Chính sách đào tạo và sử dụng trí thức Việt Nam trong thời kỳ đổi mới 1986 - 2008 - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA LỊCH SỬ


ĐINH THỊ DUYỆT


CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG TRÍ THỨC VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986-2008)


Chuyên nghành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60 22 54


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LỊCH SỬ


2

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Văn Khánh




MỤC LỤC



Trang

MỞ ĐẦU

2

Chương 1:

TỔNG QUAN

8

Chương 2:

ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1986-1996

20

2.1.

Xây dựng đội ngũ trí thức và tình hình đội ngũ trí thức trước năm 1986

20

2.2.

Xây dựng đội ngũ trí thức trong những năm 1986 - 1996

35

2.3.

Đội ngũ trí thức từng bước trưởng thành, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp đổi mới (1986 – 1996)

62

Chương 3:

QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG VÀ CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐẨY MẠNH CNH-HĐH ĐẤT NƯỚC (1986- 2008)

78

3.1.

Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

78

3.2.

Xây dựng đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

88

3.3.

Vấn đề sử dụng đội ngũ trí thức phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

112

Chương 4:

KẾT QUẢ VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỦ YẾU TRONG ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC GIAI ĐOẠN (1986-2008)

131

4.1.

Kết quả xây dựng đội ngũ trí thức

131

4.2.

Một số kinh nghiệm chủ yếu

145

KẾT LUẬN


161

DANH MỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

164

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Chính sách đào tạo và sử dụng trí thức Việt Nam trong thời kỳ đổi mới 1986 - 2008 - 1


MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài


Trí thức là những người lao động trí óc, tinh hoa trí tuệ của mỗi dân tộc, mỗi thời đại, là bộ phận cấu thành nguồn nhân lực chất lượng cao, có vai trò đặc biệt đối với sự phát triển của mỗi quốc gia dân tộc.

Việt Nam có truyền thống coi trọng trí thức, nhân tài từ sâu trong lịch sử. Điều đó đã được khắc ghi trong văn bia tiến sỹ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám ngay từ thế kỷ XV: ―Hiền tài là nguyên khí quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh. Nguyên khí suy thì thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế, các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sỹ, vun trồng nguyên khí quốc gia là công việc cần kíp. Vì kẻ sỹ có quan hệ trọng đại với quốc gia như thế, cho nên được qúy chuộng không biết dường nào‖

Khi đất nước bước sang thời kỳ đổi mới, kế thừa và phát huy truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nhà nước ngày càng chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ trí thức về mọi mặt, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng trong điều kiện mới. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hơn lúc nào hết, vai trò quan trọng của trí thức ngày càng được khẳng định trong thực tiễn đất nước: Trong mọi thời đại, tri thức luôn là nền tảng của mọi tiến bộ xã hội, đội ngũ trí thức là lực lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức. Ngày nay cùng với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đội ngũ trí thức trở thành nguồn lực đặc biệt quan trọng, tạo nên sức mạnh của mọi quốc gia trong chiến lược phát triển[128, tr.81]. Vì vậy mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: ―Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh là trực tiếp nâng tầm trí tuệ, sức mạnh của đất nước, của Đảng và hệ thống chính trị [128, tr.155]


Là một quốc gia giàu tiềm năng trí tuệ nhưng cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa phát huy được tiềm năng sáng tạo của nguồn lực này, trình độ khoa học và công nghệ quốc gia vẫn bị tụt hậu so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, sở hữu trí tuệ của chúng ta còn rất thấp chưa xứng tầm với vị thế đất nước. Trên thực tế, quá trình lãnh đạo, xây dựng đội ngũ trí thức còn những yếu kém, khuyết điểm. Không ít cán bộ lãnh đạo chưa nhận thức đúng và đầy đủ vai trò của đội ngũ trí thức, chưa quan tâm đến nhiệm vụ xây dựng và phát huy tiềm năng trí tuệ của đội ngũ trí thức. Công tác vận động trí thức tuy đã được đổi mới nhưng nhiều nơi vẫn còn mang nặng tính hình thức, thiếu thiết thực, hiệu qủa thấp…Có thể thấy rằng sự, sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng đội ngũ trí thức còn chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng thời đại mới, vẫn còn thiếu nhiều vấn đề lý luận và thực tiến đặt ra cần được giải quyết. Tại Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X (tháng 6- 2008), Đảng ra nghị quyết chuyên đề về công tác xây dựng đội ngũ trí thức, chỉ rò những thành công, hạn chế, yếu kém, khẳng định rò quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và đề ra phương hướng, nhiệm vụ của công tác xây dựng đội ngũ trí thức, thể hiện tầm quan trọng và sự quan tâm đặc biệt của Đảng đối với công tác này.

Do vậy, đi sâu nghiên cứu quá trình của Đảng và Nhà nước xây dựng đội ngũ trí thức từ cùng với đổi mới bắt đầu từ năm 1986 đặc biệt thời kỳ thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, làm rò quá trình đổi mới nhận thức về vai trò của trí thức, quan điểm, chính sách xây dựng đội ngũ trí thức, nêu những thành công và hạn chế, đúc rút kinh nghiệm bước đầu lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực này là việc làm cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, góp phần vào việc triển khai có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy tôi chọn đề tài: Chính sách đào tạo và sử dụng trí thức Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (1986-2008) làm luận văn thạc sỹ lịch sử, chuyên ngành lịch sử Việt Nam hiện đại.


2. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn


2.1. Mục đích của luận văn


Nghiên cứu quá trình đào tạo, sử dụng và đãi ngộ trí thức của Đảng và Nhà nước: Chủ trương, chính sách phát huy tiềm lực trí thức và quá trình tổ chức thực hiện xây dựng đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới (từ 1986 – 2008), luận văn làm rò sự đổi mới từng bước trong tư duy lý luận của Đảng, những thay đổi trong cơ chế chính sách đào tạo và đãi ngội trí thức của Nhà nước và quá trình bổ sung quan điểm, đường lối xây dựng đội ngũ trí thức (đổi mới nhận thức về vai trò, vị trí của trí thức, công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ trí thức trong các thời kỳ cách mạng mới).

2.2. Nhiệm vụ của luận văn


Hệ thống, khái quát quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đổi mới, trọng tâm từ năm 1986 đến năm 2008

Trên cơ sở khảo sát thực tiễn quá trình xây dựng đội ngũ trí thức khi bước vào thực hiện Cương lĩnh năm 1991 đến trước Đại hội X, bước đầu đánh giá những thành công và hạn chế, từ đó đúc kết một số kinh nghiệm chủ yếu và thực tiễn cho quá trình lãnh đạo xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỷ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


3.1 Đối tượng.


Chính sách đào tạo và sử dụng trí thức là vấn đề lớn có nhiều lĩnh vực liên quan, luận văn chỉ tập trung làm rò những nội dung cơ bản: Chính sách đào tạo, xây dựng trí thức thể hiện ở sự đổi mới và phát triển chủ trương, chính sách xây dựng đội ngũ trí thức và quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện những lĩnh vực chủ yếu có liên quan trực tiếp như: công tác tổ chức, đào tạo cán bộ, phát triển khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo, văn học, nghệ thuật,…


3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn


Do khuôn khổ của luận văn, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu quá trình xây dựng đội ngũ trí thức từ năm 1986 đến năm 2008 qua các chính sách của Đảng. Những quan điểm, chủ trương đó được thể hiện rò tại Nghị quyết số 26/NQ – TW ngày 30-3-1991 của Bộ Chính trị (Khóa VI) Về phát triển khoa học – công nghệ trong thời kỳ đổi mới, trong Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000 và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991), trong các Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX của Đảng và nghị quyết Trung ương đảng từ khóa VII đến khóa IX, nhất là các nghị quyết chuyên đề về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, công tác cán bộ, …Tại các văn kiện quan trọng, Đảng nhiều lần khẳng định vai trò của trí thức và đề cao công tác xây dựng đội ngũ trí thức. Đặc biệt tại Đại hội VII, Đảng khẳng định liên minh công nhân – nông dân – trí thức là nền tảng xã hội của chế độ. Đây là điểm mới trong quan điểm của Đảng về lực lượng cách mạng. Trong giai đoạn 1986 - 2008 các quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng đội ngũ trí thức từng bước quán triệt, cụ thể hóa trong thực tiễn và đạt được những kết qủa nhất định. Nhà nước có những chính sách mới về xây dựng đội ngũ trí thức phù hợp với thực tế biến động của tình hình trong nước và thế giới. Đội ngũ trí thức Việt Nam đã trưởng thành về mọi mặt, ngày càng thể hiện rò vai trò của mình trong sự phát triển của xã hội.

Nghiên cứu quá trình lãnh đạo và sử dụng trí thức của Đảng và Nhà nước, luận văn chưa có điều kiện tìm hiểu công tác xây dựng đội ngũ trí thức trong lực lượng vũ trang. Mặc dù đây là bộ phận được đào tạo bài bản, công phu và giàu kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, chiến đấu và công tác trên một số lĩnh vực đặc thù. Những vấn đề chuyên sâu về vai trò tri thức và trí thức trong phát triển kinh tế tri thức, hội nhập quốc tế chỉ đề cập ở mức độ nhất định.

4. Cơ sở lý luận, nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu


4.1. Cơ sở lý luận


Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng về công tác xây dựng và đãi ngộ đội ngũ trí thức trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

4.2. Nguồn tư liệu


Nguồn tư liệu chủ yếu được sử dụng trong luận văn này là:


Tác phẩm kinh điển của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh về những nội dung có liên quan.

Văn kiện của Đảng về công tác xây dựng đội ngũ trí thức, bao gồm văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc, Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản của các Ban Văn hóa – Văn nghệ, Ban Tư tưởng – Văn hóa, Ban Khoa giáo,….

Văn kiện Nhà nước, gồm: Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định, các văn bản của Chủ tịch nước, Chính phủ, các Bộ KH – CN, Bộ GD-ĐT,…

Bài viết, bài nói của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước về công tác trí thức và các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của trí thức.

Văn kiện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội: Liên hiệp các hội Khoa học – Kỹ thuật (KH –KT) Việt Nam, Liên hiệp các hội VH-NT Việt Nam và các hội trí thức khác.

Kết quả các công trình nghiên cứu của tập thể, cá nhân về trí thức, công tác trí thức của Đảng và Nhà nước về các vấn đề liên quan là nguồn tài liệu tham khảo cần thiết và bổ ích đối với học viên.

4.3. Phương pháp nghiên cứu


Trên cơ sở phương pháp luận sử học, thu thập các tài liệu lý luận khoa học, tạp chí, sách báo, công báo,… có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận về Chính sách đào tạo và sử dụng trí thức Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (1986 -2008) làm luận văn thạc sỹ lịch sử, chuyên ngành lịch sử Việt Nam hiện đại, kết hợp với phương pháp tổng hợp và phân tích, thống kê, điều tra xã hội học, khảo sát thực tế, phương pháp tiếp cận hệ thống – cấu trúc (xem xét công tác xây dựng ĐNTT trong mối quan hệ với các công tác khác trong đường lối chính trị của Đảng, Nhà nước; trí thức trong mối quan hệ với các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội)‌

5. Đóng góp mới về khoa học của luận văn


- Trên cơ sở hệ thống hóa các quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước từ năm 1986 đến năm 2008, luận văn góp phần luận giải sự thay đổi trong nhận thức của Đảng về vai trò của ĐNTT trong thời kỳ đổi mới đất nước.

- Kết quả nghiên cứu về chính sách đào tạo và sử dụng trí thức trong thời kì đổi mới, luận văn không chỉ khẳng định sự đúng đắn trong nhận thức, chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng đội ngũ trí thức trong quá trình tiến hành công cuộc đổi mới, phù hợp với đặc điểm thực tiễn Việt Nam, mà còn rút ra những kinh nghiệm tốt đáp ứng yêu cầu đào tạo, phát triển và sử dụng đội ngũ trí thức trong thời kì CNH, HĐH đất nước.

6. Bố cục của luận văn


Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 4 chương 8 tiết.

Xem tất cả 191 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí