Số Lớp Bồi Dưỡng Nghiệp Vụ Thông Tin Kh&cn 2002-2007

18

16

14

14

15

12

2002

2003

2004

2005

2006

2007


Hình 2.3.2.2.1 – Số lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thông tin KH&CN 2002-2007


* Số cán bộ thông tin tham gia các lớp bồi dưỡng ngày càng tăng mạnh

Cùng với sự gia tăng nhanh của các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, học viên tham gia các lớp bồi dưỡng cũng tăng mạnh qua từng năm. Cụ thể năm 2002, có 311 học viên, đến năm 2003 con số này là 344, năm 2004 là 381, năm 2005 là 421, năm 2006 là 435 và năm 2007 là 440.

435

440

381

421

311

344

2002

2003

2004

2005

2006

2007


Hình 2.3.2.2.2 – Số cán bộ thông tin tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thông tin 2002-2007

Tổng số lượt cán bộ thông tin tham dự các lớp bồi dưỡng giai đoạn 2002- 2007 là 2332 lượt người, trung bình mỗi năm 390 lượt người. So với giai đoạn 1997-2001 là 326, con số này đã tăng 20%, cho thấy các lớp học được tổ

chức có tính thực tế cao, đáp ứng nhu cầu nâng cao nghiệp vụ, nên ngày càng thu hút nhiều học viên tham gia.

* Các kiến thức liên quan đến CNTT được chú trọng bồi dưỡng


Nhóm các lớp bồi dưỡng giai đoạn 2002 - 2007

Số lượng

Tỷ lệ

I. Nhóm các lớp về nghiệp vụ thông tin thư viện II . Nhóm các lớp liên quan đến CNTT

1. Các lớp về CNTT nói chung


2. Các lớp về xây dựng và quản trị CSDL và mạng

3. Các lớp về khai thác CSDL và mạng


4. Các lớp về chuẩn hóa trong môi trường điện tử


III. Nhóm các lớp về ngoại ngữ


IV. Nhóm các lớp bổ túc các kiến thức KH&CN chuyên ngành hẹp

( ví dụ về môi trường, địa lý, sinh học, . . . )

21

lớp

24 %

68

lớp

76 %

18

lớp

20 %


20


lớp


23 %

26

lớp

29 %

4

lớp

4 %

0

lớp

0 %


0


lớp


0 %

Tổng cộng

89

100 %

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Chính sách đào tạo nhân lực thông tin trong các cơ quan thông tin khoa học và công nghệ thuộc hệ thống thông tin khoa học và công nghệ quốc gia - 8

Bảng 2.3.2.2.3 - Cơ cấu lớp bồi dưỡng theo chuyên ngành

Tóm lại, công tác bồi dưỡng cán bộ thông tin trong thời gian qua chú trọng nhiều vào việc bồi dưỡng khối kiến thức về CNTT, đây là hướng đi đúng trong giai đoạn hiện nay, khi mà tất cả các công việc của cán bộ thông tin đều liên hệ mật thiết với mạng Internet và các CSDL, tạp chí điện tử. Các lớp học về CNTT trong giai đoạn 2002-2007 là 68 lớp và chiếm 76% đã thể hiện rò nét xu hướng này. Tuy nhiên, bỏ qua việc bồi dưỡng kiến thức về ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh và kiến thức KH&CN là một thiếu sót lớn. Chúng tôi sẽ phân tích rò hơn thiếu sót này trong phần tiếp theo (về những mặt tồn tại)

* Nội dung và chương trình đào tạo từng bước được cải tiến

Các chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ hàng năm đã bám sát hơn với thực tế, vì đều được xây dựng trên cơ sở kết hợp hai yếu tố cơ bản, đó là:

- Mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể của toàn Hệ thống Thông tin KH&CN Quốc gia trong từng giai đoạn cụ thể.

- Yêu cầu thực sự của đội ngũ cán bộ đang công tác trong các cơ quan thông

tin.

Vì vậy, trong thời gian qua, các lớp cập nhật kiến thức về CNTT chiếm 1

tỷ lệ rất cao (76%). Những kiến thức từ các khóa học rất hữu ích cho học viên trong công việc hàng ngày, đó là điều mà hầu hết các học viên đều khẳng định.

* Phát huy vai trò hợp tác quốc tế trong đào tạo

Theo số liệu nghiên cứu, trong số 89 lớp học được tổ chức có 17 lớp cho giảng viên quốc tế tực tiếp đảm nhận, chiếm tới 19% số lớp học, tăng mạnh so với các giai đoạn trước. Việc tăng thêm số lớp có giảng viên quốc tế tham gia đã làm cho công tác bồi dưỡng cán bộ sôi nổi hơn. Các học viên đều rất phấn khởi tham gia vào các lớp học này, vì họ hy vọng sẽ tiếp thu được nhiều kiến thức mới, hơn nữa có điều kiện nâng cao vốn ngoại ngữ.

2.3.2.1. Các mặt tồn tại

* Về nội dung và chương trình đào tạo

Các chương trình đào tạo chưa được xây dựng hệ thống và bài bản mà chỉ mang tính chất tình huống và tạm thời, trên cơ sở kinh nghiệm đào tạo đã có và sự đóng góp ý kiến chủ quan của của các bộ phận tham gia giảng dạy cho lớp học.

* Về giáo trình, tài liệu giảng dạy

Tài liệu, giáo trình không đủ nên không đáp ứng được nhu cầu tài liệu cho học viên, nhất là các lớp học về chủ đề mới. Một số giáo trình và tài liệu xuất bản nay đã hết nhưng không được cập nhật và tái bản. Một số tài liệu hướng dẫn tuy đã nghiệm thu, song do nhiều nguyên nhân khác nhau, đến nay vẫn chưa được xuất bản. Mặt khác, tài liệu nghiệp vụ có thể sử dụng làm tài liệu

tham khảo cho các khóa học cũng không được cập nhật bổ sung đầy đủ (nguồn tài liệu tiếng Việt còn nghèo nàn, tài liệu tiếng Anh, Pháp, kể cả tiếng Nga hàng năm được bổ sung không đáng kể)

* Về giảng viên

Chưa có đội ngũ giảng viên chuyên trách. Đội ngũ giảng viên nòng cốt chưa đủ. Do vậy, việc huy động giảng viên nhiều khi rất khó khăn, nhất là đối với các lớp tổ chức tại các tỉnh xa Hà Nội. Mặt khác, vẫn còn rất thiếu một lực lượng nòng cốt để đáp ứng nhu cầu đào tạo, cập nhất kiến thức CNTT mới.

* Về thời gian đào tạo

Các lớp học thường chỉ tổ chức trong một thời gian, thường là một tuần (trước đây tối đa có thể lên tới 8 tuần, song hiện nay không quá 10 ngày), nên thường chỉ cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản chứ không có thời gian rèn luyện kỹ năng.

* Về học viên

Trình độ học viên không đồng đều nhất là trình độ tin học, ngoại ngữ, đồng thời điều kiện công tác cũng khác nhau. Đội ngũ cán bộ cơ sở đã mỏng lại luôn bị luân chuyển, nên việc đào tạo có hệ thống về một chủ đề nào đó cho học viên gặp nhiều khó khăn. Nhiều cán bộ, đặc biệt là cán bộ ở các Sở KH&CN các tỉnh, cùng một lúc phải tham gia nhiều hoạt động khác nhau (thông tin, tư liệu, SHTT…) mặc dù có đăng ký nhưng lại không tham gia vào khoá học.

* Về cơ cấu môn học

Các lớp bồi dưỡng chủ yếu tập trung vào bồi dưỡng kiến thức CNTT (chiếm đến 76%) và kiến thức về nghiệp vụ thông tin thư viện (chiếm 24%) nhưng lại không có các lớp bồi dưỡng về trình độ ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh. Đây là vấn đề bất hợp lý. Thực tế, đa số các cán bộ thông tin hiện nay yếu về ngoại ngữ, những người giỏi ngoại ngữ thì đa số là tiếng Nga, trong khi các nguồn tài liệu chủ yếu hiện nay là tiếng Anh. Muốn có một sản phẩm thông tin tốt, yêu cầu người cán bộ thông tin phải biết ngoại ngữ đặc biệt là

tiếng Anh, khi đó người cán bộ làm tin mới tiếp cận, khai thác được các nguồn tin đa dạng và có giá trị. Từ đó mới đưa ra được những phân tích và nhận định chính xác hơn.

- Các lớp bồi dưỡng kiến thức KH&CN không được quan tâm thích đáng, chính xác hơn là không có. Thực tế, nhân lực thông tin ở Việt Nam được lấy từ các chuyên ngành chính: các cán bộ khoa học chuyển sang làm thông tin, các sinh viên tốt nghiệp khoa thông tin thư viện tại các trường đại học, cao đẳng, và các sinh viên mới tốt nghiệp từ các chuyên ngành khác. Đối với các cán bộ khoa học chuyển sang làm thông tin thuộc chính chuyên ngành của họ khá thích hợp vì họ hiểu khá rò ngành của mình, do vậy việc phân tích và tổng hợp thông tin sẽ tốt hơn, có giá trị cao hơn. Tuy nhiên, đối với sinh viên thuộc chuyên ngành thông tin thư viện hoặc các sinh viên mới ra trường thuộc các ngành khác lại thiếu kiến thức KH&CN, sẽ là một rào cản lớn đến công việc của họ. Ví như một người làm thông tin về công nghệ sinh học lại không hiểu các khái niệm về AND, di truyền, nhân gien, giải trình tự gien, về các công nghệ trong lĩnh vực này…thì các thông tin họ đưa ra chỉ mang tính chất như một bài dịch thuật, hoặc đơn thuần họ chỉ biết copy các bài khác rồi đưa về biên tập lại mà thôi, sẽ không thể đưa ra các phân tích, đánh giá. Trong khi, chính những phân tích đánh giá (ví dụ, công nghệ A là lạc hậu hay tiên tiến, khả năng ứng dụng ở Việt Nam tới đâu, nó có những ưu điểm nhược điểm gì...) mới tạo nên giá trị của thông tin, làm cho người dùng tin có được cái nhìn tổng thể và sâu hơn. Do vậy, các cơ quan thông tin cần chú ý bồi dưỡng các kiến thức KH&CN cho các đối tượng này.

* Về tính kế hoạch và tính chủ động trong hoạt động bồi dưỡng

Một số lớp học được tổ chức thông qua kênh hợp tác quốc tế thường bị phụ thuộc vào đối tác nước ngoài, không có kế hoạch sớm và ổn định nên nhiều khi bị động về thời gian và hiệu quả không như mong muốn. Hơn nữa, những lớp này thường chỉ tập trung ở Hà Nội, các địa phương khác ít có điều kiện tham dự.

* Về kế hoạch tài chính

Một số qui định tài chính hiện hành phục vụ công tác đào tạo như chi phí bồi dưỡng tiền giảng, ăn, ở, đi lại…của Ban tổ chức, giảng viên cũng như học viên đến nay không còn phù hợp và như vậy cả bên tổ chức lớp học cũng như học viên đều gặp không ít khó khăn.


Kết luận chương 2

Qua nghiên cứu số liệu điều tra thực tế về nhân lực thông tin trong các cơ quan thông tin KH&CN thuộc Hệ thống thông tin KH&CN quốc gia có thể thấy: Về chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, tin học, nhân lực thông tin nhìn chung chưa đáp ứng tốt yêu cầu ngày càng cao của công việc. Việc đào tạo sinh viên thông tin tại các trường Đại học còn nhiều bất cập, nặng về lý thuyết chung, khiến sinh viên ra trường gặp nhiều khó khăn trong công việc. Đối với việc bồi dưỡng cán bộ thông tin, mặc dù có tăng về số lớp, lượt người tham gia, môn học song vẫn còn ít và chỉ tập trung ở một số cơ quan thông tin lớn chủ yếu ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, nên các cán bộ thông tin ở các tỉnh khác ít được cơ hội tham gia bồi dưỡng, tập huấn. Hơn nữa, công tác bồi dưỡng hiện tại vẫn chưa chú trọng vào bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ mặc dù kiến thức về 2 lĩnh vực này rất quan trọng đối với cán bộ thông tin. Ngoài ra, việc khảo sát độ tuổi của đội ngũ cán bộ thông tin hiện tại cũng cho thấy phần lớn cán bộ thông tin đang ở độ tuổi 50 (chiếm đến 31% ), và nếu tính trên 40 tuổi chiếm đến 60%, trong khi đội ngũ trẻ kế cận lại rất ít, nếu không có giải pháp thì chắc chắn dẫn đến sự thiếu hụt trong tương lai.

CHƯƠNG 3‌

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC THÔNG TIN TRONG CÁC CƠ QUAN THÔNG TIN

THUỘC HỆ THỐNG THÔNG TIN KH&CN QUỐC GIA

3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực thông tin

Cũng như các lĩnh vực khác, trong hoạt động thông tin KH&CN, vai trò của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi lẽ, nhân lực thông tin KH&CN là một yếu tố cấu thành hệ thống thông tin KH&CN quốc gia. Nhân lực chính là động lực để tổ chức, triển khai và thúc đẩy sự phát triển của toàn Hệ thống nói chung và của mỗi tổ chức hoạt động KH&CN nói riêng. Chính vì vậy, Đảng và Nhà Nước ta đã rất quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thông tin KH&CN. Điều này được thể hiện rò nét trong các văn bản pháp quy về hoạt động thông tin KH&CN.

Ngay từ năm 1972, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 89/CP ngày 4/5/1972 “về tăng cường công tác thông tin KH&CN”. Đây là văn bản đầu tiên dành riêng cho lĩnh vực thông tin KH&CN. Nghị quyết 89/CP đã đặt nền móng về mặt pháp lý cho hoạt động thông tin KH&CN. Nghị quyết này, cùng với các văn bản pháp quy khác cũng là cơ sở pháp lý cho việc thành lập ngay sau đó một số cơ quan thông tin đầu ngành quan trọng như: Viện thông KH&KT TW (nay là Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia), Viện Thông tin Khoa học xã hội, Viện Thông tin Thư viện TW, Viện Thông tin Khoa học thuộc Viện Khoa học Việt Nam (nay là Trung tâm Thông tin tư liệu thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam)... Sau đó, ở hầu hết các Bộ, ngành khác đều đã thành lập cơ quan đầu mối về thông tin KH&CN. Mạng lưới các cơ quan thông tin KH&CN từng bước được hình thành và mở rộng.

Ngay trong Nghị quyết 89/CP đã có riêng mục “xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin KHKT” (mục 2 phần B), trong đó nhấn mạnh 3 nội dung cốt lòi :

+ Các Bộ, Ủy ban, Tổng cục cần tăng cường cán bộ có năng lực sản xuất, có trình độ KHKT và có ngoại ngữ cho các tổ chức thông tin KHKT của mình và các cơ sở trực thuộc.

+ Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ KH&CN) cần tổ chức lớp ngắn hạn để bồi dưỡng nghiệp vụ thông tin cho cán bộ thông tin KHKT ở các ngành. Ủy ban kế hoạch Nhà nước cùng Ủy ban KHKT Nhà nước và các ngành có liên quan nghiên cứu, xây dựng kê hoạch đào tạo cán bộ thông tin KHKT và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

+ Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp cần có kế hoạch bồi dưỡng cho cán bộ và học sinh tại các trường Đại học những hiểu biết về thông tin KHKT.

Ngày 29/7/1974, Ủy ban KHKT Nhà nước đã ban hành thông tư 775/TT hướng dẫn thực hiện bước đầu Nghị quyết 89/CP. Về công tác đào tạo cán bộ thông tin KHKT, thông tư cũng nêu rò “Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp sẽ có kế hoạch bồi dưỡng cho cán bộ giảng dạy và học sinh các trường đại học những hiểu biết cần thiết về thông tin KHKT. Viện thông tin KHKT TW có nhiệm vụ phối hợp về nội dung bồi dưỡng”.

Quy định thống nhất về tổ chức và hoạt động thông tin KHKT ban hành theo Quyết định 133/QĐ ngày 2/4/1985 của Chủ nhiệm Ủy ban KHKT Nhà nước là một văn bản khá đầy đủ về mặt tổ chức Hệ thống các cơ quan thông tin KH&CN gồm 4 cấp. Trong đó quy định rò: thành phần hệ thống; chức năng; nhiệm vụ của mỗi loại hình cơ quan ở TW, Bộ/ngành, địa phương và cơ sở; nguyên tắc hoạt động và quan hệ giữa các cơ quan trong hệ thống. Tại văn bản này, Ủy ban KHKT Nhà nước giao cho tất cả các tổ chức thông tin KHKT các cấp từ TW đến Bộ, ngành, địa phương và cơ sở đều phải có nhiệm vụ “hướng dẫn nghiệp vụ thông tin, tổ chức đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ thông tin”

Tiếp đó, ngày 4/4/1991, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã ban hành Chỉ thị 95/CT về công tác thông tin KH&CN. Về công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ, Chỉ thị đã nêu rò “Để nhanh chóng xây dựng đội ngũ cán bộ thông tin KH&CN có trình độ cao, Bộ Giáo

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2022