Chủ Trương Của Đảng, Nhà Nước Về Đổi Mới Chính Sách Đối Với Trí Thức Từng Bước Được Cụ Thể Hoá, Pháp Chế Hóa


Liên hiệp các Hội KH-KT và các hội thành viên đã cử hàng ưăm cán bộ đi học tập, nghiên cứu, khảo sát, tham dự các hoạt động khoa học tại nhiều nước trên thế giới, chủ yếu là các nước châu Á- Thái Bình Dương.

Năm 1999, được sự hỗ trợ của Chính phủ, Ban Tổ chức Chính phủ, Liên hiệp các Hội KH-KT đã tổ chức 10 lớp đào tạo, bồi dưỡng các nội dung nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ, thẩm định dự án cho cán bộ làm công tác hội.

Đào tạo ngắn hạn được nhiều Liên hiệp các Hội KH-KT tỉnh, thành phố và hội thành viên thực hiện. Trong năm 1996, có 7 Liên hiệp hội và hội thành viên tổ chức hơn 100 lớp học nghiệp vụ về các lĩnh vực chuyên môn khác nhau với 3.855 lượt người tham gia [181].

Tổng hội Y - Dược học là tổ chức làm tốt việc đẩy mạnh công tác đào tạo đại học và sau đại học. Trong 5 năm (1996-2000), bên cạnh 105 lớp học với 5.215 học viên về ngoại ngữ, tin học, kế toán, du lịch,... Tổng hội Y - Dược học mở 84 lớp sau đại học với 34 chuyên khoa [182].

Ngoài phương pháp chủ yếu là đào tạo, bổi dưỡng ở trường lớp, một bộ phận trí thức đã trưởng thành qua con đường tự học, qua tham gia thực hiện các hoạt động sáng tạo, các công việc phức tạp, yêu cầu tính sáng tạo cao. Ở nước ta, chưa thực hiện cơ chế tự học, tự nghiên cứu sáng tạo rồi đến các cơ sở đào tạo nghiên cứu sinh đăng ký bảo vệ để nhận bằng tiến sỹ. Nhưng trên thực tế, nhiều người tuy không có bằng cấp cao nhưng trải qua quá trình tự học, tự rèn luyện và tham gia các công việc để giải quyết những vấn đề phức tạp có tính sáng tạo khoa học, đã có những cống hiến nhất định cho xã hội; nhiều nghệ nhân có nhiều công tích trong việc bảo tồn và truyền bá các giá trị văn hóa dân gian; các văn nghệ sỹ dân gian có những tác phẩm giá trị cao, được công chúng ghi nhận.

Hoạt động giúp đỡ, khuyến khích tài năng được đẩy mạnh


Để tạo điều kiện cho các đối tượng học sinh có hoàn cảnh khó khăn có thể tiếp tục tham gia học tập, Chính phủ đã có chương trình tín dụng học sinh, sinh viên. Đây là chính sách quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đầu tư phát triển nguồn nhân lực của đất nước. Năm 1995, Quỹ tín dụng đào tạo của Ngân hàng Công thương được thành lập, chính thức hoạt động năm 1998. Đến cuối năm 1999, có trên 12 nghìn học sinh, sinh viên vay vốn. Cuối năm 2001 số học sinh, sinh viên vay vốn là 32.591, năm 2003, tăng lên 46.546 học sinh, sinh viên. Đến cuối 2004, đã có 59.456 học sinh, sinh viên vay vốn ưu đãi để học tập, tăng 4,6 lần so với năm 1999. Số học sinh, sinh viên vay vốn tăng bình quân trên 20%/năm.

Cùng với vốn vay ưu đãi của Nhà nước thông qua Quỹ tín dụng đào tạo của Ngân hàng Công thương và sau đó chuyển sang Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, việc huy động các nguồn lực cho công tác khuyến học, khuyến tài, tạo điều kiện để các học sinh, sinh viên nghèo có thể tiếp tục học tập được nhiều tổ chức và cá nhân tham gia thực hiện. Nhiều hội trí thức đã cung cấp học bổng cho sinh viên nghèo, trao giải cho sinh viên đoạt giải trong các kỳ thi quốc tế. Bằng các nguồn kinh phí huy động trong và ngoài nước, hằng năm Liên hiệp các hội KH-KT đã cấp gần 100 suất học bổng cho sinh viên nghèo vượt khó, học giỏi của nhiều trường đại học trong nước, trong đó có nhiều con em các dân tộc thiểu số. Liên hiệp các Hội KH-KT đã cấp nhiều suất học bổng, nhiều phần thưởng cho học sinh, sinh viên, giúp học sinh nghèo vượt khó, động viên tuổi trẻ tìm tòi sáng tạo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Hội Cơ học Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục - Đào tạo, Trung ương Đoàn tổ chức thành công Olympic cơ học toàn quốc hằng năm. Hội KH-KT xây dựng phối hợp Hội kiến trúc trao giải thưởng cho những sinh viên đạt kết quả học tập xuất sắc,...

Thông qua Quỹ hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật - VIFOTEC, Liên hiệp các Hội KH- KT đã tổ chức xét chọn và trao giải thưởng cho các sinh viên đạt kết quả xuất sắc trong thực nghiệm và nghiên cứu KH-KT.

Chính sách đào tạo và sử dụng trí thức Việt Nam trong thời kỳ đổi mới 1986 - 2008 - 13


Cùng với đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, Đảng thường xuyên quan tâm công tác tuyên truyền, giác ngộ lý tưởng, lập trường chính trị của giai cấp công nhân, khơi dậy lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc trong ĐNTT.

Bên cạnh những thành công đạt được, công tác đào tạo, bồi dưỡng trí thức còn những yếu kém, hạn chế nhất định. Chưa tập hợp được trí tuệ của ĐNTT trong xây dựng luận cứ thực sự có tư tưởng và phương pháp luận ngang tầm thời đại để định hướng phát triển, xác định nội dung và đề xuất lộ trình trong công tác đào tạo nguồn trí thức, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

Công tác đào tạo còn mất cân đối giữa các ngành chuyên môn. Mặc dù là nước nỏng nghiệp, lao động trong khu vực nông nghiệp chiếm 2/3 lao động cả nước nhưng sinh viên ngành nông-lâm-ngư nghiệp (năm 2004) chỉ chiếm 3% tổng số sinh viên.

Mặc dù đã có bước phát triển mạnh mẽ, tỷ lệ sinh viên trên 10.000 dân năm 1997 là 88, năm 2000 là 110 và đến năm 2004 đạt 120. Song công tác đào tạo đại học vẫn chưa đáp ứng về qui mô, tỷ lệ sinh viên trên dân số nước ta so với tỷ lệ của các nước còn quá thấp (Nhật Bản 700, Hàn Quốc 520,...).

Đào tạo vừa yếu vừa lãng phí nên còn tụt hậu so với trình độ phát triển của thế giới và chưa có được những chuyển biến căn bản; hoạt động kém hiệu quả, thiếu tính thực tiễn còn khá phổ biến.

3.2.2. Chủ trương của Đảng, Nhà nước về đổi mới chính sách đối với trí thức từng bước được cụ thể hoá, pháp chế hóa

Thực hiện chính sách đãi ngộ, tôn vinh trí thức có nhiều cống hiến cho đất nước, nhằm khuyên khích các sáng kiến, sáng chế, động viên hơn nữa lao động sáng tạo của ĐNTT, Nhà nước đề ra các chính sách đãi ngộ những người có cống hiến quan trọng, các nhà khoa học có công trình nghiên cứu xuất sắc, khuyến khích


cán bộ KH-KT công tác tại các vùng khó khăn, vùng nông thôn; động viên các nhà khoa học bám sát cơ sở sản xuất, hướng dãn nhân dân nắm bắt và làm chủ những tri thức mới về KH-CN. Đảng và Nhà nước chú trọng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, cải thiên điều kiện làm việc, cơ chế tiếp cận thông tin, quan tâm lợi ích vật chất và tinh thần của trí thức.

