Khả Năng Phát Triển Làng Nghề Ở Tỉnh Quảng Nam Và Nhu Cầu Về Vốn Cho Sự Phát Triển Của Nó

Cơ chế thị trường là phải chấp nhận cạnh tranh, vì vậy đòi hỏi trình độ sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế cũng ngày càng được nâng cao. TD của NHNo&PTNT không chỉ dừng lại ở việc tài trợ vốn TD cho các hoạt động kinh tế, mà còn thông qua tài trợ vốn, nó còn có vai trò đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, làm cho hàng hoá được lưu thông nhanh hơn, các giao dịch kinh tế trở nên sôi động hơn.

TD còn có vai trò làm giảm chi phí lưu thông trong nền kinh tế. Vai trò này thể hiện ở chỗ, nhờ hoạt động của TD mà việc lưu thông hàng hoá có thể được thanh toán không nhất thiết phải có tiền mặt. Điều này làm giảm số lượng tiền mặt cần thiết trong nền kinh tế, giảm công vận chuyển, bảo quản và đảm bảo an toàn tiền mặt, tức là giảm các chi phí lưu thông, đồng thời tạo sự thông thoáng cho việc lưu thông hàng hoá, làm tăng tốc độ vận động của vốn trong nền kinh tế.

Ngoài ra, TDNH còn góp phần giúp cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất trong làng nghề áp dụng các quy trình, kỹ thuật mới, để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Việc cho vay phải bảo đảm thu hồi cả vốn và lãi đầy đủ, đúng hạn buộc các doanh nghiệp phải tính toán lựa chọn phương án kinh doanh khả thi, phù hợp thị trường; buộc họ phải coi trọng hạch toán kinh tế, bố trí vốn một cách hợp lý từ khâu dự trữ nguyên liệu sản xuất đến việc tiêu thụ sản phẩm. Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, nâng cao hiệu quả hiệu quả sử dụng vốn vay với mục đích thu lợi lớn nhất.

Thứ năm, thúc đẩy sự phát triển của phương thức tài trợ trực tiếp.

Để nâng cao trách nhiệm đối với nguồn vốn vay và hạn chế rủi ro có thể xảy ra, người nay vốn phải có một lượng vốn tự có nhất định, cho dù họ có thể bảo đảm cho khoản vay bằng các biện pháp thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh bằng tài sản chăng nữa. NH không thể tài trợ toàn bộ hay một tỷ lệ quá lớn nhu cầu vốn của khách hàng. Hay nói cách khác, khách hàng không thể vay vốn NH trong khi họ có quá ít vốn tự có, lại không thể chấp nhận được nếu khi họ chẳng có trong tay một đồng vốn tự có nào.

Vì sự an toàn và hiệu quả kinh doanh cũng như sức ép và đòi hỏi của hoạt động TD, buộc các chủ vay vốn phải tìm cách nâng cao năng lực tự tài trợ. Nguồn vốn tự tài trợ của chủ vay vốn có thể được hình thành từ vốn đóng góp của các thành viên hoặc cổ đông và bằng sự tích luỹ từ lợi nhuận, trong đó chiếm tỷ trọng lớn là từ phần vốn góp. Khi huy động được lượng vốn lớn trực tiếp từ các thành viên, chủ kinh tế không những tăng thêm năng lực tự chủ về tài chính của mình, mà còn tăng thêm sức mạnh trong việc

quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh. Bằng cách này, NH tạo điều kiện cho các cơ sở kinh tế trong làng nghề chủ động về vốn đầu tư mở rộng sản xuất và tìm kiếm thị tr- ường tiêu thụ sản phẩm.

