Tăng Cường Hợp Tác Đào Tạo Giữa Các Trường Đào Tạo Về Thông Tin Với Các Cơ Quan Thông Tin Kh&cn

chuyên ngành thông tin (20%), trong khi không có một lớp đào tạo bồi dưỡng về ngoại ngữ, và kiến thức KH&CN. Đây là một tồn tại cần được xem xét giải quyết, bởi các lý do sau :

- Một là, trong hệ thống ước tính hơn 30% cán bộ chưa đủ trình độ ngoại ngữ đáp ứng tốt công việc, đặc biệt là tiếng Anh. Do vậy, việc mở các lớp bồi dưỡng về ngoại ngữ là cần thiết, nhất là tiếng Anh chuyên ngành.

- Hai là, các cán bộ thông tin đa số là tốt nghiệp các ngành nghề khác nhau. Đa số các cán bộ là những người đã làm trong một lĩnh vực khoa học cụ thể nào đó (như sinh học, môi trường...) nay chuyển sang làm thông tin KH&CN ở chính lĩnh vực đó. Đối với các đối tượng này có thể chỉ cần bồi dưỡng thêm các kiến thức về CNTT, thông tin học và ngoại ngữ là đủ. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn rất nhiều các cán bộ khác lại làm thông tin ở lĩnh vực không phải lĩnh vực mình đã tốt nghiệp hoặc đã làm, ví dụ: cán bộ làm cơ khí chuyển sang làm thông tin y học, sinh viên tốt nghiệp khoa văn làm thông tin về sinh học… Thiết nghĩ, với những đối tượng này, cần có những lớp bồi dưỡng về những hiểu biết nhất định trong lĩnh vực chuyên ngành. Như vậy, họ sẽ làm tốt hơn công việc của mình. Hoạt động bồi dưỡng này có thể thông qua tự tổ chức lớp bồi dưỡng hoặc có thể gửi sang các bộ ngành khác nhờ bồi dưỡng theo các lớp bồi dưỡng ngắn ngày.

Điểm thứ hai trong chất lượng của công tác bồi dưỡng cán bộ thông tin, đó là chưa bồi dưỡng đúng đối tượng cần được bồi dưỡng. Thực tế, cùng một môn học nhưng có những cán bộ đã được tham gia bồi dưỡng trong 2 năm liên tiếp, mặc dù môn học đó chưa có sự cập nhật mới về nội dung. Trái lại, nhiều người ở cùng đơn vị đó có nhu cầu đào tạo lại không được cử đi học; hoặc có những người đảm việc các công việc không liên quan gì đến môn học được bồi dưỡng nhưng vẫn được cử đi học. Do đó, hiệu quả thực sự của hoạt động bồi dưỡng không cao.

Điểm thứ ba là thời gian học. Các lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ thường chỉ diễn ra trong vòng 1 tuần đến 10 ngày (trước kia có thể lên đến 8

tuần) nên học viên chỉ được truyền đạt các kiến thức khá sơ lược, thời gian luyện tập kỹ năng ít, do vậy hiệu quả không cao.

Ngoài ra, còn có những tồn tại khác như đội ngũ giảng viên chuyên trách còn ít, trình độ còn hạn chế, khả năng truyền đạt chưa cao, dẫn đến chất lượng bồi dưỡng hạn chế. Hơn nữa, học viên lại không bị ràng buộc về thi cử nên ý thức tự giác trong học tập chưa cao...

3.3. Đề xuất các giải pháp

3.3.1.Tăng cường hợp tác đào tạo giữa các trường đào tạo về thông tin với các cơ quan thông tin KH&CN

