Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Du Lịch Làng Nghề Chè Thái Nguyên


Tour thứ hai: Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam - di tích đền Đuổm - khu di tích lịch sử sinh thái An toàn khu Định Hóa- Không gian văn hóa trà Tân Cương Tour thứ ba: Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam - làng chè La Bằng -

khu du lịch Sinh thái Hồ Núi Cốc - làng chè Tân Cương

2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch làng nghề chè Thái Nguyên

2.5.1. Ảnh hưởng của vị trí địa lý

Làng nghề chè Tân Cương do nằm gần Khu du lịch Hồ Núi Cốc nên đã thu hút một số lượng lớn khách đến thăm quan công trình thủy lợi lớn nhất tỉnh Thái Nguyên. Tuy nhiên con đường Tân Cương vào làng nghề chè, không cùng trục giao thông với đường Tố Hữu nên cũng là trở ngại, đoàn khách phải đi xa thêm hơn 8km mới tới được làng nghề chè; điều này khiến không ít du khách ngần ngại, không muốn đi.

Làng nghề chè La Bằng nằm cách huyện Đại Từ trên 10km, khoảng cách này tương đối thuận tiện khi La Bằng thu hút du khách bởi La Bằng là cái nôi thành lập chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên. Nhưng cũng do khoảng cách xa Khu du lịch sinh thái Hồ Núi Cốc khoảng 15km nên lượng du khách tới La Bằng không nhiều bằng làng chè Tân Cương.

2.5.2. Ảnh hưởng của sự tham gia của người dân, những nguồn lợi người dân được hưởng từ du lịch chè

Các chuyên gia du lịch nhận định, sự liên kết và chia sẻ lợi nhuận giữa hãng du lịch lữ hành với người dân làng nghề là điều kiện tiên quyết cho việc duy trì và phát triển du lịch làng nghề. Bởi chỉ khi người dân cảm thấy có lời, thì họ mới yên tâm sản xuất, giữ nghề và có động cơ tích cực để tìm hiểu cách làm du lịch, từ đó mới biết làm du lịch.

Làng du lịch cũng nên xây dựng một số công trình "Nhà nghỉ nông thôn" thiết kế kiểu nhà sàn… để có thể đón tiếp nhiều đoàn khách phương xa mong được sống trong khung cảnh khác lạ, êm ả, thơ mộng và ấm cúng của đồng quê Việt Bắc, khác với nơi đô thị ồn ào, náo nhiệt.


Mỗi làng chè cũng cần có "Quán ăn nông thôn" với các món ăn đặc sản địa phương, có "Quán nước" dưới gốc cây cổ thụ bên đường và sẵn sàng một ấm trà ngon đón khách thăm làng, có "cửa hàng" bầy bán sản phẩm trà hảo hạng…

Điều hết sức cần thiết là người dân trong "làng du lịch" cần có thái độ giao tiếp nồng hậu, niềm nở và tự hào hướng dẫn khách du lịch tham quan làng quê mình. Đón du khách nước ngoài cần có nhiều thanh thiếu niên địa phương có trình độ ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh để họ được giao lưu thoải mái, được giới thiệu cặn kẽ để thỏa mãn sự hiếu kì…

Hoạt động du lịch làng nghề muốn phát triển cần có sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư: du khách khi đến làng nghề tham quan đồi chè xanh bát ngát, tập hái chè và sao chè, chế biến chè… sẽ cần đến sự chỉ dẫn của chính nghệ nhân, những người thợ thủ công chứ không phải là hướng dẫn viên nữa. Bởi vậy, người dân làng nghề cũng phải được trang bị những kiến thức nhất định như các kỹ năng bán hàng, kỹ năng giao tiếp… Đa số những kiến thức này do người dân tự học hỏi từ việc giao lưu, tiếp xúc với du khách nên chắp vá và không đồng đều. Để đảm bảo được ấn tượng tốt đẹp của du khách khi đến làng nghề, người dân còn được tập huấn về kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh, đón khách du lịch, cách bài trí nhà cửa, kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm và cả kỹ năng marketing du lịch.

Tại làng chè Tân Cương: người dân tích cực tham gia vào hoạt động du lịch, họ đã hiểu biết khá tường tận về xu hướng, tiềm năng và lợi ích có thể thu được khi làm loại hình dịch vụ này. Khi tham gia phục vụ khách du lịch, nhất là khách nước ngoài thích du lịch khám phá, dã ngoại tại những vùng nông thôn, miền núi. Khách muốn được trải nghiệm, trực tiếp chứng kiến hoặc được thử làm những công việc của nhà nông, hay thưởng thức những món ăn dân dã. Những thứ người dân đang có, đang làm hàng ngày có thể trở thành sản phẩm du lịch đem lại lợi nhuận…

Tại làng chè La Bằng: người dân thân thiện, nhiệt tình và mến khách. Đây là làng chè có khá nhiều hộ gia đình mong muốn làm du lịch, họ tích cực tham gia vào các lớp học tập huấn phát triển du lịch cộng đồng do Sở Văn hoá - Thể thao – Du lịch Thái Nguyên kết hợp với Uỷ ban nhân dân xã La Bằng tổ chức năm festival trà 2011


2.5.3. Ảnh hưởng của cơ sở vật chất – cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch với khả năng tiếp cận đến làng nghề chè

Do xác định cây chè là cây chủ lực của tỉnh Thái Nguyên nên hệ thống cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng được chú trọng để phát triển du lịch. Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ du khách tham quan đặc biệt có Không gian văn hóa Trà. Không gian văn hóa Trà Tân Cương trên diện tích 27.000m2 của vùng đất chè nổi tiếng, nhằm giới thiệu những giá trị lịch sử, văn hóa của chè. Điều đó có nghĩa thương hiệu chè Thái

Nguyên nói chung và thương hiệu chè Tân Cương nói riêng không phải tự nhiên hay vô tình có được, mà trên thực tế do sự bồi tụ và lắng đọng của thời gian theo dòng chảy lịch sử mà ở đó đất chè đã chắt chiu cho sự sống, phát triển của chè và người trồng chè, người thưởng trà đã gây dựng lên nét văn hóa trà độc đáo.

Làng nghề cũng tập trung xây dựng cổng làng khang trang, bề thế với trị giá trên 70 triệu đồng ở xóm Cây Thị, T.P Thái Nguyên với 3,5km đường giao thông nội xóm đều đã được bê tông hóa sạch đẹp. Cuối năm 2012, xóm Cây Thị đón Bằng công nhận làng nghề chè truyền từ đó, người dân làm chè được đón nhận khá nhiều sự hỗ trợ về kiến thức, thiết bị chế biến chè, quảng bá sản phẩm và nhiều đoàn khách tìm đến.

Tuy nhiên do cơ sở lưu trú tập trung hầu hết ở TP Thái Nguyên nên tại làng chè hiện nay đang xây dựng mô hình một vài cơ sở lưu trú tại làng. Từ năm 2012, thông qua xây dựng mô hình làng văn hóa du lịch cộng đồng, thành phố Thái Nguyên đã lựa chọn 3 xóm điển hình (thuộc các xã: Tân Cương, Phúc Trìu và Quyết Thắng) ở vùng chè đặc sản Tân Cương để tập trung hỗ trợ xây dựng điểm đưa vào khai thác phục vụ khách du lịch. Những hộ gia đình đủ điều kiện (cảnh quan sạch đẹp, nhà cửa rộng rãi, chủ nhân có kiến thức, thời gian và lòng nhiệt tình…) sẽ được cấp giấy chứng nhận được phép đón tiếp khách lưu trú tại gia (hiện có gần 10 hộ đang tích cực và có khả năng hoàn thiện các tiêu chí đón tiếp khách lưu trú tại gia gồm các gia đình:


Bảng 2.7: Gia đình có cơ sở lưu trú phục vụ khách


STT

Gia đình có cơ sở lưu trú

phục vụ khách

Địa chỉ

1

Gia đình ông Bùi Trọng Đại

xóm Hồng Thái II xã Tân Cương

2

Gia đình ông Lê Quang Nghìn

xóm Hồng Thái II xã Tân Cương

3

Gia đình ông Lê Văn Toán

xóm Hồng Thái II xã Tân Cương

4

Gia đình ông Phạm Trần Quang

xóm Hồng Thái II xã Tân Cương

5

Gia đình ông Trần Văn Thái

xóm Hồng Thái II xã Tân Cương

6

Gia đình ông Nguyễn Văn Tiến

xóm Khuôn II xã Phúc Trìu

7

Gia đình ông Ngô Hằng Thuận

xóm Khuôn II xã Phúc Trìu

8

Gia đình ông Ngô Văn Lượng

xóm Khuôn II xã Phúc Trìu

9

Gia đình ông Hoàng Văn Bình

xóm Khuôn II xã Phúc Trìu

10

Gia đình ông Ngô Văn Chiến

xóm Khuôn II xã Phúc Trìu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch làng nghề tại các vùng chè đặc sản Thái Nguyên - 10

Nguồn: Tác giả điều tra

Trong 10 hộ gia đình trên thì có 8 hộ đã đủ tiêu chuẩn đón khách. Riêng 8 hộ này đã đón được trên 1.400 lượt khách đến tham quan, trong đó có hàng trăm du khách ngoại quốc. Qua đó góp phần tăng thu nhập đáng kể cho các hộ dân làng nghề (thông qua dịch vụ lưu trú, ẩm thực, hướng dẫn khách tham quan và bán sản phẩm). Mặt khác, việc đón nhiều du khách đã góp phần nâng cao giá trị thương hiệu chè của các làng nghề, người dân ngày càng có ý thức hơn trong việc sản xuất sạch và nâng cao chất lượng sản phẩm.

* Hệ thống cơ sở ăn uống

Các nhà hàng kinh doanh ăn uống tại Thái Nguyên tương đối phát triển, với hệ thống nhà hàng phục vụ cả khách nội địa và khách quốc tế. Tập trung rải rác tại trung tâm thành phố Thái Nguyên, với các nhà hàng như Nhà hàng Asean, Nhà hàng Dạ Hương, nhà hàng Victory, nhà hàng trong Khu du lịch Hồ Núi Cốc (Hương Hồ, Hoa Sim, Hồng Nhung, Vân Hải…) với các đặc sản vùng hồ, rừng núi địa phương … Những năm gần đây thì các quán ăn, nhà hàng tư nhân của Thái Nguyên phát triển với tốc độ khá nhanh (Hoa Biển, nhà hàng Quý Suốt, nhà hàng dê Đức


Cường), phần nào đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch đang tăng lên về số lượng

* Giao thông, cơ sở vật chất tại Làng nghề

Giao thông tỉnh Thái Nguyên có 3 loại hình: Đường bộ, đường thủy nội địa và đường sắt. Do đặc thù địa hình nhiều sông suối nhỏ và dốc, giao thông đường sắt và đường thủy hạn chế, hình thức vận tải bằng đường bộ là chính, đặc biệt đối với khách du lịch. Toàn tỉnh có 4600 km đường rải nhựa, đổ bê tông 40%, số còn lại là đường đất [27, tr.35]

Giao thông tại làng chè Tân Cương: đường Tân Cương trải nhựa từ Thành phố Thái Nguyên vào do Sở Văn hoá Thể thao – Du lịch kết hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh đầu tư thực hiện. Xác định rõ xây dựng làng văn hóa du lịch cộng đồng “Vùng chè đặc sản Tân Cương” gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới nên ngay từ khi triển khai, các cấp, các ngành đã quan tâm chỉ đạo, tập trung lồng ghép các nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Thành phố đã xây dựng và nâng cấp được trên 10km đường bê tông liên xóm, liên xã đạt tiêu chí nông thôn mới, với tổng kinh phí đầu tư 23.980 triệu đồng.

Giao thông tại Làng chè La Bằng đã phần nào giải quyết được nhu cầu đi lại của người dân và hiện tại Làng chè La Bằng huyện Đại Từ đang tập trung xây dựng thành điểm đến của khách du lịch. Tại đây, Không gian văn hoá Trà La Bằng (Đội 8, xóm Tiến Thành) được xây dựng năm 2011 với vườn chè cổ và cải tạo, chỉnh trang, chăm sóc vườn chè của các xóm: Tiến Thành, Đồng Đình, Kẹm với diện tích 100ha, trong đó chọn xóm Tiến Thành là trung tâm.

Tuy nhiên, Làng chè Tân Cương, La Bằng chưa có xe buýt đến tận nơi, đường vào làng chè La Bằng còn nhỏ, hẹp; hầu như các tuyến đường đều thiếu các chỉ dẫn, biển quảng cáo cho du lịch, đây là một trong những trở ngại cho khách du lịch đến với làng nghề chè Thái Nguyên

2.5.4. Ảnh hưởng của nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động du lịch làng nghề

Nguồn nhân lực quản lý du lịch: Để xây dựng được Ban Quản lý làng nghề cần phải đảm bảo đội ngũ cán bộ quản lý đủ về số lượng và chất lượng. Làng nghề


cần có chính sách thu hút các đối tượng này. Đặc biệt cần chú trọng đến đội ngũ cán bộ là con em trong làng đã và đang theo học lĩnh vực quản lý du lịch. Sử dụng lực lượng cán bộ quản lý là con em trong làng sẽ đảm bảo được sự gắn kết lâu dài với làng nghề của các đối tượng này

Đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại làng nghề: Cũng giống như nguồn nhân lực quản lý du lịch, làng nghề cần có chính sách thu hút đối với đội ngũ hướng dẫn viên, nhất là con em trong làng. Hiện lao động trong làng nghề hầu hết là người dân địa phương trực tiếp tham gia phục vụ khách du lịch

Liên kết với các trường đào tạo hướng dẫn viên để mở các lớp hướng dẫn viên cho con em trong làng. Sử dụng đội ngũ hướng dẫn viên này vừa có thể tạo việc làm cho người làng, vừa giải quyết được tình trạng thiếu nhân lực. Hơn thế nữa, họ là những người sinh ra và lớn lên ở làng nghề nên không ai có thể hiểu sâu về làng nghề hơn họ, tình yêu với làng, với nghề là nền tảng cho họ gắn bó với công việc của một hướng dẫn viên.

Về tham quan học hỏi kinh nghiệm :

- Đến nay đã có 5 lớp tập huấn được tổ chức, về những nội dung và kỹ năng DLCĐ với sự tham gia của hàng trăm lượt người, 25 người được đi tham quan thực tế, học tập kinh nghiệm tại các làng DLCĐ ở huyện Sa Pa (Lào Cai).

- Tổ chức 01 chuyến tham quan học tập kinh nghiệm tại hai bản Tả Van và Tả Phìn của huyện SaPa tỉnh Lào Cai từ ngày 20 – 23/3/2013 (30 người)

- Tổ chức 01 chuyến tham quan học tập kinh nghiệm tại Bản Lác huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình từ ngày 28/6 đến 01/7/2013 (30 người)

- Thời gian tới sẽ có thêm nhiều lớp tập huấn được tổ chức, cùng với việc thành lập các câu lạc bộ giao tiếp tiếng Anh, văn hóa trà và văn nghệ để phục vụ nếu du khách có nhu cầu

Kết quả các lớp tập huấn:

- 01 lớp tập huấn về ẩm thưc (30 hộ dân)

- 01 lớp tập huấn về cách sắp xếp phòng nghỉ lưu trú (30 hộ dân)

- 01 lớp tập huấn về nấu ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm (30 hộ dân)


- 01 lớp tập huấn về công tác bảo vệ môi trường (30 hộ dân)

- 01 lớp tập huấn về du lịch cộng đồng phát triển kinh tế địa phương cho các hộ dân , các làng nghề chè truyền thống, đội văn nghệ (90 hộ dân)

- 01 lớp tập huấn về nghệ thuật pha trà, mời trà, thưởng trà, hướng dẫn khách tham quan trực tiếp tham gia trải nghiệm mô hình này cho các hộ dân tham gia dự án, đội văn nghệ, các làng chè truyền thống (80 người) [26, tr.5]

2.5.5. Ảnh hưởng từ hoạt động quảng bá du lịch chè

Thông qua festival trà quốc tế Thái Nguyên năm 2011 và Liên hoan trà quốc gia Thái Nguyên năm 2013 là cơ hội để Thái Nguyên quảng bá về du lịch chè. Các làng nghề chè tham gia Lễ hội văn hóa Trà tại Festival Trà Thái Nguyên – Việt Nam lần thứ hai, năm 2013 gồm các xóm: Hồng Thái I xã Tân Cương; Thanh Phong, Khuôn II, Nhà thờ xã Phúc Trìu; Cây Thị xã Phúc Xuân tham gia tại Hội thi. Kết quả: Đạt 7 cúp vàng, 6 cúp bạc và 01 giải khuyến khích

Kêt quả hoạt động truyền thông quảng bá tại Tân Cương :

- Xây dựng 2 biển chỉ dẫn vào Làng văn hóa du lịch cộng đồng “Vùng chè đặc sản Tân Cương”

- In ấn và cấp phát 1000 tờ gấp tuyên truyền về du lịch thành phố Thái Nguyên

- Hoạt động xây dựng mô hình làng văn hóa du lịch cộng đồng “Vùng chè đặc sản Tân Cương” hiện được đưa tin thường xuyên trên trang thông tin điện tử của thành phố, trang web của Đài Truyền thanh – truyền hình thành phố.

- Có các bài, phóng sự đưa tin trên các báo Văn nghệ, báo Thái Nguyên, cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên, báo Nông nghiệp, báo Dân trí, Cẩm nang du lịch Châu Á, Đài truyền hình Việt Nam, Diễn đàn chia sẻ thông tin du lịch “Điểm hẹn Việt”

- Xây dựng 12 phim tư liệu giới thiệu về 12 làng nghề chè truyền thống làm tài liệu về tài sản du lịch thành phố Thái Nguyên [26, tr.5]

2.6. Đánh giá tình hình khai thác các làng nghề chè của Thái Nguyên cho hoạt động du lịch

2.6.1. Những mặt thuận lợi

Việc đầu tư phát triển cây chè trong những năm gần đây là thế mạnh trồng cây công nghiệp lâu năm của tỉnh Thái Nguyên. Nghị định 66 ra đời đã góp phần bảo


tồn, phát triển nghề thủ công, làng nghề truyền thống. Giá trị sản xuất từ các ngành nghề nông thôn ngày càng tăng, trở thành ngành kinh tế chủ lực phát triển kinh tế ở nhiều địa phương

Lễ hội festival Trà quốc gia được tổ chức hai năm một lần, là điều thuận lợi để thu hút du khách đến với Thái Nguyên và níu chân du khách. Thái Nguyên là tỉnh có thể phát triển được loại hình du lịch làng nghề chè bởi 3 tiêu chí: (i)cộng đồng thân thiện, hiếu khách; (ii) khí hậu Thái Nguyên trong lành, mát mẻ ; (iii) an ninh an toàn đảm bảo cho hoạt động lưu trú của du khách

Làng nghề Trà Tân Cương đã xây dựng và khẳng định thương hiệu trên thị trường. Trà Thái Nguyên đã xác lập 3 kỷ lục, đó là Kỷ lục “Trình diễn pha trà và thưởng trà có số lượng người tham gia đông nhất”(năm 2011), Kỷ lục “Bộ ấm trà gắn gốm lớn nhất Việt Nam” (năm 2011), Kỷ lục “Thương hiệu trà được nhiều người biết đến nhất ’’(2013).

2.6.2. Những khó khăn

Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi cũng còn một số khó khăn, bất cập. Khó khăn lớn nhất hiện nay là thiếu quy hoạch phát triển du lịch làng nghề và đầu tư cho quy hoạch phát triển du lịch chưa đúng tầm

Bên cạnh đó, các làng nghề chè được hình thành dựa trên tính chất đặc thù của địa phương là trồng cây chè. Các làng nghề chè ở Thái Nguyên còn gặp khó khăn về thị trường khách du lịch, còn thiếu tính bền vững, hạ tầng cơ sở còn yếu. Chất lượng sản phẩm đảm bảo nhưng mẫu mã lại chưa phong phú, đa dạng, chưa bắt mắt người tiêu dùng. Việc xây dựng thương hiệu, đăng ký bản quyền cho làng nghề và sản phẩm của làng nghề chưa được quan tâm đúng mức. Các làng nghề chè Thái Nguyên chưa tận dụng hết những lợi thế của mình, số ít gia đình đủ tiêu chuẩn có khả năng phục vụ khách nước ngoài lưu trú, du lịch Homestay chưa thực sự được chú trọng phát triển như Đà Nẵng, Huế. Mặt khác, vấn đề môi trường cũng là vấn đề cần khắc phục, đặc biệt là làng chè La Bằng. Để tạo điều kiện cho du lịch làng nghề chè phát triển, cần dồn tất cả các nguồn lực để tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng đồng bộ, xây dựng các tiêu chuẩn phục vụ khách tại làng nghề mình.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/09/2023