Chính sách đào tạo nhân lực thông tin trong các cơ quan thông tin khoa học và công nghệ thuộc hệ thống thông tin khoa học và công nghệ quốc gia - 11

Thơ, trường Đại học Bách khoa Hà Nội, … và rất nhiều tại các địa chỉ Website khác.

Nhận thức được tính ưu việt của E-learning đối với việc bồi dưỡng cán bộ Thông tin KH&CN, từ năm 2002, tại 24 Lý Thường Kiệt Hà Nội đã triển khai dự án STEnet (Science, Technology and Education Network). Cơ sở hạ tầng mạng được dựng tại tầng 6 nhà 24 Lý Thường Kiệt Hà Nội trên cơ sở ứng dụng các CNTT hiện đại phù hợp để triển khai các ứng dụng đa phương tiện cho việc dạy và học. Tuy nhiên, việc xây dựng, cập nhật bài giảng, tài liệu tham khảo vẫn chưa được coi trọng đúng mức, nên phần nào chưa phát huy được của phuơng pháp này trong những năm qua. Hy vọng, trong những năm tới Trung tâm cần có những biện pháp đẩy mạnh và phát huy hiệu quả của công tác bồi dưỡng theo phương pháp này.

3.3.4. Xây dựng cơ chế đánh giá cán bộ thông tin thông qua kết quả học tập từ các lớp bồi dưỡng

Thực tế việc bồi dưỡng hiện nay là cử cán bộ đi tham gia vào các lớp học ngắn hạn (7 đến 10 ngày). Sau khóa học, học viên sẽ được cấp chứng chỉ. Việc học viên tiếp thu được những gì thông qua khóa học vẫn chưa được quan tâm. Hơn nữa, cũng chưa có cơ quan nào coi kết quả tham gia tập huấn nghiệp vụ như một tiêu chí đánh giá năng lực cán bộ khi thực hiện các quyết định nâng ngạch, bậc, chuyển đổi văn bằng, cử đi học hoặc đề bạt giữ các trọng trách…

Điều này đã tạo ra cho học viên một tâm lý thụ động, học cũng được không học cũng được. Kết quả học tập ra sao cũng không ảnh hưởng gì tới công việc của mình. Đôi khi, đi học giống đi chơi, giao lưu là chính. Chểnh mảng bài vở thậm chí chỉ tham gia một vài buổi cho có lệ còn lại dùng thời gian cơ quan cử đi học làm việc riêng. Kết quả bồi dưỡng không mang lại hiệu quả như mong muốn.

Để khắc phục tình trạng này, các cơ quan cử cán bộ đi tham gia bồi dưỡng cần xây dựng một cơ chế công khai, minh bạch, coi việc đi bồi dưỡng nghiệp vụ như một nhiệm vụ mà cán bộ cần thực hiện nghiêm túc. Kết quả bồi dưỡng

sẽ là một tiêu chí để đánh giá cán bộ khi xét thưởng thi đua, nâng ngạch, hay đề bạt các trọng trách. Như vậy, sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho cán bộ tham gia các lớp bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ. Họ sẽ chủ động học tập, lĩnh hội kiến thức mới.

Tuy nhiên, để làm tốt điều này, cũng cần sự phối hợp tốt từ phía cơ quan tổ chức bồi dưỡng. Cuối mỗi khóa bồi dưỡng, cơ quan đào tạo cần tổ chức sát hạch nghiêm túc thông qua thi cử. Chứng chỉ cấp cho học viên phải phản ánh rò được kết quả học tập: Xuất sắc, giỏi, khá, trung bình, hay yếu.

Nếu cả phía cơ quan cử cán bộ tham gia bồi dưỡng lẫn cơ quan cử cán bộ đi bồi dưỡng có sự phối hợp nhịp nhàng thì chắc chắc chất lượng của công tác bồi dưỡng sẽ nâng lên rò rệt.

3.3.5. Khuyến khích các cán bộ tham gia đào tạo bồi dưỡng về ngoại ngữ, tin học và kiến thức KH&CN

* Về ngoại ngữ

Trang bị thêm các kiến thức về ngoại ngữ sẽ giúp cán bộ thông tin hoàn thành tốt nhiệm vụ của họ. Tuy nhiên, học ngoại ngữ không thể học theo kiểu tham gia các lớp bồi dưỡng ngắn ngày mà đòi hỏi quá trình học tập lâu dài, thường xuyên. Do vậy, nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ không thể làm theo cách mở các lớp bồi dưỡng ngắn ngày thông thường, mà cần thực hiện theo các cách khác. Các cơ quan thông tin nên tự tổ chức các lớp học ngoại ngữ tại cơ quan (thuê giảng viên ngoại ngữ về dạy), học ngoài giờ hành chính, mỗi hôm khoảng 1 tiếng. Thời gian học tương đối dài từ ba đến sáu tháng và cơ quan sẽ tài trợ kinh phí. Kết quả học tập cũng được đánh giá nghiêm túc thông qua sát hạch các kỹ năng nghe, nói, đọc viết.

* Về tin học

Những hiểu biết về tin học, mạng máy tính rất cần thiết đối với các cán bộ thông tin. Các cán bộ thông tin hiện nay vẫn chỉ sử dụng tin học ở mức soạn thảo văn bản hoặc sử dụng ở mức đơn giản các phần mền thông thường trong công việc. Việc hiểu biết sâu hơn về các chương trình tạo lập, quản lý các CSDL như SQL, Access, Oracal … và các công cụ tìm kiếm thông tin như

Google, Yahoo … sẽ giúp ích rất nhiều cho cán bộ thông tin trong việc tìm kiếm, xử lý và lưu trữ thông tin. Hơn nữa, CNTT là một lĩnh vực phát triển rất nhanh, đòi hỏi người cán bộ phải nắm bắt được và được trao dồi kiến thức tin học thường xuyên nếu không muốn bị lạc hậu. Do vậy, công tác bồi dưỡng sâu hơn về kiến thức tin học cho cán bộ thông tin là việc làm liên tục, thường xuyên và cần được coi trọng hơn nữa trong việc bồi dưỡng cán bộ.

* Về kiến thức KH&CN

Nhân lực thông tin ở Việt Nam hiện tại được lấy từ các chuyên ngành chính: các cán bộ khoa học chuyển sang làm thông tin, các sinh viên tốt nghiệp khoa thông tin thư viện tại các trường đại học, cao đẳng, và các sinh viên mới tốt nghiệp từ các chuyên ngành khác. Đối với các cán bộ khoa học chuyển sang làm thông tin thuộc chính chuyên ngành của họ khá thích hợp vì họ hiểu khá rò ngành của mình. Do vậy, họ sẽ có khả năng phân tích và tổng hợp thông tin hiệu quả hơn. Các bản tin do họ biên tập sẽ có giá trị cao hơn. Tuy nhiên, đối với sinh viên thuộc chuyên ngành thông tin thư viện hoặc các sinh viên mới ra trường thuộc các ngành khác lại rất yếu về kiến thức KH&CN, việc yếu kém trong kiến thức về lĩnh vực mình đang cung cấp thông tin sẽ là một rào cản lớn trong công việc. Chỉ khi có những hiểu biết nhất định về ngành mình làm thông tin, người cán bộ mới đánh giá phân tích được thông tin, đưa ra các đánh giá riêng biến thông tin thành nguồn lực cho sự phát triển.

Tuy nhiên, qua phân tích thực trạng, hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ chưa quan tâm đến việc trang bị các kiến thức KH&CN cho các cán bộ thông tin. Do vậy, trong những năm tới các cơ quan thông tin cũng cần cân nhắc đến việc bồi dưỡng khối kiến thức này cho các cán bộ thông tin.

Một trong các giải pháp, theo chúng tôi là phù hợp, đó là gửi các cán bộ này đi tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức KH&CN ngắn ngày tại các cơ quan khoa học ở các bộ, ngành có liên quan đến lĩnh vực làm tin của họ, tham gia các lớp hội thảo chuyên đề về KH&CN, đồng thời khuyến khích họ tự học

hỏi nâng cao kiến thức chuyên ngành KH&CN.

3.3.6. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của các lớp bồi dưỡng cán bộ thông tin

Người xưa nói "Không thày đố mày làm nên" để khẳng định vai trò hết sức quan trọng của người thầy, phải có thầy giỏi mới có trò giỏi. Có nghĩa là muốn nâng cao chất lượng bồi dưỡng nghiệp vụ thì phải có đội ngũ giảng viên có trình độ năng lực phù hợp. Để có đội ngũ đó, chúng ta phải tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ của đội ngũ giảng viên, xây dựng chương trình bồi dưỡng kiến thức, đặc biệt là kiến thức về phương pháp giảng dạy cho đội ngũ giảng viên. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có đội ngũ giảng viên đáp ứng được yêu cầu của việc đào tạo ra những cán bộ thông tin cho thời đại xã hội thông tin và kinh tế tri thức. Ngoài ra, cần tổ chức những chương trình thăm quan khảo sát nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên để cập nhật được kiến thức hiện đại cho họ. Tham gia nghiên cứu khoa học là một trong những hình thức để đội ngũ giảng viên có thêm những kiến thức được cập nhật.

Để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, chúng tôi xin có một số đề nghị như sau:

* Cần sớm quy hoạch và chuẩn hoá đội ngũ giảng viên là cán bộ bằng việc lựa chọn và sắp xếp, phân công giảng dạy các môn học đúng với khả năng của mỗi giảng viên. Trước mắt, việc chuẩn hoá có thể bắt đầu bằng việc áp dụng một số tiêu chuẩn đối với việc chọn giảng viên cho mỗi môn học như sau:

- Đang trực tiếp nghiên cứu hoặc tác nghiệp những vấn đề của nội dung môn học;

- Được đánh giá có phương pháp giảng dạy tốt qua một số lớp thử nghiệm;

- Có chứng chỉ đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về thông tin, tối thiểu là lớp thông tin cơ sở, đối với giảng viên được đào tạo các chuyên ngành khác;

* Cần bồi dưỡng kiến thức sự phạm cho những giảng viên được chọn lựa bằng cách cử đi học các lớp ngắn hạn về phương pháp sư phạm (gửi đi học hoặc tổ chức lớp tại chỗ);

* Quy định chặt chẽ và kết hợp với việc tăng cường ý thức tự giác của mỗi giảng viên trong việc chuẩn bị đề cương bài giảng. Có thể quy định đề cương chi tiết mỗi bài giảng ngoài các đề mục, tiêu đề mục, phải triển khai đến các thông tin chính. Đồng thời có thời lượng dự kiến cho mỗi chương mục của môn học. Đề cương chi tiết mỗi môn học phải được cập nhật hàng năm chứ không thể để tình trạng một đề cương sử dụng trong nhiều năm mà không được cập nhật kiến thức;

* Khuyến khích giảng viên viết giáo trình những môn học họ trực tiếp giảng dạy;

3.3.7. Đổi mới chương trình, giáo trình tài liệu tham khảo đáp ứng yêu cầu của sự phát triển

Chương trình và giáo trình phải theo kịp được yêu cầu phát triển. Chúng tôi cho rằng cần xây dựng chương trình đào tạo sao cho chúng ta có thể đào tạo đa dạng cán bộ thông tin với những định hướng chuyên ngành đa dạng hơn. Hiện nay, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ chưa được hình thành một cách toàn diện, chưa hệ thống. Cần có một bộ khung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ và kỹ năng của cán bộ thông tin KH&CN trong tình hình mới. Tài liệu do UNESCO giới thiệu về chương trình đào tạo cho xã hội thông tin [7] là một gợi ý đáng quan tâm để tham khảo xây dựng chương trình đoà tạo của chuyên ngành.

Các chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cần đảm bảo sự cân đối giữa:

- Truyền đạt tri thức

- Đào tạo kỹ năng thực hành

- Cung cấp công cụ.

Nhằm giúp các nước đang phát triển có bộ chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cán bộ thông tin thư viện trong tình hình mới, UNESCO đã xây dựng một bộ tài liệu hướng dẫn gồm 10 module chương trình (Bảng 2.6.1)

dule

Môn học

1

Cán bộ thông tin trong xã hội thông tin

2

Xử lý dữ liệu điện tử

3

Nghiên cứu khoa học và thư viện

4

Kỹ năng tìm tin: sử dụng CNTT và viễn thông

5

Phân tích và thiết kế hệ thống

6

Quản lý chiến lược và tiếp thị

7

Đánh giá và lựa chọn phần mềm thư viện

8

Xây dựng CSDL sử dụng CDS/ISIS

9

HTML và thiết kế trang Web

10

Lập trình PASCAL cho CDS/ISIS

11

Các dự án chuyên môn hoá

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Chính sách đào tạo nhân lực thông tin trong các cơ quan thông tin khoa học và công nghệ thuộc hệ thống thông tin khoa học và công nghệ quốc gia - 11

Mo

Bảng 3.3.7.1: Các module chương trình do UNESCO đề xuất cho đào tạo chứng chỉ thông tin thư viện

Tuy nhiên đây mới chỉ là những module cơ bản, dành cho các lớp đào tạo tập trung, dài hạn. Chúng tôi cho rằng cần phải có một chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cụ thể hơn nhằm bồi dưỡng những kỹ năng cần thiết cho các cán bộ thông tin.

Đặc biệt chúng ta cần hết sức lưu ý bồi dưỡng kỹ năng thực hành, định hướng vào khai thác và phát triển các dịch vụ, giúp học viên có kỹ năng đáp ứng ngay đòi hỏi của công việc. Bồi dưỡng kỹ năng về CNTT và viễn thông là hết sức quan trọng bởi xu thế phát triển của mạng Internet nguồn tin điện tử và thư viện điện tử. UNESCO đã cho rằng đào tạo CNTT và viễn thông cần được thiết kế để giúp cho người học một số kỹ năng như hiểu và nắm vững lịch sử phát triển của CNTT và quan hệ của nó với nghề thông tin; hiểu nhu cầu tin và tập tính tìm tin để có thể thiết kế đúng các sản phẩm thông tin; có kỹ năng thiết kế và phân tích hệ thống; tự tin khi đánh giá và lựa chọn phần mềm; kỹ năng tạo ra và bao gói các dịch vụ thông tin tin học hoá; kỹ năng xác định nguồn tin điện tử...

Cùng với bồi dưỡng nghiệp vụ liên quan đến CNTT, chúng ta còn lưu ý đến những kỹ năng khác, đặc biệt kỹ năng tiếp thị, bao gói thông tin nhằm chuẩn bị cho việc thực hiện các dịch vụ thông tin thư viện có thu phí. Cần có những khoá đào tạo về tổ chức hoạt động thông tin, quản trị thông tin tri thức ở các cơ quan, doanh nghiệp. Nói cách khác, nên có các chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cho những người là công tác thông tin, quản trị tri thức ở những cơ quan/tổ chức không phải là đơn vị thông tin thư viện chuyên nghiệp.

Ngoài chương trình, tài liệu và giáo trình cũng là một vấn đề hết sức quan trọng. Không có thư viện với đủ tài liệu cần thiết, các giáo trình hiện đại thì khó đảm bảo chất lượng bồi dưỡng nghiệp vụ. Cần phải xây dựng, cập nhật bộ giáo trình bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ thông tin trong tình hình mới.


Kết luận chương 3

Thông qua việc phân tích thực trạng nguồn nhân lực thông tin, có thể thấy chất lượng nguồn nhân lực này còn hạn chế về chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, trong khi công tác đào tạo sinh viên thông tin cũng như công tác bồi dưỡng cán bộ đang làm việc vẫn còn rất nhiều hạn chế cần được khắc phục. Tác giả cũng mạnh dạn đề xuất các giải pháp cơ bản để góp phần khắc phục những hạn chế này. Các giải pháp đưa ra tập trung vào 2 phần lớn, đó là : Giải pháp tăng cường chất lượng đào tạo sinh viên thông tin tại các trường Đại học vì công tác đào tạo sinh viên tốt là yếu tố quyết định chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai. Nhóm giải pháp thứ hai đó là nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng cán bộ thông tin đang công tác tại các cơ quan thông tin KH&CN thuộc Hệ thống thông tin KH&CN Quốc gia. Khi khối lượng kiến thức chuyên ngành thông tin, tin học, KH&CN, .. ngày càng được cập nhật thì công tác bồi dưỡng liên tục là không thể thiếu.

KẾT LUẬN‌


Tác giả đặt ra giả thiết nghiên cứu chính đó là: rất ít cán bộ thông tin hiện tại tốt nghiệp chuyên ngành thông tin thư viện, và đội ngũ cán bộ thông tin sắp đến tuổi nghỉ hưu chiếm tỷ lệ cao. Qua phân tích số liệu điều tra thực tế thấy rằng những giả thiết đưa ra là hoàn toàn đúng với thực tế. Cụ thể, kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ cán bộ tốt nghiệp chuyên ngành thông tin thư viện chỉ chiếm 6%, về cơ cấu độ tuổi thì có đến 31% ở độ tuổi trên 50, còn nếu tính ở độ tuổi trên 40 thì chiếm đến 60%. Hơn nữa, trình độ về chuyên môn cũng như tin học, ngoại ngữ chưa đáp ứng tốt đòi hỏi của công việc.

Có thể thấy, nguồn nhân lực thông tin trong các quan thông tin KH&CN hiện đang đứng trước những thách thức rất lớn đó là độ tuổi khá lớn, đội ngũ trẻ kế cận được tuyển dụng lại ít, dẫn đến sẽ có sự thiếu hụt mạnh nguồn nhân lực này trong tương lai. Công tác đào tạo sinh viên thông tin thư viện tại các trường đại học cũng như công tác bồi dưỡng trình độ cho các cán bộ đang công tác còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo cũng như bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ.

Do vậy, trong các năm tới chúng ta cần có những chính sách thích hợp và đồng bộ nhằm mở rộng cũng như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực này, nếu không muốn bị tụt hậu về thông tin KH&CN nói riêng và tụt hậu trong sự phát triển kinh tế nói chung. Đó cũng là những mục đích mà luận văn này muốn hướng tới.

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 14/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí