theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, do Học viện Chính trị khu vực I thực hiện, đã tìm hiểu bước đầu những đóng góp của trí thức đối với sư phát triển thủ đô Hà Nội, nơi tập trung đông nhất trí thức cả nước.
Qua tìm hiểu cho thấy, những công trình nghiên cứu các vấn đề xung quanh công tác xây dựng ĐNTT và các vấn đề liên quan là khá lớn, đã có những nghiên cứu sâu về một số lĩnh vực. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về xây dựng ĐNTT được tiếp cận từ các phương diện:
- Công tác khoa giáo, tư tưởng - văn hóa, phát huy vai trò của trí thức trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quá trình đổi mới quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của trí thức: phát triển KH- CN, GD-ĐT, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,... trong tiến trình lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước.
- Công tác tổ chức - cán bộ, gồm công tác quy hoạch, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ trí thức, nhân tài, cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; trí thức hoá, nâng cao năng lực trí tuệ của đội ngũ cán bộ cốt cán, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh trên cơ sở liên minh công nhân - nông dân - trí thức.
- Công tác GD-ĐT, đào tạo, bồi dưỡng trí thức trong chiến lược xây dựng nguồn lực quốc gia, thực hiện mục tiêu: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Ở nước ngoài, vấn đề trí thức và vai trò của trí thức trong xã hội là chủ đề được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Albert Enstein (2007), Thế giới như tôi thấy, Nxb Tri thức, Hà Nội, nêu vai trò của trí thức trong việc định hướng tư tưởng xã hội, chuyển tải ý chí của những người lãnh đạo đến dân chúng, đặc biệt là sự ảnh hưởng sâu sắc tới dư luận xã hội của những nhà trí thức lớn, có uy tín đối với xã hội. F.A.Hayek, trong tiểu luận Trí thức và chủ nghĩa xã hội, viết năm 1949, nêu vai trò của trí thức đối với sự phát triển của xã hội, với việc nhận thức và truyền bá
các tư tưởng chính trị, định hướng xu hướng tư tưởng; Thẩm Vinh Hoa - Ngô Quốc Diệu (Chủ biên) (1996), Tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài, kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước, NXB CTQG, Hà Nội, khẳng định chính sách đối với trí thức trong chiến lược phát triển quốc gia, đề cao vai trò của trí thức trong tiến trình phát triển xã hội; Khoa học xã hội ở các nước (2007), NXB Đại học quốc gia, Hà Nội, tuyển chọn những bài nghiên cứu của nhiều tác giả nước ngoài, nêu khái quát tình hình trí thức và xu hướng phát triển của trí thức khoa học xã hội trên thế giới, vai trò của KHXH và nhân văn đối với việc hoạch định chiến lược, chính sách phát triển,... Các tác giả nước ngoài cho chúng ta cách nhìn đa chiều về đặc điểm, vai trò của trí thức và các yếu tố tác động đến sự hình thành, phát triển của tầng lớp trí thức.
Các vấn đề liên quan đến kinh tế tri thức và vai trò của trí thức trong nền sản xuất hiện đại, sự tác động của cuộc cách mạng KH-CN đến truyền thống văn hóa các dân tộc và những biến đổi trong xã hội là chủ đề lớn được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu. Đặc biệt, sự ra đời của đội ngũ lao động tri thức, trí thức hoá công nhân là chủ đề được nhiều người quan tâm tìm hiểu, trong đó phải kể đến các công trình: Ngô Quý Tùng (Trung Quốc) (2001), Kinh tế tri thức xu thế mới của xã hội thể kỷ XXI, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội; Thomas L.Friedman (2005), Chiếc Lexus và cây ô liu, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội; Thomas L.Friedman (2006), Thế giới phẳng - tóm lược lịch sử châu Á, NXB Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh; Samuel Hungtinhton (2005), Sự va chạm của các nền văn minh, NXB Tri thức, Hà Nội,... Các tác giả nghiên cứu, phân tích những yếu tố truyền thống và hiện đại trong xã hội đương đại, những tác động của KH-CN, đặc biệt là công nghệ thông tin đối với xu thế toàn cầu hóa, những xung đột xã hội và sự tác động trở lại của toàn cầu hóa đối với đời sống xã hội. Trong đó, vị trí, vai trò của giới trí thức, lao động trí thức ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của xã hội hiện đại.
Có thể bạn quan tâm!
- Chính sách đào tạo và sử dụng trí thức Việt Nam trong thời kỳ đổi mới 1986 - 2008 - 1
- Chính sách đào tạo và sử dụng trí thức Việt Nam trong thời kỳ đổi mới 1986 - 2008 - 2
- Đội Ngũ Trí Thức Trong Tiến Trình Cách Mạng Việt Nam (Từ Năm 1945 Đến Năm 1986)
- Xây Dựng Đội Ngũ Trí Thức Trong Những Năm 1986-1996
- Chính sách đào tạo và sử dụng trí thức Việt Nam trong thời kỳ đổi mới 1986 - 2008 - 6
Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.
2. Những vấn đề còn tồn tại
Mặc dù vấn đề trí thức, công tác xây dựng ĐNTT của Đảng được nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân nhà khoa học quan tâm, nhiều công trình đã được công bố nhưng đến nay chưa có công trình khoa học chuyên ngành.
Các công trình nghiên cứu tập trung chủ yếu vào nghiên cứu trình độ chuyên môn, cơ cấu, quy mô của ĐNTT, chủ yếu là trí thức KH-CN, mà chưa quan tâm đúng mức vấn đề về phẩm chất đạo đức, ý thức chính trị, trách nhiệm xã hội của trí thức, phương thức thực hiện sự lãnh đạo, đãi ngộ của Đảng và Nhà đối với trí thức trong điều kiện mới.
Mặt khác, trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và các cuộc cách mạng KH- CN phát triển mạnh mẽ với xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa, nhiều công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung nghiên cứu ĐNTT hoạt động trong lĩnh vực KH- CN, GD-ĐT, mà chưa chú ý đúng mức, tương xứng với những vai trò, vị trí của trí thức, văn nghệ sỹ họat động trong lĩnh vực VH-NT, là chủ thể sáng tạo các giá trị văn hóa.
Từ năm 1986 đến năm 2008 là giai đoạn có nhiều chuyển biến lớn trong quá trình thực hiện đổi mới ở Việt Nam. Đường lối đổi mới do Đại hội VI khởi xướng từng bước được bổ sung, hoàn thiện, quán triệt sâu rộng trong thực tiễn và thu được nhiều kết quả quan trọng có ý nghĩa lịch sử. Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về đào tạo và đãi ngộ trí thức có nhiều đổi mới, được cụ thể hóa trong thực tiễn và công tác xây dựng ĐNTT có nhiều thành tựu. Những thành tựu đạt được trong công tác xây dựng ĐNTT là một bộ phận hữu cơ trong tiến trình phát triển chung, là một thành tựu của đường lối đổi mới, đồng thời cũng là nhân tố quan trọng góp phần vào sự nghiệp đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. Đã có nhiều nghiên cứu về công tác xây dựng ĐNTT và tình hình ĐNTT thời kỳ này nhưng chưa nêu được những quan điểm, chủ trương mới của Đảng, Nhà nước về chính sách đào tạo, sử dụng trí thức cũng như những biến đổi, phát triển, đóng
góp của trí thức nói chung trong công cuộc đổi mới đất nước. Chưa chú trọng tìm hiểu tâm trạng, suy tư của trí thức đối với dân tộc. Tìm hiểu vấn đề này là cơ sở để luận văn luận giải rò hơn những quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về vai trò, vị trí của trí thức trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, thể hiện tập trung, sâu sắc và toàn diện trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X (6-2008) về công tác xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH.
Luận văn hệ thống, khái quát quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng ĐNTT trong các thời kỳ cách mạng. Tập trung làm rò quá trình xây dựng, bổ sung và phát triển quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác trí thức và chính sách sử dụng ĐNTT trong lãnh đạo công cuộc đổi mới, bước đầu đẩy manh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế (1986-2008). Quan điểm, chủ trương đào tạo ĐNTT luôn luôn gắn liền với nhiệm vụ quốc gia, là một bộ phận của quá trình đổi mới tư duy lý luận và lãnh đạo thực tiễn. Phục dựng quá trình tổ chức, thực hiện những chủ trương, chính sách đào tạo, xây dựng ĐNTT của Nhà nước trong thực tiễn. Nêu kết quả, những thành công và hạn chế của công cuộc đào tạo và sử dụng trí thức từ năm 1986 đến năm 2008, trên các mặt công tác: đào tạo, bồi dưỡng trí thức; chủ trương, chính sách trọng dụng, trọng đãi, phát huy tiềm lực trí thức trên các lĩnh vực chủ yếu, nêu bước trưởng thành, những đóng góp của ĐNTT trong công cuộc đổi mới, tìm hiểu nguyên nhân của thành công và hạn chế.
Chương 2
ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1986 - 1996
2.1. XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC TRƯỚC NĂM 1986
2.2.1. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về trí thức và lãnh đạo xây dựng đội ngũ trí thức cách mạng.
Mặc dù định nghĩa về trí thức còn nhiều tranh luận, nhiều ý kiến chưa thống nhất, nhưng có thể hiểu trí thức là những người lao động trí óc, có kiến thức về nhiều lĩnh vực hay một số lĩnh vực, có tư duy độc lập, có tinh thần sáng tạo, trong đó có các nhà khoa học lớn có phát minh, sáng chế. Trí thức có vai trò sáng tạo, làm giàu giá trị tinh thần và truyền bá tri thức. Do sáng tạo, nên họ nhạy cảm với cái mới, tiếp thu dễ dàng những tư tưởng tiến bộ, có vai trò lớn đối với lịch sử. Trí thức là phạm trù lịch sử, tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, trí thức có vai trò, nhiệm vụ khác nhau.
Trong thực tế, trí thức không chỉ là những người có bằng cấp, có học vấn cao, được đào tạo qua trường lớp mà bao gồm cả những người có năng lực trí tuệ, trải qua quá trình rèn luyện, tự học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động sáng tạo, giải quyết có hiệu quả những công việc có tính khoa học phức tạp trong thực tiễn.
Đội ngũ trí thức cách mạng Việt Nam từng bước hình thành và phát triển. ĐNTT cách mạng là kết quả của chủ trương đào tạo trí thức mới, cải tạo trí thức cũ, công nông hóa trí thức, trí thức công nông hóa. Vượt lên các mối liên hệ với giai cấp, tầng lớp mình sinh ra, trí thức Việt Nam có điểm chung là luôn có ý thức và tình cảm sâu sắc về dân tộc. Đó là đặc điểm riêng và là cơ sở nền tảng vững chắc để trí thức Việt Nam phát triển và có đóng góp xứng đáng vào lịch sử dân tộc.
Trong thời kỳ mới giành được chính quyền, tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trí thức Việt Nam chủ yếu là trí thức phong kiến, trí thức được đào tạo dưới chế độ cũ, đào tạo ở nước ngoài trở về, được Đảng và Nhà nước
tập hợp và xây dựng thành ĐNTT cách mạng đủ sức phục vụ kháng chiến. Cùng với tạo điều kiện để trí thức cũ học tập, rèn luyện, Nhà nước quan tâm đào tạo trí thức mới từ các tầng lớp nhân dân lao động, đào tạo ở trong và ngoài nước.
Đến thời kỳ đổi mới, ĐNTT Việt Nam đã lớn mạnh, tuyệt đại đa số là con em cán bộ, công nhân, nông dân, được đào tạo trong chế độ mới. Trí thức Việt Nam mang trong mình lòng yêu nước, tự hào dân tộc, liên hệ chặt chẽ và sát cánh cùng giai cấp công nhân, nông dân và nhân dân lao động trong sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo. Đó là đặc điểm nổi bật của ĐNTT công - nông.
Việt Nam là nước có truyền thống văn hiến lâu đời, trí thức, nhân tài được đặc biệt tôn vinh, thường được nhìn nhận với những đức tính tốt đẹp. Do vậy, xã hội đề cao trình độ chuyên môn, năng lực sáng tạo và vấn đề hàng đầu là đạo đức, đạo lý, học hạnh. Trách nhiệm xã hội là một phẩm chất không thể thiếu của trí thức:
―Quốc gia hưng vong. Sỹ phu hữu trách‖
Trong xã hội mới, phẩm chất đạo đức trí thức hàm chứa các giá trị đạo đức cách mạng. Đó là: Trung thực, gắn mình với đời sống nhân dân lao động; khát vọng tìm tòi chân lý; khiêm tốn, giản dị, hoà nhã; có trách nhiệm với xã hội, quan tâm, đóng góp thiết thực vào những vấn đề của đất nước. Tuy nhiên, trí thức cũng là những con người xã hội, mang trong mình tổng hòa các mối quan hệ xã hội, do vậy trí thức không chỉ thuần nhất những yếu tố tích cực, phẩm hạnh tốt đẹp mà trí thức mang trong mình cả tính tích cực và tiêu cực.
Quan điểm, chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng đội ngũ trí thức.
Trong văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu rò khái niệm trí thức.
Trí thức là những người lao động trí óc có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu
tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội [128, tr. 82],
Đó là sự nhận thức biện chứng, phù hợp với thực tiễn lịch sử cụ thể Việt Nam, không rập khuôn, sao chép.
Quan điểm, chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng đội ngũ trí thức trong sự nghiệp cách mạng không ngừng phát triển, ngày càng sâu sắc và toàn diện, phù hợp với tình hình thực tế, nhiệm vụ mỗi giai đoạn, mục tiêu đất nước và xu thế thời đại.
Trong quá trình tìm đường cứu nước và lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm xây dựng ĐNTT cách mạng và phát huy vai trò của trí thức. Hồ Chí Minh chỉ rò, dưới ách áp bức của thực dân đế quốc, trí thức Việt Nam cùng cảnh ngộ của dân tộc, bị đè nén, khinh rẻ, tư tưởng bị áp chế, tài năng bị vùi dập, quyền lợi hàng ngày bị tước đoạt. Do vậy, trí thức mang trong mình tinh thần dân tộc và cách mạng.
Người khẳng định sự tham gia của trí thức là nhân tố góp phần quyết định thành công của cách mạng và sớm đề ra nhiệm vụ xây dựng ĐNTT. Trong tác phẩm Đường kách mệnh (1927), Người khẳng định vai trò của tri thức, lý luận và trí thức đối với cách mạng: ―Không có lý luận cách mệnh thì không có cách mệnh vận động‖. Đúc rút kinh nghiệm từ Cách mạng Pháp, Người chỉ rò nguyên nhân Cách mạng Pháp thất bại là: ―Trong 3 lần cách mệnh, 1789, 1848, 1870, đều vì dân can đảm nhiều, nhưng trí thức ít (tác giả nhấn mạnh), cho nên để tư bản nó lợi dụng‖
Hồ Chí Minh nêu luận điểm mang tính quy luật: Trí thức gắn với cách mạng, với cái mới, tiến bộ. Trí thức là vốn quý báu của dân tộc. Ở nước khác như thế, ở Việt Nam càng như thế, ―cách mạng rất cần trí thức và chính ra chỉ có cách mạng mới biết trọng trí thức” Người chỉ rò:
Trí thức công nông hoá, trí thức phục vụ nhân dân bao giờ cũng cần, tiến lên chủ nghĩa xã hội cũng cần, tiến lên chủ nghĩa cộng sản lại càng cần. Bởi xã hội tương lai là một xã hội không có phân biệt giữa trí óc với lao động
Về công tác đào tạo, bồi dưỡng trí thức, Hồ Chí Minh chỉ rò phải thực hiện đổng thời đào tạo trí thức mới và cải tạo trí thức cũ, công nông trí thức hóa, trí thức công nông hóa để xây dựng ĐNTT toàn diện cả đức và tài, vừa ―Hồng‖ vừa
―Chuyên‖. Phải xây dựng ĐNTT cách mạng gắn bó với Đảng, hết lòng phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Trong đó, đặc biệt chăm lo đào tạo công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động trở thành trí thức.
Sự nhận thức của Đảng ta về công tác trí thức và xây dựng ĐNTT được khẳng định rò ngay từ ngày đầu thành lập. Trong các văn kiện Chánh cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, mùa Xuân năm 1930, xác định trí thức là một bộ phận trong lực lượng quần chúng cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Sách lược vắn tắt của Đảng nêu rò: ―Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, thanh niên, Tân Việt,.v.v. để kéo họ đi về phe vô sản giai cấp‖ [101, tr.3].
Sau đó, do quán triệt sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản vào việc xây dựng đường lối cách mạng Việt Nam, trong Đảng xuất hiện một số chủ trương về tầng lớp trí thức không phù hợp với thực tế. Tại Luận cương chính trị tháng 10-1930 nêu: Trí thức tiểu tư sản học sinh có xu hướng quốc gia chủ nghĩa, đại biểu quyền lợi cho cả giai cấp tư bản bản xứ, chứ không chỉ bênh vực quyền lợi riêng cho tiểu tư sản mà thôi. Trong thời kỳ chống đế quốc thì trí thức cũng hăng hái tham gia, nhưng không thể bênh vực quyền lợi cho dân cày được, vì có liên quan với địa chủ. Chủ trương thanh Đảng của Xứ ủy Trung Kỳ (1930-1931) nêu chủ trương "thanh trừng trí, phú, địa, hào, đào tận gốc, trốc tận rễ".