Đội Ngũ Trí Thức Trong Tiến Trình Cách Mạng Việt Nam (Từ Năm 1945 Đến Năm 1986)


Trong quá trình vận động cách mạng, chuẩn bị mọi mặt tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám năm 1945, Đảng nhấn mạnh vai trò quan trọng của giới trí thức, kêu gọi trí thức đoàn kết cùng giai cấp công nhân và nông dân giành quyền có công ăn việc làm để phát triển tài học của mình. Đảng nêu rò nhiệm vụ phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, đưa trí thức lên mặt trận đấu tranh chống đế quốc phát xít.

Khẳng định vai trò của trí thức với sự nghiệp cách mạng và chính sách với trí thức, năm 1943, trong Đề cương văn hóa Việt Nam nêu rò đường lối xây dựng nền vẫn hóa Việt Nam mang tính dân tộc, khoa học và đại chúng, xác định văn hoá là một mặt trận đấu tranh, chống chính sách văn hoá nô dịch của thực dân và văn hoá phong kiến. Đó là kim chỉ nam, định hướng cho trí thức con đường đi tới trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Trí thức Việt Nam đã tham gia đấu tranh trên mặt trận văn hoá, đóng góp trực tiếp vào thắng lợi chung của dân tộc trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Ngay khi giành được độc lập, Nhà nước Việt Nam đã chú trọng tập hợp, rèn luyện, xây dựng ĐNTT cách mạng để xây dựng chế độ mới. Điều đó thể hiện rất rò trong thành phần chính quyền dân chủ nhân dân những ngày mới thành lập có những trí thức từng tham gia chế độ cũ. Trong cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954), văn hóa là một trong những mặt trận đấu tranh quan trọng. Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ hai (7-1948) Tổng Bí thư Trường - Chinh đã có báo cáo Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam, khẳng định tính giai cấp của văn hóa, sự chi phối của chính trị đối với văn hóa, nêu rò vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với văn hóa. ĐNTT, văn nghệ sỹ đã sát cánh cùng các tầng lớp nhân dân, chiến đấu trên các mặt trận, đóng góp phần mình vào thắng lợi của cuộc kháng chiến.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, đất nước tạm thời chia làm 2 miền. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, quá độ lên CNXH. Công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc không thể thành công nếu thiếu trí thức, Đảng công bố


Chính sách của Đảng Lao động Việt Nam đối với trí thức trên báo Nhân Dân ngày 29-8-1957, nêu rò quan điểm của Đảng về công tác trí thức, khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của trí thức trong công cuộc xây dựng đất nước và vạch ra nhiệm vụ xây dựng ĐNTT của Đảng. Đảng chỉ rò: "Trí thức là một vốn quý của dân tộc. Không có trí thức hợp tác với công nông thì cách mạng không thể thành công và sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam mới sẽ không hoàn thành được..." [130].

Trong điều kiện đất nước khó khăn, Đảng và Nhà nước tạo điều kiện cần thiết, có chính sách đãi ngộ phù hợp với điều kiện của đất nước để trí thức phát huy vai trò của mình, từng bước xây dựng ĐNTT lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu phát triển:

―Đảng rất quý mến trí thức và hết lòng, hết sức tạo điều kiện cho trí thức công tác và học tập, phát huy tài năng của mình để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân ngày càng thêm đắc lực‖ [130]. Đảng khẳng định chính sách cơ bản đối với trí thức là đãi ngộ xứng đáng với những đóng góp của trí thức và phù hợp với khả năng của nước nhà, quan tâm chăm lo đời sống và tạo điều kiện làm việc để trí thức có thể hoàn thành nhiệm vụ, đóng góp sức mình vào sự nghiệp cách mạng chung. Đồng thời, động viên trí thức nêu cao tinh thần đồng cam cộng khổ với nhân dân lao động và chiến đấu .

Nêu rò chính sách trọng dụng, tạo điều kiện để trí thức phát huy năng lực sáng tạo, góp phần vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Sử dụng trí thức theo đúng tài năng, sắp xếp công tác hợp lý, theo nguyên tắc có đức, có tài - có chức, có quyền. Bảo đảm cho trí thức phương tiện làm việc cần thiết, đãi ngộ trí thức một cách đúng đắn và phù hợp với khả năng của Nhà nước [130].

Đoàn kết, tập hợp rộng rãi trí thức trong Mặt trận dân tộc thống nhất là một nội dung trọng tâm của công tác xây dựng ĐNTT cách mạng. Khẳng định đoàn kết, phát huy vai trò của trí thức trong sự nghiệp cách mạng là quan điểm xuyên suốt, mang tính chiến lược lâu dài, cả trong sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc và xây

Chính sách đào tạo và sử dụng trí thức Việt Nam trong thời kỳ đổi mới 1986 - 2008 - 4


dựng CNXH của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Đoàn kết tầng lớp trí thức thành một đội ngũ vững mạnh, từng bước có tổ chức của mình, là một bộ phận trong Mặt trận dân tộc thống nhất là chủ trương xuyên suốt của Nhà nước trong thời kỳ chiến tranh. Trong quá trình chuẩn bị mọi mặt tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám, Đảng chủ trương tập hợp hết thảy mọi giai cấp, tầng lớp nhân dân lên mặt trận đấu tranh, trong đó trí thức là lực lượng quan trọng. Chương trình Việt Minh kêu gọi: Các bậc trí thức, văn nhân hãy đoàn kết thành lực lượng "văn hóa cứu quốc". Để tập hợp tầng lớp trí thức vào tổ chức chính trị - xã hội trong Mặt trận dân tộc thống nhất, giúp trí thức thể hiện dứt khoát sự lựa chọn. Hội Văn hóa Cứu quốc ra đời, tập hợp đông đảo trí thức văn nghệ sỹ vào hàng ngũ quần chúng cách mạng.

Sau Cách mạng tháng Tám, đã có chính sách đoàn kết, tập hợp trí thức vào Mặt trận dân tộc thống nhất nhằm hình thành ĐNTT đủ sức đáp úng yêu cầu của cuộc kháng chiến. Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh: Đảng phải thu nạp những nhà trí thức có tài và phải tìm việc làm cho tất cả những nhà trí thức. Ngày 22-7- 1946, Đảng Xã hội Việt Nam ra đời. Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, trở thành trung tâm vận động trí thức tham gia sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Năm 1948, Hội Văn nghệ ra đời; năm 1957 đổi tên thành Liên hiệp các Hội VH-NT Việt Nam. Tiếp đó nhiều hội chuyên ngành ra đời. Các hội trí thức đã góp phần động viên, phát huy tài năng của giới trí thức phục vụ sự nghiệp cách mạng chung của dân tộc

Với đường lối cách mạng đúng đắn và công tác vận động trí thức được đặc biệt coi trọng, Đảng và Nhà nước đã tập hợp ĐNTT đông đảo, động viên trí thức hăng hái tham gia kháng chiến, trong đó có nhiều nhân sỹ, trí thức từng phục vụ chế độ cũ. Đi theo tiếng gọi của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều trí thức Việt Nam ở nước ngoài đã trở về nước, lên chiến khu, chịu đựng gian khổ hy sinh, trực tiếp tham gia kháng chiến, cống hiến tài năng của mình cho sự nghiệp kháng chiến kiến quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: ―Chúng ta có quyền tự hào rằng: Những người lao động trí óc ở Việt Nam đều đứng trong hàng ngũ kháng chiến"


Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giới trí thức hai miền Nam - Bắc thể hiện tình thần yêu nước và lập trường tiến bộ, nêu cao ý chí kiên cường, khắc phục khó khăn, đóng góp tài năng, trí tuệ và xương máu vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập, tự do và CNXH.

Thực hiện đường lối cách mạng XHCN, tuyệt đại bộ phận trí thức, lao động trí óc miền Bắc trong biên chế nhà nước, đứng trong hàng ngũ các đoàn thể nhân dân, là đoàn viên Công đoàn và đã trở thành một bộ phận của giai cấp công nhân.

Bước vào thời kỳ đất nước thống nhất, cả nước cùng xây dựng CNXH, trí thức đã góp phần đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, đưa các tiến bộ KH-KT vào sản xuất. Năm 1983, Liên hiệp các Hội KH-KT Việt Nam thành lập. Liên hiệp các Hội KH-KT Việt Nam thành lập và Liên hiệp các Hội VH- NT Việt Nam và các hội trí thức không ngừng phát triển về tổ chức, đoàn kết, tập hợp rộng rãi trí thức tham gia.

Sang thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước càng coi trọng vai trò và vị trí chính trị, xã hội của các hội trí thức, quan tâm xây dựng và phát triển các hội. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, các hội từng bước kiện toàn tổ chức và đổi mới hoạt động, bảo đảm tính chất là những tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp độc lập, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây đựng và bảo vệ đất nước.

Trong đường lối đổi mới toàn diện đất nước, chủ trương ―cởi trói‖ các hoạt động sáng tạo của Đảng đã thổi luồng gió mới, thúc đẩy ĐNTT văn nghệ sỹ phát huy tài năng sáng tạo của mình. Đặc biệt, Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị và ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với trí thức văn nghệ sỹ cuối năm 1987 đã mở đường cho hoạt động sáng tác phát triển, khích lệ mạnh mẽ giới trí thức, văn nghệ sỹ lao động sáng tạo, đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động VH-NT.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, bên cạnh việc mở cửa trở lại một số trường đại học có từ trước, Đảng và Nhà nước mở một số trường đại học và chuyên


nghiệp mới để đào tạo nguồn trí thức: Trường Đại học Y - Dược tại Việt Bắc, Đại học dự bị Vẫn khoa ở Thanh Hóa và một số trường chuyên nghiệp ở Phú Thọ, lập Khu học xá ờ Nam Ninh (Trung Quốc).