Ở Việt Nam hiện nay, hầu như trong bất kỳ ngành nghề gì, chúng ta đều thấy nổi lên một vấn đề đó là thiếu nhân lực. Thiếu ở đây không phải là do đào tạo ít, mà thậm chí còn thừa, nhưng người làm được việc thì lại thiếu. Nguyên nhân chủ yếu đó là do phương pháp đào tạo thiên về lý thuyết, xem nhẹ thực hành, dẫn đến sinh viên ra trường không đáp ứng được yêu cầu của công việc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Để khắc phục tình trạng này, gần đây một số công ty, tập đoàn lớn đã chủ động tìm đến các trường đại học đặt vấn đề liên kết trong việc đào tạo nguồn nhân lực, theo đó, sinh viên, trong quá trình học tập sẽ được thực tập ngay trên các dây truyền, qui trình công nghệ của công ty, được tham gia các lớp học do chính những người có kinh nghiệm thực tế truyền đạt... Sự liên kết này đã phát huy được hiệu quả cao, sinh viên ra trường vừa có việc làm ngay, doanh nghiệp cũng không phải lo lắng về vấn đề nhân lực. Sau đây, chúng ta sẽ xem những ví dụ điển hình về hiệu quả của mô hình liên kết này:

Năm 2004, trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã tổ chức Chương trình đào tạo cử nhân ngành Công nghệ Cơ Điện tử phối hợp với Viện Máy và Dụng cụ Công nghiệp (Tập đoàn IMI). Tháng 4 năm 2009, kết thúc khóa đào tạo theo mô hình liên kết này, 70% sinh viên khóa kỹ sư Cơ học kỹ thuật đầu tiên đã được tuyển làm việc đúng chuyên môn ngay sau khi tốt nghiệp.

Chính sách đào tạo nhân lực thông tin trong các cơ quan thông tin khoa học và công nghệ thuộc hệ thống thông tin khoa học và công nghệ quốc gia - 10

Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh cũng có chương trình Thạc sỹ “Chăn nuôi, Môi trường, Vệ sinh và Chất lượng” đây là kết quả liên kết đào tạo giữa trường và các công ty: Virbac Việt Nam, Aquaservice, Guyomarc’s, Nutriway, Proconco, Evialis, Verge du Mekong, Metro, BigC,Tomboy, Vitalac. Kết quả, 100% học viên từ khóa 1 đến khoá 6 đã được các công ty liên kết tuyển dụng, có công việc ổn định, vị trí tốt, thu nhập cao (mức lương trung bình của học viên ra trường khoảng 1 năm vào khoảng 5 triệu đồng, nhiều học viên có mức lương từ 10 triệu đến 15 triệu đồng).

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội mới đây cũng đã liên kết với Tập đoàn Hồng Hải (Trung Quốc) trong đào tạo nhân lực. Theo đó Tập đoàn Hồng Hải đầu tư cho trường 5 tỷ USD để trang bị các loại máy móc, thiết bị tiên tiến phục vụ đào tạo và nhà trường sẽ bảo đảm đào tạo và cung cấp cho doanh nghiệp mỗi năm 1.100 sinh viên và công nhân lành nghề.

Trường Đại học FPT cũng vừa đạt đươc thỏa thuận với Công ty Hitachi Software Engineerin và công viên phần mềm quang trung. Theo đó, Đại học FPT sẽ thực hiện việc cung cấp nhân lực cho các dự án phần mềm của Công ty Hitachi Software Engineering và cung ứng nhân lực công nghệ phần mềm cho các công ty hoạt động tại Công viên Phần mềm Quang Trung.

Ngoài ra, còn rất nhiều các hợp đồng liên kết đào tạo nhân lực giữa các trường Đại học với các viện, công ty như đã và đang được triển khai như: Hợp tác đào tạo giữa trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh và Công ty Cổ phần MISA, giữa trường Đại học Thủy lợi với Tổng Tổng công ty Sông Đà

Những kết quả thực tế cho thấy mô hình liên kết này có nhiều ưu điểm vượt trội, trang bị tốt cho sinh viên cả lý thuyết lẫn thực hành, do vậy sinh viên ra trường có thể đáp ứng ngay yêu cầu của cơ quan tuyển dụng.

