của ngành Công Thương, tỉnh có 141 làng nghề duy trì hoạt động và đáp ứng đủ các tiêu chí. Ước tính tại các làng nghề trong tỉnh hiện nay có khoảng hơn 840 doanh nghiệp, hợp tác xã và hơn 40.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh. Các làng nghề: dệt Phương La (Hưng Hà), thêu Minh Lãng (Vũ Thư), chạm bạc Đồng Xâm (Kiến Xương)
... hiện đang phát triển mạnh. Vì nhiều lý do, nghề và làng nghề ở Thái Bình không còn phát triển rầm rộ về bề rộng. Có không ít làng nghề bị “xóa sổ”. Cho đến nay, các làng nghề tại địa bàn phát triển còn thiếu tính bền vững, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, công nghệ, thiết bị sản xuất còn lạc hậu, chất lượng sản phẩm chưa cao, nhiều sản phẩm chưa có thương hiệu, một số nghề truyền thống bị mai một, sản xuất còn chạy theo thị trường và chạy theo lợi nhuận ít chú ý đến thương hiệu sản phẩm. Những người thợ làng nghề giỏi đang dần ít đi. Bên cạnh đó, một số chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề chưa thực sự hiệu quả hoặc có ít tác dụng đến sự phát triển của các làng nghề. Mặt khác, cùng với sự tăng trưởng kinh tế là quá trình đô thị hóa diễn ra càng nhanh, hiện tượng người lao động từ các làng quê di chuyển ra các thành phố là rất lớn. Việc phát triển các nghề và làng nghề nông thôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ về mặt kinh tế mà còn góp phần ổn định chính trị xã hội là đòi hỏi khách quan và cấp thiết. Nhận thức được vấn đề trên em chọn đề tài: “Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái Bình” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu
- Vũ Xuân Tính (2018), “Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương”, Luận văn thạc sĩ kinh tế - Đại học Thương Mại.
Luận văn đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề. Tiếp đó, khảo sát thực tế về việc ban hành cũng như là thực hiện các chính sách của huyện Cẩm Giàng nói riêng và tỉnh Hải Dương nói chung liên quan đến phát triển làng nghề, những kết quả đạt được và đánh giá hiệu quả của những chính sách đó. Luận văn đã đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện những chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của huyện Cẩm Giàng.
- Cao Văn Đông (2019), “Chính sách phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ chính sách công - Học viện Hành chính quốc gia.
Luận văn nghiên cứu chính sách phát triển làng nghề của một số quốc gia và địa phương, từ đó tìm ra các kinh nghiệm tốt có thể áp dụng phù hợp cho huyện Hoài Đức. Tiếp đó, đánh giá thực trạng chính sách phát triển làng nghề tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách phát triển làng nghề tại huyện Hoài Đức trong thời gian tới.
- Đặng Thị Đào Trang (2020), “Chính sách phát triển bền vững làng nghề từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam”, Luận án tiến sĩ chính sách công - Học viện Khoa học xã hội.
Luận án đã nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về chính sách PTBV làng nghề, xây dựng các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách PTBV làng nghề. Qua đó, phân tích, đánh giá thực trạng nội dung và kết quả thực hiện chính sách phát triển làng nghề bền vững ở tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2006 đến nay; chỉ ra khoảng cách giữa nội dung chính sách và thực tế hoạt động sản xuất và phát triển làng nghề tại tỉnh Quảng Nam; từ đó phân tích nguyên nhân của hạn chế về nội dung chính sách PTBV làng nghề tỉnh Quảng Nam. Luận án đã làm rõ xu hướng phát triển làng nghề; đề xuất phương hướng và hệ thống giải pháp hoàn thiện nội dung chính sách PTBV làng nghề trong thời gian tới tại tỉnh Quảng Nam; đồng thời đưa ra một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện chính sách, góp phần nâng cao hiệu quả chính sách PTBV làng nghề trên thực tế.
- Trần Thị Hoa (2014), “Giải pháp tài chính nhằm phát triển làng nghề ở huyện Hoài Đức - Hà Nội đến 2020”, Luận văn thạc sỹ - Trường Đại học Kinh tế.
Có thể bạn quan tâm!
- Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái Bình - 1
- Nội Dung Và Nguyên Lý Về Chính Sách Hỗ Trợ Phát Triển Làng Nghề Của Địa Phương.
- Thực Trạng Chính Sách Hỗ Trợ Phát Triển Làng Nghề Của Tỉnh Thái Bình
- Thực Trạng Chính Sách Hỗ Trợ Đào Tạo Nhân Lực Của Tỉnh Thái Bình
- Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái Bình - 6
- Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái Bình - 7
Xem toàn bộ 61 trang tài liệu này.
