Chính sách đào tạo và sử dụng trí thức Việt Nam trong thời kỳ đổi mới 1986 - 2008 - 6


Đánh giá cao vai trò của trí thức đối với sự phát triển, khẳng định trí thức là nguồn vốn trí tuệ quý giá của dân tộc, là lực lượng tiêu biểu cho trí tuệ của Đảng, Nhà nước và nhân dân, là đội ngũ tin cậy, cần được phát huy năng lực nhằm phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước. Lao động của trí thức là lao động sáng tạo và truyền bá những giá trị văn hóa, KH-CN, đó là loại lao động có khả năng tạo ra những giá trị rất to lớn, là nguồn tài nguyên vô tận, là một nhân tố hàng đầu có ý nghĩa quyết định sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH mở ra khả năng cho nước ta "đi tắt, đón đầu" để đạt mức tăng trưởng cao.

Đề cao vai trò, vị trí của trí thức, lực lượng nòng cốt và động lực mạnh mẽ của quá trình CNH, HĐH đất nước theo định hướng XHCN với mục tiêu xây dựng ĐNTT lớn mạnh đồng bộ. Phướng hướng chủ yếu của xây dựng ĐNTT trong giai đoạn mới là đổi mới và tăng cường đào tạo, có cơ chế quản lý phù hợp để giải phóng nguồn lực trí tuệ và sức sáng tạo của trí thức. Đại hội VII đề ra một số giải pháp xây dựng ĐNTT:

Trong những năm trước mắt, cần thực hiện một số biện pháp quan trọng sau: Xây dựng quy chế dân chủ, tăng cường sự hợp tác, khuyến khích tìm tòi và tranh luận trong sinh hoạt khoa học; Chú trọng bồi dưỡng, tuyển chọn và phát huy năng lực đội ngũ cán bộ khoa học [125, tr.107].

Trong công tác xây dựng ĐNTT: Trước hết đặc biệt coi trọng đào tạo và bồi dưỡng tài năng và nhân tài trong các lĩnh vực lãnh đạo - quản lý, và các lĩnh vực chuyên môn - kỹ thuật - công nghệ. Quan tâm đào tạo nhân tài, chăm sóc các nhà văn hóa, văn nghệ sỹ, nhà báo có nhiều cống hiến; bồi dưỡng phẩm chất chính trị, lý luận, nghiệp vụ cho cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các lĩnh vực này. Hai là, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để sử dụng và phát huy cao nhất năng lực của ĐNTT hiện có. Ba là, mở rộng đào tạo, bồi dưỡng trí thức trẻ nhằm mục tiêu nhanh chóng hình thành một ĐNTT đông đảo, tương đối đồng bộ về trình độ và ngành nghề, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý chí phấn đấu vì sự nghiệp phát triển đất nước theo định hướng XHCN.


Quan điểm của Đảng và Nhà nước là quan tâm, bảo đảm những lợi ích vật chất và tinh thần, tạo điều kiện để trí thức có thể phát huy tài năng và trí tuệ, thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ chủ yếu:

Một là, tham gia tổng kết thực tiễn và phát triển lý luận, cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước hoạch định chính sách, pháp luật và các dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Hai là, phát huy mạnh mẽ vai trò động lực của KH-CN, đi đầu trong việc nghiên cứu, ứng dụng và tiếp nhận kỹ thuật tiến bộ và công nghệ tiên tiến, đổi mới cơ chế quản lý SX-KD; góp phần tổ chức và hướng dẫn phong trào quần chúng lao động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất để không ngừng nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế.

Ba là, đổi mới và nâng cao chất lượng GD-ĐT nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ đắc lực yêu cầu phát triển của đất nước về mọi mặt.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Bốn là, đi tiên phong trong việc bảo tồn, phát triển và truyền bá những tinh hoa văn hóa của dân tộc và của nhân loại, góp phần xây dựng đời sống tinh thần cao đẹp của nhân dân, xây dựng con người Việt Nam phát triển cả về trí tuệ, nhân cách, đạo đức, thể lực, tình cảm, lối sống,...; xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong sự hội nhập hài hòa với các nền văn hóa tiến bộ trong khu vực và trên thế giới.

Trong quá trình đổi mới tư duy, Việt Nam xác định rò chức năng chính trị - xã hội của trí thức, tính chất đặc thù của hoạt động tư duy sáng tạo và động lực của hoạt động sáng tạo trong điều kiện mới. Chúng ta nhận rò, văn hóa, sáng tạo là hoạt động sản xuất nhằm tạo ra các giá trị tinh thần đáp ứng các nhu cầu của xã hội. Sản phẩm lao động sáng tạo của trí thức là loại hàng hóa đặc biệt, cần được trả giá tương xứng với giá trị và phải bảo vệ quyền sở hữu của người tạo ra nó.

Chính sách đào tạo và sử dụng trí thức Việt Nam trong thời kỳ đổi mới 1986 - 2008 - 6


Sự nghiệp đổi mới, CNH, HĐH và hội nhập mở ra cơ hội để ĐNTT thể hiện vai trò của mình, đồng thời, đặt ra những yêu cầu rất cao đối với lao động sáng tạo của trí thức, đòi hỏi trí thức phải gắn bó hơn với thực tiễn sản xuất và đời sống, chấp nhận sự cạnh tranh của cơ chế thị trường.

Trong điều kiện thực hiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, động lực để phát huy tiềm năng trí tuệ, thúc đẩy năng lực sáng tạo của trí thức là một hệ thống đồng bộ, bao gồm các yếu tố quan trọng như: bảo đảm những lợi ích chính đáng về vật chất và tinh thần, đánh giá đúng và đãi ngộ xứng đáng đối với những thành quả lao động của trí thức, chống bình quân; tin cậy và sử dụng "đúng người, đúng việc"; bảo đảm tự do cho tư duy độc lập sáng tạo; tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất kỹ thuật, vể thông tin; về giao lưu trong nước và với các nước để trí thức làm việc có hiệu quả, thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm đối với đất nước.

Xây dựng ĐNTT và đầu tư vào các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của trí thức: KH-CN, GD-ĐT, VH-NT,... là những hướng chính của đầu tư phát triển, cần được ưu tiên. Bởi đó là đầu tư cho việc phát triển nguồn nhân lực, phát triển tiềm năng trí tuệ của dân tộc - những nhân tố quyết định tốc độ và kết quả của công cuộc đổi mới đất nước. Hơn nữa, chỉ có đầu tư đúng mức cho xây dựng ĐNTT mới có thể tạo ra được nội lực để phát triển bền vững và độc lập, tự chủ trong hoàn cảnh mới.

Đại hội Đảng lần thứ VII cũng nhận thức rò: Trong những năm đầu đổi mới, chúng ta còn sử dụng lãng phí chất xám, không sử dụng có hiệu quả tiềm lực trí tuệ đã tạo ra. Để khắc phục tình trạng này, Đảng chỉ rò, xây dựng và phát huy vai trò của ĐNTT là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo, của các cấp, các ngành, từ Trung ương đến địa phương. Trước hết, phải nâng cao nhận thức của toàn Đảng về vai trò của trí thức, mỗi cấp ủy đảng phải, quán triệt chính sách của Đảng đối với xây dựng ĐNTT. Phương hướng chủ yếu trong công tác trí thức là tạo môi trường thuận lợi để trí thức nâng cao năng lực, trình độ và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, qua đó xây dựng ĐNTT lớn mạnh. Đại hội VII chỉ rò:


Đối với trí thức, phát huy trí tuệ và năng lực, mở rộng thông tin, phát huy dân chủ, trọng dụng nhân tài. Khuyên khích các trí thức, các nhà khoa học phát minh, sáng tạo. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đãi ngộ xứng đáng những cống hiến của trí thức cho công cuộc phát triển đất nước. Coi trọng vai trò tư vấn, phản biện của các hội khoa học-kỹ thuật, khoa học xã hội và văn học - nghệ thuật đối với các dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội [125, tr. 84-85).

Đầu tư của Nhà nước cho các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của trí thức (KH- CN, GD-ĐT, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, văn hóa - nghệ thuật...) tăng đáng kể tạo điều kiện để trí thức phát huy tài năng trí tuệ, năng lực sáng tạo

Chính sách đối với trí thức, văn nghệ sỹ là ưu tiên đầu tư mở rộng quan hệ hợp tác về văn hóa nhằm xây dựng ĐNTT văn nghệ sỹ ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ, tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá, văn học, nghệ thuật; xây dựng một nền văn hoá, văn nghệ XHCN đậm đà bản sắc dân tộc.

Trí thức Việt nam được tự do sáng tác VH-NT đi đôi với tự do phê bình, khuyến khích văn nghệ sỹ tìm tòi sáng tạo, khuyến khích và yêu cầu có những thể nghiệm mạnh bạo và rộng rãi trong sáng tạo nghệ thuật, trong việc phát triển các loại hình và thể loại nghệ thuật, các hình thức biểu hiện..

Thứ hai là, đoàn kết, tập hợp rộng rãi trí thức vào các tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp nhằm thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Đảng Cộng sản Việt Nam chú trọng tăng cường lãnh đạo các hội trí thức, nhằm đoàn kết, tập hợp rộng rãi trí thức thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, trí thức trong nước và trí thức Việt kiều. Đảng và Nhà nước tạo lập cơ chế, chính sách, phân định rò chức năng nhiệm vụ, củng cố, kiện toàn các tổ chức hội trí thức, tạo điều kiện để các tổ chức hoạt động đúng định hướng, có chất lượng và hiệu quả, thực sự là mặt trận tập hợp, đoàn kết trí thức, nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


Cơ quan nhà nước có nhiệm vụ quan tâm lắng nghe ý kiến và tạo cơ chế thích hợp để trí thức có thể đóng góp vào việc hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách, thẩm định về mặt khoa học đối với các đề án, công trình lớn của quốc gia và của địa phương. Thể hiện sự tin cậy, đối thoại chân thành, cởi mở đối với những cái đúng và cái chưa đúng.

Đề cao vai trò của trí thức song song với yêu cầu trí thức phải sát cánh cùng công nhân, nông dân và nhân dân lao động, cống hiến xứng đáng vào công cuộc đổi mới đất nước bằng những sáng chế, đưa tiến bộ KH-KT vào sản xuất; nghiên cứu tổng kết thực tiễn, góp phần giải quyết các vấn đề KT-XH; nghiên cứu lý luận và công tác xây dựng, triển khai chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp chế của Nhà nước.

Nếu như trước đổi mới, KHXH chủ yếu để thuyết minh các nghị quyết của Đảng, minh họa đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước thì trong thời kỳ đổi mới, nhiệm vụ của trí thức KHXH là phát huy vai trò, chức năng của các ngành KHXH, tham gia đắc lực vào công tác lý luận, góp phần xây đựng Cương lĩnh chính trị, cung cấp cơ sở lý luận cho việc làm rò con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về vận dụng các quy luật kinh tế vào điều kiện cụ thể của nước ta, về xác định cơ cấu kinh tế, sử dụng các thành phần kinh tế, đặc biệt là về quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Nhiều chương trình, đề tài khoa học các cấp đã được triển khai nghiên cứu, đóng góp tích cực vào quá trình tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận, cung cấp cơ sở cho việc hoạch định chính sách, ra nghị quyết.

Thứ ba là, đổi mới chính sách đào tạo và bồi dưỡng trí thức là một bộ phận của chiến lược phát triển nguồn nhân lực

Trước yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ cách mạng mới, chúng ta nhận thức rò thiếu sót, yếu kém trong đào tạo, xây dựng ĐNTT là chưa gắn chặt với nhu cầu lao động của xã hội và phát triển KT-XH; nặng nề về trang bị kiến thức sách vở, nhẹ về đào tạo theo yêu cầu của cuộc sống dẫn đến tình trạng nhiều thầy thiếu thợ; trong nội dung chương trình đào tạo quá nhấn mạnh chủ nghĩa tập thể, tính cộng đồng, coi


nhẹ cá tính, sở trường, năng lực cá nhân, chưa chú ý phát huy sở trường, cá tính để hình thành sắc thái riêng của mỗi người. Còn coi nhẹ khâu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, do đó chất lượng đào tạo còn bất cập so với yêu cầu. Đảng chỉ rò cần đổi mới tư duy, khắc phục quan niệm GD-ĐT là một bộ phận của cuộc cánh mạng tư tưởng và văn hóa, thuộc lĩnh vực phúc lợi xã hội, chưa thấy được GD-ĐT là động lực phát triển KT-XH, do vậy sự chỉ đạo và đầu tư của Đảng và Nhà nước đối với giáo dục chưa đúng mức. Do đó, bước vào thời kỳ đổi mới công tác đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho ĐNTT đặt ra cấp bách. Trên tinh thần đổi mới tư duy, Đảng ta đặt lại vị trí của giáo dục, khẳng định GD-ĐT cùng với KH-KT là động lực, là đòn bẩy thúc đẩy toàn bộ nền KT-XH phát triển, GD-ĐT được coi là một trong những mục tiêu ưu tiên trong các chiến lược quốc gia. Từ đó Đảng khẳng định phát triển GD-ĐT cùng với KH-CN là quốc sách hàng đầu; đào tạo, bồi dưỡng và phát huy tiềm năng của ĐNTT để tạo nguồn lực trí tuệ và nhân tài cho đất nước là một chính sách quan trọng. Gắn mở rộng quy mô với nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, xây dựng ĐNTT phát triển toàn diện cả về số lượng và chất lượng nhằm tăng cường nguồn lực trí tuệ của đất nước. Chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời thường xuyên coi trọng giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, và quan điểm, đường lối của Đảng.

Giáo dục – đào tạo, trọng tâm là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là mục tiêu hàng đầu của Việt Nam. Trong các cuộc họp của Trung ương Đảng bàn về CNH, HĐH đất nước, vấn đề số một được quan tâm là GD-ĐT. Đảng xác định đội ngũ cán bộ KH-KT và công nghệ, các chuyên gia có trình độ cao, các nhà quản lý giỏi, các nhà quản lý kinh tế và kinh doanh giỏi là động lực hàng đầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước: ―Phát triển khoa học, giáo dục, văn hoá nhằm phát huy nhân tố con người và vì con người trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc‖ [125, tr.106].


Với chủ trương phá thế khép kín trong GD-ĐT, thực hiện mở cửa, xã hội hóa mạnh mẽ, thu hút nhiều lực lượng cùng làm giáo dục, huy động nhiều nguồn lực xã hội đầu tư cho GD-ĐT. Chủ trương giao lưu với thế giới, hòa nhập với thời đại trên nền tảng thực tiễn của đất nước, truyền thống tốt đẹp của dân tộc để xây dựng nền giáo dục tiến tiến, trong đó xây dựng ĐNTT ngành GD-ĐT đáp ứng yêu cầu phát triển là vấn đề then chốt.

Trên cơ sở quan điểm mới về GD-ĐT, cơ chế chính sách của nhà nước đã hướng đến những vấn đề cơ bản: Đẩy mạnh đào tạo trên đại học, nhanh chóng hình thành đội ngũ chuyên gia đầu ngành có trình độ cao, trước hết là trong các ngành KH- CN mũi nhọn. Mở rộng đào tạo cán bộ khoa học ở ngoài nước và các hình thức "du học tại chỗ" bằng nhiều nguồn kinh phí khác nhau. Dành sự đầu tư ngân sách thích đáng, lựa chọn những người ưu tú gửi đi học tập, nghiên cứu với số lượng đông ở những nước có trình độ KH-CN, GD-ĐT phát triển trên thế giới. Có chính sách cho những người có khả năng tự đài thọ được đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài.

Trong công tác đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý, Đảng chủ trương đa dạng hóa các hình thức học tập và các loại hình đào tạo đại học; bảo đảm công bằng xã hội trong GD-ĐT nhằm đưa nhanh học vấn đại học đến với thanh niên và người lao động; mở rộng đào tạo trí thức các dân tộc thiểu số, trí thức nữ; nhanh chóng "đại học hóa" đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, các đại biểu Quốc hội, sỹ quan lực lượng vũ trang.

Đồng thời với mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo mới nguồn trí thức là chú trọng bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ ĐNTT hiện có, trước hết là bộ phận trí thức là cán bộ lãnh đạo và quản lý chủ chốt ở các cấp, các ngành, các giám đốc doanh nghiệp và cán bộ KH-CN ở các lĩnh vực mũi nhọn. Có cơ chế tuyển chọn, sàng lọc thích hợp để tạo động lực thúc đẩy ĐNTT tích cực, chủ động học tập, rèn luyện nâng cao kiến thức và năng lực sáng tạo.


Chủ trương gắn đào tạo nhân lực với việc phát hiện, bồi dưỡng nhân tài, mở rộng các hình thức trường chuyên, lớp chọn; củng cố các trung tâm đào tạo đại học chất lượng cao (quốc gia, vùng, khu vực) và trung học phổ thông để thực hiện đồng bộ các khâu phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng trẻ trong các lĩnh vực nhằm xây dựng và phát triển tiềm lực KH-CN, làm cho các ngành KH-CN đủ sức giải quyết những vấn đề cuộc sống đặt ra.

Giải pháp để xây dựng ĐNTT là xây dựng chiến lược đào tạo, bồi dưỡng trí thức, trong đó đặc biệt chú trọng xây dựng và thực hiện bồi dưỡng nhân tài. Từng bước xây dựng quy hoạch tổng thể và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng ĐNTT gắn với nhu cầu các vùng lãnh thổ, nhất là vùng núi; chú ý bảo đảm cơ cấu ngành nghề hợp lý, tỷ lệ giữa chuyên gia từng ngành và chuyên gia liên ngành phù hợp. Điều chỉnh cơ cấu ngành đào tạo, trong đó ưu tiên đào tạo trí thức thuộc các nhóm ngành KH- CN mũi nhọn, phục vụ cho các bước phát triển rút ngắn, đi tắt đón đầu, như điện tử, tin học, công nghệ thông tin... Đẩy mạnh việc đào tạo cán bộ một cách đồng bộ về những ngành công nghệ cần ưu tiên phát triển. Tăng cường lực lượng cán bộ trẻ, không ngừng bổ sung lực lượng cho các cơ quan nghiên cứu và triển khai. Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ KHXH, cán bộ quản lý kinh tế, cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ giáo dục, điều hành kinh doanh,... có trình độ cao.

Để khắc phục tình trạng hẫng hụt đội ngũ chuyên gia, trí thức đầu ngành trước sự phát triển của KT-XH đất nước, Đảng và Nhà nước chủ trương gấp rút đào tạo cán bộ đầu đàn, các tổng công trình sư cho các ngành công nghệ then chốt, bồi dưỡng và tạo điều kiện cho các chuyên gia có trình độ vào làm việc tại các cơ quan và tổ chức quốc tế, các trung tâm KH-CN mạnh ở các nước phát triển.

Trong xác định cơ cấu đào tạo, khắc phục tư duy chủ quan, duy ý chí, nhận thức phiến diện, cho rằng cần tập trung đầu tư phát triển các ngành mũi nhọn, công nghệ cao, công nghệ sạch, công nghệ thông tin là có sức mạnh vạn năng đưa nước ta ―đi tắt đón đầu‖, để mau chóng thoát ra khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, dẫn đến sự tập trung phát triển quá mức việc đào tạo nhân lực cho các ngành công nghệ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022