Đánh Giá Những Tồn Tại Chính Về Nhân Lực Thông Tin Và Các Cơ Sở Đào Tạo Nghiệp Vụ Thông Tin

dục và Đào tạo phối hợp với Ủy ban KHKT Nhà nước và các cơ quan khác liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo kỹ sư thông tin KH&CN và đào tạo cán bộ trên đại học cho ngành này. Trước mắt, giao cho Ủy ban Khoa học Nhà nước tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ thông tin KH&CN hiện đang công tác tại các ngành, các địa phương. Các ngành, các cấp cần lựa chọn và cử những cán bộ khoa học có kinh nghiệm và thông thạo ngoại ngữ bổ sung cho các cơ quan thông tin KH&CN của ngành mình, cấp mình”.

Đối với hoạt động thông tin KH&CN địa phương, việc ban hành thông tư liên tịch số 15/TTLT-BKH&CN-BNV ngày 15/7/2003 là một mốc khá quan trọng. Trong thông tư này quy định các Sở KH&CN các tỉnh và các thành phố trực thuộc TW thành lập Trung tâm Tin học và Thông tin KH&CN. Tiếp đó để hướng dẫn thông tư này, Bộ KH&CN đã có công văn 760/BKH&CN- TCCB và kèm theo là điều lệ mẫu của Trung tâm Tin học và Thông tin KH&CN. Công văn 760 giao các nhiệm vụ cụ thể về thông tin KH&CN trên địa bàn tỉnh gồm 8 nhiệm vụ chủ yếu và nhiệm vụ thứ 4 là “Chỉ đạo việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về thông tin KH&CN”. Trong điều lệ mẫu ban hành cùng công văn 760 cũng nêu rò các Trung tâm Tin học và Thông tin KH&CN có nhiệm vụ “Nghiên cứu, đề xuất với Giám đốc sở KH&CN về nội dung, chương trình, biện pháp thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng, phát huy và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực thực hiện công tác tin học và thông tin KH&CN của địa phương”

Văn bản gần đây nhất, Nghị định 159/2004/NĐ-CP ngày 31/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động thông tin KH&CN, cũng tiếp tục nhấn mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thông tin KH&CN:

+ Tại Khoản 7, điều 3: Một trong những nội dung của hoạt động thông tin KH&CN (của tất cả các tổ chức có hoạt động thông tin KH&CN) là “Hướng dẫn, đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ về thông tin KH&CN”

+ Tại Điểm h, khoản 1, điều 29 quy định: Bộ KH & CN có thẩm quyền và trách nhiệm “Chỉ đạo, quản lý tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, viên chức hoạt động thông tin KH&CN”

+ Tại Khoản 3, điều 30 quy định: Thẩm quyền và trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính Phủ cũng nêu lên trách nhiệm liên Bộ phối hợp xây dựng kế hoạch đào tạo là “Bộ Giáo dục và đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ KH&CN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ thông tin KH&CN cấp đại học và sau đại học”.

Tóm lại, quan điểm về đào tạo nhân lực thông tin KH&CN của Đảng và Nhà nước là rất nhất quán trong suốt gần 40 năm qua, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với công tác này. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây đối với các cơ quan quản lý KH&CN, cơ quan chủ quản và bản thân mỗi cơ quan thông tin KH&CN là phải tiếp tục quán triệt các quan điểm chỉ đạo đó và cụ thể hóa chúng bằng các giải pháp khả thi. Như vậy, các tổ chức thông tin mới thực hiện tốt chức năng, vai trò của mình, góp phần phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước.

3.2. Đánh giá những tồn tại chính về nhân lực thông tin và các cơ sở đào tạo nghiệp vụ thông tin

Chương 2 của luận văn đã tập trung phân tích thực trạng hệ thống thông tin KH&CN Quốc gia, đội ngũ cán bộ thông tin cũng như thực trạng về đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thông tin tại Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu đó đã rút ra các nhận định về điểm mạnh cũng như tồn tại riêng lẻ của từng mảng phân tích. Tuy nhiên, để có cái nhìn bao quát và hơn nữa để có thể thấy được rò hơn những tồn tại chung nhất của hệ thống, cần liên kết được các điểm mạnh điểm yếu của từng bộ phận với nhau trong mối quan hệ biện chứng. Với tinh thần trên, trước khi đưa ra giải pháp, trên cơ sở các kết quả phân tích đánh giá ở chương 2, chúng tôi xin tóm lại một số tồn tại chính của việc đào tạo và bồi dưỡng cũng như số lượng, chất lượng nguồn nhân lực thông tin hiện nay, đó là:

3.2.1. Thiếu hụt cán bộ thông tin trong những năm tới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Theo số liệu phân tích về cơ cấu theo độ tuổi hiện nay của đội ngũ cán bộ thông tin trong chương 2, có tới 31% cán bộ thông tin ở độ tuổi trên 40 tuổi, trong khi đội ngũ trẻ kế cận lại rất ít (chỉ có 16% dưới 30 tuổi). Như vậy, dẫn đến sự hụt hẫng lớn giữa thế hệ cán bộ lớn tuổi và lớp trẻ. Chúng ta có thể tính toán sự thiếu hụt về cán bộ này trong 5 năm theo bảng tính số 3.2.1.1 dưới đây.

Ở bảng tính này, chúng tôi dựa trên các giả định sau:

+ Tổng số cán bộ thông tin hiện nay là 5000 người (theo cách ước tính ở chương 2).

+ Số cán bộ từ 50 - 60 tuổi là 31% (theo số liệu thu đuợc từ mẫu khảo sát), tức là số lượng cán bộ từ 50 - 59 trong toàn hệ thống ước tính là 31% x 5.000

= 1.550 người.

+ Độ tuổi về hưu của nam là 60 và nữ là 55; cơ cấu nam/nữ trong các độ tuổi từ 50 -55 là 50/50 (còn từ 55-59 đối với nam); Và số người ở mỗi độ tuổi là bằng nhau. Đồng thời, không tính đến các yếu tố khác như về hưu sớm, chuyển công tác sang ngành khác ...

Bảng 3 2 1 1 – Dự báo sự thiếu hụt cán bộ thông tin trong 5 năm tới Qua tính 1


Bảng 3 2 1 1 – Dự báo sự thiếu hụt cán bộ thông tin trong 5 năm tới Qua tính 2

Bảng 3.2.1.1 – Dự báo sự thiếu hụt cán bộ thông tin trong 5 năm tới

* Qua tính toán, có thể thấy trong toàn hệ thồng mỗi năm sẽ phải bổ sung thêm 207 người, trong vòng 5 năm tới sẽ phải bổ sung tổng cộng 1.035 người (tương đương 21% lực lượng hiện tại) (đó mới chỉ là thay thế bổ sung số cán

bộ thiếu hụt, chưa tính tới nhu cầu mở rộng để tăng thêm nhân sự của hệ thống)

* Toàn hệ thống chỉ có 16% cán bộ trẻ mới ra trường (dưới 30), tức là 5000*16%= 800 người phân đều cho các độ tuổi từ 23 (mới ra trường) đến 30

tức mỗi năm Hệ thống Thông tin KH&CN Quốc gia chỉ tuyển dụng số lượng sinh viên mới ra trường là 400/7 = 57 người.

* Vậy số cán bộ thiếu hụt hàng năm sẽ là: 207 - 57 = 150 người

Theo cách tính, trong 5 năm tới, Hệ thống Thông tin KH&CN Quốc gia sẽ thiếu 750 người.

Đây là bài toán chúng ta sẽ phải tìm ra lời giải thích hợp.

3.2.2. Trình độ cán bộ thông tin còn một số mặt hạn chế

* Về ngoại ngữ

Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh đã và đang trở thành công cụ thiết yếu cho con người trong công việc và cuộc sống. Đối với bất kỳ ngành nghề nào cũng vậy nhưng riêng ngành thông tin thì ngoại ngữ càng đóng vai trò quan trọng hơn hết.

Cán bộ thông tin, suy cho cùng, phải là người nắm bắt và cập nhật thông tin từ nhiều nguồn, sau đó tổng hợp, phân tích và cung cấp cho người dùng tin. Để có thể tiếp cận và hiểu các nguồn tin có giá trị, đòi hỏi cán bộ thông tin phải biết ngoại ngữ, ít nhất là kỹ năng đọc và dịch văn bản từ một ngoại ngữ nào đó, đặc biệt là tiếng Anh (vì đa số các nguồn tin trên Internet, tạp chí, sách điện tử cũng như các tài liệu khoa học trên giấy đều sử dụng tiếng Anh). Tuy nhiên, trình độ ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ thông tin hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu.

Thật vậy, như đã phân tích ở chương 2, theo kết quả thu được từ các phiếu điều tra, mặc dù cán bộ thông tin đều có một chứng chỉ ngoại ngữ nhất định (phân theo cấp độ B, C trên C), trong đó 63% trình độ C và trên C, tức là hầu hết đều có thể nghe, nói, đọc, viết tương đối tốt một ngoại ngữ nào đó. Tuy nhiên, đó mới chỉ là con số thu thập qua chứng chỉ. Nhưng trên thực tế, có tới 30% cán bộ không có đủ trình độ ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu công việc, chỉ

có 30% có trình độ đáp ứng tốt, và 40% sử dụng được ngoại ngữ ở mức rất thành thạo.

Như vậy, có thể kết luận, đội ngũ cán bộ thông tin hiện nay, nhìn chung vẫn còn yếu về ngoại ngữ. Nếu xem xét thực trạng bồi dưỡng cán bộ thông tin (như chương 2 đã phân tích) có thể thấy trong số 89 lớp bồi dưỡng cán bộ đã được mở trong hệ thống giai đoạn 2002-2007 thì không có một lớp đào tạo nào về ngoại ngữ. Đây rò ràng là một bất cập cần sớm khắc phục.

* Về tin học

Cũng như ngoại ngữ, tin học cũng là một công cụ rất quan trọng của cán bộ thông tin, thật khó có thể hình dung công việc của cán bộ thông tin hiện nay nếu thiếu máy tính, thiếu những hiểu biết về tin học, mạng máy tính. Theo đánh giá chung, phần đông các cán bộ thông tin hiện tại mới chỉ biết tin học ở trình độ trung bình, tức là sử dụng phần mềm soạn thảo, email, và các phần mềm nghiệp vụ được xây dựng sẵn... Số người có thể tự xây dựng, phát triển phần mền, module riêng cho nhu cầu đặc thù từng công việc rất ít, mặc dù việc đó không phải quá khó khăn đối với người không chuyên về CNTT. Hơn nữa, ngay cả việc sử dụng thành thạo các lệnh tìm kiếm thông tin bằng các cỗ máy tìm kiếm nổi tiếng trên internet như Google, Yahoo…cũng là một vấn đề khó khăn đối với khá nhiều cán bộ. Mặc dù, trong những năm gần đây, cơ cấu bồi dưỡng cán bộ thông tin thiên về đào tạo kiến thức CNTT, CSDL (chiếm tới 86% số lớp học) nhưng dường như vẫn chưa hiệu quả?

* Về chuyên môn

Theo phân tích chương 2, đội ngũ cán bộ thông tin hiện tại có nền tảng kiến thức ở mức tốt khi có tới 77% là trình độ trên đại học. Tuy nhiên, do đa số tốt nghiệp các chuyên ngành khác không phải thông tin, nên có tới 30% vẫn chưa đáp ứng tốt yêu cầu của công việc. Do đó, chúng ta cần tiếp tục chú trọng hơn nữa công tác bồi dưỡng.

3.2.3. Các cơ sở đào tạo chuyên ngành thông tin còn nhiều bất cập

Các trường Đại học cung cấp nguồn nhân lực chính trong lĩnh vực thông tin thư viện hiện nay, gồm có:

+ Khoa Thư viện – Thông tin, trường Đại học Văn hoá Hà Nội

+ Khoa Thông tin - Thư viện, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội.

+ Khoa Thư viện - Thông tin học, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

+ Khoa Thư viện - Thông tin, trường Đại học Văn hoá TP. Hồ Chí Minh.

+ Khoa Thông tin học và Quản trị thông tin, trường Đại học dân lập Đông Đô.

+ Ngành Quản trị thông tin- Thư viện, trường, Đại học Cần Thơ.

Các cơ sở đào tạo này trong những năm qua đã có những đóng góp rất lớn trong việc đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực thông tin thư viện trong cả nước. Các trường đã có những cải tiến lớn trong việc giảng dạy, giáo trình, cơ sở vật chất và nhìn chung chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo này trong mấy năm gần đây có tiến bộ rò rệt. Sinh viện tốt nghiệp có khả năng thích nghi với công việc hơn so với trước.

Tuy nhiên, các sinh viên được đào tạo chuyên nghiệp ngành thông tin thư viện hiện tại chỉ được trang bị chủ yếu những kiến thức về các môn khoa học xã hội và nhân văn, kiến thức tổ chức và hoạt động của thư viện truyền thống. Do vậy, các sinh viên mới ra trường không có khả năng xử lý thông tin trong lĩnh vực KH&CN phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế.

Số liệu phân tích thực trạng nhân lực thông tin thể hiện rò điều này. Chỉ có 16% nhân lực trong các cơ quan thông tin KH&CN là cán bộ trẻ (dưới 30 tuổi), trong đó không phải tất cả đều tốt nghiệp chuyên ngành thông tin thư viện. Con số đó cũng là hệ quả của tình trạng nêu trên. Sinh viên ra trường chưa trang bị đủ kiến thức để sẵn sàng cho công việc của một cán bộ thông tin, nên họ khó có cơ hội được tuyển dụng vào các cơ quan thông tin KH&CN. Về phía các cơ quan thông tin, vì lẽ đó cũng ít mặn mà trong việc tuyển dụng các sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành thông tin thư viện hơn. Mặc dù họ có nhu cầu tuyển dụng nhiều cán bộ thông tin.

3.2.4. Các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chưa đáp ứng nhu cầu

Hiện nay, trong Hệ thống thông tin KH&CN Quốc gia, hoạt động bồi dưỡng cán bộ chủ yếu do Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia thực hiện. Trong những năm gần đây, số lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do trung tâm đào tạo đã tăng đáng kể về số lượng cũng như lượt người được tham gia bồi dưỡng. Nếu như giai đoạn 1997-2001 trung bình có 10 lớp được mở mỗi năm với số lượt người tham gia bình quân là 326, thì đến giai đoạn 2002-2007 số lớp được mở trung bình mỗi năm là 14 lớp và số lượt cán bộ được đào tạo hàng năm khoảng 390 người. Con số này cho thấy trung tâm đã ngày một quan tâm hơn tới việc đào tạo cán bộ trong hệ thống. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo ngày càng được nâng cao, các môn học được mở rộng và cập nhật theo sự phát triển của CNTT và của ngành. Song, bên cạnh những mặt đã được, thì phải thừa nhận, công tác bồi dưỡng cán bộ thông tin hiện nay vẫn chưa đáp ứng đủ về số lượng, tốt về chất lượng, thể hiện qua các điểm sau.

* Về số lượng

Theo các phân tích, hiện tại mỗi năm toàn hệ thống bồi dưỡng được khoảng gần 400 lượt cán bộ, trong khi số cán bộ trong toàn hệ thống hiện tại là khoảng 5000 người (theo ước tính của tác giả đã nêu trong chương 2), tức là mỗi năm chỉ bồi dưỡng được chưa tới 8% số cán bộ trong hệ thống (vì thực tế có những cán bộ được tham gia nhiều lớp tập huấn trong 1 năm). Hơn nữa, do các lớp bồi dưỡng lại chủ yếu tập trung tại Hà Nội, nên số cán bộ ở các tỉnh xa rất ít khi được tiếp cận với các lớp bồi dưỡng này. Mặc dù Trung tâm cũng có mở các lớp bồi dưỡng ở các khu vực khác như Tp.Hồ Chí Minh, Đã Nẵng, Hải Phòng, song số lượng các lớp này không đáng kể. Tóm lại, mặc dù đã có sự tăng trưởng vượt bậc về số lượng các lớp, song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu bồi dưỡng cho cán bộ toàn hệ thống.

* Về chất lượng và hiệu quả công tác bồi dưỡng

Chất lượng của công tác bồi dưỡng còn một số tồn tại chính sau:

Theo số liệu phân tích chương 2, công tác bồi dưỡng cán bộ hiện tại chỉ tập trung chính vào bồi dưỡng các môn về CNTT (chiếm 80%) và kiến thức

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2022