Về vấn đề nhân lực thông tin như đã phân tích, mỗi năm ngành thông tin cần bổ sung khoảng 207 người, nhưng số sinh viên hàng năm được tiếp nhận chỉ khoảng 70 người, mặc dù số lượng sinh viên tốt nghiệp hàng năm tại các cơ sở đào tạo thông tin - thư viện trong cả nước là khá lớn. Điều này thể hiện

sự thiếu hụt nhân lực làm thông tin KH&CN. Nói cách khác, số người tốt nghiệp thì nhiều nhưng số người làm được việc (được tuyển dụng) trong các cơ quan thông tin KH&CN lại rất ít.

Nguyên nhân là do các chương trình đào tạo vẫn nặng về lý thuyết thư viện truyền thống, các môn học về thông tin, ngoại ngữ, tin học chưa được chú trọng giảng dạy một cách thích đáng. Hơn nữa, việc thực tập thực hành của sinh viên còn rất ít, do đó, sinh viên ra trường không đáp ứng được tốt yêu cầu của công việc thực tế.

Để giải quyết bài toán thiếu nguồn nhân lực thông tin trong các năm tới, chúng ta cần tăng cường liên kết đào tạo giữa các cơ quan thông tin KH&CN với các trường đào tạo chuyên ngành thông tin thư viện ở trong nước.

3.3.2. Thành lập trung tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ thông tin hoạt động độc lập, tự chủ về tài chính theo tinh thần Nghị định 115/2005/NĐ- CP

Hiện nay, việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ thông tin của Hệ thống Thông tin KHCN Quốc gia chủ yếu do Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia tổ chức. Mặc dù trong những năm gần đây, Trung tâm đã có những tiến bộ trong việc trong việc mở rộng qui mô và số lượng các lớp bồi dưỡng, cập nhật đưa các môn mới theo kịp sự phát triển của CNTT và kiến thức thông tin thư viện mới, phần nào đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ trong hệ thống, song nhìn chung còn nhiều bất cập mà hệ quả là chất lượng các SP&DV TT của toàn hệ thống còn nhiều hạn chế.

Trước hết, về mặt quy mô và số lượng lớp, mỗi năm chúng ta mới chỉ bồi dưỡng được khoảng 400 lượt cán bộ, tức là khoảng 8% nguồn nhân lực trong toàn hệ thống, trong khi nhu cầu đào tạo lớn hơn nhiều. Hơn nữa, do các lớp bồi dưỡng lại chủ yếu tập trung tại Hà Nội, nên số cán bộ ở các tỉnh xa rất ít khi được tiếp cận với các lớp bồi dưỡng này. Tất nhiên, trung tâm cũng có mở các lớp bồi dưỡng ở các khu vực khác như Tp.Hồ Chí Minh, Đã Nẵng, Hải Phòng, song số lượng các lớp như vậy là rất ít, không đáng kể.

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do số lượng cán bộ chuyên trách đảm nhiệm công tác bồi dưỡng của Trung tâm còn rất ít, tính ra chỉ khoảng 7-10 người, lại kiêm nhiệm nhiều việc khác nhau nên thời gian chuyên dành cho đào tạo không nhiều. Hơn nữa, do không tự chủ trong việc chi tiêu tài chính (vẫn phụ thuộc vào nguồn tài trợ từ trung tâm và 1 phần do các đơn vị cử học viên đi học đóng góp) dẫn đến khó khăn và bị động trong việc thuê giảng viên bên ngoài, cơ sở vật chất, giáo trình chưa đáp ứng được nhu cầu.

Để mở rộng qui mô đào tạo đáp ứng tốt nhu cầu, đồng thời nâng cao chất lượng của công tác bồi dưỡng, nên tách bộ phận đào tạo, lấy đó làm nòng cốt để thành lập riêng một trung tâm chuyên về đào đạo bồi dưỡng cán bộ thông tin. Trung tâm này sẽ hoạt động như một doanh nghiệp độc lập, có quyền tự quyết định thu chi lãi, lỗ theo như tinh thần của nghị định 115/2005/NĐ-CP. Điều này sẽ có nhiều thuận lợi, thể hiện:

+ Do được tự chủ về tài chính, Trung tâm có thể thuê các giảng viên có trình độ, kinh nghiệm tốt để giảng dạy.

