Chính sách đào tạo và sử dụng trí thức Việt Nam trong thời kỳ đổi mới 1986 - 2008 - 2


Chương I


TỔNG QUAN


1. Quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng đội ngũ trí thức là nội dung thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tổ chức và cá nhân

Xây dựng ĐNTT có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, thu hút sự quan tâm của nhiều tổ chức, cơ quan và cá nhân các nhà khoa học. Công tác xây dựng ĐNTT gồm nhiều khâu, nhiều bước với nhiều nội dung, biện pháp, cách thức khác nhau. Tại các văn kiện quan trọng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhiều lần khẳng định trí thức là nguồn động lực quan trọng đối với sự phát triển; khẳng định rò các quan điểm, chủ trương mới về công tác trí thức, chính sách đào tạo và bồi dưỡng, trọng dụng, trọng đãi và tôn vinh trí thức, nhân tài.

Cùng với đổi mới (1986), và khi Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991), công tác xây dựng ĐNTT là vấn đề được đặc biệt quan tâm. Các cơ quan tham mưu của Trung ương Đảng đã triển khai các chương trình, đề tài khoa học nghiên cứu và một số lần có tờ trình, xây dựng đề án về trí thức để Trung ương ra nghị quyết về vấn đề này. Nhưng do còn nhiều vấn đề chưa có sự đồng thuận, hoặc chưa đồng thuận cao nên đến năm 2008, nghị quyết về xây dựng ĐNTT mới ra đời. Các quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác này được thể hiện trong các văn kiện về GD-ĐT, KH-CN, về công tác cán bộ, về xây dựng hệ thống chính trị, phát huy dân chủ, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,...

Do vai trò và vị trí của trí thức đối với sự phát triển của đất nước, vấn đề ĐNTT được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm trên các chiều cạnh và mức độ khác nhau. Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hóa, phát triển kinh tế tri thức đang là xu thế của thời đại, vấn đề trí thức và xây dựng ĐNTT càng được các quốc gia, nhiều ngành khoa học quan tâm. Đã có nhiều đề tài khoa học, sách chuyên khảo, kỷ yếu hội thảo, luận án, luận văn, bài viết trên báo, tạp chí đề cập đến chính sách đào tạo


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

và sử dụng trí thức Việt Nam trong thời kỳ đổi mới được công bố. Nhiều tác giả đã nghiên cứu, phân tích, làm rò quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng, phát huy tiềm năng ĐNTT trong các thời kỳ lịch sử, đặc biệt là trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. Đã có nhiều công trình nghiên cứu sâu về các nhóm trí thức đặc thù, như trí thức nữ, trí thức dân tộc thiểu số, trí thức KH-CN, trí thức ngành khoa học xã hội (KHXH), trí thức ngành GD-ĐT,... với nhiều cấp độ, từ nhiều hướng tiếp cận, như chính tn học, chủ nghĩa xã hội (CNXH) khoa học, xây dựng đảng, triết học, lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, xã hội học... Sau đây, chúng tổi xin trình bày các công trình theo nhóm vấn đề liên quan:

Các công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp tới vấn đề quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các nhà khoa học trong nước về xây dựng và phát huy vai trò, tiềm năng trí tuệ của trí thức và thực trạng ĐNTT Việt Nam:

Chính sách đào tạo và sử dụng trí thức Việt Nam trong thời kỳ đổi mới 1986 - 2008 - 2

Trung tâm UNESCO Phổ biến kiến thức văn hóa giáo dục cộng đồng - Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam (2005), Trí thức Việt Nam xưa và nay, Nhà xuất bản (NXB) Văn hóa -Thông tin, Hà Nội. Đây là công trình công phu, tập hợp bài nói, bài viết về trí thức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một số nhà lãnh đạo và nhà khoa học, giới thiệu một cách sinh động về trí thức Việi Nam từ truyền thống đến hiện đại thông qua cuộc đời và sự nghiệp các nhân sỹ, trí thức, văn nghệ sỹ, có nhiều cống hiến, đóng góp đối với sự phát triển của đất nước trên nhiều lĩnh vực, nhất là trong sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là những trí thức tiêu biểu, những danh nhân đã được xã hội ghi nhận, tôn vinh.

Đỗ Mười (1995), Trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới và xây dựng đất nước, NXB Chính trị quốc gia (CTQG), Hà Nội, gồm những bài nói, bài viết của đồng chí nguyên Tổng Bí thư về trí thức và công tác xây dựng ĐNTT; GS Phạm Tất Dong chủ biên (1995), Trí thức Việt Nam - thực tiễn và triển vọng, NXB CTQG, Hà Nội; TS Nguyễn Thanh Tuấn (1998), Một số vấn đề về trí thức Việt Nam, NXB


CTQG, Hà Nội; PGS, TS Nguyễn Văn Khánh, TS Nguyễn Quốc Bảo (2001), Một số vấn đề về trí thức Việt Nam, NXB Lao động, Hà Nội; PGS, TS Nguyễn Văn Khánh chủ biên (2001), Trí thức với Đảng - Đảng với trí thức trong sự nghiệp giải phóng và xây dựng đất nước, NXB Thông tấn, Hà Nội; Nguyễn Đắc Hưng (2005), Trí thức Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước, NXB CTQG, Hà Nội; Nguyễn Trần Bạt (2005), Cải cách và sự phát triển, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội; Lê Quang Quý (2006), Trí thức ngành kiến trúc trong thời kỳ đổi mới, NXB CTQG, Hà Nội; TS Đỗ Thị Thạch (2005), Phát huy nguồn lực trí thức nữ Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB CTQG, Hà Nội; Nguyễn Đắc Hưng (2008), Trí thức Việt Nam tiến cùng thời đại, NXB CTQG, Hà Nội; Nguyễn An Ninh (2008), Phát huy tiềm năng trí thức khoa học xã hội Việt Nam, NXB CTQG, Hà Nội,...

Một số công trình đã nêu các khái niệm về trí thức, ĐNTT; Vị trí, vai trò của ĐNTT trong sự phát triển của xã hội. Các công trình nêu khái quát quá trình hình thành và phát triển của trí thức Việt Nam trong tiến trình lịch sử dân tộc, đặc biệt là trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Những đóng góp của ĐNTT cách mạng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng được phản ánh khá sinh động, chân thực trong các công trình. Đồng thời, cũng nêu những vấn đề, yêu cầu thực tiễn đặt ra đối với ĐNTT Việt Nam và phương hướng, giải pháp phát triển ĐNTT trong tiến trình CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.

Các công trình cũng nêu một số đặc điểm, thực trạng tình hình ĐNTT Việt Nam trong thời kỳ đổi mới về trình độ chuyên môn, cơ cấu ngành nghề, độ tuổi, giới tính, sự phân bố của trí thức trong các ngành khoa học, các vùng miền, các thành phần kinh tế, các lĩnh vực hoạt động; chỉ ra những ưu điểm, tiềm năng, thế mạnh và những hạn chế của ĐNTT Việt Nam. Các tác giả cũng gợi mở một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác xây dựng ĐNTT , phát huy cao độ


vai trò của trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, từng bước xây dựng nền kinh tế tri thức.

Các công trình nghiên cứu liên quan vấn đề Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng trí thức khá phong phú, đáng chú ý là: Nghiêm Đình Vỳ - Nguyễn Đắc Hưng (2002), Phát triển giáo dục - đào tạo nhân tài, NXB CTQG, Hà Nội; Ban Khoa giáo Trung ương, Giáo dục - đào tạo trong thời kỳ đổi mới: Chủ trương, thực hiện, đánh giá; TS Lê Hồng Phúc (2006), Bàn về đào tạo tiến sỹ ở Việt Nam, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội; Nguyễn Thế Long (2006), Đổi mới tư duy, phát triển giáo dục Việt Nam trong cơ chế thị trường, NXB Lao động, Hà Nội; Phan Ngọc Liên (2007), Đảng Cộng sản Việt Nam với sự nghiệp giáo dục đào tạo, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội,...

Trước khi bàn về quan điểm, đường lối của Đảng, chủ trương chính sách của Nhà nước đối với công tác xây dựng ĐNTT trong thời kỳ đổi mới, các công trình nghiên cứu đã làm rò truyền thống lịch sử văn hiến của dân tộc Việt Nam, lịch sử giáo dục Việt Nam qua các thời đại. Qua đó cho thấy những yếu tố truyền thống và những tác động từ công tác GD-ĐT đến đặc điểm, xu hướng phát triển của trí thức Việt Nam. Các công trình cũng đề cập khá sâu về một số vấn đề liên quan đến nguồn trí thức Việt Nam - một yếu tố có ý nghĩa quyết định tới đặc điểm ĐNTT nước ta trong thời kỳ đổi mới; chỉ rò nhiệm vụ của giáo dục Việt Nam trong tiến trình CNH, HĐH. Nhiều công trình đã hệ thống hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về GD-ĐT, phân tích những thời cơ và thách thức, những yếu tố tác động tích cực và tiêu cực đến công tác đào tạo, bồi dưỡng trí thức trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đặc biệt từ khi Việt Nam là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), mở cửa dịch vụ giáo dục.

Một số công trình bàn về vấn đề phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài, tài năng trẻ, nêu thực trạng và một số giải pháp để phát hiện, bồi dưỡng, phát huy tiềm năng sáng tạo của trí thức tài năng, nhân tài trong điều kiện kinh tế thị


trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), hội nhập quốc tế. Các tác giả cũng giới thiệu những kinh nghiệm hay về tổ chức, quản lý GD-ĐT, đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao ở một số quốc gia trên thế giới; giới thiệu những nhân tố mới, mô hình điển hình về đầu tư nhân lực, cơ sở vật chất cho sự nghiệp GD-ĐT, xã hội hóa giáo dục, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực ở một số địa phương, cơ sở trong thời kỳ đổi mới. Đề cập những vấn đề đặt ra đối với việc sử dụng trí thức, hạn chế hiện tượng ―chảy chất xám‖,...

Các công trình về xây dựng ĐNTT từ góc độ phát triển nền kinh tế tri thức, các ngành mũi nhọn, nguồn nhân lực trình độ cao:

GS,TSKH Vũ Đình Cự và PGS, TS Trần Xuân Sầm chủ biên (2005), Lực lượng sản xuất mới và kinh tế tri thức, NXB CTQG, Hà Nội; Nhiều tác giả Việt Nam và nước ngoài (2005), Ai sở hữu kinh tế tri thức?, NXB CTQG, Hà Nội; Trường Đại học Lao động Xã hội (2005), Giáo trình Nguồn nhân lực, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội,....

Các công trình khẳng định nền kinh tế tri thức, kinh tế trí tuệ hình thành và phát triển là tất yếu lịch sử, phân tích sự tác động của kinh tế tri thức đối với sự phát triển của Việt Nam và cơ hội cho các nước đang tiến hành CNH, HĐH như Việt Nam. Nêu rò vai trò của ĐNTT đối với tiến trình CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở nước ta; phân tích những mối quan hệ chính trị xung quanh vấn đề bản quyền, quyền sở hữu trí tuệ; mối quan hệ giữa các nước, nhất là Mỹ đối với các nước về vấn đề sở hữu trí tuệ; những vấn đề đặt ra trên lĩnh vực phát triển thị trường KH-CN, thị trường lao động KH-CN,...

Các công trình nghiên cứu về chủ trương đổi mới, cơ chế chính sách quản lý, đầu tư phát triển KH-CN: TSKH Phan Xuân Dũng (Chủ biên) (2004), Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, NXB CTQG, Hà Nội; TSKH Phan Xuân Dũng và TS Hồ Thị Mỹ Duệ (2006), Về đổi mới quản lý và hoạt động


các tổ chức khoa học - công nghệ theo cơ chế doanh nghiệp, NXB CTQG, Hà Nội,...

Các tác giả nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của các tổ chức nghiên cứu và phát triển công nghệ ở Việt Nam, chỉ ra tác động của đổi mới cơ chế, chuyển đổi các tổ chức này sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với việc phát huy năng lực sáng tạo của ĐNTT, lao động, việc làm, tiền lương; kinh nghiệm của các nước trong việc nhập khẩu công nghệ gắn với phát triển nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ trong nước, nêu những giải pháp chuyển đổi các tổ chức KH- CN sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp và tác động tích cực của mô hình quản lý doanh nghiệp đối với xây dựng và phát huy vai trò của ĐNTT trong tiến trình CNH, HĐH đất nước. Giới thiệu một số kết quả ứng dụng KH-CN từ năm 1986 đến 2008, tình hình đầu tư phát triển KH-CN và nêu một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả chuyển giao công nghệ; phát huy vai trò của ĐNTT, nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình chuyển giao, tiếp nhận thành tựu KH-CN của thế giới.

Xây dựng ĐNTT cũng là một chủ đề trên các diễn đàn khoa học: Tạp chí báo viết, báo điện tử, hội thảo. Trên các tạp chí, báo viết, báo điện từ có nhiều bài viết về thực trạng ĐNTT Việt Nam, nêu những ý kiến, đề xuất giải pháp xây dựng ĐNTT Việt Nam lớn mạnh làm tiền đề cho công cuộc chấn hưng đất nước, nâng cao tiềm lực quốc gia. Đặc biệt, Hội thảo về phát huy nguồn lực trí thức Việt kiều, do ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, có nhiều bài viết của trí thức Việt kiều, nêu kiến nghị nhằm phát huy tiềm năng trí thức kiều bào đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam.

Tạp chí khoa học và Tổ quốc phối hợp với Báo điện tử Vỉetnamnet thực hiện diễn đàn Trí thức Việt Nam mạnh hay yếu, thu hút đồng đảo các học giả tham gia trao đổi, nêu ra và tranh luận xung quanh khái niệm trí thức, những thành tố để nhận diện trí thức trong thời đại bùng nổ KH-CN hiện nay; trao đổi xung quanh nhận định trí thức nước nhà mạnh hay yếu, đặc điểm, xu hướng phát triển của trí thức


Việt Nam hiện nay, chỉ ra những hạn chế, yếu kém của trí thức trước yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.

Trong quá trình các cơ quan tham mưu Trung ương xây dựng Đề án về công tác trí thức để trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá X ra nghị quyết chuyên đề về công tác xây dựng ĐNTT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế (2008), trên các diễn đàn, tại nhiều cuộc hội thảo, hội nghị, các cuộc tiếp xúc giữa lãnh đạo Đảng, Nhà nước với trí thức, văn nghệ sỹ tiêu biểu, đã có những cuộc trao đổi cởi mở, sôi nổi, dân chủ, thẳng thắn trên nhiều chiều cạnh về sự lãnh đạo của Đảng, chủ trương chính sách của Nhà nước đối với trí thức.

Đã có một số luận án đề cập xung quanh vấn đề trí thức, công tác xây dựng ĐNTT trong thời kỳ đổi mới, đáng chú ý là: Phát huy nguồn lực trí tuệ trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay của Bùi Thi Ngọc Lan, chuyên ngành CNXH khoa học, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2000; Phát huy tiềm năng của trí thức khoa học xã hội trong công cuộc đổi mới ở nước ta của Nguyễn An Ninh, chuyên ngành CNXH khoa học, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2000; Phát huy vai trò của trí thức ngành y tế Việt Nam trong công cuộc đổi mới của Nguyễn Thị Hoà Bình, chuyên ngành CNXH khoa học, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, 2006,...

Các tác giả đã làm rò khái niệm trí tuệ và nguồn lực trí tuệ, nêu thực trạng và xu hướng phát triển của nguồn lực trí thức; những thành tựu, hạn chế chủ yếu và phương hướng, giải pháp cơ bản về đào tạo, bồi dưỡng và phát huy tiềm năng trí tuệ của ĐNTT trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Làm rò đặc điểm, ưu điểm, nhược điểm của trí thức Việt Nam, nhất là trong thời kỳ đổi mới, CNH, HĐH đất nước: Trình độ chuyên môn, sự hiểu biết, nhân cách, lương tri. Nêu yêu cầu phát huy tiềm năng của ĐNTT: Khơi dậy, sử dụng và phát triển các nguồn lực của đội ngũ này. Khẳng định trí thức đã và đang góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH, sự ổn định chính trị trong sự nghiệp đổi mới. Đề xuất một số giải pháp xây dựng, phát huy nguồn lực trí thức trong thời kỳ mới.


Xây dựng ĐNTT là chủ đề lớn, đã có nhiều chương trình, đề tài các cấp nghiên cứu, khảo sát về trí thức và những vấn đề liên quan: Trong thời kỳ đổi mới đã có 2 chương trình KH-CN cấp Nhà nước nghiên cứu về ĐNTT:

- Đề tài khoa học cấp nhà nước KX 04.06 do GS Phạm Tất Dong chủ nhiệm tiến hành nghiên cứu trong các năm 1992-1995. Những nội dung cốt yếu của đề tài in thành sách Trí thức Việt Nam- Thực tiễn và triển vọng (1995), NXB CTQG, Hà Nội.

- Đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước, mã số ĐTĐL 2003-27: Đổi mới chính sách đối với trí thức khoa học - công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước do GS, TSKH Nguyễn Hữu Tăng làm chủ nhiệm, Ban Khoa giáo Trung ương là cơ quan chủ trì. Đề tài được thực hiện trong các năm 2003- 2005.

Các đề tài đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà khoa học và lãnh đạo thực tiễn ở nhiều cơ quan nghiên cứu khoa học, các ban, ngành Trung ương và địa phương. Các đề tài đã phân tích, đánh giá sâu sắc những chính sách của Đảng đối với trí thức trên lĩnh vực KH-CN trong thời kỳ đổi mới. Quá trình triển khai các Đề tài cũng là những dịp để trí thức bày tỏ nguyện vọng, mong muốn của mình với Đảng và Nhà nước về những vấn đề liên quan thiết thực tới sự phát triển của ĐNTT. Kết quả nghiên cứu của các đề tài đã hình thành cơ sở lý luận và thực tiễn, cung cấp luận cứ khoa học để Đảng và Nhà nước đề ra chủ trương, chính sách về công tác xây dựng ĐNTT trong thời kỳ mới.

Một số đề tài cấp bộ, cấp cơ sở cũng được các cơ quan khoa học triển khai: Đề tài cấp bộ Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. đối với trí thức nước ta hiện nay, do Viện Xây dựng Đảng, Học viện CTQG Hồ Chí Minh chủ trì, đã khái quát quá trình đổi mới nội dung, cách thức lãnh đạo của Đảng đối với trí thức trong thời kỳ đổi mới. Đề tài cấp cơ sở Phát huy vai trò đội ngũ trí thức các cơ quan Trung ương trên địa bàn Hà Nội trong công cuộc xây dựng Thủ đô

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022