DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng | Nội dung | Trang | |
1. | 3.1 | Diện tích, sản lượng lương thực có hạt | 37 |
2. | 3.2 | Tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 1998 – 2015 | 46 |
3. | 3.3 | Cơ cấu chi tiêu dùng lương thực, thực phẩm chia theo thành thị, nông thôn | 46 |
4. | 3.4 | Số lượng, tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo phân theo ngành kinh tế | 48 |
5. | 3.5 | Số lượng và tỷ trọng lao động chia theo khu vực kinh tế giai đoạn 2005 – 2015 | 50 |
6. | 3.6 | Thu nhập bình quân/tháng của lao động làm công ăn lương chia theo ngành kinh tế năm 2015 | 64 |
6. | 3.7 | Tóm tắt câu trả lời về tiếp cận/ hiểu biết và được hỗ trợ giá | 67 |
7. | 3.8 | Tóm tắt câu trả lời về tiếp cận/ hiểu biết và được hỗ trợ tín dụng | 68 |
8. | 3.9 | Mức độ hoàn thành các chỉ tiêu của Nghị quyết 63 | 69 |
9. | 4.1 | Nhu cầu tiêu dùng gạo và các lương thực khác | 82 |
Có thể bạn quan tâm!
- Chính sách đảm bảo an ninh lương thực của Việt Nam - 1
- Cơ Sở Lý Luận Về Chính Sách Đảm Bảo An Ninh Lương Thực
- Tổ Chức Thực Hiện Chính Sách Đảm Bảo Anlt Quốc Gia
- Chính Sách Đảm Bảo An Ninh Lương Thực Của Một Số Quốc Gia Và Bài Học Cho Việt Nam
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ | Nội dung | Trang | |
1. | 3.1 | Sự thay đổi về số lượng và tỷ trọng lao động nông nghiệp trong ngành kinh tế | 52 |
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình | Nội dung | Trang | |
1. | 3.1 | Kênh phân phối gạo trên thị trường Đồng bằng sông Cửu Long | 55 |
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lương thực là nhu cầu cơ bản của con người, việc đảm bảo an ninh lương thực sẽ đáp ứng hai bậc nhu cầu cơ bản nhất của con người là: nhu cầu về sinh lý và nhu cầu an toàn. Đây cũng là tiền đề đảm bảo về sự ổn định mặt xã hội, phục vụ phát triển kinh tế đối với bất cứ quốc gia nào trên thế giới.
An ninh lương thực (ANLT) là một bộ phận cấu thành an ninh phi truyền thống mà được cả thế giới quan tâm trong bối cảnh hiện nay cùng với các khía cạnh an ninh con người khác. Các cuộc tranh luận về ANLT đã liên tục xảy ra kể từ khi những tổ chức thế giới được hình thành từ sau Chiến tranh thế giới I năm 1930. Sự quan tâm về đảm bảo ANLT được mọi quốc gia và các tổ chức thế giới thể hiện trong các nghiên cứu và báo cáo theo dõi thường xuyên.
Việt Nam được đánh giá là một nước đông dân do vậy nhu cầu về lương thực của chúng ta rất lớn. Dân số Việt Nam năm 2015 là 91,7 triệu người (Tổng cục thống kê, 2016), nếu tiếp tục duy trì tốc độ tăng dân số như hiện nay, mỗi năm chúng ta sẽ có thêm hơn một triệu người và đây chính là áp lực đối với việc đảm bảo đủ lương thực đáp ứng nhu cầu cho người dân.
Là một nước nông nghiệp lâu đời, nhờ điều kiện tự nhiên về vị trí địa lý và khí hậu thuận lợi đã giúp chúng ta phát triển nền nông nghiệp từ rất sớm. Hơn 30 năm Đổi mới cho thấy, Việt Nam không những có khả năng đảm bảo nhu cầu lương thực trong nước, mà còn có năng lực xuất khẩu lương thực rất đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu chúng ta còn những hạn chế như an ninh lương thực còn thiếu bền vững, chênh lệch về tiếp cận lương thực giữa các vùng và các nhóm xã hội lớn; chưa có biện pháp ứng phó hiệu quả với tác động từ biến đổi khí hậu và các cú sốc của thị trường, vệ sinh an toàn thực phẩm không được đảm bảo...
Xét trong tổng thể kinh tế - xã hội, cũng cần có những nhìn nhận lại ảnh hưởng của việc duy trì nguồn lực về đất đai, nhân lực, ngân sách nhà nước cho sản xuất lúa gạo nói riêng và lương thực nói chung đối với phát triển kinh tế vĩ mô. Việc dồn các nguồn lực chính sách cho sản xuất lương thực như hiện nay liệu có cần thiết và có đạt hiệu quả xét về mặt chi phí – lợi ích hay không? Ngoài đảm bảo mục tiêu về an ninh lương thực thì mục tiêu về mặt kinh tế - xã hội khác có đạt được hay không, có ảnh hưởng đến sự phát triển vĩ mô của đất nước hay không? Liệu các phương án chính sách đưa ra có đảm bảo công bằng trong tiếp cận cũng như trong thụ hưởng thành quả đối với các nhóm đối tượng khác nhau?
Những vấn đề này đòi hỏi chúng ta cần có sự thẳng thắn nhìn nhận, đánh giá lại chính sách đảm bảo an ninh lương thực của Việt Nam sau thời gian thực hiện và chỉ ra những cơ hội, thách thức đối với việc duy trì chính sách trong bối cảnh mới. Việc đánh giá sẽ cho chúng ta có cái nhìn rõ ràng hơn, giúp trả lời câu hỏi cần phải có những điều chỉnh ra sao đối với chính sách đảm bảo ANLT của Việt Nam hiện nay.
Xuất phát từ những lý do này, tác giả chọn đề tài “Chính sách đảm bảo an ninh lương thực của Việt Nam” để làm luận văn cao học chuyên ngành Kinh tế chính trị.
Câu hỏi nghiên cứu của luận văn: Những hạn chế, bất cập trong chính sách đảm bảo an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay là gì? Nhà nước ta cần phải làm gì và làm như thế nào để khắc phục hạn chế của chính sách và tổ chức thực thi chính sách đảm bảo an ninh lương thực trong giai đoạn 2017
– 2025, tầm nhìn 2035?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
*Mục đích nghiên cứu
Phân tích thực trạng chính sách và triển khai tổ chức thực hiện chính sách đảm bảo an ninh lương thực của Việt Nam hiện nay; chỉ ra những thành
tựu, hạn chế của lĩnh vực này; đưa ra kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách và tổ chức thực thi chính sách đảm bảo an ninh lương thực của Việt Nam trong bối cảnh mới.
*Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục đích nghiên cứu trên, đòi hỏi thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Hệ thống hóa các lý luận về an ninh lương thực và chính sách đảm bảo an ninh lương thực.
- Làm rõ thực trạng chính sách đảm bảo an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay; những thành tựu và hạn chế của chính sách và tổ chức thực thi chính sách đảm bảo an ninh lương thực.
- Đánh giá chính sách đảm bảo ANLT của Việt Nam dựa trên các tiêu chí phân tích một chính sách kinh tế - xã hội.
- Chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng tới chính sách an ninh lương thực quốc gia trong giai đoạn tới cụ thể 2017 – 2025, tầm nhìn 2035 và đề xuất một số định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Chính sách đảm bảo ANLT của Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: nước Việt Nam Về thời gian nghiên cứu:
Nghiên cứu đánh giá tổng quan thực trạng chính sách đảm bảo an ninh lương thực của Việt Nam từ sau Đổi mới năm 1986 đến nay phân theo các giai đoạn của nền kinh tế. Tác giả tập trung đánh giá vào giai đoạn từ sau năm 2009 khi có Nghị quyết số 63 của Chính phủ về đảm bảo ANLT ra đời đến
nay. Từ phân tích các giai đoạn trên, tác giả đưa ra một số khuyến nghị chính sách cho giai đoạn 2017 – 2025, tầm nhìn 2035.
Về nội dung nghiên cứu: Luận văn phân tích tổng hợp các chính sách nhằm thực hiện các mục tiêu đảm bảo ANLT quốc gia. Chủ thể quản lý là các cơ quan nhà nước có nhiệm vụ thực thi các văn bản chính sách.
4. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần: Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 04 chương
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách đảm bảo an ninh lương thực.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Chính sách đảm bảo an ninh lương thực của Việt Nam và tình hình thực hiện chính sách.
Chương 4: Những định hướng hoàn thiện chính sách và tổ chức thực hiện chính sách.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hiện nay, vấn đề an ninh lương thực (ANLT) không còn xa lạ mà là mối quan tâm chung của các quốc gia và các tổ chức trên thế giới. Kể từ khi xuất hiện lần đầu tiên trong Báo cáo của Ngân hàng thế giới năm 1986 có nhan đề “Poverty and Hunger, Issues and Options for Food Security in Developing Countries”, khái niệm này đã dần được hoàn thiện bởi các tổ chức thế giới như UNDP, FAO và được đưa vào mục tiêu phát triển của các quốc gia. Do sự cấp thiết của nó, ANLT được nhiều tác giả trên thế giới và Việt Nam quan tâm nghiên cứu.
Trong tài liệu chuyên khảo của Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp thế giới Australia (ACIAR) có loạt bài báo nghiên cứu của các nhóm tác giả thuộc ACIAR và Việt Nam về các chính sách an ninh lương thực của Việt Nam. Điển hình như bài viết “Policy principles for food security” của Elizabeth Petersen (2017) đã phân tích và đề xuất 10 nguyên tắc chính sách để đảm bảo ANLT một cách có hiệu quả. 10 nguyên tắc chính sách được tác giả này đưa ra dựa trên sự tổng hợp các nghiên cứu về những nguyên nhân gây mất ANLT. Mỗi nguyên tắc đồng thời ảnh hưởng đến sự sẵn có, khả năng tiếp cận và khả năng đảm bảo dinh dưỡng của lương thực thực phẩm. Đáng chú ý nguyên tắc số 10 được tác giả đưa ra là: “Mỗi mục tiêu/mục đích chính sách chỉ nên có duy nhất một công cụ chính sách”. Điều này nhằm hạn chế việc xung đột giữa các chính sách và giảm chi phí thông tin và chi phí quản lý. Tuy nhiên nghiên cứu còn chưa phân tích rõ lý do của tác giả khi lựa chọn ra các nguyên tắc này.
Tác giả Elizabeth Petersen còn có một bài viết “Comparison of food security policies in Vietnam, Indonesia and Australia” (2017) nhằm so sánh