+ Nguồn thu của Trung tâm chính là phí bồi dưỡng mà các cơ quan thông tin gửi cán bộ đứng ra chi trả. Muốn thu hút nhiều học viên, Trung tâm sẽ buộc phải không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy, cải thiện giáo trình, tài liệu học cũng như cơ sở vật chất. Vì thế, công tác bồi dưỡng sẽ có hiệu quả cao hơn.

+ Các cơ quan cử cán bộ đi học sẽ phải trả chi phí bồi dưỡng cán bộ của mình (trước đây, các đơn vị cũng phải trả phí nhưng chỉ là một phần nhỏ). Do vậy, họ sẽ phải cân nhắc nên cử cán bộ nào đi bồi dưỡng: Ai thực sự cần bồi dưỡng nghiệp vụ gì sẽ chỉ được cử đi bồi dưỡng nghiệp vụ đó, tránh tình trạng cử đi đào tạo chung chung, dàn trải không hiệu quả.

+ Các cán bộ chuyên trách đào tạo không phải kiêm nghiệm các công việc khác. Họ sẽ có thời gian tập trung vào chuyên môn đào tạo và có thời gian nghiên cứu cập nhật kiến thức, đổi mới tài liệu, giáo trình, áp dụng các công cụ, phương pháp giảng dạy tiên tiến.

+ Vì hình thức đào tạo là thu phí, Trung tâm sẽ phải giảng dạy cái mà khách hàng cần chứ không phải dạy cái mà trung tâm có. Điều này hạn chế được việc bắt học viên phải học những môn học không thiết thực, không thực sự cần cho công việc của họ.

+ Cuối cùng, với tư cách là một cơ sở đào tạo độc lập tài chính, nên càng thu hút được nhiều học viên, Trung tâm càng thu lợi nhuận nhiều. Ngoài việc nâng cao chất lượng bồi dưỡng, Trung tâm sẽ có những động lực lớn trong việc mở rộng qui mô đào tạo tại các vùng miền khác ngoài Hà Nội. Việc làm này sẽ gián tiếp san lấp lỗ hổng trong nhu cầu bồi dưỡng của cán bộ thông tin tại các vùng miền khác.

Việc thành lập trung tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ thông tin hoạt động độc lập, tự chủ về tài chính tại thời điểm hiện nay không những đáp ứng tốt hơn nhu cầu bồi dưỡng cán bộ làm thông tin mà còn có nhiều điểm rất thuận lợi về mặt pháp lý và tính kinh tế:

Về pháp lý, ngày 5/9/2005, Chính Phủ đã banh hành Nghị định 115/2005/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập. Theo tinh thần của Nghị định này, chậm nhất đến 31/12/2009, các Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tổ chức dịch vụ KH&CN tự bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên được lựa chọn việc chuyển đổi tổ chức và hoạt động theo một trong hai hình thức sau đây:

- Tổ chức KH&CN tự trang trải kinh phí.

- Doanh nghiệp KH&CN.

Rò ràng, Nhà nước có chủ trương khuyến khích các tổ chức KH&CN chuyển đổi hoạt động như những doanh nghiệp độc lập, tự cân đối thu, chi, lãi, lỗ.

Về tính kinh tế, việc thành lập trung tâm bồi dưỡng theo Nghị định 115 còn được Nhà Nước dành nhiều ưu đãi như :

- Được giao tài sản, kể cả giá trị quyền sử dụng đất;

- Được tự chủ toàn diện về tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính;

- Được chủ động nâng lương cho cán bộ viên chức đúng hạn, trước thời hạn và vượt bậc trong cùng ngạch; được quyền tuyển dụng và bổ nhiệm ngạch cho viên chức, giải quyết mọi chế độ cho viên chức theo quy định của pháp luật;

- Được hỗ trợ đầu tư phát triển khi tăng trưởng tốt, khi chuyển đổi sớm và có dự án khả thi;

- Không giới hạn thu nhập, quỹ lương được tính vào chi phí hợp lý trước thuế;

- Riêng tổ chức KH&CN chuyển đổi thành tổ chức tự trang trải kinh phí hoạt động thường xuyên được quyền sản xuất kinh doanh và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh như doanh nghiệp, được hưởng các quyền lợi khác của doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp (ví dụ xuất nhập khẩu trực tiếp, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp như doanh nghiệp mới thành lập…).

3.3.3. Đẩy mạnh E-learning trong công tác bồi dưỡng nghiệp vụ

Một trong những điểm tồn tại trong công tác bồi dưỡng cán bộ hiện tại là chưa đáp ứng được nhu cầu, phần lớn các học viên ở xa trung tâm không được tiếp cận với các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ. Do vậy, việc đẩy mạnh công tác bồi dưỡng nghiệp vụ thông qua đào tạo từ xa là một việc làm rất khả thi hiện nay. Phương pháp này thế hiện đuợc những ưu điểm vượt trội sau:

+ Rất thích hợp đối với các học viên không có điều kiện học tập trung do các nguyên nhân: quĩ thời gian không đủ, hoàn cảnh cá nhân hoặc khoảng cách địa lý.

+ Trong đào tạo từ xa, giáo viên và học viên không phải tiếp xúc thường xuyên và trực tiếp với nhau. Học viên tự học theo tài liệu được giao và hướng dẫn của giáo viên phụ trách môn học qua email hoặc các phương tiện truyền thông tiên tiến như điện thoại, truyền hình, mạng máy tính và Internet. Thậm chí học viên có thể không cần đến giáo viên hướng dẫn. Tuy nhiên, nếu có giáo viên hướng dẫn thì sẽ tốt hơn.

+ Học viên có thể tự chọn các môn học phù hợp với công việc và nhu cầu của mình để học, không phải học những môn học không cần thiết.

+ Đào tạo từ xa cho phép học viên không cần tuân theo một thời khóa biểu cứng nhắc mà có thể tiến hành học bất kỳ lúc nào trong quỹ thời gian riêng của mình cho phép. Quá trình có thể nhanh hay chậm. Chương trình có thể nhiều hay ít, giáo viên phụ trách giúp học theo dòi tiến trình học tập của mình một cách mềm dẻo chứ không nhất thiết phải qua các buổi lên lớp định kỳ như cách đào tạo truyền thống.

+ Không những thế, đào tạo từ xa lại rất kinh tế. Chi phí của việc đào tạo không tăng theo số lượng học viên, bài giảng chỉ cần soạn 1 lần, không cần sao chụp, không cần phòng họp. Đào tạo từ xa không đòi hỏi tốn chi phí cho xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và giáo viên như đào tạo truyền thống. Ngoài ra, có thể tận dụng các chuyên gia hàng đầu để soạn bài giảng (sau đó phát lại). Hoặc có thể giảng bài trực tuyến, là hình thức đào tạo truyền thống không làm được.

Một trong những phương pháp giảng dạy từ xa rất ưu việt hiện nay đó là E-learning. E-learning là phương thức học tập sử dụng các phuơng tiện điện tử, hay nói đơn giản hơn là học qua mạng Internet. E-learning được pháp triển dưới tác động trực tiếp của công nghệ đa phương tiện (đa phương tiện) và mạng máy tính toàn cầu Internet. Hiện tại, mạng máy tính băng thông rộng cho đã cho phép những tương tác thực sự giữa giáo viên và học viên. Tương tác này có thể là trực tuyến như qua Video Conference, Chat hoặc Voice chat. Tương tác có thể Offline thông qua email hay Diễn đàn. Với mạng, còn có thể nhân lên gấp bội hiệu quả đào đạo vì tài nguyên thông tin được dùng chung cho nhiều người và số người có thể tăng lên gấp bội tùy thuộc vào phần cứng và phần mềm được xây dựng ban đầu.

Thực tế, ở Việt Nam, trong những năm qua, với sự phát triển rất nhanh về hạ tầng CNTT thì việc Ứng dụng E-Learning cũng ngày càng trở nên rộng rãi, có thể kể đến như E-learning của Học viện bưu chính viễn thông, Đại học Cần

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 14/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí