Chính sách đào tạo và sử dụng trí thức Việt Nam trong thời kỳ đổi mới 1986 - 2008 - 11


Đại hội VIII của Đảng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đánh dấu mốc phát triển mới trong tiến trình phát triển của nước ta, quyết định những vấn đề liên quan đến vận mệnh dân tộc và tương lai của đất nước trước thềm thế kỷ XXI. Là Đại hội mở đầu thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Đại hội tiếp tục khẳng định phát triển GD-ĐT và KH-CN là quốc sách hàng đầu, là khâu đột phá trong tiến trình CNH, HĐH.

Nhận thức rò xây dựng ĐNTT đồng bộ là yêu cầu khách quan của sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức và chính sách đối với trí thức cần tiếp tục được đổi mới cho phù hợp với điều kiện thực tế nhằm đoàn kết, tập hợp rộng rãi đội ngũ cán bộ, phát hiện và trọng dụng nhân tài, phát huy hiệu quả nguồn lực trí tuệ vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Từ quan điểm "Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững" [95, tr85] Đại hội VIII Đảng Cộng sản Việt Nam xác định một nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp CNH, HĐH là:

Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghê vững mạnh. Phát hiện, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ, văn hóa nghệ thuật, quản lý kinh tế - xã hội và quản trị sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu trước mắt và chuẩn bị cho bước phát triển cao hơn sau năm 2000 [95, tr.38].

Đại hội đặt yêu cầu gắn cơ chế, chính sách đãi ngộ, tôn vinh với đề cao trách nhiệm của ĐNTT đối với đất nước, dân tộc:

Phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu, đồng thời đề cao trách nhiệm xã hội của những người làm công tác khoa học - công nghệ đối với đất nước. Tạo lập thị trường cho các hoạt động khoa học - công nghệ... [95, tr.106].

Trong đó chú trọng chính sách đãi ngộ xứng đáng những cống hiến xuất sắc của trí thức đối với sự nghiệp phát triển KT-XH:


Có chính sách chăm lo điều kiện làm việc, lợi ích vật chất và tinh thần của người nghiên cứu, phát minh và ứng dụng khoa học, công nghệ; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; ưu đãi nhân tài có cống hiến quan trọng; khuyến khích cán bộ khoa học làm việc ở vùng sâu, vùng xa. Ngăn chặn tình trạng "chảy chất xám" [95, tr.106- 107].

Nhằm cụ thể hóa các quan điểm tiếp tục xây dựng ĐNTT đáp ứng yêu cầu đổi mới, CNH, HĐH đất nước của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, các hội nghị Trung ương được tiến hành, bàn thảo và triển khai trên nhiều lĩnh vực liên quan đến xây dựng ĐNTT trong thời kỳ mới: Đó là, HNTƯ lần thứ hai (12-1996) đã ra Nghị quyết Về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhiệm vụ đến năm 2000 Nghị quyết về định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000, xác định một nhiệm vụ quan trọng của GD-ĐT là đào tạo ĐNTT đồng bộ, toàn diện:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Xây dựng đội ngũ trí thức giàu lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có chí khí và hoài bão lớn, quan tâm đưa đất nước lên đỉnh cao mới. Phấn đấu đưa số lượng cán bộ nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ lên gấp rưỡi so với hiện nay và nâng cao hiệu quả sử dụng đội ngũ [106, tr. 48],

Hội nghị lần thứ Ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá VIII) (6- 1997) đã ra Nghị quyết về chiến lược cán bộ thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xác định nhiệm vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nhằm nâng cao trình độ, năng lực ĐNTT làm công tác quản lý, lãnh đạo, xây dựng hệ thống chính trị ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng.

Chính sách đào tạo và sử dụng trí thức Việt Nam trong thời kỳ đổi mới 1986 - 2008 - 11

Quan điểm đổi mới về trọng dụng nhân tài được thể hiện rò trong nghị quyết của Đảng:

Phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, tập hợp rộng rãi các loại cán bộ, trọng dụng nhân tài, không phân biệt đảng viên hay người ngoài đảng, dân tộc, tôn


giáo, người ở trong nước hay người Việt Nam định cư ở nước ngoài; không định kiến với những người có sai lầm trong quá khứ nhưng đã hối cải và sửa chữa [106, tr.72].

Nhà nước pháp chế hoá các quan điểm, chủ trương của Đảng thành các luật, pháp lệnh; Chính phủ, các bộ, ngành có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích trí thức phát minh sáng tạo, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đãi ngộ những trí thức có cống hiến cho công cuộc phát triển đất nước. Coi trọng vai trò tư vấn, phản biện của Liên hiệp các hổi KH-KT và Liên hiệp các hội VH- NT trong việc xây dựng đường lối, chính sách, pháp luật, các dự án phát triển văn hóa, KT-XH.

Bước sang thế kỷ XXI, trước sự phát triển mạnh mẽ của KH-CN, kinh tế tri thức trở thành hiện thực ở một số nước phát triển, tiếp tục nhất quán quan điểm, chủ trương về trí thức, Đại hội IX của Đảng (4-2001) khẳng định:

Đối với trí thức, tạo điều kiện thuận lợi để thu nhận thông tin, tiếp nhận các thành tựu mới của khoa học, công nghệ và văn hóa thế giới, nâng cao trình độ chính trị, kiến thức chuyên môn. Khuyến khích tự do sáng tạo, phát minh cống hiến. Phát hiện bồi dưỡng, sử dụng đúng và đãi ngộ xứng đáng các tài năng. Phát huy năng lực của trí thức trong việc thực hiện các chương trình, đề tài nghiên cứu của Nhà nước và xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật [109, tr. 125-126].

Quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước về xây dựng ĐNTT Việt Nam trong thời kỳ mới có thể khái quát trên một số nét chính sau:

Một là, tiếp tục đặt con người vào vị trí trung tâm của sự nghiệp CNH, HĐH, xác định nguồn lực con người vừa là động lực vừa là mục tiêu sự phát triển, xây dựng ĐNTT là một ưu tiên trong phát triển nguồn nhân lực.

Hai là, nhấn mạnh nhiệm vụ đổi mới chính sách đào tạo, sử dụng và đãi ngộ trí thức, trọng dụng và tôn vinh nhân tài. Khuyên khích và tạo điều kiện thuận lợi để trí thức mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế.


Ba là, chỉ rò sự cần thiết phải khắc phục tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực trí thức bằng việ c xây dựng hệ thống chính sách và cơ chế sử dụng nhân tài, nhân lực được đào tạo; trả lương theo kết quả công việc, sự tinh thông nghề nghiệp, khả năng sáng tạo trong lao động, đồng thời trả lương theo yêu cầu thu hút lao động để có người giỏi ở các khu vực khó khăn và các nghề ít hấp dẫn song cần thiết.

Bốn là, phương hướng của công tác xây dựng ĐNTT, văn nghệ sỹ là mở rộng dân chủ để phát huy năng lực, sở trường của mỗi người gắn với nâng cao trách nhiệm đối với việc xây dựng nền văn hoá dân tộc, phát triển các hoạt động sáng tạo văn hóa, văn học, nghệ thuật. Nhất quán quan điểm đối với ĐNTT, văn nghệ sỹ, tại Đại hội IX, Đảng nêu rò: "Chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần của văn nghệ sỹ, nhất là những người cao tuổi; đãi ngộ thỏa đáng đối với các văn nghệ sỹ tài năng. Chú trọng bồi dưỡng, đào tạo thế hệ văn nghệ sỹ trẻ". [109, tr. 115-116].

Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định, trí thức, văn nghệ sỹ trong ngành vẫn hóa đóng vai trò quan trọng trong sáng tạo, truyền bá các tác phẩm mới cho nền văn hóa, nghệ thuật nước nhà; phổ biến các giá trị, những tri thức khoa học, những giá trị văn hóa, nghệ thuật, hướng mọi người đến các giá trị nhân văn. Trong đó, một vấn đề quan trọng để trí thức, văn nghệ sỹ phát huy năng lực sáng tạo là tạo lập và phát triển nền dân chủ XHCN, Đại hội IX chỉ rò:

Bảo đảm dân chủ, tự do cho mọi sáng tạo vẫn hóa, vẫn học nghệ thuật, tạo điều kiện làm việc thuận lợi để phát huy hiệu quả của lao động nghệ thuật. Văn nghệ sỹ nêu cao trách nhiệm trước nhân dân, trước Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu có nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, có tác dụng giáo dục, xây dựng con người. Văn nghệ cổ vũ cái đúng, cái tốt, cái đẹp trong quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội, với thiên nhiên; phê phán những thói hư tật xấu, lên án cái ác, cái thấp hèn. [109, tr. 115].


Năm là chỉ rò nhiệm vụ quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hội nhập quốc tế, từng bước xây dựng nền kinh tế tri thức là xây dựng ĐNTT đồng bộ, để trí thức KH-CN có khả năng nắm bắt và vận dụng những thành tựu mới nhất của cuộc cách mạng KH-CN thế giới. Trí thức KHXH và nhân văn có khả năng cung cấp luận cứ cho việc hoạch định các chính sách, chiến lược và quy hoạch phát triển, làm cơ sở cho việc xây dựng hình thái ý thức xã hội mới. Đồng thời yêu cầu cấp thiết phải tăng cường công tác giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ với mục tiêu đào tạo: dân trí, nhân lực, nhân tài phải đặt trên mẫu số chung là nhân cách, yêu cầu phải đổi mới mạnh mẽ giáo dục đào tạo, nhằm tạo nên những con người mới mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, kiên định giữ vững độc lập dân tộc và CNXH, tự hào dân tộc, yêu quê hương,... Giải pháp là nâng cao chất lượng ĐNTT ngành GD-ĐT, có trình độ và phẩm chất đạo đức; tăng cường giảng dạy các môn KHXH và nhân văn, dạy tốt môn ngôn ngữ, văn học, lịch sử và địa lý Việt Nam.

Đề cao vai trò của trí thức trong phát triển văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần xã hội, để văn hóa trở thành động lực thúc đẩy phát triển KT-XH, là nền tảng của chế độ chính trị với chính sách sử dụng tiềm năng của các tập thể và cá nhân hoạt động văn hóa theo hướng xã hội hóa hoạt động văn hoá - nghệ thuật.

Khẳng định quan điểm, chính sách sử dụng trí thức, văn nghệ sỹ là sử dụng và đãi ngộ theo phẩm chất đạo đức và tài năng thực tế, không thuần túy sử dụng và đãi ngộ theo bằng cấp. Tin dùng, tạo thuận lợi cho trí thức, văn nghệ sỹ cống hiến bằng con đường sáng tạo khoa học, VH-NT. Quan tâm xây dựng và thực hiện chính sách phát triển và trọng dụng nhân tài, thu hút nhân tài vào những lĩnh vực quan trọng, không phân biệt tôn giáo, đảng phái.

Đội ngũ trí thức trong ngành GD-ĐT có vai trò quan trọng đối với công tác đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực quốc gia, trong đó có trí thức. Do vậy, Đảng và Nhà nước có hệ thống chính sách thể hiện sự trọng thị vị trí xã hội của người thầy, tôn vinh nghề dạy học, thu hút người giỏi vào nghề dạy học và khuyến khích đến


làm việc ở những vùng khó khăn; chủ trương xây dựng chính sách sử dụng và tôn vinh các nhà giáo, cán bộ quản lý giỏi, có công lao lớn trong sự nghiệp GD-ĐT.

Công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu; nhiều vấn đề thực tiễn đặt ra cần được lý giải thấu đáo để mở đường cho bước phát triển mới. Bằng việc chỉ rò nhiệm vụ của trí thức KHXH, nhân văn là tiếp tục góp phần làm sáng tỏ những nhận thức về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta, giải quyết những vấn đề mới của kinh tế thị trường định hướng XHCN; bước đi CNH, HĐH; những nguyên tắc, nội dung cơ bản của phát huy dân chủ XHCN, đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN; phát triển nhân tố con người; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng và Nhà nước trong trong giai đoạn mới,...

Sáu là, đổi mới cơ chế quản lý, từng bước xóa bỏ phương thức quản lý hành chính, mệnh lệnh, bao cấp, mở rộng quyền chủ động của các cơ sở nghiên cứu và triển khai, tạo điều kiện thuận lợi cho ĐNTT làm việc trong lĩnh vực KH-CN phát huy tiềm lực của mình.

Từng bước thực hiện các chính sách tăng đầu tư và xã hội hóa các hoạt động nhằm huy động các nguồn lực cho phát triển KH-CN, GD-ĐT, VH-NT. Đại hội IX nêu rò: "Tăng cường đầu tư của ngân sách và huy động các nguồn lực khác cho khoa học và công nghệ" [109, tr.113]. Hằng năm, Nhà nước dành ít nhất 2% ngân sách nhà nước cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Quỹ phát triển KH-CN ở các bộ và các tỉnh, thành phố được xây dựng để đầu tư cho việc thực hiện các nhiệm vụ KH-CN của ngành và địa phương. Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, các chủ trương và giải pháp xây dựng ĐNTT từng bước được cụ thể hóa, tạo điều kiện, môi trường cho các hoạt động sáng tạo.

Trong nhiệm kỳ của Đại hội IX, Ban Chấp hành Trung ương đã chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (Khoá VIII) tại Kết luận số 14- KL/TW, ngày 26-7-2002 của HNTƯ (Khóa IX) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 Khoá VIII, phương hướng phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học -


công nghệ đến năm 2005 và đến năm 2010. Xác định phương hướng và nhiệm vụ chủ yếu của KH-CN tới năm 2010 là giải quyết kịp thời những vấn đề lý luận và thực tiễn do cuộc sống đặt ra; Cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định các chủ trương;.chính sách của Đảng và Nhà nước; Đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân nhằm nhanh chóng thoát khỏi tình trạng lao động thủ công, lạc hậu; Tăng năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh, nâng sức cạnh tranh của nền kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân và sức mạnh quốc phòng, an ninh. Xây dựng và phát triển có trọng điểm các ngành công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học; Phát triển thị trường KH-CN; Kịp thời tổng kết những những tố mới, kinh nghiệm tốt để phổ biến, nhân rộng; Có chính sách phù hợp nhằm khuyến khích nhân tài, tôn vinh các nhà khoa học, các cán bộ KH-KT, công nghệ và các nhà quản lý giỏi.

Xây dựng và thực hiện tốt hệ thống chính sách và cơ chế đồng bộ cho phát triển KH-CN, cụ thể là: Phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu, đồng thời đề cao trách nhiệm xã hội của những người làm công tác KH-CN đối với đất nước. Có chính sách chăm lo điều kiện làm việc, lợi ích vật chất và tinh thần của người nghiên cứu, phát minh và ứng dụng KH-CN; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; ưu đãi nhân tài có cống hiến quan trọng. Ngăn chặn tình trạng ―chảy chất xám‖.

Bảy là, chủ trương tạo điều kiện để trí thức Việt kiều đóng góp xây dựng đất nước và thu hút trí thức người nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam. Trí thức Việt kiều được xác định là nguồn trí thức tiềm năng của đất nước. Trong 2,7 triệu người Việt Nam định cư và sinh sống ở nước ngoài có khoảng 400 nghìn chuyên gia, trí thức và người có tay nghề cao, chủ yếu sinh sống ở các nước phát triển, ở Mỹ có hơn 150 nghìn trí thức Việt kiều; ở Pháp có khoảng 40 nghìn người và Canađa có hơn 20 nghìn người, các nước Đông Âu có khoảng 5 nghìn người [84]. ở hầu hết các lĩnh vực khoa học hiện đại, công nghệ cao đều có trí thức Việt kiều làm việc. Trong đó có nhiều người thành đạt, có uy tín trong giới khoa học quốc tế và giữ những vị trí cao ở các viện nghiên cứu, các trường đại học và những công ty lớn. Có


những người tham gia trong các tổ chức khoa học quốc tế, có mối quan hệ và sự hiểu biết đối với nhiều tổ chức kinh tế, KH-CN của các nựớc phát triển. Nhiều người đã đóng góp xứng đáng cho nền khoa học của nước sở tại. Do được đào tạo chất lượng cao và được cập nhật những thành tựu mới về các lĩnh vực KH-CN và quản lý, nên lực lượng trí thức kiều bào có khả năng đóng góp rất lớn trong việc thông tin, chuyển giao tri thức khoa học và văn hóa, tư vấn và là cầu nối trong các hoạt động đối ngoại của đất nước.

Chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với trí thức kiều bào được ghi rò trong nhiều văn kiện quan trọng, thể hiện sự tin tưởng, quan tâm đãi ngộ và tôn vinh những cống hiến của trí thức đối với sự phát triển của đất nước. Đề cao tiềm năng trí thức kiều bào, Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 26-3-2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài dành sự quan tâm đặc biệt sự đóng góp xây dựng đất nước của lực lượng này: Người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam.... Hoàn chỉnh và xây dựng mới hệ thống chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài, phát huy sự đóng góp của trí thức kiều bào vào công cuộc phát triển đất nước. Xây dựng chế độ đãi ngộ thoả đáng đối với những chuyên gia, trí thức có trình độ chuyên môn cao, có khả năng tư vấn về quản lý, điều hành, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật cao cho đất nước, góp phần phát triển nền văn hoá, nghệ thuật của nước nhà.

Phát huy tốt vai trò của ĐNTT trong nước là sự thể hiện trên thực tế chính sách trọng dụng nhân tài, từ đó thu hút trí thức kiều bào đóng góp vào sự nghiệp xây dựng quê hương. Đảng và Nhà nước đã có chủ trương, chính sách tạo điều kiện cho người nước ngoài nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập tại Việt Nam và chính sách thu hút trí thức là người Việt Nam ở nước ngoài, các chuyên gia giỏi của thế giới tham gia phát triển KH- CN Việt Nam. Trí thức người Việt Nam ở nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài hợp tác phát triển KH-CN tại Việt Nam được Nhà nước khuyến khích, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp; được hưởng các ưu đãi về thuế, sử dụng đất và các ưu đãi khác. Nghị quyết HNTƯ 2

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022