Chính sách đầu tư công từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên - 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BOT Xây dựng - vận hành - chuyển giao (Build-Operate-Transfer)

BTO Xây dựng - chuyển giao - vận hành (Build- Transfer-Operate)

BT Xây dựng - chuyển giao (Build-Transfer)

CNH: Công nghiệp hóa

CTK: Cục thống kê

DNNN Doanh nghiệp nhà nước

ĐTC: Đầu tư công

GDP: Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

HĐH: Hiện đại hóa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 186 trang tài liệu này.

HĐND: Hội đồng nhân dân

ILO Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labour Organization)

Chính sách đầu tư công từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên - 2

NGTK: Niên giám thống kê

NSNN : Ngân sách Nhà nước

ODA: Hỗ trợ Phát triển Chính thức (Official Development Assistance)

OECD: Tổ chức hợp tác và phát triển Kinh tế

(Organization for Economic Cooperration and Development)

PPP Đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (Public Private Partnership)

TCTK: Tổng cục thống kê

TPCP: Trái phiếu Chính phủ

UBND: Ủy ban nhân dân

UNCTAD: Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (United Nations Conference on Trade and Development)

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Chính sách công là một công cụ quản lý được nhà nước sử dụng để khuyến khích việc sản xuất, đảm bảo hàng hóa, dịch vụ công cho nền kinh tế, khuyến khích cả khu vực công và khu vực tư nhân quản lý nguồn lực công một cách hiệu quả hiệu lực, thiết thực đối với cả kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường cả trong ngắn hạn và dài hạn. Chính sách công là một trong những căn cứ đo lường năng lực hoạch định, xây dựng chính sách , xác định mục tiêu, căn cứ kiểm tra đánh giá, xác định trách nhiệm trong việc sử dụng các nguồn lực công. Chính sách công thường là các kế hoạch, dự định, chiến lược tổng quát về chương trình hành động, được xác định trong lĩnh vực cụ thể, hướng đến các nhu cầu, mục đích đề ra. Chính sách công bao gồm một hoặc nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội, chính sách công sẽ tập trung giải quyết một hoặc một số vấn đề.

Chính sách đầu tư công là một trong rất nhiều khía cạnh cần giải quyết của Chính sách công. Thực hiện tốt Chính sách đầu tư công góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tăng trưởng kinh tế nước ta hiện chủ yếu dựa vào tăng vốn đầu tư, thông thường chiếm từ 40% đến 42% GDP; phần vốn của Nhà nước và có tính chất của Nhà nước chiếm từ 30% đến 35%. Hoạt động Đầu tư nói chung và đầu tư công nói riêng được coi là động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bởi vì, đầu tư công thường là đầu tư vào xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhằm cải thiện kết cấu hạ tầng, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông và thu hút đầu tư tư nhân trong và ngoài nước, tạo ra nhiều việc làm, giảm thất nghiệp, tăng phúc lợi xã hội. Theo đó, vai trò của hoạt động đầu tư càng trở nên quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của bất kỳ quốc gia hay địa phương nào.

Năm 2014, Quốc hội nước ta đã ban hành Luật Đầu tư công, sau 4 năm thực hiện, được sửa đổi bổ sung vào năm 2019. Hoạt động đầu tư công bao gồm (i) Lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư; (ii) Lập, thẩm định, quyết định chương trình, dự án đầu tư công; (iii) Lập, thẩm định, phê duyệt, giao, triển khai thực hiện kế hoạch, dự án đầu tư công; (iv) Quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; (v) Nghiệm thu, bàn giao chương trình, quyết toán dự án đầu tư công; (vi) Theo dõi và đánh giá, kiểm tra, giám sát, chương trình, dự án đầu tư công.

Thái Nguyên là một tỉnh Trung du miền núi phía Bắc, Thành phố Thái Nguyên là trung tâm chính trị, văn hóa - xã hội của tỉnh và được Chính phủ công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên tại Quyết định số 1645/QĐ-TTg ngày 01/9/2010. Thái Nguyên còn được coi là cái nôi của công nghiệp miền Bắc từ những năm 60 của thế kỷ trước, cho đến nay Thái Nguyên vẫn giữ được vị trí vai trò quan trọng đó là nhờ có sự linh hoạt và năng động trong việc điều hành thực hiện các chính sách để phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong những năm qua. Một trong những chính sách đó là Chính sách đầu tư côngđã góp phần quan trọng vào việc phát triển cơ sở hạ tầng của hai thành phố nói riêng và của tỉnh nói chung, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong cả giai đoạn 2010 - 2019 đạt trên 10%, riêng năm 2014 đạt 29,7% và năm 2015 đạt tới 33,2% cao nhất trong 10 năm qua. Đạt được kết quả đó có sự đóng góp quan trọng của việc triển khai thực hiện Chính sách Đầu tư, trong đó có hoạt động đầu tư công. Vì vậy, Thái Nguyên rất quan tâm đến việc thực hiện Chính sách đầu tư công, để sử dụng có hiệu quả ngồn vốn NSNN và thu hút vốn đầu tư từ nhiều nguồn hác nhau, tỉnh Thái Nguyên đã chủ động hoàn thiện cơ chế, chính sách ưu đãi, tích cực cắt giảm thủ tục hành chính, sẵn sàng đồng hành với nhà đầu tư để giải quyết những khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư, Thái Nguyên đang trở thành điểm sáng trong thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) với nhiều khu công nghiệp lớn tại Phổ Yên, Sông Công và Phú Bình.

Việc thực hiện Chính sách đầu tư côngtại tỉnh Thái Nguyên thời gian vừa qua đã đạt được những kết quả đáng kể trong việc phân bổ, quản lý và sử dụng vốn đầu tư công góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh. Một số dự án đầu tư công đã phát huy được hiệu quả rõ rệt: Dự án đường Bắc Sơn, Đài truyền hình tỉnh Thái Nguyên, dự án nâng cấp giao thông trong nội đô Thành phố… Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện cũng bộc lộ những hạn chế nhất định: Đầu tư còn dàn trải, gây lãng phí nguồn lực, vẫn còn có dự án treo, nợ đọng trong các dự án xây dựng cơ bản, gây áp lực đối với ngân sách của tỉnh. Việc phân cấp trong cơ chế đầu tư công còn chưa thực sự hiệu quả, khó khăn trong việc giám sát, quản lý các dự án đầu tư công. Vì vậy, tác giả chọn vấn đề nghiên cứu cho Luận án là: “Chính sách đầu tư côngtừ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên‖.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Mục đích nghiên cứu:

Phân tích, đánh giá đúng thực trạng việc thực hiện Chính sách đầu tư côngtại tỉnh Thái Nguyên trước khi có Luật Đầu tư công (2010 - 2015) và khi thực hiện Luật đầu tư công (2016 - 2019). Trên cơ sở đó, luận án đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Chính sách đầu tư côngtại tỉnh Thái Nguyên.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Tổng hợp, góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về Đầu tư công ở Việt Nam, kế thừa và bổ sung những điểm mới để hoàn thiện khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu của luận án.

- Nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức triển khai thực hiện Chính sách đầu tư côngcủa một số quốc gia và một số địa phương trong nước để rút ra bài học kinh nghiệm cho thực hiện Chính sách đầu tư côngtại tỉnh Thái Nguyên

- Phân tích và đánh giá thực trạng triển khai thực hiện Chính sách đầu tư côngtại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn (2010 - 2019) và được chia mốc trước và sau có khi Luật đầu tư công để chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế làm căn cứ để đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Chính sách đầu tư côngtại tỉnh Thái Nguyên

- Dựa trên quan điểm, mục tiêu nhiệm vụ của Chính sách đầu tư côngvà phân tích bối cảnh quốc tế, trong nước, trong tỉnh, luận án đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện Chính sách đầu tư côngtại tỉnh Thái Nguyên.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

Đối tượng nghiên cứu: Quy trình triển khai thực hiện Chính sách đầu tư côngtại tỉnh Thái Nguyên.

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về thời gian: Tập trung nghiên cứu các số liệu chủ yếu từ giai đoạn 2010 đến 2019. Trong đó, tập trung phân tích sâu hơn vào giai đoạn 2015 - 2019 để thấy được sự khác biệt trong việc thực hiện Chính sách đầu tư côngtại tỉnh Thái Nguyên trước và sau Luật Đầu tư công 2014.

Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tình hình thực hiện Chính sách đầu tư côngtại tỉnh Thái Nguyên.

Phạm vi về nội dung: Chính sách đầu tư côngbao gồm nhiều nội dung khác nhau. Nội dung của luận án này chủ yếu tập trung nghiên cứu việc thực hiện Chính sách đầu tư côngtại tỉnh Thái Nguyên: Quy trình triển khai thực hiện: xây dựng kế hoạch triển khai, tổ chức thực hiện Chính sách đầu tư công, đánh giá kết quả, hiệu quả và điều chỉnh và tổng kết thực hiện Chính sách đầu tư công; Những ưu điểm, những hạn chế và nguyên nhân, trên cơ sở đó chỉ ra những vấn đề cần đặt ra trong quá trình thực hiện Chính sách đầu tư côngtại tỉnh Thái Nguyên làm căn cứ đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Chính sách đầu tư côngtại tỉnh Thái Nguyên. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu

1.Thực trạng thực hiện Chính sách đầu tư côngtại tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua như thế nào?

2. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện Chính sách đầu tư côngtại tỉnh Thái Nguyên?

3. Thông qua việc phân tích thực trạng thực hiện Chính sách đầu tư công tại tỉnh Thái nguyên trong thời gian qua, có những vấn đề gì đặt ra cần kiến nghị với chính phủ để hoàn thiện chính sách đầu tư công

4. Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả thực hiện Chính sách đầu tư côngở tại tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới?

Giả thuyết nghiên cứu

Thực tế thực hiện Chính sách đầu tư côngtại tỉnh Thái Nguyên trong 10 năm qua đã đảm bảo đúng quy trình, các dự án đầu tư công thực hiện đúng quy hoạch, đúng tiến độ. Kết quả thực hiện Chính sách đầu tư công đã góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, được thể hiện: Tăng trưởng kinh tế của tỉnh khá ấn tượng, tốc độ tăng trưởng nhanh nhất là giai đoạn 2013 - 2016, năm 2015 đạt tới 33,2%, hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội được cải thiện đáng kể, đời sống người dân được cải thiện.

Để có được những kết quả trên do có sự nỗ lực nhiều mặt trong lãnh đạo chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các sở ngành địa phương, trong đó có sự đóng góp của chính sách đầu tư công. Trong quá trình thực hiện chính sách đầu tư công tại

tỉnh Thái Nguyên chịu tác động bởi nhiều yếu tốt bao gồm cả những nhân tố chủ quan từ nguồn lực xã hội và nhân tố khách quan từ nguồn lực tự nhiên.

Một số giải pháp căn bản đã được UBND tỉnh Thái Nguyên vận dụng để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đầu tư công tại tỉnh Thái Nguyên: giải pháp tăng cường giải ngân đầu tư công, giải pháp thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, tăng cường năng lực cho cán bộ thực thi chính sách đầu tư công; nhất quán trong chủ trương thực hiện chính sách đầu tư công của bộ máy quản lý của tỉnh Thái Nguyên cũng đã góp phần thực hiện tốt và có hiệu quả chính sách đầu tư nói chung và chính sách đầu tư công nói riêng.

Từ việc chỉ đạo, lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền tỉnh Thái Nguyên đã làm cho việc tổ chức thực hiện chính sách đầu tư công tại tỉnh đảm bảo được tiến độ trienr khai, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh, nhưng cũng đã bộc lộ một số vẫn đề trong quá trình triển khai thực hiện cần phải giải quyết để đảm bảo thực hiện chính sách đầu tư công một cách hiệu quả hơn, góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh trong những năm tiếp theo, đáp ứng được nhu cầu phát triển chung của nền kinh tế.

4. Phương pháp nghiên cứu của luận án

4.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu

4.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Là những thông tin đã có sẵn (các luận văn, luận án, tạp chí, số liệu thống kê…) được NCS thu thập từ các nguồn:

- Thư viện Quốc gia, Thư viện Đại học Kinh tế Quốc dân, Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên, Học viện Khoa học xã hội và Viện Thông tin Khoa học xã hội Việt Nam.

- Các bài tạp chí, các nghiên cứu được đăng tải trên internet, các tạp chí trong và ngoài nước liên quan đến chủ đề nghiên cứu.

- Số liệu thống kê của Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên.

- Các Nghị quyết của HĐND tỉnh và Quyết định của UBND tỉnh Thái Nguyên liên quan đến việc tổ chức triển khai thực hiện Chính sách đầu tư côngcủa địa phương.

- Các văn bản chính sách của Quốc hội Chính phủ, của các bộ liên quan đến vấn đề đầu tư công: Luật đầu tư công, Nghị định hướng dẫn thi hành,...

4.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Sử dụng phương pháp chuyên gia kết hợp phỏng vấn sâu. Phương pháp này được sử dụng để xin ý kiến các cán bộ lãnh đạo quản lý ở tỉnh Thái nguyên liên quan đến việc triển khai thực hiện Chính sách đầu tư công: Lãnh đạo UBND tỉnh, cán bộ lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, Lãnh đạo sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh Thái Nguyên và một số cán bộ lãnh đạo cấp phòng có liên quan. Dùng các câu hỏi mở để phỏng vấn và trao đổi cởi mở, để thu thập những thông tin cần thiết phục vụ cho mục đích nghiên cứu của luận án, nhằm thu được những thông tin liên quan đến vấn đề triển khai thực hiện Chính sách đầu tư công: Cách thức huy động vốn dùng cho hoạt động đầu tư công; những dự án, chương trình đầu tư công trọng điểm; công tác Quy hoạch, kế hoạch; vấn đề nợ đọng trong xây dựng cơ bản… Bằng phương pháp này, cùng với những câu hỏi mở, NCS đã phỏng vấn ông Đặng Viết T, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Nguyên Giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh Thái Nguyên, để nắm được những thông tin chỉ đạo thực hiện CSĐTC tại tỉnh Thái Nguyên với vai trò là Phó Chủ tịch UBND, đồng thời nắm thông tin về triển khai thực hiện Chính sách đầu tư côngtrước khi có Luật đầu tư công với vai trò là Giám đốc sở KH&ĐT, ông Nguyễn Văn T, nguyên Phó Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh, nắm được sự khác biệt trong triển khai CSĐTC tỉnh Thái Nguyên trước và sau khi có Luật đầu tư công. Liên quan đến việc triển khai thực hiện này, NCS cũng phỏng vấn Giám đốc và Phó Giám đốc sở Tài Chính, Trưởng phòng Tài chính đầu tư, Phòng Quản lý Ngân sách, Phòng Quản lý giá và Doanh Nghiệp, để nắm được những vấn đề liên quan đến việc phê duyệt thẩm định và tham mưu lãnh đạo trong phân bổ nguồn vốn đầu tư. Liên quan đến vấn đề giải ngân và quyết toán công trình thuộc Chính sách đầu tư công, NCS cũng phỏng vấn Phó Giám đốc kho bạc Nhà nước tỉnh và Trưởng kế toán để nắm được các vấn đề liên quan đến việc giải ngân thực hiện các chương trình cũng như việc thanh quyết toán các công trình thực đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công tại tỉnh Thái Nguyên.

4.2. Phương pháp xử lý thông tin

- Phương pháp phân tổ thống kê: Số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn khác nhau, căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu, NCS lựa chọn tiêu chí phân tổ phù hợp nhằm tập hợp các tài liệu thu thập được theo các nhóm vấn đề để dễ dàng cho việc đọc, phân tích và tổng hợp.

- Phương pháp phân tích thống kê: Trên cơ sở số liệu được hình thành các bảng biểu, tác giả tiến hành phân tích, so sánh: số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân, tốc độ phát triển, tốc độ tăng/giảm.

- Phương pháp biểu đồ và đồ thị: Là phương pháp dùng để biểu diễn các con số thống kê thay cho các bảng biểu, phương pháp này giúp cho việc phân tích so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu dễ dàng hơn

- Phương pháp dãy số thời gian: Do đề tài sử dụng số liệu thống kê trong thời gian dài, phương pháp này sử dụng để phân tích sự biến động của các chỉ tiêu theo thời gian, qua đó thấy được xu hướng vận động của chúng.

4.3. Phương pháp phân tích ma trận SWOT

Phân tích SWOT được viết tắt của 4 chữ: Strengths (Điểm mạnh, ưu thế); Weaknesses (Điểm yếu, điểm khiếm khuyết); Opportunities (Cơ hội, thời cơ); Threat (Thách thức, mối đe dọa). Phân tích SWOT giúp mang lại cái nhìn sâu sắc và toàn diện về chính sách đầu tư cũng như vấn đề thực hiện chính sách đầu tư công, do đó phương pháp này đặc biệt hữu ích trong việc ra quyết định, hoạch định chiến lược và thiết lập kế hoạch thực hiện chính sách đầu tư công. Mô hình phân tích SWOT được sử dụng khá phổ biến trong hoạt động đầu tư để phân tích môi trường đầu tư, giúp cho nhà đầu tư ra quyết định chính xác khi thực hiện một dự án hay chương trình đầu tư nào đó. Trong nghiên cứu này, NCS sử dụng mô hình SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức về điều kiện thực hiện Chính sách đầu tư côngtại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2019.

Xem tất cả 186 trang.

Ngày đăng: 12/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí