Các Công Trình Nghiên Cứu Về Thực Hiện Chính Sách Đầu Tư Công

vì mục tiêu lợi nhuận và (hoặc) không có khả năng hoàn vốn trực tiếp. Đổng thời, đưa ra các tiêu chí đánh giá quản lý đầu tư công cấp tỉnh trong điều kiện biến đổi khí hậu gồm: (i) Nhóm tiêu chí phản ánh kết quả và hiệu quả đầu tư công cấp tỉnh trong điều kiện biến đổi khí hậu; (ii) Nhóm tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện các khâu của chu trình quản lý đầu tư công cấp tỉnh trong điều kiện biến đổi khí hậu, trong phân cấp quản lý và phối hợp quản lý. Thông qua phân tích thực trạng, tác giả chỉ rõ: Quản lý đầu tư công cấp tỉnh trong điều kiện biến đổi khí hậu vừa góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vừa cải thiện thu nhập bình quân đầu người và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh; Các khâu của chu trình quản lý đầu tư công trong điều kiện biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều bất cập và cần phải tiếp tục được cải thiện, bao gồm: công tác đề xuất chủ trương, quy hoạch, kế hoạch đầu tư công và công tác quản lý vận hành chương trình dự án đầu tư công thích ứng với biến đổi khí hậu; Quản lý đầu tư công cấp tỉnh bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố, nhất là biến đổi khí hậu. Luận án đề xuất 05 giải pháp tăng cường quản lý đầu tư công cấp tỉnh trong điều kiện biến đổi gồm: (i) đổi mới cách làm và nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch đầu tư công trong điều kiện biến đổi khí hậu, (ii) nâng cao chất lượng công tác kiểm tra giám sát, (iii) thanh tra đối với hoạt động đầu tư công thích ứng với biến đổi khí hậu, (iv) cơ chế quản lý minh bạch, tăng cường sự tham gia và giám sát của cộng đồng và xã hội.

Lê Thiên Biên (2013) “Nâng cao hiệu quả đầu tư công trong tái cơ cấu nền kinh tế”.[5] Tác giả chỉ ra một số bất cập trong đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2012; Đưa ra một số giải pháp và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công nước ta thời gian tới, đó là: thay đổi thể chế đầu tư công; sớm ban hành Luật Đầu tư công và mua sắm công; nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; tiếp tục đổi mới khu vực doanh nghiệp nhà nước; và nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác giám sát các dự án đầu tư nhà nước thông qua việc tăng cường giám sát của Quốc hội.

Xuân Bình (2012) “Nâng cao hiệu quả đầu tư công khi nguồn lực ngân sách hạn hẹp”.[7] Tác giả đã cho thấy, năm 2013 ngân sách nhà nước dự báo tiếp tục khó khăn, song nhu cầu đầu tư của các bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa

phương rất lớn. Do vậy, để nâng cao hiệu quả đầu tư công, cần: Phải rà soát, đánh giá, phân loại dự án, phải phân bổ tập trung, nâng cao hiệu quả đầu tư và tăng cường hợp tác công tư.

Hà Linh (2012) “Nâng cao hiệu quả đầu tư công: Đổi mới phân cấp kết hợp với tăng cường giám sát” [21]. Tác giả tóm lược những ý kiến của các chuyên gia kinh tế trong nước về vấn đề nâng cao hiệu quả đầu tư công. Chỉ rõ nguyên nhân làm cho hiệu quả đầu tư kém hiệu quả: Môi trường pháp lý còn bất cập; nguồn nhân lực thiếu và yếu, dẫn đến tham nhũng, lãng phí vốn đầu tư công. Theo tác giả, để đầu tư công có hiệu quả tốt, Việt Nam cần đổi mới, phân cấp đầu tư và tăng cường giám sát đầu tư.

Hoàng Thị Bích Loan (2013) “Nâng cao hiệu quả đầu tư công - góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam”.[23] Tác giả đã khái quát được thực trạng đầu tư công ở Việt Nam thời gian qua, để chỉ những yếu kém trong đầu công và nguyên nhân là do: chưa có quy hoạch, đầu tư thiếu quy hoạch, dàn trải, phân tán, cơ chế giám sát chưa chặt chẽ và đặc biệt quan trọng là cơ chế ―XIN- CHO‖. Từ việc phân tích, đánh giá thực trạng đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công: Cơ chế về phân bổ, quản lý sử dụng, giám sát và hoàn thiện hệ thống luật pháp về đầu tư công.

Phạm Minh Hóa (2017), “Nâng cao hiệu quả đầu tư công tại Việt Nam‖[16] Tác giả luận án đã nêu quan điểm nhất quán về đầu tư công cũng như quan điểm định hướng về hiệu quả đầu tư công. Để nâng cao hiệu quả đầu tư công tác giả đề nghị: (1) Xây dựng hệ thống đánh giá kết quả, hiệu quả chương trình, dự án đầu tư công; đánh giá, xếp hạng nhà thầu; mức độ tín nhiệm về tài chính của cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng vốn đầu tư công; (2) Thành lập cơ quan chuyên trách, độc lập thực hiện kiểm tra, giám sát đầu tư công; (3) Phát triển tổ chức tư vấn độc lập đánh giá thẩm định trước khi phê duyệt, khi điều chỉnh chương trình, dự án đầu tư công.

Nguyễn Minh Phong (2013) “Nâng cao hiệu quả đầu tư công từ Ngân sách nhà nước”.[30] Bài viết này tác giả đi sâu phân tích và khẳng định: Thực trạng phân cấp quản lý đầu tư công còn nhiều bất cập, nên các dự án đầu tư công do các

địa phương quyết định thường thiếu cân đối với nguồn vốn và bị dàn trải; không ít dự án chậm đưa vào sử dụng, chất lượng thấp, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư. Để khắc phục tình trạng trên, bài viết đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công từ nguồn ngân sách nhà nước.

Phạm Ngọc Linh và Lê Quang Cảnh (2011) “Bàn về hiệu quả đầu tư công trong nông nghiệp nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng”.[22] Tác giả đánh giá thực trạng đầu tư công trên các lĩnh vực: Thủy lợi, đê điều, khoa học công nghệ, nông nghiệp... và phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng từ năm 2006 tới năm 2010. Trên cơ sở phân tích những tồn tại, hạn chế về: Cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu chi tiêu, sự phân bổ nguồn vốn trong nội bộ khu vực nông nghiệp, nông thôn... và vấn đề quản lý nguồn vốn đầu tư quá trình thực hiện dự án... bài đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 186 trang tài liệu này.

Nguyễn Văn Chiến (2013) “Quản lý nợ công và đầu tư công ở Việt Nam: Thách thức và những kiến nghị chính sách ”[8] Tác giả phân tích làm rõ sự khác biệt trong định nghĩa nợ công của Việt Nam và các tổ chức quốc tế, giới hạn trần nợ công và khái quát kinh tế Việt Nam từ 2011 - 2013; tác giả tập trung phân tích về các cách thức trong quản lý nợ công và đầu tư công ở Việt Nam hiện nay, qua đó đưa ra một số kiến nghị chính sách nhằm nâng cao chất lượng quản lý nợ công và sử dụng có hiệu quả các nguồn vay vốn của Chính phủ trong hoạt động đầu tư công.

Lê Thành Ý (2012) “Đầu tư và quản lý nợ công từ góc nhìn nghiên cứu trong nước và chuyên gia kinh tế nước ngoài”. [50] Tác giả bài viết đã khái quát về đầu tư công và thực trạng đầu tư công ở nước ta giai đoạn 2000 - 2010; Chỉ rõ những tác động của đầu tư công đến tăng trưởng GDP và với khu vực tư nhân trong giai đoạn này, từ góc độ nghiên cứu, tác giả đã phân tích, các nhân tố hạn chế của đầu tư công. Từ đó, đề xuất một số khuyến nghị chính sách từ các nhà nghiên cứu, quản lý đầu tư và quản lý nợ công trong nước và quốc tế.

Chính sách đầu tư công từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên - 4

Trần Việt Thảo (2015), “Chính sách vĩ mô đối với phát triển kết cấu hạ tầng thương mại ở các đô thị lớn nước ta hiện nay”[38]. Tác giả đi sâu phân tích kết cấu hạ tầng thương mại bằng cách sử dụng một hệ thang đo chất lượng, giá trị kết cấu hạ tầng thương mại đô thị lớn và chất lượng nội dung, chất lượng quản lí chính sách vĩ mô với phát triển kết cấu hạ tầng thương mại đô thị lớn nước ta, từ đó vận dụng

phương pháp nghiên cứu kết hợp nghiên cứu điển hình và nghiên cứu điều tra trắc nghiệm để phân tích định tính với đánh giá định lượng trên bốn mặt: (1) Chất lượng các yếu tố nội dung, các khâu quản lí chính sách vĩ mô hiện tại; (2) Chất lượng và giá trị và mức hài lòng với kết cấu hạ tầng thương mại đô thị đô thị lớn hiện tại; (3) Mức tác động và sự hài lòng với chính sách dựa trên đánh giá của các đối tượng chính sách . Luận án đã phản ánh rõ vai trò quan trọng của chính sách vĩ mô tác động tới sự phát triển kết cấu hạ tầng thương mại tại các đô thị lớn.

Nguyễn Toàn Thắng và Nguyễn Minh Châu (2015) “Quan hệ giữa đầu tư công với lạm phát và nợ công ở Việt Nam”.[35] Tác giả trình bày tổng quan về vấn đề lạm phát, nợ công và đầu tư công của Việt Nam giai đoạn từ 2002 - 2013. Qua đó phân tích và làm rõ mối quan hệ cả thuận và nghịch giữa đầu tư công, nợ công và lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn này. Kết quả cho thấy trong ngắn hạn, tỷ lệ đầu tư công/GDP có ảnh hưởng thuận chiều lên tỷ lệ nợ công/GDP, tuy nhiên tỷ lệ đầu tư công/GDP lại có quan hệ trái chiều với tỷ lệ nợ công/GDP trong dài hạn.

Vương Đình Huệ (2014) ―Thực hiện chủ trương cơ cấu lại đầu tư, trọng tâm là đầu tư công gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế”.[17] Tác giả khái quát thực trạng tái cơ cấu đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2014, nêu rõ những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế, đồng thời chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến những thành tựu và hạn chế đó; Nêu định hướng chủ trương và giải pháp lớn đối với lĩnh vực cơ cấu lại đầu tư, đặc biệt là đầu tư công ở Việt Nam trong thời gian tới.

Ngô Thắng Lợi (2013) “Tái cấu trúc đầu tư công: Đánh giá thực hiện 2012, quan điểm, định hướng và giải pháp cho năm 2013 và những năm tiếp theo”.[24] Tác giả đã khái quát các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong thực hiện tái cấu trúc đầu tư công năm 2012; Đánh giá thực trạng tái cấu trúc đầu tư công năm 2012, trong đó nêu rõ những kết quả đạt được, những hạn chế tồn tại và nguyên nhân của vấn đề. Từ đó đề xuất định hướng và một số giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm thực hiện thành công những mục tiêu đặt ra cho nhiệm vụ này.

Lê Xuân Bá (2014) “Tái cơ cấu đầu tư công: Nhìn từ khía cạnh phân cấp trong lập quy hoạch”.[3] Tác giả bài viết, phân tích và làm rõ những bất cập trong công tác lập quy hoạch ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, đề xuất định hướng đổi

mới quá trình phân cấp lập quy hoạch trong thời gian tới: Sớm hoàn thiện khung pháp lý và ban hành Luật Quy hoạch, phân cấp phải đảm bảo tăng cường liên kết giữa các địa phương trong vùng.

Trần Du Lịch (2015) “Tái cơ cấu đầu tư công: Phải giải quyết những vấn đề mang tính gốc rễ”.[20] Tác giả chỉ rõ, để tái cơ cấu đầu tư công đạt hiệu quả, Việt Nam cần giải quyết 5 vấn đề sau: (1) Tái cơ cấu đầu tư công phải được đặt trong tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế; (2) Làm rõ phạm vi, chức năng của đầu tư công; (3) Tái cơ cấu đầu tư công phải gắn với chủ trương chủ động bội chi ngân sách cho đầu tư; (4) Tái cơ cấu đầu tư công gắn liền với mục tiêu an toàn nợ công; (5) Phân định rõ bản chất của ngân sách trung ương và địa phương, cùng trách nhiệm giải trình mỗi loại ngân sách.

Trần Kim Chung (2014) “Tái cấu trúc đầu tư công: kết quả, triển vọng và giải pháp”.[9] Tác giả đã đề cập đến các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về tái cơ cấu đầu tư công; Phân tích thực trạng tái cơ cấu đầu tư công năm 2012 - 2013 thông qua việc nêu những kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế trên; Trên cơ sở đó bài cho thấy những thuận lợi, triển vọng, những khó khăn thách thức, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục tái cơ cấu đầu tư công nước ta thời gian tới.

Nguyễn Đức Thành và Đinh Tuấn Minh (2012) “Những khuyến nghị về tái cấu trúc lĩnh vực đầu tư công ở Việt Nam”.[36] Bằng việc phân tích hiện trạng cơ chế đầu tư công hiện nay của Việt Nam, tác giả chỉ ra những bất cập trong phân bổ nguồn vốn, cơ chế thực hiện, cơ chế giám sát,...; Từ đó rút ra một số nhận xét và khuyến nghị chính sách nhằm chấn chỉnh, hoàn thiện tái cấu trúc trong lĩnh vực đầu tư công ở nước ta thời gian tới, như: giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, cổ phần hoá triệt để các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh không thuộc lĩnh vực công ích, chuyển dần sang hình thức chi tiêu của Chính phủ và mua sản phẩm.

Tô Trung Thành và Vũ Sỹ Cường (2015) “Đánh giá quy mô và cơ cấu phân bổ vốn đầu tư công tại Việt Nam hiện nay”.[37] Tác giả sử dụng các công cụ phân tích định tính và định lượng để phân tích tổng quan về đầu tư công, đánh giá quy mô đầu tư công bao gồm ước lượng mức đầu tư công tối ưu cho phúc lợi xã hội, và

xem xét cơ cấu phân bổ đầu tư công theo địa phương và ngành nghề ở Việt Nam giai đoạn 2004 - 2013. Kết quả cho thấy quy mô đầu tư công tại Việt Nam vẫn chưa ở mức tối ưu, phân bổ vốn đầu tư còn dàn trải, thiếu hiệu quả và đầu tư công vẫn tập trung vào một số ngành mà khu vực tư nhân có khả năng và sẵn sàng đầu tư... Từ các kết quả nghiên cứu trên, tác giả cũng đưa ra một số khuyến nghị chính sách trong thời gian tới.

Hoàng Thị Thu (2013) “Từ phân tích ảnh hưởng của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thái Nguyên”.[39] Bằng việc đánh giá hệ số ICOR và hàm sản xuất Cobb-Douglass, tác giả cho thấy đầu tư công tuy có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thái Nguyên, nhưng mức độ còn khiêm tốn. Từ đó, tác giả kiến nghị một số giải pháp với nhà nước và địa phương để nâng cao hơn nữa ảnh hưởng của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Lê Chi Mai (2013), “Kiểm soát nợ công trong mối quan hệ với đầu tư công”.[26] Tác giả phân tích làm rõ được bản chất của đầu tư công và nợ công; Phân tích thực trạng quản lý nợ công ở Việt Nam hiện nay và cho thấy tổng nợ công từ 2009 - 2011 ngày càng tăng, Việt Nam đã mạnh dạn cắt giảm đầu tư công, tuy vậy, thực tế vấn đề đầu tư công vẫn tăng; Từ đó đề xuất giải pháp về quản lý, kiểm tra, giám sát sử dụng nợ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ công hiện nay.

Bùi Viết Hưng (2012) “Tái cấu trúc đầu tư công ở Việt Nam. [19] Tái cấu trúc đầu tư công ở Việt Nam hiện nay được xác định là một trong những trọng tâm của tái cấu trúc nền kinh tế. Từ đó đề xuất giải pháp thực hiện: Cần rà soát danh mục đầu tư, kiên quyết loại bỏ các mục đầu tư không phù hợp; Khẩn trương xây dựng chương trình tái cấu trúc đầu tư công theo hướng thu hẹp phạm vi đầu tư một cách khoa học; Giảm tỷ lệ đầu tư so với GDP...; Cần phải minh bạch đầu tư công và tăng cường kiểm tra giám sát đầu tư công.

1.1.3. Các công trình nghiên cứu về thực hiện chính sách đầu tư công

Trịnh Thị Ái Hoa (2015) “Một số vấn đề phân cấp quản lý đầu tư công ở Việt Nam”.[15] Tác giả phân tích thực trạng phân cấp quản lý đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2006 đến nay, bên cạnh kết quả đạt được bài cũng chỉ rõ những hạn chế trong lập kế hoạch đầu tư công, trong phân bổ, giao kế hoạch đầu tư công, hạn chế trong phê duyệt, thẩm định và quyết định dự án đầu tư,... Chỉ rõ

nguyên nhân của vấn đề và đề xuất giải pháp hoàn thiện phân cấp quản lý đầu tư công ở Việt Nam

Nguyễn Văn Phú (2008), ―Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa địa bàn tỉnh Hải Dương”.[31] Luận án đánh giá được thực trạng phát triển cơ cấu hạ tầng kỹ thuật còn nhiều bất cập, cả về quy mô, cấu trúc hệ thống, trình độ công nghệ và chất lượng phục vụ chưa tương thích và chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH nền kinh tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Tác giả phân tích được các nhân tố ảnh hưởng, thách thức đặt ra đối với quá trình phát triển cơ cấu hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh. Luận án đề xuất một số khuyến nghị về quan điểm, phương hướng, mục tiêu và giải pháp nhằm đẩy nhanh phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật cho Hải Dương, trong đó giải pháp về huy động vốn từ các nguồn của trung ương, vốn ngân sách địa phương, vốn của các thành phần kinh tế và người dân địa phương. Có thể thấy khi kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn sẽ thúc đẩy nhanh hơn quá trình CNH, HĐH của tỉnh Hải Dương.

Nguyễn Đình Trung (2012),“Xây dựng kết cấu hạ tầng các Cụm công nghiệp ở Hà Nội”, luận án tiến sỹ.[42] Từ nghiên cứu thực tế các Cụm công nghiệp tại Hà Nội, luận án đã đề ra các biện pháp đồng bộ, đúng hướng nhằm đẩy nhanh và tăng cường hiệu quả hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng Cụm công nghiệp ở Hà Nội, trong đó có một số điểm mới đó là: (1) Coi trọng công tác quy hoạch phát triển Cụm công nghiệp và quy hoạch chi tiết xây dựng kết cấu hạ tầng Cụm công nghiệp;

(2) Xây dựng và thực hiện, tuân thủ chỉ tiêu chất lượng trong xây dựng công trình của kết cấu hạ tầng Cụm công nghiệp; (3) Tập trung vào giải quyết nhanh gọn từng khâu từ chuẩn bị đầu tư xây dựng; giải phóng mặt bằng đến xây dựng kết cấu hạ tầng; (4) Chính sách ưu đãi cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng Cụm công nghiệp; hỗ trợ về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào và trong hàng rào Cụm công nghiệp; nâng mức hỗ trợ cho các Cụm công nghiệp; Tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng được vay vốn ưu đãi từ ngân hàng theo tiến độ của dự án. Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của là những vấn đề kinh tế, tổ chức, quản lý xây dựng kết cấu hạ tầng của các Cụm công nghiệp như: Quy hoạch, chính

sách và xây dựng các yếu tố cấu thành kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp.

Phạm Hồng Biên (2013) “Về những bất cập trong thực hiện đầu tư công tại Việt Nam”.[4] Tác giả chỉ rõ những bất cập của đầu tư công tại Việt Nam hiện nay: Tốc độ chuyển dịch cơ cấu đầu tư còn chậm và bất hợp lý, nguồn vốn đầu tư công được phân bổ cho lĩnh vực kinh tế chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn đầu tư; Công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng còn nhiều bất cập, thiếu sự đồng bộ gây ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư các dự án công ở Việt Nam; Phân bổ vốn còn dàn trải dẫn tới tình trạng chậm tiến độ kéo dài, chậm đưa vào sử dụng, làm gia tăng chi phí đầu tư; Quan niệm về đầu tư công vẫn có sự lệch lạc, dẫn đến đánh giá hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế nhà nước vẫn còn mập mờ, thiếu minh bạch và không có tính thuyết phục; Cơ chế kiểm tra, giám sát thực hiện đầu tư công chưa được chú trọng, chưa thường xuyên, chưa liên tục, hiệu quả công tác giám sát còn thấp; Quá trình quản lý dự án đầu tư công, từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư cho đến giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa dự án vào vận hành thực sự chưa hiệu quả; Bất cập trong lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Các quy định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, gồm cả chi phí thẩm tra tính hiệu quả, tính khả thi của dự án và chi phí thẩm tra tổng mức đầu tư là không hợp lý.Từ đó, để xuất một số giải pháp khắc phục: nâng cao vai trò định hướng của đầu tư công, cơ cấu lại chi tiêu ngân sách, đổi mới phương thức quản lý...

Lương Minh Việt (2012) “Vấn đề và giải pháp nhằm đẩy mạnh thanh tra, giám sát và đánh giá đầu tư”. [49] Tác giả làm rõ được những đặc điểm các dự án, nguồn vốn của hai loại chương trình đầu tư: Đầu tư xã hội và đầu tư công (ĐTC). Vị trí, vai trò của ĐTC trong phát triển kinh tế-xã hội và sự thay đổi về tỷ trọng đầu tư công với đầu tư xã hội, và về cơ cấu nguồn vốn đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010. Đồng thời, trên cơ sở phân tích, đánh giá hiệu quả đầu tư xã hội, đầu tư công giai đoạn 2005 - 2010, tác giả chỉ ra sự cần thiết phải tăng cường công tác thanh tra, giám sát, và đánh giá các chương trình, dự án đầu tư.

Nguyễn Thu Thuỷ (2012) “Về vấn đề đầu tư công trên địa bàn TP. Hà Nội”.[41] Tác giả bài viết phản ánh thực trạng đầu tư dàn trải, thất thoát, lãng phí,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/03/2023