nông thôn hiểu về chính sách và tham gia thụ hưởng.

Trước thực trạng ô nhiễm môi trường làng nghề ngày càng nghiêm trọng trên địa bàn, HĐND, UBND tỉnh Bắc Ninh đã xây dựng và ban hành Nghị quyết số 156/2010/NQ-HĐND ngày 6/5/2010 và Quyết định số 50/2010/QĐ-UBND ngày 20/5/2010 về việc quy định chế độ hỗ trợ xây dựng điểm tập kết, vận chuyển rác thải khu vực nông thôn; Quyết định số 70/2011/QĐ-UBND ngày 1/6/2011 về việc phê duyệt Chương trình triển khai Đề án BVMT lưu vực sông Cầu giai đoạn 2011 - 2015; Quyết định số 249/2014/QĐ-UBND ngày 13/6/2014 về việc ban hành quy chế bảo vệ môi trường làng nghề, khu dân cư, cụm công nghiệp; Kế hoạch số 22/KH-UBND ngày 10/4/2014 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án tổng thể BVMT làng nghề đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Chính nhờ vậy, tình hình môi trường trong các làng nghề từng bước được cải thiện và đóng góp vào sự phát triển kinh KT-XH của địa phương.

1.3.2. Bài học rút ra cho tỉnh Thái Bình‌

Thực tế chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Hà Nội và Bắc Ninh, bài học rút ra cho việc xây dựng và thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề được thể hiện ở các nội dung sau:

Thứ nhất, tăng cường sự quan tâm của lãnh đạo địa phương, coi trọng vai trò của phát triển làng nghề trong phát triển kinh tế nói chung của địa phương. Đặt trong bối cảnh thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, việc phát triển làng nghề được coi là hướng đi quan trọng nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tăng thu nhập cho người lao động đồng thời tạo việc làm, giải quyết lao động dôi dư, nông nhàn tại khu vực nông thôn. Từ việc nhận thức tầm quan trọng của phát triển làng nghề, các cấp lãnh đạo mới có thể chỉ đạo ban hành và thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề.

Thứ hai, cần tập trung nguồn lực tài chính hỗ trợ cho phát triển làng nghề. Thực tế kết quả đạt được trong phát triển làng nghề tại Hà Nội cho thấy, sở dĩ hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề có những chuyển biến tích cực là do thành phố đã dành nguồn kinh phí lớn hỗ trợ cho các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu sản phẩm làng nghề; hỗ trợ đào tạo nghề, tập huấn; hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại và xây dựng các trạm xử lý nước thải, chất thải làng nghề.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/05/2023