Trong đó: khu vực do du khách sử dụng là diện tích thực tế của khu vực dánh cho mục đích du lịch; Tiêu chuẩn trung bình của mỗi cá nhân phụ thuộc vào loại hình du lịch.
c. Tính bền vững
Tính bền vững nói lên khả năng bền vững của các thành phần và bộ phận tự nhiên trước áp lực của hoạt động du lịch và các hiện tượng tự nhiên tiêu cực như thiên tai.
d. Thời gian hoạt động du lịch
Thời vụ hoạt động du lịch được xác định bởi số thời gian thích hợp nhất trong năm của các điều kiện khí hậu và thời tiết đối với sức khỏe của du khách và số thời gian trong năm thuận lợi nhất cho việc triển khai các hoạt động du lịch.Tính thời vụ của tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến hướng khai thác đầu tư quy hoạch kinh doanh du lịch được đánh giá cho tài nguyên tự nhiên và nhân văn.
e. Vị trí và khả năng tiếp cận
Theo August Losch, có hai yếu tố quyết định vị trí của không gian kinh tế, đó là: sự tập trung về không gian của các vấn đề kinh tế và chi phí vận chuyển. Vị trí được đánh giá thông qua khoảng cách, thời gian đi đường hoặc các loại phương tiện giao thông có thể sử dụng đến điểm DLST.
e. Tính an toàn
Là chỉ tiêu thu hút du khách đảm bảo sự an toàn về sinh thái và xã hội, được xác định bởi tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội, vệ sinh môi trường.
f. Tính liên kết
Khả năng kết hợp tổ chức các loại hình du lịch, liên kết với trung tâm và các tuyến du lịch xung quanh.
Từ những tiêu chí đã xác định, việc xác định các thang đánh giá được thể hiện qua Bảng 4-2:
Bảng 3-2.Thang đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển du lịch sinh thái tại làng nghề hoa kiểng.
Mức độ, điểm số | ||||
Cao nhất Điểm số: 4 | Khá cao Điểm số: 3 | Trung bình Điểm số: 2 | Kém Điểm số: 1 | |
Độ hấp dẫn | Rất hấp dẫn: có khoảng 3 loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm; có trên 5 cảnh quan đẹp được thừa nhận; có ít nhất 5 di tích tự nhiên đặc sắc và những tài nguyên du lịch khác để có thể phát triển được ít nhất 5 loại hình du lịch dựa vào tự nhiên (nature – based tourism). | Khá hấp dẫn: khoảng 2 loài sinh vật quý hiếm, đặc hữu; có ít nhất 3 – 5 cảnh quan đẹp được thừa nhận; có ít nhất 2 di tích tự nhiên đặc sắc và những tài nguyên du lịch khác có thể phát triển 3 – 5 loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên | Hấp dẫn: có khoảng 1 loài sinh vật quý hiếm, đặc hữu; có ít nhất 1 – 2 cảnh quan đẹp được thừa nhận; có ít nhất 1 di tích tự nhiên đặc sắc và những tài nguyên du lịch khác có thể phát triển được 1 – 2 loại hình du lịch dựa vào tự nhiên. | Kém hấp dẫn: không có loài sinh vật quý hiếm, đặc hữu nào; cảnh quan tự nhiên đơn điệu và chỉ có thể phát triển được 1 loại hình du lịch dựa vào tự nhiên |
Sức chứa | Rất lớn: trên 1.000 lượt khách/ngày | Khá lớn: 500 – 1.000 lượt khách/ngày | Trung bình: từ 100 – 500 lượt khách/ngày | Ngắn: dưới 100 lượt khách/ngày |
Thời gian khai thác | Rất dài: có trên 200 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch và có ít nhất trên 180 ngày có điều kiện khí hậu thích hợp với sức khỏe con người | Khá dài: có từ 150 – 200 ngày trong năm có thể phát triển tốt các hoạt động du lịch và có từ 120 – 180 ngày có điều kiện khí hậu thích hợp với sức khỏe con người | Trung bình:có từ 100 – 150 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch và có từ 90 – 120 ngày có điều kiện khí hậu thích hợp với sức khỏe con người | Ngắn: có dưới 100 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch và có dưới 90 ngày có điều kiện khí hậu thích hợp với sức khỏe con người |
Độ bền vững | Rất bền vững: không có thành | Khá bền vững: có từ 1 – 2 | Bền vững trung bình: có | Kém bền vững: có 1 – 2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Biểu Đồ Thể Hiện Hình Thức Xử Lý Bao Bì Tbvtv
- Dự Báo Phát Thải Của Làng Nghề Hoa Kiểng Thủ Đức Và Quận 12 Từ Quá Trình Trồng Mai
- Đề Xuất Tiêu Chí Xác Định “Làng Nghề Du Lịch Sinh Thái Kết Hợp Với Bảo Vệ Môi Trường”
- Áp Dụng Bộ Tiêu Chí Đã Đề Xuất Để Đánh Giá Cho
- Đánh Giá Tiềm Năng Phát Triển Của Làng Nghề Hoa Kiểng Tại Quận Thủ Đức Theo Hướng Dlst Gắn Với Bvmt
- Đề Xuất Các Giải Pháp Hướng Đến Phát Triển Theo Mô Hình Dlst Gắn Với Bvmt Cho Làng Hoa Kiểng Thủ Đức
Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.