Luật Khoa học - Công nghệ đã pháp chế hóa các chủ trương của Đảng về phát triển KH-CN trong nước và tiếp thu công nghệ mới của thế giới, trong đó chính sách ưu tiên đẩu tư nguồn nhân lực KH-CN là một phạm vi điều chỉnh. Ngày 22-6-2000, Luật KH-CN được Chủ tịch nước công bố và bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-1-2001. Lần đầu tiên vấn đề nhân lực KH-CN được ghi tại điều luật riêng (Điều 34 và Điều 35) trong một văn bản có hiệu lực pháp lý cao. Điều 35 quy định:

Nhà nước trọng dụng nhân tài, tạo mọi điều kiện thuận lợi để họ sáng tạo và cống hiến; có chính sách và biện pháp để thu hút nhân tài vào việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học - công nghệ ưu tiên, trọng điểm của Nhà nước;... có chế độ đãi ngộ tương xứng với cống hiến và có chế độ ưu đãi đặc biệt đối với cá nhân có công trình khoa học - công nghệ đặc biệt xuất sắc, có cống hiến lớn đối với đất nước. Nhà nước có chính sách thoả đáng về lương, điều kiện làm việc, chỗ ở đối với cá nhân hoạt động khoa học - công nghệ [190].

Thiết thực quan tâm về vật chất, có chế độ chính sách đãi ngộ thích hợp đối với trí thức, nhân tài; tổ chức các giải thưởng để tồn vinh những nhân tài có nhiều cống hiến cho sự phát triển của đất nước, Chính phủ ra Nghị định số 71/2000/NĐ- CP ngày 23-11-2000, Quy định việc kéo dài thời gian công tác của cán bộ, công chức đến tuổi nghỉ hưu. Theo quy định này, thời gian công tác của cán bộ khoa học có tài năng có thể được kéo dài từ 1 đến khồng quá 5 năm so với tuổi nghỉ hưu của cán bộ công chức nhà nước.


Một trong những giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng ĐNTT được thực hiện là cải cách chính sách tiền lương, đảm bảo mức lương thoả đáng đối với cán bộ nghiên cứu khoa học và triển khai. Có chế độ thưởng, phụ cấp và trợ cấp cho các công trình KH-CN có giá-trị; áp dụng nhiều hình thức biểu dương, tôn vinh địa vị xã hội của các nhà khoa học và chuyên gia hàng đầu về công nghệ.

Nhà nước tạo điều kiện làm việc, chế độ ưu đãi đối với trí thức, trong đó chú trọng các đối tượng đặc thù: Chế độ ưu đãi đối với giáo viên trong các trường đại học và cao đẳng, phụ cấp lương giáo viên đứng lớp. Giảng viên các môn học Mác- Lênin trong các trường đại học được giảm 20% số giờ chuẩn theo chức danh, giảng viên đứng lớp được phụ cấp 45% lương,...

Việc cải cách chính sách tiền lương và cơ chế quản lý có tác dụng tích cực trong việc cải thiện, nâng cao đời sống trí thức. Theo số liệu điều tra, mức thu nhập bình quân của trí thức trong khối các trường cao gấp 5 lần khối các viện. Trong các tổ chức tự trang trải kinh phí hoàn toàn hay 1 phần, có thu nhập cao hơn so với các tổ chức được Nhà nước cấp kinh phí toàn bộ.

Quyết định số 33/200l/QĐ-TTg ngày 13 -3-2001 của Thủ tướng Chính phủ Về việc sử dụng xe ô tô phục vụ công tác đối với các nhà khoa học là các giáo sư được Nhà nước tạng Giải thưởng Hồ Chí Minh, phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, các giáo sư đã nghỉ hưu nhưng còn làm chủ nhiệm đề tài khoa học cấp nhà nước và cấp bộ.

Luật Thi đua khen thưởng năm 2003 có quy định về Danh hiệu Vinh dự Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước để tặng cho các nhà khoa học và quy định mức tiền thưởng cho cá nhân, tập thể đạt danh hiệu.

Mặc dù vậy, mức tiền thưởng theo quy định còn ít so với những gì mà các công trình khoa học đem lại.


Để phát huy năng lực sáng tạo, Nhà nước cho phép các tổ chức KH-CN thực hiện hợp đồng kinh tế, tạo điều kiện cho trí thức KH-CN ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tế sản xuất và nâng cao đời sống. Các bên tham gia hợp đồng có quyền thoả thuận khoản tiền thù lao cho việc thực hiện hơp đồng (ngoài khoản tiền chi phí nghiên cứu và triển khai, khấu hao và các chi phí khác). Bên nhận hợp đồng được phép sử dụng một phần khoản tiền thù lao vào việc khuyến khích vật chất cho những người đã tham gia hoàn thành hợp đồng. Đối với các hợp đồng theo đơn đặt hàng, bên nhận không phải nộp khoản tiền thù lao vào ngân sách nhà nước.

Cho phép các tổ chức KH-CN thực hiện các hợp đồng kinh tế trong nghiên cứu để góp phần sử dụng cao nhất tiềm năng của đội ngũ cán bộ khoa học. Cán bộ KH-CN trong cơ quan nhà nước có thể được mời kiêm nhiệm công tác ở các cơ quan khác theo hình thức như: kiêm nhiệm một chức vụ lãnh đạo hoặc làm các nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ ở các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, quản lý KH-KT và SX-KD; kiêm nhiệm trong công tác đào tạo trên đại học. Chế độ kiêm nhiệm đã tạo điều kiện cho cán bộ KH-CN phát huy khả năng chuyên môn.

Với phương thức quản lý mới, lao động KH-CN được lưu chuyển linh hoạt nhờ thực hiện tuyển dụng theo hình thức hợp đồng làm việc; chất lượng lao động KH-CN được tuyển dụng có khả năng nâng cao thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển, và chú ý ưu tiên trong tuyển dụng đối với các đối tượng như những người có học vị tiến sỹ, học vị thạc sỹ và sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc đúng chuyên ngành đào tạo, phù hợp với nhu cầu tuyển dụng.

Những văn bản trên thể hiên tinh thần đổi mới và những nhận thức sâu sắc của Đảng và Nhà nước về tầm quan trọng của việc phải tập hợp và phát huy cao nhất trí tuệ của ĐNTT cho cồng cuộc CNH, HĐH đất nước. Việc đổi mới cơ chế quản lý KH-CN, những chủ trương lớn về nhân lực KH-CN, đã từng bước giải phóng tiềm năng, phát huy tính chủ động, sáng tạo của ĐNTT. Những chính sách đó đã tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi, cũng như các chế độ ưu đãi trong việc hợp tác liên doanh, liên kết giữa các cơ sở nghiên cứu KH-CN, các trường đại


học, cao đảng, các cá nhân nhà khoa học, với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong hoạt động KH-CN; đồng thời, còn là cơ sở đảm bảo mối liên kết giữa các hoạt động nghiên cứu khoa học, GD-ĐT, sản xuất. Cho phép các cơ sở nghiên cứu, đào tạo và sản xuất kinh doanh được quyền chủ động thiết lập và mở rộng mọi hình thức liên doanh, liên kết để ứng dụng có hiệu quả các thành tựu KH-KT vào sản xuất và đời sống.

Thực hiện chủ trương đổi mới cơ chế quản lý theo hướng phát huy tính chủ động, tự chịu trách nhiệm, các đơn vị, tổ chức KH-CN đã bước đầu hoạt động linh hoạt, hiệu quả hơn. Các cơ quan chú trọng đổi mới cơ chế quản lý, từ lập kế hoạch, phân phối và cấp phát kinh phí, tổ chức quản lý công tác nghiên cứu, hoạt động tạp chí, xuất bản, thông tin, đến công tác đào tạo cán bộ, hợp tác quốc tế, xây dựng cơ sở vật chất. Nhiều đơn vị đã phát huy quyền chủ động sử dụng biên chế được giao phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình; tổ chức tuyển dụng lao động theo chế độ hợp đồng; một số đơn vị đã thực hiện cơ chế trả lương cho người lao động theo chất lượng và hiệu quả công việc, không hạn chế lương tối đa đối với người lao động. Nhờ vậy, hiệu quả hoạt động của ĐNTT đã có sự cải thiện đáng kể.

Quy chế hoạt động được các đơn vị nghiên cứu KH-CN quan tâm xây dựng và từng bước hoàn thiện. Quy chế phối hợp công tác giữa lãnh đạo chính quyền, Công đoàn các cấp được tổ chức xây dựng, triển khai thực hiện. Cơ chế quản lý các mặt hoạt động khoa học và phục vụ khoa học của Hội đồng khoa học được nhiều cơ quan đơn vị xây dựng và thực hiện, kể cả vấn đề dân chủ công khai về kế hoạch và tài chính.

Chính sách tạo lập thị trường KH-CN, chính sách tuyển dụng và sử dụng trí thức KH-CN bước đầu được cải thiện. ĐNTT thích ứng nhanh với cơ chế quản lý mới, chú trọng học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt.

Quyết định 416/TCCP-VP ngày 29-5-1993 của Ban Tổ chức - an bộ Chính phủ về việc ban hành tiêu chuẩn ngạch công chức ngành nghiên cứu KH-CN, Quyết


định số 419/TTg ngày 21-7-1996 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý các hoạt động KH-CN; Nghị định 35/HĐBT về đổi mới về quản lý KH-CN. Theo cơ chế mới, các cơ quan nghiên cứu, triển khai, các cán bộ KH-KT được hưởng thụ thích đáng từ các hợp đồng nghiên cứu, triển khai hoặc áp dụng thành công các thành tựu khoa học và tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống.

Cụ thể hóa "Chương trình phối hợp tập hợp và phát huy tối đa tiềm lực trí tuệ của đội ngũ khoa học- còng nghệ thuộc mọi thành phần kinh tế", ngày 19-9-1997, Bộ KH-CN và Mồi trường đã ra-Quyết định số 1300 QĐ/KH công nhận Liên hiệp các hội KH-KT Việt Nam là đầu mối kế hoạch KH-CN trong hệ thống chung do Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường quản lý.

Nhằm tạo điều kiện cho các hội trí thức thuộc lĩnh vực công nghiệp đẩy mạnh hoạt động, góp phần phục vụ công cuộc CNH, HĐH đất nước, ngày 15-11- 1997, Liên hiệp các hội KH-KT và Bộ Công nghiệp đã ký kết bản thỏa thuận về sự hợp tác giữa Liên hiệp hội và Bộ Công nghiệp. Hai cơ quan thỏa thuận khuyến khích sự phát triển KH-KT, các hoạt động theo chức năng, hướng vào phục vụ thiết thực nhiệm vụ phát triển sản xuất và các ngành kinh tế-kỹ thuật, ủng hộ các hội KH-KT tạo nguồn kinh phí hoạt động và sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cho các hoạt động hội.

Ưu tiên phát triển và triển khai ứng dụng KH-CN, Chính phủ ban hành Nghị định số 119/1999/NĐ-CP ngày 18 - 9 - 1999 về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyển khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ, trong đó ưu đãi thuế đối với các doanh nghiệp có ứng đụng KH-CN vào sản xuất.

Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16-10-2002 về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu nêu rò:Tổ chức KH-CN có quyền tuyển dụng lao động theo chế độ hợp đồng phù hợp với khối lượng công việc và khả năng tài chính của đơn vị; tổ chức KH-CN có quyền quyết định phương án trả lương cho từng người lao động tuỳ theo chất lượng và hiệu quả công việc, không hạn chế mức lương tối

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022