Thứ sáu, góp phần mở rộng và phát triển quan hệ giao lưu kinh tế giữa các làng nghề và với nước ngoài

Hoạt động TD của NHNo&PTNT còn có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các quan hệ kinh tế đối ngoại, nhất là trong ngoại thương. Trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá của các làng nghề, các doanh nghiệp được NH cho vay vốn để sản xuất, chế biến, thu mua, chuyên chở hàng hoá xuất khẩu ra nước ngoài. Còn trong hoạt động nhập khẩu, các doanh nghiệp nhập khẩu cũng được NH cho vay vốn để thực hiện phương án, dự án của mình. NHNo&PTNT không chỉ tài trợ bằng cách cho vay vốn theo phương thức thuần tuýư, mà còn tài trợ bằng những nghiệp vụ TD khác đã và đang được sử dụng phổ biến trong thương mại quốc tế, như chiết khấu thương mại, nghiệp vụ thư TD, bảo lãnh NH... Bằng sự đa dạng hình thức tài trợ, hoạt động TD đã thể hiện được vai trò của mình trong thúc đẩy phát triển sản phẩm của làng nghề ra nước ngoài và nhập khẩu các yếu tố sản xuất cần thiết cho phát triển làng nghề.

Ngoài ra, TD của NHNo&PTNT còn là cầu nối dẫn vốn quan trọng giữa trong nước và ngoài nước. Với vai trò này, NH có thể thu hút vốn nước ngoài qua các thị trường tài chính hoặc đứng ra vay vốn nước ngoài rồi cho các làng nghề ở trong nước vay lại.

Tóm lại, TD là một quan hệ của kinh tế thị trường được ra đời và tồn tại khách quan. TD của NHNo&PTNT là một hình thức TD chính thức hoạt động phục vụ cho phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Một trong những nội dung hoạt động chủ yếu của nó là phục vụ cho sự phát triển có hiệu quả của các làng nghề. Trong hoạt động này, TD của NHNo&PTNT có vai trò quan trọng trong việc dẫn vốn mở rộng đầu tư và tiêu thụ sản phẩm cho các làng nghề, tạo điều kiện phân bổ nguồn vốn của các chủ đầu tư trong các làng nghề có hiệu quả, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và mặt hàng theo hướng CNH, HĐH, góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn và tạo tiền đề cho hoạt động của các làng nghề, thúc đẩy các phương thức tài trợ trực tiếp...Với vai trò trên, việc tăng cường hoạt động TD của NH này là cần thiết trong quá trình phát triển làng nghề ở nước ta nói chung, tỉnh Quảng Nam nói riêng.

Chương 2

Thực trạng hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Nam trong phát triển

làng nghề trên địa bàn từ năm 2001 đến nay


2.1. khả năng phát triển làng nghề ở tỉnh quảng nam và nhu cầu về vốn cho sự phát triển của nó

2.1.1. Khả năng phát triển các làng nghề của tỉnh Quảng Nam

2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội của tỉnh Quảng Nam có ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển các làng nghề

- Đặc điểm tự nhiên:

Quảng Nam là một tỉnh duyên hải nằm ở khu vực miền Trung, cách Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh một giờ bay, giáp với Lào và đông bắc Thái Lan bằng một hệ thống đường bộ thuận lợi, gần đường hàng hải quốc tế. Trung tâm tỉnh lỵ đặt tại thị xã Tam Kỳ nằm trong tuyến đưòng bay A1, có hệ thống đường sắt và đường bộ xuyên quốc gia. Diện tích tự nhiên: 10.408,78 km2, trong đó vùng đồng bằng ven biển chiếm

25% diện tích; có 17 huyện, thị xã (trong đó có 8 huyện miền núi: Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Nam Trà My, Bắc Trà My, Phước Sơn, Hiệp Đức và Tiên Phước), chiếm khoảng 3,1% diện tích tự nhiên cả nước. Dân số: 1,454 triệu người; mật độ dân số trung bình 141 người/km2; 83,6% là dân số sống trong khu vực nông thôn trong đó có 54% trong độ tuổi lao động (chiếm khoảng 1,8% dân số cả nước), là nguồn nhân lực dồi dào và ổn định cho sự phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh.

Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều và chịu ảnh hưởng gió Lào nắng khô. Mùa đông khô và ít mưa. Nhiệt độ không khí trung bình cả năm là 25,90C, thấp nhất vào tháng 12 (21,20C), cao nhất vào tháng sáu (30,50C). Số giờ nắng trong năm 2005 là 1.966 giờ, trong đó tháng có số giờ năng ít nhất là tháng 12 (12 giờ) và nhiều nhất vào tháng năm (246 giờ). Mưa nhiều vào tháng 7 đến tháng 12, tháng 2 thì trời hanh khô.

Với vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong khu vực trung Trung bộ, trên hai trục giao thông lớn là đường sắt Bắc - Nam, Quốc lộ 1A và đường xuyên Việt, là cửa ngõ ra vào

Nam - Bắc, có cảng biển Kỳ Hà, sân bay Chu Lai rất thuận tiện cho việc giao lưu kinh tế trong nước và với nước ngoài.

Quảng Nam có chiều dài bờ biển trên 125 km, rất thuận lợi cho việc khai thác, đánh bắt, nuôi trồng, chế biến các loại thuỷ sản và phát triển giao thông vận tải trên biển.

Tài nguyên của Quảng Nam chủ yếu là đất nông nghiệp và lâm nghiệp. Tài nguyên rừng phần lớn là diện tích rừng trồng, còn lại là rừng tự nhiên.

- Đặc điểm dân số và lao động:

Dân số tỉnh Quảng Nam đến 31/12/2005 là 1.472.310 người, trong đó nữ 759.496 người (chiếm 51,58%), nam 712.814 người (chiếm 49,42%). Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số năm 2005 là 1,18%. Mật độ dân số 141 người/ km2. Số người tuổi từ 15 trở lên là 97.571 người, bằng 66,2% dân số trong tỉnh. Có 1.213.000 người sống ở nông thôn, chiếm 82,4% dân số toàn tỉnh. Số người có trình độ chuyên môn kỹ thuật là 78.368 người, chiếm khoảng 10% lực lượng lao động trong tỉnh, trong đó có 44,9% là công nhân kỹ thuật (tốt nghiệp các trường dạy nghề), 31,3% trung học chuyên nghiệp, 14,7% cao đẳng (trên 10.000 người là giáo viên, số có trình độ cao đẳng kỹ thuật chưa tới 100 người), và 12,5% tốt nghiệp đại học.

Quảng Nam có 513 trường phổ thông với 337.544 học sinh, chiếm 23% dân số và 89% người trong độ tuổi đi học; có một số trường cao đẳng kỹ thuật với 12.664 học sinh đội ngũ cán bộ được đánh giá là có trình độ chuyên môn cao, là nơi đào tạo nguồn nhân lực chủ yếu có kỹ thuật và trình độ tay nghề vững vàng đủ đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH của tỉnh nhà.

Về lao động và việc làm, toàn tỉnh có 815.700 người trong độ tuổi lao động (chiếm 56,3% dân số), trong đó lao động nữ có 414.000 người (chiếm 50,8% lực lượng lao động). Lực lượng lao động trẻ từ 15 - 35 tuổi chiếm 48% lực lượng lao động, thể hiện nguồn lực lao động rất dồi dào. Vấn đề giải quyết việc làm đã thực sự trở thành nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành. Trong 5 năm qua, lao động được giải quyết việc làm khoảng 140.000 lao động. Các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh thu hút nhiều lao động nhất với khoảng 85% lực lượng lao động, chiếm khoảng 80% việc làm mới của toàn nền kinh tế. Năm 2005, có 500 lượt lao động đi xuất khẩu, tăng hơn 5 lần so với năm 2001 [35, tr.16]. Số lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2004 là 39.939 người, bằng 4,9% lực lượng lao động trong tỉnh.

Sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất , ngành nghề trong nội bộ ngành nông nghiệp đã tạo thêm việc làm, nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động của lao động nông nghiệp từ 71,82% năm 2000 lên 80% năm 2005 [35, tr.17].

- Đặc điểm kinh tế và xã hội [35]:

Về kinh tế, Quảng Nam là một tỉnh nông nghiệp. Qua 9 năm tái lập (từ tháng 01/1997), tỉnh Quảng Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể:

Tổng sản phẩm trong tỉnh năm 2005 là 4.764,5 tỷ đồng, mức tăng trưởng kinh tế trung bình trong 10 năm qua khoảng 10%/ năm. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2000 - 2005 đạt 10,4%. Tốc độ tăng trưởng GDP tương đối ổn định và tăng cao hơn mức tăng bình quân cả nước. GDP bình quân đầu người là 380 USD, bằng 67,9% mức bình quân chung của cả nước.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH, phù hợp với xu thế chung của cả nước. Ngành nông, lâm, thuỷ hải sản chiếm 41,53% năm 1997, năm 2005 còn 31%. Ngành công nghiệp và xây dựng từ 25,3% năm 1997 tăng lên 34% vào năm 2005. Ngành du lịch dịch vụ từ 33,1% năm 1997 lên 35% năm 2005.

Giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng với tốc độ cao, đạt bình quân hàng năm gần 25,5%. Trong đó khu vực quốc doanh tăng 31,21%, khu vực ngoài quốc doanh tăng 23,21%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 15,48%. Tính theo giá trị sản xuất, quy mô sản xuất công nghiệp năm 2005 gấp 3,1 lần năm 1997. Tính đến năm 2006, toàn tỉnh có 5 khu và 18 cụm công nghiệp với những chính sách ưu đãi hấp dẫn đang thu hút mạnh các nhà đầu tư. Khu kinh tế mở Chu Lai bước đầu đã có 44 dự án đi vào hoạt động với tổng số vốn đầu tư lên đến 195 triệu USD và nhiều dự án đăng ký; khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc đã có 27 dự án đi vào hoạt động trong tổng số 53 dự án được cấp phép. Toàn tỉnh có gần 12.000 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đang hoạt động ở các huyện, thị xã, giải quyết việc làm cho hơn 62.000 lao động.

Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được tập trung nâng cấp và đầu tư xây dựng mới, tác động mạnh mẽ đến phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân.

Lĩnh vực dịch vụ tăng trưởng khá bình quân trên 13,7%/năm, trong đó năm 2005 tăng 17%. Du lịch tiếp tục phát triển mạnh đạt mức trên 20%/năm với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, từng bước khẳng định vị thế mũi nhọn và khai thác các tiềm năng, thế mạnh của địa phương về du lịch văn hoá, lịch sử và sinh thái.

Lượng khách du lịch tăng bình quân trên 22%/năm. Tốc độ tăng doanh thu du lịch bình quân hàng năm (2001-2005) khoảng 25%. Thu nhập xã hội từ du lịch ước đạt 700 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần năm 2001.

Địa bàn nông thôn cũng đã bắt đầu có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp với ngành nghề đa dạng. Số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn năm 2004 là 634; số hợp tác xã năm 2005 là 121 (trong đó có 120 hợp tác xã nông nghiệp) và 916 trang trại.

Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 25%/năm. Trong đó, xuất khẩu thuỷ sản tăng bình quân 42,6%/năm, chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Quan hệ thương mại được mở rộng đến 30 nước và vùng lãnh thổ. Hàng xuất khẩu đã vào được các thị trường lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia và các nước EU... Thương mại nội địa phát triển nhanh, tổng mức bán lẻ trong 5 năm qua tăng bình quân trên 20%/năm.

Về xã hội, Quảng Nam có hai di tích được xếp hạng là Di sản văn hoá thế giới (đô thị cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn), có các danh lam thắng cảnh như cù lao Chàm, Biển Rạng... là một trong những thế mạnh có thể khai thác cho phát triển ngành du lịch, đặc biệt du lịch làng nghề và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các sản phẩm phục vụ khách du lịch từ các làng nghề nhất là các nghề truyền thống của địa phương.

Quảng Nam có nhiều ngành nghề truyền thống nổi tiếng từ lâu đời như dâu tằm tơ, dệt vải, dệt chiếu, nghề đúc đồng, nghề mộc... sản phẩm đã được người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến, không chỉ tạo ra nguồn thu nhập đáng kể mà còn giải quyết được rất nhiều lao động tại chỗ.

2.1.1.2. Tổng quan sự phát triển các làng nghề ở tỉnh Quảng Nam

Năm 2003, UBND tỉnh Quảng Nam có Quyết định 78/QĐ-UB về tổ chức và hoạt động khuyến công. Sau khi chương trình khuyến công được triển khai, một số huyện, thị xã đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện đề án phát triển công nghiệp. Ch- ương trình phổ biến tuyên truyền, các chính sách, cơ chế về khuyến khích phát triển công nghiệp như Quyết định 94/QĐ-UB ngày 27/12/2004 về cơ chế ưu đãi khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Nam của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 61 làng nghề mới và làng nghề truyền thống, tổng vốn đầu tư 204,1 tỷ đồng (phụ lục 1). Đã có 19 làng nghề xây dựng dự án khôi phục, phát triển bằng cơ chế khuyến công và đã được công nhận danh hiệu làng nghề (bảng 2.1).

Bảng 2.1: Danh mục làng nghề đã được tỉnh công nhận

(tính đến tháng 6/ 2006)


STT

Tên làng nghề

Địa điểm

1

Làng nghề đan lát Tam Vinh

Xã Tam Vinh

2

Làng nghề bún Phương Hoà

Phường Tân Thạnh

3

Làng nghề dệt chiếu cói Thạch Tân

Xã Tam Thăng

4

Làng nghề mộc Kim Bồng

Thôn 2, xã Cẩm Kim

5

Làng nghề dệt vải Phú Bông - Thi Lai

Phú Bông, Duy Trinh

6

Làng nghề dệt vải, tơ lụa Mã Châu

Châu Hiệp, Nam Phước

7

Làng nghề dệt chiếu Bàn Thạch

Đông Bình, Duy Vinh

8

Làng nghề dệt chiếu An Phước

Mỹ Phước, Duy Phước

9

Làng nghề chế biến hải sản

Trung Phường, Duy Hải

10

Làng nghề hương Quán Hương

Khối 4, TT. Hà Lam

11

Làng nghề nước mắm Tam Tiến

Thôn 1, Tam Tiến

12

Làng nghề mây, tre, trúc Núi Thành

Khối 7, Núi Thành

13

Làng nghề xơ dừa Tam Hải

Thôn 4, Tam Hải

14

Làng nghề nước mắm Hà Quảng

Thôn 3, 4. Điện Dương

15

Làng nghề bánh tráng Phú Triêm

Triêm Đông, Điện Dương

16

Làng nghề mây tre An Thanh

An Thanh, Điện Thắng

17

Làng nghề dệt Nông Sơn

Nông Sơn, Điện Phước

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với việc phát triển làng nghề tại tỉnh Quảng Nam - 5

Làng nghề đúc đồng Phước Kiều

Thanh Chiêm, Điện Phương

19

Làng nghề chiếu chẽ Triêm Tây

Triêm Tây, Điện Dương

18

Nguồn: Sở Công nghiệp tỉnh Quảng Nam.

Cơ cấu làng nghề được phân bố trên nhiều huyện trong tỉnh. Trong đó , huyện Đại Lộc có sự phát triển nhất, số vốn thu hút vào làng nghề là 51 192 triệu đồng, với 6.794 lao động; huyện Tây Giang phát triển chậm hơn, với số vốn 137 triệu đồng, thu hút 340 lao động (bảng 2.2).

Bảng 2.2: Vốn và lao động trong các làng nghề chia theo huyện, thị xã

(có đến 6/2006)



Địa bàn


Vốn đầu tư (triệu đồng)

Trong đó


Lao động (người)

Từ các tổ chức


Vốn tự có

Tổng số

204 101

57 054

47 584

24 520

- Thị xã. Tam Kỳ

25 000

8 420

4 743

4 280

- Thị xã Hội An

31 063

15 252

3 641

1 620

- Huyên Điện Bàn

16 194

4 637

5 169

1 115

- Huyên Duy Xuyên

27 669

8 847

3 990

6 615

- Huyên Đại Lộc

51 192

11 182

12 511

6 794

- Huyên Quế Sơn

32 418

3 569

13 658

2 030

- Huyên Thăng Bình

2 000

500

200

336

- Huyên Núi Thành

18 428

4 647

3 665

1 390

- Huyên Tây Giang

137

-

7

340


Nguồn: Sở Công nghiệp tỉnh Quảng Nam.

Tiêu chuẩn xác định là một làng nghề theo Quyết định phê duyệt của tỉnh là: sản xuất các mặt hàng đúng nhu cầu, có số hộ đạt 30% trở lên so với tổng số hộ của làng, thu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/05/2022