phần tự nhiên nào bị phá hủy, nếu có thì ở mức độ không đáng kể và được phục hồi sau một thời gian ngắn. Hoạt động du lịch không bị ảnh hưởng và có thể diễn ra liên tục | thành phần tự nhiên bị phá hủy ở mức độ nhẹ và có khả năng tự phục hồi. Hoạt động du lịch diễn ra thường xuyên | 1 – 2 thành phần tự nhiên bị phá hủy đáng kể và phải có sự trợ giúp của con người mới có thể phục hồi. Hoạt động du lịch có thể bị hạn chế | thành phần tự nhiên bị phá hủy nặng cần đến sự trợ giúp của con người, song khả năng phục hồi hạn chế và kéo dài | |
Vị trí và khả năng tiếp cận | Rất thuận lợi: khoảng 10 – 100km, thời gian đi đường ít hơn 3 giờ và có thể sử dụng 2 – 3 phương tiện di chuyển thông dụng | Khá thuận lợi: khoảng cách 100 – 200km, thời gian đi đường ít hơn 5 giờ và có thể sử dụng 2 – 3 phương tiện di chuyển thông dụng | Thuận lợi: khoảng cách 200 – 500km, thời gian đi đường ít hơn 12 giờ và có thể sử dụng 1 – 2 phương tiện di chuyển thông dụng | Kém thuận lợi: khoảng cách trên 500km, thời gian đi đường ít hơn 24 giờ và có thể sử dụng 1 – 2 phương tiện di chuyển thông dụng |
Tính an toàn | Rất an toàn: Bảo đảm an sinh và không có thiên tai | Khá an toàn: Bảo đảm an sinh và thiên tai, nhưng có hoạt động bán hàng rong | An toàn trung bình: Có hoạt động bán hàng rong và có hiện tượng ăn xin. | Kém an toàn: Xảy ra cướp giựt, ảnh hưởng đến tính mạng của du khách. |
Tính liên kết | Rất tốt: nếu có trên 5 điểm du lịch xung quanh để thực hiện liên kết | Khá: 3 - 5 điểm du lịch xung quanh để thực hiện liên kết | Trung bình: 2 - 3 điểm du lịch xung quanh để thực hiện liên kết | Kém: chỉ có một hoặc không có điểm du lịch nào xung quanh để liên kết được |
3.3.3 Phương pháp đánh giá các tiêu chí về cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch sinh thái
Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có ý nghĩa rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc khai thác các tài nguyên và phục vụ khách du lịch.Cơ sở hạ
tầng và vật chất kỹ thuật du lịch được đánh giá bằng số lượng, chất lượng, tính đồng bộ, các tiện nghi của cơ sở với các tiêu chuẩn của quốc gia.
- Rất tốt: cơ sở hạ tầng và kỹ thuật đồng bộ, đủ tiện nghi đạt tiêu chuẩn quốc
tế.
- Khá tốt: có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, đủ tiện nghi, đạt
tiêu chuẩn quốc gia.
- Trung bình: có được một số cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật đồng bộ, đạt tiêu chuẩn quốc gia, tuy nhiên tính đồng bộ hạn chế, chưa đầy đủ tiện nghi.
- Kém: điều kiện về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật yếu kém, không đồng bộ với chất lượng hạn chế và không đạt tiêu chuẩn quốc gia.
Các bậc đánh giá tiêu chí về cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch sinh thái tại các làng nghề hoa kiểng thể hiện qua Bảng 4-3:
Bảng 3-3.Thang điểm đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng của điểm du lịch sinh thái
Các chỉ tiêu | Mức độ (Không tốt 1 Rất tốt 4) | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | |||
1 | Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch | Mạng lưới giao thông thuận tiện, nhanh chóng; Hệ thống đường giao thông đảm bảo (được rải nhựa, bê tông, trục đường rộng, đảm bảo xe cơ giới, xe du lịch hoạt động giao thông thuận lợi,…) Hệ thống đường mòn sinh thái | ||||
2 | Hệ thống thông tin liên lạc | |||||
3 | Hệ thống điện đảm bảo, an toàn phục vụ nhu cầu sản xuất và nhu cầu của khách du lịch | |||||
4 | Hệ thống cấp nước sạch đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định |
Các chỉ tiêu | Mức độ (Không tốt 1 Rất tốt 4) | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | |||
5 | Cơ sở lưu trú (nhà khách, khách sạn xanh, lều trại…) | |||||
6 | Cơ sở ăn uống (nhà hàng, quán ăn,…) | |||||
7 | Mạng lưới cửa hàng tiện ích, chuyên nghiệp (bán các mặt hàng đặc trưng cho khách du lịch, hàng thành phẩm và các hàng hoá khác…) | |||||
8 | Khu du lịch, vui chơi, giải trí (bể bơi, xe đạp nước, cầu trượt nước, cho thuê ô tô…) | |||||
9 | Cơ sở y tế | |||||
10 | Công trình phục vụ hoạt động thông tin văn hoá phục vụ du lịch (trung tâm văn hoá, câu lạc bộ, phòng triển lãm, sân khấu…) | |||||
11 | Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật để bảo vệ môi trường | Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải | ||||
12 | Hệ thống thu gom và xử lý rác thải | |||||
13 | Hệ thống, giải pháp giảm thiểu mùi và ô nhiễm không khí | |||||
14 | Diện tích trồng cây xanh tại các khu du tích, dân cư, nơi công cộng và trồng cây xanh, đảm bảo diện tích cây xanh bình quân 10m2/người trở lên | |||||
15 | Khu sản xuất phân đất sạch tại chỗ | |||||
16 | Sử dụng các nguồn năng lượng thay thế cung cấp năng lượng: năng lượng |
Các chỉ tiêu | Mức độ (Không tốt 1 Rất tốt 4) | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | |||
mặt trời, gió, năng lượng sinh học,… | ||||||
17 | Sử dụng các phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng: xe đạp, xe điện, xe ngựa, bóng đèn huỳnh quang,… |
3.3.4 Phương pháp đánh giá các tiêu chí về về tổ chức quản lý và tham gia cộng đồng
- Cộng đồng dân cư địa phương: Đây là nhóm chủ chốt trong hoạt động du lịch, họ có vai trò cung cấp các sản phẩm du lịch như lưu trú tại nhà, đưa khách đi tham quan, sinh hoạt với người dân, các trò chơi và hoạt động giải trí… và đặc biệt, cộng đồng địa phương sẽ là nhân tố bảo tồn tài nguyên, bảo vệ môi trường tích cực nhất, họ coi tài nguyên du lịch như tài sản của mình và ra sức bảo vệ, duy trì, tôn tạo từ đó hình thành các sản phẩm du lịch bản địa đặc trưng thu hút được khách du lịch.
Cộng đồng địa phương là người tổ chức các hoạt động du lịch như đưa khách đi tham quan, tổ chức các trò chơi,… do vậy, cộng đồng đóng vai trò lớn trong việc giáo dục môi trường và giám sát các hành vi tác động đến môi trường của khách du lịch.
- Quản lý nhà nước: Chính phủ và các bộ, ngành liên quan: Chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược, quy hoạch DLST quốc gia; ban hành, chỉnh sửa, bổ sung các qui định pháp luật liên quan đến các khu BTTN và DLST, các nguyên tắc hợp tác và trách nhiệm trong hoạt động DLST, cơ chế chia sẻ lợi ích và đầu tư cho các KBTTN, tiêu chí về DLST.
Chính quyền địa phương các cấp: Cần xây dựng được khung quản lý quy hoạch, chiến lược phát triển du lịch và dịch vụ, kế hoạch hoạt động du lịch của năm và hàng năm tại KBT. Chính quyền địa phương cấp xã, huyện phải có được sự hỗ trợ
từ phía chính quyền địa phương cấp tỉnh, Trung ương, Tổng cục Du lịch về thủ tục hành chính, chính sách, ngân sách và nguồn nhân lực…
Thang điểm đánh giá các tiêu chí về tổ chức quản lý và tham gia cộng đồng thể hiện trong Bảng 4-4:
Bảng 3-4.Thang điểm đánh giá các tiêu chí về tổ chức quản lý và tham gia cộng đồng
Các chỉ tiêu | Mức độ (Không tốt 1 Rất tốt 4) | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | |||
1 | Đối với cộng đồng | Tham gia vào quá trình phát triển du lịch sinh thái từ khâu quy hoạch cho đến khâu quản lý vận hành khu du lịch | ||||
2 | Chất lượng dịch vụ, khả năng đáp ứng dịch vụ cung ứng với nhu cầu khách hàng | |||||
3 | Nguồn nhân lực phục vụ du lịch | |||||
4 | Kỹ năng phục vụ du lịch | |||||
5 | Kỹ năng quản lý văn hóa và môi trường | |||||
6 | Có trách nhiệm trong việc bảo tồn gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống địa phương | |||||
7 | Có ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất và phục vụ du lịch | |||||
8 | Phương thức tiếp thị, giới thiệu hoạt động DLST và sản phẩm tại làng nghề | |||||
9 | Mức lợi nhuận từ hoạt động du lịch | |||||
10 | Sản phẩm đặc trưng tại làng nghề | |||||
11 | Đối với nhà quản lý | Có chính sách hỗ trợ phát triển, bảo tồn du lịch sinh thái |
Các chỉ tiêu | Mức độ (Không tốt 1 Rất tốt 4) | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | |||
Có quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch | ||||||
12 | Có bộ máy quản lý năng lực theo đúng chuyên môn | |||||
13 | Nguồn vốn phát triển công khai, minh bạch, đúng mục đích | |||||
14 | Cơ chế hỗ trợ các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trên địa bàn | |||||
15 | Cam kết và xác lập cơ chế rõ ràng đối với việc tham gia của cộng đồng, hỗ trợ phát triển cộng đồng | |||||
16 | Xây dựng quy chế, quy định rõ ràng về trách nhiệm của các đối tượng tham gia hoạt động du lịch sinh thái |
3.4 ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP
Dựa vào tầm quan trọng của các chỉ tiêu để có hệ số và mức điểm thích hợp.Điểm đánh giá tổng hợp là tổng các điểm đánh giá riêng của từng tiêu chí. Trong đó, điểm của từng tiêu chí được tính bằng cách lấy điểm của mức độ đạt được nhân với hệ số tương ứng (tùy theo mức độ quan trọng ta có hệ số 3, hệ số 2 và hệ số 1).
- Căn cứ đặc trưng và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của DLST, có thể các định hệ số tương ứng với các chỉ tiêu đánh giá giá trị điều kiện tự nhiên, tài nguyên của điểm DLST:
+ Những tiêu chí quan trọng có hệ số 3 bao gồm: sức hấp dẫn (yếu tố quan trọng nhằm thu hút, lôi cuốn du khách vào các hoạt động DLST), sức chứa (tuân thủ theo nguyên tắc và yêu cầu đặc trưng của DLST nhằm đảm bảo khả năng về số lượng người tại điểm DLST mà không gây tổn hại đến môi trường sinh thái), tính liên kết