Sau năm 1954, cùng với đẩy mạnh phong trào bình dân học vụ, xóa mù chữ, phát triển giáo dục phổ thông, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm phát triển giáo dục đại học, đào tạo nhân tài. Một số trường đại học ở miền Bắc mở cửa trở lại và mở thêm trường đại học và trung học chuyên nghiệp mới: Đại học Tổng hợp, Đại học Bách khoa,... để đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp đấu tranh thống nhất Tổ quốc và xây dựng đất nước.

Trong giai đoạn thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), công tác đào tạo đại học và chuyên nghiệp được mở rộng với quy mô lớn. Đến năm học 1964-1965, nước ta đã có 16 trường đại học, với tổng số 26.100 sinh viên học tập; 128 trường trung học với 95.400 học sinh [53, tr.70].

Trong những năm 1965 - 1975, trong điều kiện vừa sản xuất vừa trực tiếp chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, bảo vệ miền Bắc, công tác đào tạo đại học tiếp tục được duy trì và phát triển. Đến năm 1975, miền Bắc có 41 trường, phân hiệu đại học, gấp 10,3 lần so với năm 1955. Năm học 1974-1975, các trường tuyển mới 12.025 sinh viên, gấp 18,6 lần năm học 1955-1956. Tổng số sinh viên được đào tạo tại các trường là 55.701 người, gấp 47 lần so với năm học 1955- 1956 [53]. Sau ngày đất nước thống nhất năm 1975, cả nước có 57 trường đại học, 186 trường trung học chuyên nghiệp và 53 viện nghiên cứu khoa học [152, tr. 251].

Bên cạnh đó, để khắc phục tình trạng trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý còn nhiều hạn chế, công tác bổ túc văn hoá được đẩy mạnh. Đảng và Nhà nước đã mở các trường bổ túc văn hóa công nông và phổ thông lao động, nâng cao trình độ cho nhân dân lao động, tạo nguồn để ngày càng có đông đảo công nông và bộ đội được vào học các trường đại học ở trong nước và đi học ở nước ngoài. Nhiều người được đào tạo qua các trường bổ túc văn hóa công nông, phổ


thông lao động, sau này trở thành cán bộ lãnh đạo, cán bộ khoa học tài năng, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Sau 1975, trong điều kiện đất nước vừa ra khỏi cuộc chiến tranh khốc liệt, hậu quả nặng nề, Đảng và Nhà nước đã khắc phục khó khăn để duy trì và phát triển sự nghiệp GD-ĐT, trong đó chú trọng giáo dục đại học và trên đại học. Thực hiện Nghị định 224/TTg ngày 24-5-1976 do Thủ tướng Chính phủ ban hành, công tác đào tạo nghiên cứu sinh trong nước được triển khai. Trong thời kỳ xây dựng CNXH và những năm đầu đổi mới, công tác đào tạo sau đại học (tiến sỹ, phó tiến sỹ) ở trong nước từng bước phát triển về quy mô, cơ sở đào tạo và chuyên ngành. Đến năm 1990, cả nước có 77 cơ sở đào tạo sau đại học. Trong 10 năm (1983-1992), tổng số tuyển sinh vào các cơ sở đào tạo trong cả nước là 2.207 nghiên cứu sinh [57].

Trong những năm đầu bắt tay vào thực hiện đường lối đổi mới, số lượng sinh viên đã tăng lên đáng kể. Năm học 1989-1990, tại các trường đại học trong cả nước có 136.087 sinh viên theo học [58].

Cùng với đẩy mạnh GD-ĐT trong nước, Đảng ta đặc biệt chú trọng gửi học sinh ra nước ngoài học tập, tiếp thu các thành tựu văn hóa, KH-KT của thế giới. Ngay từ thời dựng Đảng, nhiều thanh niên được gửi đi học ở Trường Đại học Phương Đông, dự học các lớp đào tạo về lý luận chính trị, quân sự ở Liên Xô, Trung Quốc, sau đó trở về nước hoạt động.

Sau ngày đất nước độc lập, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm việc cử thanh niên, học sinh ra nước ngoài học tập. Ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư tới Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, đặt vấn đề đưa học sinh Việt Nam sang Mỹ học tập, trong thư viết:

Nhân danh Hội Văn hóa Việt Nam, tôi xin được bày tỏ nguyện vọng của Hội, được gửi một phái đoàn khoảng năm mươi thanh niên Việt Nam sang Mỹ với ý định một mặt thiết lập những mối quan hệ văn hóa thân thiết với thanh niên Mỹ, và mặt


khác để xúc tiến việc tiếp tục nghiên cứu về kỹ thuật, nông nghiệp cũng như các lĩnh vực chuyên môn khác‖.

Tiếc rằng khi đó, Chính phủ Mỹ đã bỏ lỡ cơ hội thiết lập quan hệ về văn hóa, giáo dục với Việt Nam nên việc đưa học sinh sang Mỹ học tập không được thực hiện.

Giữa những năm tháng cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đầy khó khăn gian khổ, với tầm nhìn chiến lược, Đảng và Nhà nước đã gửi nhiều du học sinh sang Liên Xô, Trung Quốc học tập, ngay sau khi ta thiết lập quan hệ ngoại giao. Sau đó mở rộng ra các nước XHCN và một số nước khác. Số lượng học sinh, sinh viên được cử đi học tập ở nước ngoài ngày càng lớn, ở các cấp học trung học chuyên nghiệp, đại học và sau đại học.

Trong những năm 1980-1990, trung bình hằng năm có 2.400 sinh viên, nghiên cứu sinh, thực tập sinh dự các khóa đào tạo ở các nước XHCN; trên 200 thực tập sinh đi đào tạo ở Pháp, Hà Lan, Bỉ, Ôxtrâylia, Thái Lan, Mỹ. Tổng số người gửi đi đào tạo ở nước ngoài từ năm 1951 đến năm 1990 là 51.999 người, bao gồm sinh viên, nghiên cứu sinh, thực tập sinh, đi học ở 12 nước XHCN và một số nước khác [20],

Trong tổng số người được cử đi đào tạo tại các nước, 90% là học tập, đào tạo ở Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu. Số người được gửi đi đào tạo tại Liên Xô chiếm trên 50 %. Từ năm 1951 đến 1986, có tổng số 27.021 lưu học sinh học tập tại Liên Xô. Trong đó, 3.245 nghiên cứu sinh, 2.989 thực tập sinh, 20.787 sinh viên đại học và học sinh chuyên nghiệp [23].

Tính đến cuối năm 1990, có hơn 6.500 phó tiến sỹ, 283 tiến sỹ tốt nghiệp ở nước ngoài về nước (chiếm 90% tổng số cán bộ có trình độ sau đại học); 34.000 cán bộ có trình độ đại học được đào tạo ở nước ngoài (chiếm 8,7% số cán bộ đại học được đào tạo trong chế độ xã hội mới) [20].


Nhìn lại suốt chặng đường lịch sử từ khi có chính quyền cách mạng cho đến trước năm 1986, những quan điểm đúng đắn của Đảng, Nhà nước về vai trò, vị trí của trí thức đã tạo cơ sở cho việc hoạch định chính sách đào tạo, xây dựng và phát huy vai trò của trí thức trong từng thời kỳ và mục tiêu xuyên suốt của sự nghiệp cách mạng. Mặt khác, sự trưởng thành và đóng góp ngày càng có hiệu quả của trí thức vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc đã đặt ra những yêu cầu mới cho việc đổi mới tư duy, quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công tác xây dựng ĐNTT.

2.1.2. Đội ngũ trí thức trong tiến trình cách mạng Việt Nam (từ năm 1945 đến năm 1986)

Đội ngũ trí thức từng bước trưởng thành, đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Dưới ách thống trị của thực dân phong kiến, với chính sách văn hóa nô dịch và ―ngu dân‖, giáo dục, truyền bá tri thức cũng trở thành một công cụ cai trị thực dân. Chính quyền thuộc địa rất hạn chế phát triển giáo dục cả về quy mô và trình độ, chỉ cho phép mở trường học ở mức độ hạn chế nhằm phục vụ cho bộ máy cai trị và thực hiện chính sách khai thác thuộc địa của chúng. Nhưng cùng với quá trình mở rộng khai thác thuộc địa là sự du nhập của văn hoá phương Tây, cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX tầng lớp trí thức Việt Nam dần dần hình thành với số lượng rất nhỏ bé, gồm các nhóm trí thức trẻ, nhà nho, giáo viên, nhà báo, học sinh, sinh viên và những người làm nghề tự do.

Là tầng lớp nhạy bén với cái mới, nhiều thanh niên trí thức đã sớm tham gia vào các hoạt động yêu nước, tiếp thu và truyền bá tư tưởng tiến bộ. Trong quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, chuẩn bị về tư tưởng cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc hướng mạnh vào thanh niên trí thức. Cũng từ đây, trí thức có sự phân hóa thành hai bộ phận, một bộ phận theo xu hướng cách mạng vô sản, một bộ phận tiếp tục đi theo lập trường tư sản. Với sự

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022