Luận văn đã làm rõ vai trò của tài chính trong phát triển làng nghề; đánh giá thực trạng sử dụng các giải pháp tài chính trong phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, nghiên cứu bài học kinh nghiệm phát triển làng nghề truyền thống ở một số nước châu Á và một số địa phương trong nước; trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp tài chính dưới góc nhìn của người sử dụng giải pháp tài chính trong đó bao gồm các kiến nghị về việc hoàn thiện chính sách tài chính nhằm phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
- Nguyễn Như Chung có công trình nghiên cứu “ Quá trình hoàn thiện các chính sách thúc đẩy phát triển làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 - 2003 - Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp.”, Luận án tiến sỹ - Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Luận án làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của các chính sách đối với sự phát triển của các làng nghề trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn và phát triển kinh tế thị trường. Tiếp đó phân tích làm rõ các chính sách của nhà nước và địa phương tác động đến sự phát triển các làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh và rút ra những bài học kinh nghiệm. Luận án đã đề xuất các quan điểm và các giải pháp chủ yếu hoàn thiện chính sách thúc đẩy phát triển làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới, đồng thời có một số kiến nghị nhằm thúc đẩy các giải pháp trong hoàn thiện các chính sách phát triển làng nghề đáp ứng với yêu cầu phát triển KT-XH của địa phương.
Ngoài ra còn một số công trình nghiên cứu khác như: “Làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa” (2004) của tác giả Trần Minh Yến;
“Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam” (1998), nhà nghiên cứu Bùi Văn Vượng; “Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (2003), Tác giả Mai Thế Hởn;...
3. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái Bình
- Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề, phân tích thực trạng và đánh giá chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái Bình. Đó là cơ sở để đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của địa phương.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu trên, khóa luận tốt nghiệp đặt ra các nhiệm vụ cụ thể như sau:
+ Hệ thống hóa các tài liệu liên quan đến chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài như: khái niệm làng nghề, chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề; đặc điểm, phân loại chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề; nội dung và nguyên lý về chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề.
+ Nghiên cứu chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của một số địa phương, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm có thể áp dụng phù hợp cho tỉnh Thái Bình.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái Bình; từ đó phân tích nguyên nhân của hạn chế về chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái Bình
+ Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái Bình trong thời gian tới
4. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái Bình.
- Về không gian: Đề tài chủ yếu nghiên cứu các đối tượng trên tại các huyện, thành phố ở tỉnh Thái Bình, bao gồm: Tiền Hải, Kiến Xương, Vũ Thư, Đông Hưng, Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Thái Thụy và thành phố Thái Bình.
- Về thời gian: Các số liệu thu thập mới nhất từ năm 2016 đến nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận tốt nghiệp sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu, thống kê và thu thập dữ liệu: là phương pháp được sử dụng đầu tiên khi em bắt đầu tiếp cận với đề tài khóa luận. Mục đích em sử dụng phương pháp này là để thu thập các thông tin liên quan đến cơ sở lý thuyết của đề tài, kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài đã được công bố tại chương 1, chủ trương chính sách liên quan đến đề tài và các số liệu thống kê trong cả chương 1 và chương 2
Phương pháp phân tích, tổng hợp: đây là phương pháp em đã sử dụng thường xuyên trong khóa luận tốt nghiệp nhằm phân tích các số liệu tài liệu thu thập được: các vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề tại chương 1; thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề tại tỉnh Thái Bình trong chương 2 và đề xuất hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề tại chương 3, trên cơ sở đó tổng hợp, rút ra các kết luận, các nhận định, phục vụ mục đích nghiên cứu.
Phương pháp so sánh: phương pháp này được em sử dụng tại chương 1 nhằm đánh giá, so sánh chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề tại một số địa phương như Hà Nội, Bắc Ninh để đưa ra bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng và thực hiện chính sách. Thêm vào đó, tại chương 2, em so sánh tốc độ tăng GRDP mỗi năm giai đoạn 2016 đến nay và tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016- 2020 và đưa ra đánh giá nhận xét phục vụ mục đích nghiên cứu
6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Khóa luận tốt nghiệp ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục từ viết tắt, lời mở đầu, tài liệu tham khảo thì gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của địa phương.
Chương 2: Thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái
Bình.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của
tỉnh Thái Bình.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ CỦA ĐỊA PHƯƠNG
1.1. Khái niệm chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề
1.1.1. Một số khái niệm liên quan
a. Làng nghề
Làng nghề được hình thành lâu đời trong lịch sử phát triển của xã hội. Theo sự phát triển của lực lượng sản xuất của nhân loại, phân công lao động dần được phát triển, hoạt động sản xuất thủ công nghiệp từ chỗ ban đầu là hoạt động sản xuất phụ trợ cho sản xuất nông nghiệp, đã dần được phân tách từ nông nghiệp để trở thành ngành nghề độc lập, từ đó hình thành nên các làng nghề.
Quá trình phát triển của làng nghề là một quá trình lịch sử lâu dài, lúc đầu từ một vài gia đình rồi dần đến cả họ, sau đó phát triển ra cả làng và kế tiếp nhau truyền từ đời này qua đời khác, từ đó, hình thành những làng nghề thủ công truyền thống, gắn với tên làng, tên xã của nông thôn Việt Nam. Cho đến nay, chưa có khái niệm chính thức và vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau về làng nghề:
- Tác giả Trần Minh Yến trong công trình “Làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa” (2004) cho rằng: làng nghề được cấu thành bởi hai yếu tố làng và nghề bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính.
- Trong công trình “Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam” (1998), nhà nghiên cứu Bùi Văn Vượng nhấn mạnh "Làng nghề truyền thống là làng nghề cổ truyền làm nghề thủ công. Ở đấy không nhất thiết tất cả dân làng đều sản xuất hàng thủ công. Người thợ thủ công nhiều trường hợp cũng đồng thời làm nghề nông. Nhưng yêu cầu chuyên môn hóa cao đã tạo ra những người thợ chuyên sản xuất hàng truyền thống ngay tại làng quê của mình".
- Tác giả Mai Thế Hởn trong “Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (2003) cho rằng: “Làng nghề là những thôn làng có một hoặc hai nghề thủ công truyền thống tách ra khỏi nông nghiệp và đem lại nguồn thu nhập chủ yếu”.
Như vậy, các nhà nghiên cứu về làng nghề đều thống nhất các nội dung cơ bản của khái niệm làng nghề như: gồm hai yếu tố “làng” và “nghề” (Trần Minh Yến, 2004), nổi trội một nghề thủ công với tầng lớp thợ chuyên nghiệp, (Bùi Văn Vượng, 1998) và sống được bằng chính nghề đó (Mai Thế Hởn, 2003).
Năm 2006, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 quy định nội dung và các tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, LNTT; Chính phủ có Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 về phát triển ngành nghề nông thôn, thì làng nghề và LNTT được hiểu như sau:
“Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau"; “Làng nghề truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời. LNTT phải có đủ các tiêu chí của làng nghề, đồng thời phải có ít nhất một nghề truyền thống". Đây được xem là khái niệm toàn diện và khái quát nhất, được áp dụng phổ biến, rộng rãi trong các nghiên cứu và trong lĩnh vực QLNN về làng nghề.
Như vậy, có thể hiểu: “Làng nghề là (1) một hoặc nhiều đơn vị hành chính dân cư có quy mô nhỏ hơn đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn; (2) ngoài ngành nông nghiệp, tồn tại một hoặc một số ngành nghề phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số hộ, số lao động và thu nhập so với các ngành nông nghiệp; (3) các LNTT được công nhận dựa trên nhiều tiêu chí, và phải có ít nhất một nghề truyền thống”.
b. Phát triển làng nghề Phát triển
Theo Từ điển Tiếng Việt “phát triển” được hiểu là quá trình vận động, tiến triển theo hướng tăng lên, ví dụ phát triển kinh tế, phát triển văn hoá, phát triển xã hội.
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì “Phát triển là phạm trù triết học chỉ ra tính chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới. Phát triển là một thuộc tính của vật chất. Mọi sự vật và hiện tượng của hiện thực không tồn tại trong trạng thái khác nhau từ khi xuất hiện đến lúc tiêu vong… Nguồn gốc của phát triển là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập”
Trong kinh tế, phát triển bao hàm nghĩa rộng hơn, bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau. Sự tăng trưởng cộng thêm các thay đổi cơ bản trong cơ cấu kinh tế, sự tăng lên của sản phẩm quốc dân do ngành công nghiệp tạo ra, sự đô thị hóa, sự tham gia của một quốc gia trong quá trình tạo ra các thay đổi nói trên là một nội dung của sự phát triển. Phát triển là nâng cao phúc lợi của nhân dân, nâng cao các tiêu chuẩn sống, cải thiện giáo dục, sức khỏe và đảm bảo sự bình đẳng cũng như quyền công dân. Phát triển còn được định nghĩa là sự tăng trưởng bền vững về các tiêu chuẩn sống bao gồm tiêu dùng, vật chất, giáo dục, sức khỏe và bảo vệ môi trường.
Phát triển làng nghề
Phát triển làng nghề là việc bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế ổn định, có hiệu quả cao trong các làng nghề, gắn liền với việc khai thác hợp lý, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống cũng như đảm bảo những đòi hỏi về ổn định, nâng cao đời sống, trật tự an toàn xã hội ở địa bàn có làng nghề.
1.1.2. Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề
a. Khái niệm
Việc sử dụng thuật ngữ "chính sách" đã hiện hữu ở nước ta khá phổ biến, nhưng khái niệm về chính sách còn được hiểu theo nhiều quan niệm khác nhau:
- Chính sách là một chuỗi (tập hợp) những hành động có mục đích nhằm giải quyết một vấn đề (Anderson 1984)
- Chính sách là một hành động mang tính quyền lực nhà nước nhằm sử dụng nguồn lực để thúc đẩy một giá trị ưu tiên (Considine 1994)
- Chính sách là một công việc được thực hiện liên tục, bởi những nhóm hoạch định, nhằm sử dụng các thể chế công để kết nối, phối hợp và biểu đạt giá trị họ theo đuổi (Considine 1994)
- Chính sách là những sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế đã đề ra.
Như vậy, có thể hiểu chính sách là công cụ, phương tiện hành động của chủ thể quản lý nhằm giải quyết các vấn đề khác nhau để thúc đẩy phát triển một hệ thống KT- XH với giới hạn không gian, thời gian theo một định hướng mục tiêu đã được xác định.
Chính sách được thể hiện dưới các cấp độ: quan điểm, chủ trương, các giải pháp, công cụ của chủ thể chính sách để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trong khoảng thời gian nhất định. Đối tượng chịu sự tác động, điều chỉnh của chính sách rất đa dạng và khác nhau, nhưng đều được xác định hướng phát triển chung do chủ thể của chính sách đưa ra.
Hiện nay, nghiên cứu về chính sách phát triển làng nghề chưa thấy có một khái niệm thống nhất. Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề là tổng hợp các chính sách khác nhau, tác động phạm vi rộng, dài hạn đến sự phát triển của các làng nghề. Các chính sách này cũng sử dụng rất nhiều các công cụ, là hợp điểm của nhiều chính sách bộ phận.
Vì vậy có thể hiểu: “Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề là tổng thể các quan điểm, biện pháp, mục đích nhằm phát triển làng nghề theo định hướng chiến lược phát triển bền vững. Nó có thể là chính sách về đất đai, về khuyến khích đầu tư, về thương mại thị trường, về thuế, tín dụng, về khoa học công nghệ, đào tạo nguồn
nhân lực và bảo vệ môi trường. Đây là những chính sách có tác động cơ bản tới sự phát triển của làng nghề theo hướng tăng trưởng về tốc độ phát triển, cơ cấu (tỷ trọng) tổng sản phẩm, thu nhập và đảm bảo môi trường sinh thái ở các làng nghể”.
b. Đặc trưng cơ bản
Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề có những đặc trưng cơ bản như sau:
Một là: Đối tượng tác động của chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề là toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống kinh tế xã hội của làng nghề. Để làng nghề phát triển thì Nhà nước cần chủ động hoạch định các chính sách tác động vào các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các làng nghề. Đối tượng của chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề không chỉ liên quan đến các hộ, cơ sở sản xuất kinh doanh ngành nghề của làng nghề mà còn liên quan tới người tiêu dùng và môi trường sống của con người nói chung. Vì vậy, bên cạnh các biện pháp, phương tiện kích thích sự phát triển tăng trưởng về tốc độ, cơ cấu, thu nhập của làng nghề, chính sách của Nhà nước cũng cần phải kiểm soát, kiềm chế, khắc phục những hạn chế của phát triển làng nghề, đặc biệt là những vấn đề về trách nhiệm đối với xã hội, người tiêu dùng và môi trường.
Hai là: Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề là tập hợp liên quan đến một hệ thống rất nhiều các chính sách công khác nhau, đặc biệt là hệ thống các chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn trong đó có các làng nghề như các chính sách về ngành nghề nông thôn, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng, chính sách đầu tư tín dụng, chính sách về thương mại, khoa học công nghệ, đào tạo.
Ba là: Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề có thể có nhiều biện pháp thực hiện. Chúng gồm 3 nhóm biện pháp: về kinh tế là các chính sách sử dụng các công cụ, đòn bẩy kinh tế tác động vào lợi ích của các hộ, cơ sở sản xuất kinh doanh trong các làng nghề; về hành chính là các luật pháp, thủ tục hành chính; về giáo dục tuyên truyền là các chính sách xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, giáo dục, đào tạo...
Bốn là: Mục tiêu của chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề là sự tăng trưởng về tốc độ, cơ cấu của các làng nghề và thu nhập của người lao động trong các làng nghề đó. Nói cách khác là hướng tới bảo tồn và phát triển các làng nghề nhằm sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực ở nông thôn tăng giá trị sản xuất của các làng nghề, cải thiện cơ cấu tổng sản phẩm xã hội, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Đồng thời đảm bảo phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và đa dạng hóa sinh học ở các làng nghề góp phần đáng kể vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
c. Phân loại
Hệ thống các chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề rất đa dạng có thể phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau: