4.4. Khung phân tích của luận án
Nội dung nghiên cứu cơ bản | Kết quả và mục tiêu cần đạt |
Có thể bạn quan tâm!
- Chính sách đầu tư công từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên - 1
- Chính sách đầu tư công từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên - 2
- Các Công Trình Nghiên Cứu Về Thực Hiện Chính Sách Đầu Tư Công
- Đánh Giá Kết Quả Nghiên Cứu Liên Quan Đến Đề Tài Luận Án Và Xác Định Khoảng Trống Cần Tiếp Tục Nghiên Cứu
- Từ Điển Bách Khoa Việt Nam. Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1995, Tr 475.
Xem toàn bộ 186 trang tài liệu này.
Sơ đồ 1.1: Khung phân tích của luận án
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Thứ nhất, hệ thống hóa các công trình nghiên cứu, luận án có sự kế thừa các nghiên cứu trong và ngoài nước về đầu tư công và Chính sách đầu tư công, nhằm làm rõ cơ sở lý luận về Chính sách đầu tư côngcủa quốc gia và những bài học kinh nghiệm trong triển khai thực hiện Chính sách đầu tư côngtại tỉnh Thái Nguyên.
Thứ hai, từ việc nghiên cứu lý luận, nghiên cứu các văn bản chính sách , Luật Đầu tư công, các giáo trình và bài giảng về chính sách công, kết hợp với kết quả khảo sát thực tế việc triển khai thực hiện chính sách đầu tư công, NCS tổng hợp và tóm tắt thành quy trình thực hiện chính sách đầu tư công.
Thứ ba, luận án làm rõ thực trạng tổ chức thực hiện Chính sách đầu tư
côngtại tỉnh Thái Nguyên trong 10 năm qua, chỉ ra những kết quả đạt được bằng những chỉ tiêu định tính và định lượng và hạn chế yếu kém và nguyên nhân của những hạn chế và những bất cập trong thực hiện Chính sách đầu tư côngtại tỉnh Thái Nguyên.
Thứ tư, Trên cơ sở phân tích thực trạng, luận án đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện Chính sách đầu tư côngtại tỉnh Thái Nguyên, giúp các nhà hoạch định chính sách cấp tỉnh có thể tham khảo.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Về lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận về Chính sách đầu tư côngbao gồm: Khái niệm, vai trò, các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện Chính sách đầu tư công, kinh nghiệm trong và ngoài nước về thực hiện Chính sách đầu tư công. Những vấn đề luận án đề cập, góp phần quan trọng để phân tích hiện trạng thực hiện Chính sách đầu tư công, để đề xuất giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả Chính sách đầu tư côngtại tỉnh Thái Nguyên.
Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học, NCS và giảng viên, trong học tập và giảng dạy chuyên ngành Chính sách công. Đồng thời, cũng là nguồn tài liệu giúp cho các cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư cũng như lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên có thể tham khảo trong chỉ đạo điều hành thực hiện Chính sách đầu tư côngtại tỉnh Thái Nguyên.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được kết cấu theo 4 chương như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đề tài luận án
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện Chính sách đầu tư công Chương 3: Thực trạng thực hiện Chính sách đầu tư côngcủa tỉnh Thái Nguyên Chương 4: Quan điểm, định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện
Chính sách đầu tư côngtại tỉnh Thái Nguyên
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án
1.1.1.Các công trình nghiên cứu về chính sách công và thực hiện chính sách công:
Một số nghiên cứu về chính sách công ở nước ngoài và trong nước gồm:
Devarajan, Swaroop và Zou (1996), Chen (2006), Ghosh và Gregoriou (2008),[62][59][66]. Các tác giả nghiên cứu về mối quan hệ giữa tổng đầu tư Chính phủ, cơ cấu chi tiêu Chính phủ và tăng trưởng. Với số liệu thu thập được từ 43 nước, trong khoảng 20 năm nghiên cứu của Devarajan, Swaroop và Zou đã chỉ ra một kết quả rất đáng chú ý: Sự gia tăng chi đầu tư có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, trong khi đó sự gia tăng chi thường xuyên lại có tác động tích cực. Chen (2006), Ghosh và Gregoriou (2008) sử dụng phương pháp tổng quát tức thời (GMM: Generalized Method of Moments), với số liệu thu thập từ 15 nước đang phát triển trong khoảng thời gian 28 năm, cũng đưa ra kết quả khá nhất quán với kết quả trên. Theo kết quả phân tích thực nghiệm của các tác giả trên, chi thường xuyên có đóng góp quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, chứ không phải chi đầu tư. Tác giả chia chi đầu tư và thường xuyên thành 05 ngành khác nhau, kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu ứng tích cực hơn của các khoản chi đầu tư so với chi thường xuyên trong một số ngành và ngược lại chi thường xuyên có tác động tích cực hơn đối với chi đầu tư trong một số ngành khác.
Edwards, S. (1992) [65], lại cho rằng việc tài trợ cho chi tiêu đầu tư từ ngân sách nhà nước, thường được thực hiện bởi tăng thuế hay vay nợ, đã cạnh tranh một cách trực tiếp với khu vực tư nhân trong việc tiếp cận các nguồn lực tài chính khan hiếm của nền kinh tế. Với quan điểm được đồng thuận là đầu tư công thường có hiệu quả thấp hơn đầu tư tư nhân, thì giả thiết “lấn át” đưa ra khuyến nghị cắt giảm đầu tư công để hỗ trợ tăng trưởng.
Kormendi and Meguire (1985); Barro, R. J. (1991)[70],[55]. Cả 02 nghiên cứu này cùng khai thác số liệu từ nhiều nước trên thế giới và mức tăng trưởng được tính toán trong một thời kỳ dài. Họ đã sử dụng phân tích hồi quy bội với rất nhiều biến
giải thích nhằm giải thích cho sự khác nhau về tốc độ tăng trưởng giữa các nước. Các biến được lựa chọn dựa trên các lý thuyết tăng trưởng và trên các dự đoán. Tuy nhiên, hai nghiên cứu này lại cho kết quả khác nhau Kormendi và Meguire (1985) chỉ ra rằng chi tiêu chính phủ không hề tác động đến tăng trưởng, còn Barro (1991) lại chỉ ra rằng chi tiêu chính phủ có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.
Solow, R. (1956); Aschauer, D. A. (1989a)[74][51], cho rằng, theo lý thuyết, có hai giả thuyết chính về quan hệ giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân. Giả thiết đầu tư công “lấn át‖ đầu tư tư nhân, đầu tư công gia tăng sẽ khiến đầu tư khu vực tư nhân bị thu hẹp lại. Lý do là nhu cầu của chính phủ về hàng hóa dịch vụ có thể khiến lãi suất gia tăng, nguồn vốn trở nên đắt đỏ hơn, theo đó, tác động tiêu cực đến khu vực tư nhân.
David N Hyman (2005) [60] đã minh chứng rõ ràng vai trò của chính phủ trong điều hành nền kinh tế và luận giải cho vai trò của chính phủ trong quyết định khu vực công. Ngoài ra, tác giả cũng đề cập đến các vấn đề cấp bách như quân sự, an ninh quốc gia, chiến tranh Iraq, an sinh xã hội, ô nhiễm môi trường, cải cách thuế liên bang đó là những lĩnh vực thuộc chính sách công nhằm mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
Lê Chi Mai (2001) “Giải pháp thúc đẩy cải cách hành chĩnh ở Việt Nam” [25]. Tác giả cho rằng, chính sách công bao gồm nhiều quyết định có liên quan lẫn nhau, tập trung giải quyết một vấn đề đang đặt ra trong đời sống kinh tế - xã hội theo những mục tiêu được xác định, chính sách công phải thể hiện được dự định của đảng chính trị, các nhà hoạch định chính sách nhằm làm thay đổi hoặc duy trì một hiện trạng nào đó. Chủ thể ban hành chính sách công là nhà nước. Nếu chủ thể ban hành ―chính sách tư‖ có thể là các tổ chức tư nhân, các đoàn thể chính trị - xã hội cũng như các cơ quan trong bộ máy nhà nướcđể điều tiết hoạt động trong phạm vi tổ chức, đoàn thể hay cơ quan riêng biệt đó, chủ thể ban hành chính sách công chỉ có thể là cơ quan trong bộ máy nhà nước. Chính sách công do nhà nước ban hành nên có thể coi là chính sách của nhà nước. Nhà nước được hiểu là cơ quan có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước bao gồm Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành, chính quyền địa phương.
Đỗ Phú Hải (2017), ―Tổng quan về chính sách công”[13], tác giả đưa ra định nghĩa về chính sách công như sau: “Chính sách công là một tập hợp các quyết định liên quan đến LỰA CHỌN mục tiêu và những giải pháp công cụ chính sách nhằm giải quyết các vấn đề chính sách theo mục tiêu tổng thể đã xác định của đảng chính tri cầm quyền”. Trong cuốn sách, tác giả đề cập chính sách được thể hiện qua các văn bản quy phạm pháp luật: Luật, Nghị định, Thông tư và Quyết định, đồng thời cũng chỉ rõ được bản chất cũng như mục đích của chính sách công ở nước ta và đưa ra các nguyên tắc xây dựng chính sách công gồm: Nguyên tắc vì lợi ích cộng đồng người dân; nguyên tác quản lý và bắt buộc; nguyên tắc hệ thống; nguyên tắc tập hợp các quyết định; nguyên tắc liên đới; nguyên tắc kế thừa lịch sử; nguyên tắc quyết định đa số; nguyên tắc xaay dựng chính sách công theo cơ chế thị trường; nguyên tắc phân phối công bằng.
Nguyễn Thanh Bình (2020) “Xây dựng chính sách công ở Việt Nam hiện nay - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”. [6] Tác giả làm rõ các vấn đề lý luận liên quan về xây dựng chính sách công: các quan điểm, lý luận, lý thuyết để xây dựng lên một khung lý thuyết để phân tích, đánh giá thực tế xây dựng chính sách công ở Việt Nam; đồng thời, lý giải và làm rõ thực trạng nhận thức về chính sách công và công tác xây dựng chính sách công, cũng như quy trình xây dựng chính sách đang diễn ra ở nước ta, từ đó chỉ ra những đặc điểm cơ bản trong xây dựng chính sách công ở Việt Nam hiện nay. Tác giải cũng chỉ ra những hạn chế và những thách thức trong xây dựng chính sách công, từ đó, đề xuất các nguyên tắc cần đảm bảo cũng như các cải cách trong xây dựng chính sách, và đưa ra mô hình để hoàn thiện hoạt động xây dựng chính sách công ở Việt Nam.
Lý Thị Ngọc (2020) “Thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay”. [28] Tác giả luận án làm rõ một số vấn đề lý luận chung về chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia như: khái niệm chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia, chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia ở Việt Nam; vấn đề, mục tiêu, giải pháp, công cụ chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia ở Việt Nam; thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia; các lĩnh vực chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia… Tác giả phân tích được
những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia ở Việt Nam thông qua việc đánh giá thực trạng thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia ở Việt Nam, đồng thời chỉ ra được những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân. Từ đó đề xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về đầu tư công và chính sách đầu tư công
Đầu tư công đóng vai trò quan trọng, tạo nền tảng vật chất kỹ thuật cho đất nước, được coi là "đòn bẩy" đối với một số ngành kinh tế trọng điểm, đồng thời, có ý nghĩa thiết thực trong thực hiện các chính sách phúc lợi xã hội, an ninh, quốc phòng. Vì vậy, có nhiều nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau liên quan đến Chính sách đầu tư côngở trong và ngoài nước, mỗi nghiên cứu giải quyết ở các khía cạnh và lĩnh vực khác nhau, cụ thể:
Coutinho Rui and Gallo, G. (1991)[58]. Nghiên cứu phân tích Chi phí - lợi ích của đầu tư và có quan điểm rằng sự gia tăng toàn diện chương trình vốn công (public capital programs) có tác động rõ rệt tới sản lượng kinh tế và kết luận rằng
―phân tích chi phí - lợi ích về hình ảnh nhất quán tác động giữa duy trì cơ sở hạ tầng hiện tại với mở rộng năng lực cho đường cao tốc tắc nghẽn, giao thông đường băng, kiểm soát không lưu tại các sân bay lớn‖.
Edward Anderson, Paolo de Renzio and Stephanie Levy, nhóm tác giả bài viết “The Role of Public Investment in Poverty Reduction: Theories, Evidence and Methods”[63] đã đề cập tới vai trò của đầu tư công trong công tác giảm nghèo (2006), các tác giả đã đưa ra các bằng chứng, lý thuyết chứng minh vai trò của đầu tư công trong giảm nghèo bằng việc chỉ ra hiệu quả của đầu tư công trong tăng trưởng, sản xuất, nghèo đói và công bằng xã hội.
Era Babla - Norris, Jim Brumby, Annette Kyobe, Zac Mills, and Chris Papageorgiou - IMF (2011).[72] Nhóm tác giả bài viết ―Public Investment, An Index of Public Investment Efficiency”, đã phân tích, đánh giá hiệu quả đầu tư công, đồng thời đưa ra quá trình quản lý đầu tư công qua bốn giai đoạn khác nhau: (1) Thẩm định dự án; (2) lựa chọn dự án; (3) thực hiện đầu tư; (4) đánh giá đầu tư. Bằng việc khảo sát tại 71 nước (40 nước có thu nhập thấp, 31 nước có thu nhập
trung bình), cho phép đánh giá, so sánh các khu vực, các quốc gia tương tự có thực hiện chính sách đầu tư.
Wolfgang Streeck và Daniel Mertens (2011) tác giả bài viết “Fiscal Austerity and Public Investment”[80] đã đề cập đến cơ cấu chi đầu tư công trong điều kiện ngân sách hạn chế, tác giả cho rằng thắt chặt tài chính và đầu tư công minh chứng cho đầu tư công của ba nước: Thụy Điển, Mỹ và Đức từ năm 1981 đến năm 2007, có xu hướng tăng đầu tư công cho phần mềm, đó là đầu tư cho giáo dục, nghiên cứu và phát triển, hỗ trợ cho gia đình, chính sách của thị trường lao động. Các tác giả cũng chỉ ra mối quan hệ giữa đầu tư công và đầu tư vào phần mềm, trong điều kiện tài chính hạn chế, cần đầu tư thế nào cho hiệu quả, hạn chế được thâm hụt ngân sách.
Benedict Clements, Rina Bhattacharya, và Toan Quoc Nguyen (2003),[65] Tác giả bài viết: “External Debt, Public Investment, and Growth in Low-Income Countries”, trong bài viết các tác giả đã làm rõ vai trò của đầu tư công trong tăng trưởng kinh tế và mối quan hệ giữa đầu tư công, nợ nước ngoài, và tăng trưởng kinh tế ở các nước có thu nhập thấp. Bài viết này, các tác giả đã tổng quan các lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu, đưa ra các mô hình tăng trưởng, mô hình đầu tư công từ đó định lượng và phân tích các tác động qua chứng minh thực tế từ các nước có thu nhập thấp: Benin, Bolivia, Bhutan, Burkina Faso, Burundi, Gambia, Ghana, Guinea, Eritrea, Ethiopia, Mauritania, Mozambique, Nicaragua, Niger, Uganda Vanuatu, Vietnam, Zambia.
Vũ Thành Tự Anh (2018), “Quản lý và phân cấp quản lý đầu tư công: Thực trạng ở Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế”. [1] Tác giả phân tích so sánh đầu tư công ở Việt Nam bằng khung chuẩn đoán đánh giá quản lý ĐTC của Anan Rajaram và các cộng sự đưa ra (2011) và cho biết khung chuẩn đoán này phải theo các bước của chu trình quản lý DTC hiệu quả gồm: Định hướng đầu tư; phát triển dự án và lựa chọn sơ bộ; thẩm định dự án chính thức; đánh giá độc lập với thẩm định dự án; lựa chọn và lập ngân sách dự án ĐTC; triển khai dự án ĐTC; điều chỉnh dự án ĐTC; vận hành dự án ĐTC; đánh giá và kiểm toán sau khi kết thúc dự án. Tác giả cũng chỉ ra một số hạn chế của việc phân cấp ĐTC: Phân cấp không đồng bộ, mang tính đồng loạt, đại trà; cơ chế phối hợp giữa các địa phương còn yếu; cơ chế giám
sát vừa thiếu lại vừa yếu. Tác giả cho rằng, ở Việt Nam cần phải thay đổi cách thức làm quy hoạch; thẩm định và kiểm tra thẩm định dự án độc lập; lựa chọn dự án phải đi đôi với lập dự án và cần kiểm soát đánh giá dự án sau khi kết thúc
Lương Văn Khôi và Nguyễn Thanh Tuấn (2014) “Kinh nghiệm quốc tế về đầu tư công và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp.[33] tác giả tổng hợp kinh nghiệm quốc tế về đầu tư công của một số quốc gia trên thế giới: Vương quốc Anh; Cộng hòa Pháp; Cộng hòa Liên bang Đức; các nước Bắc Mỹ, Trung Quốc và một số nước đang phát triển. Tập trung phân tích các giai đoạn phát triển của đầu tư công , từ đó rút ra bài học cho Việt Nam: (i) Chính sách đầu tư cần đạt hiệu quả chống được đầu tư dàn trải, thiếu tập trung, kém hiệu quả; (ii) Mục tiêu đầu tư công chủ yếu phục vụ các mục tiêu của chính sách công, khoả lấp những khuyết tật của kinh tế thị trường, là động lực lôi kéo, thúc đẩy đầu tư của khu vực tư nhân bằng những cơ chế đặc thù như phát triển các hình thức đối tác công tư (PPP);
(iii) Hoạt động đầu tư công phải được thực hiện trên cơ sở quy hoạch của cả nước, quy hoạch vùng, quy hoạch ngành, lĩnh vực; cần có chiến lược dài hạn, kế hoạch trung hạn và hàng năm với danh mục các dự án, công trình được ưu tiên thực hiện theo tiến độ thời gian, có trọng tâm, trọng điểm; (iv) Chính sách đầu tư côngphải bảo đảm công bằng và an sinh xã hội; (v) Cần có cơ chế phân cấp đầu tư công hợp lý, cấp nào được quyết định đầu tư thì cấp đó có trách nhiệm thu xếp nguồn vốn đầu tư và chịu trách nhiệm về quản lý, giám sát đầu tư cũng như hiệu quả đầu tư; có trách nhiệm giải trình, giám sát, đánh giá hiệu quả đầu tư công một cách rõ ràng, đi liền với các chế tài và việc thực hiện nghiêm túc chế tài đối với các vi phạm; (vi) Trong giai đoạn trước mắt, cần giảm quy mô đầu tư công để tránh sự phụ thuộc của tốc độ tăng trưởng vào quy mô đầu tư công; (vii) Nhà nước cần ban hành đồng bộ các cơ chế chính sách tạo ra nguồn lực đầu tư mới cho nền kinh tế.
Lê Văn Tuấn (2020), ―Quản lý nhà nước về đầu tư công trong điều kiện biến đổi khí hậu tại Đồng Tháp”.[34] Tác giả làm rõ đầu tư công cấp tỉnh trong điều kiện biến đổi khí hậu là các hoạt động đầu tư công do chính quyền tỉnh chủ trì thực hiện các chương trình, dự án đầu tư công phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh thích ứng với biến đổi khí hậu, dựa trên các nguồn lực huy động, không