Dự Báo Các Nhân Tố Mới Ảnh Hưởng Đến Chính Sách Đảm Bảo Anlt Của Việt Nam

- Việc giữ cố định diện tích lúa theo mục tiêu đề ra được chính phủ được thực hiện đơn thuần bằng các biện pháp hành chính không tạo ra động lực kinh tế cho người sản xuất thực hiện. Do vậy tất yếu dẫn đến việc chuyển đổi diện tích trồng lúa sang loại cây khác hoặc sang mục đích phi nông nghiệp, hoặc gây ra hiện tượng bỏ hoang đất lúa. Điều này không hiệu quả về kinh tế và gây lãng phí nguồn lực.

- Các ý tưởng hoạch định chính sách được đề xuất, và dự thảo chính sách chủ yếu do cơ quan nhà nước (chủ yếu là do các bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố thực hiện) thì dễ nảy sinh tình trạng cục bộ, bản vị; đề xuất dựa trên mong muốn, mục đích quản lý của ngành, địa phương do mình quản lý mà không tính tới tổng thể chung. Quy hoạch vùng sản xuất lúa hiện nay được giao cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Theo Nghị quyết 63). Điều này sẽ làm nảy sinh tình trạng UBND các tỉnh này vì mong muốn hoàn thành các chỉ tiêu về công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh chóng mà sẵn sàng lựa chọn những vùng đất tốt, màu mỡ dành cho việc phát triển công nghiệp và du lịch, chứ không lựa chọn sản xuất lương thực.

- Quy trình hoạch định chính sách còn bị khép kín; việc lấy ý kiến tham gia của các đối tượng chịu sự điều chỉnh trực tiếp của chính sách còn ít, nếu có thì hình thức; việc tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành chưa thể hiện tính chủ động. Các chủ trương được công khai như Quy hoạch sử dụng đất, Hỗ trợ người nghèo, Hỗ trợ nông dân không được đưa ra lấy ý kiến hoặc tổ chức các buổi lấy ý kiến thiếu hiệu quả. Mặc dù trong quy trình công bố quy hoạch tại trụ sở UBND các phường, xã đòi hỏi tổ chức các hội nghị lấy ý kiến của dân cư về quy hoạch nhưng việc thu hút sự tham gia của người dân đạt hiệu quả không cao, việc ghi nhận các ý kiến đóng góp này chưa được thực hiện nghiêm túc. Việc tham gia ý kiến một cách hời hợt, thiếu khoa học, thiếu chính kiến của các hộ dân cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng không có tiếng nói của người dân tham gia vào các quy hoạch sử dụng đất.

Điều này dẫn đến thiếu sự đồng thuận trong thực thi chính sách và làm giảm tính khả thi.

CHƯƠNG 4

NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH


4.1. Dự báo các nhân tố mới ảnh hưởng đến chính sách đảm bảo ANLT của Việt Nam


4.1.1. Tác động của biến đổi khí hậu


Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có các điều kiện thuận lợi cho sản xuất lúa nước nhưng cũng chịu ảnh hưởng từ thiên tai như bão, lũ lụt, triều cường gây thiệt hại mùa màng, khó khăn cho công tác ứng cứu và khả năng tiếp cận lương thực của một bộ phận dân cư. Hiện nay, biến đổi khí hậu làm cho tác động các các hiện tượng thời tiết tiêu cực lên nông nghiệp ngày càng rõ ràng, thời gian thất thường và với cường độ lớn hơn. Những tác động trực tiếp mà hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra ảnh hưởng đến nông nghiệp gồm: nhiệt độ trái đất nóng lên, tần suất bão, lũ tăng và diễn biến bất thường. Nhiệt độ trái đất nóng lên làm cho băng tan ở hai cực dẫn đến nước biển dâng lên, thêm nhiều vùng đất ven biển của Việt Nam ngập mặn, hiện tượng xói lở đất đã làm giảm đáng kể diện tích canh tác. Nước ta có 3.260 km đường bờ biển, với 2 đồng bằng lớn đều giáp biển. Theo Ngân hàng thế giới đánh giá: Việt Nam nằm trong nhóm 5 quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất do biến đổi khí hậu, tổ chức này cũng dự báo khi mực nước

biển dâng lên 1m sẽ có khoảng 12.300 km2 tương đương 32% diện tích Đồng

bằng sông Cửu Long bị ngập trong nước biển trong đó có gần 10.000 m2 đất canh tác lúa.

Các hiện tượng thời tiết tiêu cực diễn biến bất thường còn khiến cho công tác dự báo khí tượng của chúng ta gặp khó khăn. Trước đây, qua lịch sử hàng ngàn nằm chúng ta dần xây dựng được kinh nghiệm sản xuất dựa trên các diện tượng thời tiết. Thì nay, khí hậu biến đổi cũng dẫn đến tình hình thiên tai phức tạp hơn. Nông dân Việt nam vẫn thực hiện canh tác theo kinh

nghiệm nên khi có hiện tượng thời tiết bất thường không theo dự báo dễ khiến người dân thành thế bị động. Điều này làm ảnh hướng kế hoạch gieo trồng và thu hoạch nông sản. Hiện nay, việc dự báo khí hậu, thời tiết đã được hỗ trợ bởi các phương tiện máy móc hiện đại, tuy nhiên việc dự báo của chúng ta còn chung chung nhằm phục vụ sinh hoạt của người dân, chưa gắn chặt với sản xuất nông nghiệp.

Đối với nền nông nghiệp nói chung, biến đổi khí hậu còn làm thay đổi tính thích hợp của nền sản xuất nông nghiệp với cơ cấu khí hậu. Ngày này, cường độ lạnh trong mùa đông đang giảm dần đi, thời gian nắng nóng kéo dài hơn và với cường độ mạh hơn, điều này làm giảm sự phụ hợp giữa cơ cấu các loại cây, con trên các vùng sinh thái đã được hình thành lâu đời và làm biến dạng nền nông nghiệp cổ truyền. Đối với canh tác lương thực chúng ta có thể thấy rõ, mùa đông ngắn hơn, mùa hè đến sớm và bão, lũ lụt cũng đến sớm hơn, làm cho nếp gieo trồng và thu hoạch của người nông dân phải thay đổi. Người nông dân phải lựa chọn hoặc gieo trồng sớm hơn khi thời tiết chưa thuận lợi, hoặc phải thu hoạch non, thu hoạch gấp để tránh đợt mưa lũ về sớm. Mùa khô kéo dài hơn đồng nghĩa với việc hạn hán và xâm nhập mặn tăng cao và nhiều khó khăn cho công tác thủy lợi. Khả năng tiêu thoát nước ra biển giảm đi rõ rệt, mực nước các sông dâng lên, đỉnh lũ tăng thêm, đe dọa đến các tuyến đê sông ở các tỉnh phía Bắc, đê bao và bờ bao ở các tỉnh phía Nam. Nhu cầu tiêu nước và cấp nước gia tăng vượt khả năng đáp ứng của nhiều hệ thống thủy lợi. Mặt khác, dòng chảy lũ gia tăng có khả năng vượt quá các thông số thiết kế hồ, đập, tác động tới an toàn hồ đập và quản lý tài nguyên nước…

4.1.2. Tác động của quy hoạch sử dụng đất


Một nhân tố ảnh hưởng đến diện tích canh tác nông nghiệp khác là quy hoạch sử dụng đất. Quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất diễn ra phổ biến ở các địa phương với 4 loại hình chủ yếu gồm: chuyển đổi đất lâm

nghiệp sang nông nghiệp tập trung ở khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên; chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất đô thị, khu công nghiệp tập trung ở vùng đồng bằng, khu vực ven đô; chuyển đổi đất rừng ngập mặn sang nuôi trồng thủy sản và chuyển đổi đất trống, đồi núi trọc sang trồng rừng. Xu hướng chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất đô thị và khu công nghiệp và xu hướng chủ đạo phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Do địa hình thuận lợi dân số chủ yếu tập trung ở các vùng đồng bằng kéo theo các nhu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng công nghiệp hóa, đô thị hóa cũng tập trung ở khu vực này. Để phát triển kinh tế, các địa phương đều sẵn sàng dành những khu vực đất tốt nhất nhằm thu hút đầu tư. Do vậy, phần đất màu mỡ cho canh tác bị thu hẹp nhanh chóng. Kết quả thống kê đất đai đến năm 2006 cho thấy, diện tích đất lúa cả nước là 4.130.945 ha, giảm 10.810 ha so với năm 2006, giảm 34.332 ha so với năm 2005, mức độ giảm thực tế bằng 1,46 lần so với kế hoạch giảm diện tích đất trồng lúa.Theo số liệu của Tổng cục Quản lý đất, Bộ Tài nguyên Môi trường, bình quân mỗi năm đất nông nghiệp giảm gần 100 nghìn ha, năm 2007 giảm 120 nghìn ha.

Theo Luật Đất đai 2003, quy hoạch sử dụng đất của cấp hành chính nào thì do UBND cấp đó xây dựng, cơ quan tài nguyên và môi trường của cấp trên trực tiếp thẩm định, Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét chấp thuận và trình UBND cấp trên trực tiếp thông qua và cấp đó có trách nhiệm tổ chức thực hiện. Quy hoạch sử dụng đất của cả nước do Chính phủ xây dựng trình Quốc hội xem xét và quyết định. Do vậy, quy hoạch sử dụng đất của các địa phương vẫn do địa phương được phép quyết định. Điều này vô hình chung dẫn đến sự thiếu thống nhất trong quy hoạch đất nông nghiệp chung của cả nước. Các địa phương vì mục tiêu phát triển kinh tế nhanh chóng đã tăng cường mở cửa cho đầu tư công nghiệp, dịch vụ, sử dụng những vùng đất thuận lợi nhất của địa phương mình cấp cho các dự án công nghiệp, dịch vụ.

Những khu vực đất thuận lợi này bao gồm cả những vùng màu mỡ cho canh tác nông nghiệp.

Trong thời gian tới, chúng ta vẫn ưu tiên phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên xu hướng này sẽ còn tồn tại. Đòi hỏi phải có sự điều chỉnh chung từ Trung ương, nghiên cứu kĩ lưỡng khu vực nào thuận lợi nhất, có lợi thế nhất cho sản xuất nông nghiệp mà ít thuận lợi cho công nghiệp, dịch vụ, vùng đất nào cần được bảo tồn tuyệt đối cho sản xuất lương thực.

4.1.3. Ảnh hưởng của trình độ sản xuất đến sản lượng lương thực


Trong nông nghiệp, các nhân tố về nhân lực, đất đai là hữu hạn và không thể thay đổi nhanh chóng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, yếu tố giúp tăng không giới hạn năng suất lao động chính là khoa học kỹ thuật. Cách mạng khoa học kỹ thuật đã đưa sản xuất nông nghiệp lên trình độ cao. Từ việc cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, đến điện khí hóa, hóa học hóa, tự động hóa…đã giúp năng suất tăng lên nhanh chóng. Công tác nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật của Việt Nam thời gian gần đây đã có những bước tiến. Thị trường khoa học công nghệ của Việt Nam dần được hình thành tạo điều kiện cho việc tiếp thu, trao đổi thành quả nghiên cứu vào sản xuất.

4.1.4. Thương mại toàn cầu


Ngoài tự cung trong nước, Việt Nam còn có nguồn cung lương thực thông qua nhập khẩu. Với xu thế hiện nay, khi thu nhập của người dân Việt Nam tăng, chất lượng sản phẩm càng trở nên yếu tố quan trọng. Với sự phát triển của thương mại quốc tế và sự gia tăng trong thị yếu tiêu dùng dẫn đến ngày càng nhiều nông sản được nhập khẩu vào Việt Nam. Nhập khẩu gạo của Việt Nam chủ yếu từ Campuchia và một lượng gạo nếp nhỏ từ Lào, gạo Nhật Bản. Niên vụ 2014/2015 Việt Nam nhập khẩu 400.000 tấn gạo, niên vụ 2015/2016 là 500.000 tấn gạo từ Campuchia.

Gia tăng nhập khẩu mang đến hai mặt tác động. Một mặt điều này làm bổ sung nguồn cung gạo, giảm áp lực đối với tự cung trong nước. Nhưng mặt

khác, khi lúa gạo các nước khác được nhập khẩu vào Việt Nam, với sự vượt trội về chất lượng sẽ dẫn đến xu hướng tiêu dùng của người dân chuyển sang tiêu dùng mặt hàng này của nước ngoài. Do vậy, làm cầu đối với gạo Việt Nam giảm đi, giá của mặt hàng này giảm xuống sẽ làm tăng khả năng tiếp cận lương thực đầy đủ hơn của một bộ phận người dân có thu nhập thấp. Tuy nhiên, giá giảm làm ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân trực tiếp trồng lúa gạo.

4.1.5. Xu hướng dịch chuyển lao động trong nền kinh tế


Xu hướng giảm lao động nông nghiệp diễn ra cùng xu hướng công nghiệp hóa ở Việt Nam. Hơn nữa, lực lượng lao động trong nông nghiệp chuyển sang lĩnh vực khác chủ yếu là lao động trẻ, khỏe điều này dẫn đến lao động thiếu hụt trong thời gian ngắn. Trong thời gian dài sẽ không có lao động kế cận. Cùng với xu hướng giảm lao động là xu hướng phân công lại lao động theo hướng chuyên môn hóa. Trước đây lao động nông nghiệp chủ yếu từ chính các hộ nông dân. Hiện nay, xu hướng này trở thành phân công lao động chuyên môn. Các khâu của quá trình sản xuất lương thực được phân công cho các lao động lành nghề thông qua thuê mướn. Điều này có mặt tích cực là làm cho năng suất lao động tăng lên và chi phí nhân công giảm xuống.

4.1.6. Ảnh hưởng cầu lương thực


Theo Tổng cục Thống kê, đến hết năm 2016, quy mô dân số nước ta ở vào khoảng 91,7 triệu người. Kết quả điều tra giữa kỳ dân số và kế hoạch hóa gia đình năm 2014 giai đoạn 2011-2015 cho thấy tỷ lệ tăng dân số hàng năm là 1,06‰, năm 2015 là 1,07‰ (Niên giám thống kê, 2015).

Theo Báo cáo của (Tổng cục Thống kê, Quỹ dân số liên hợp quốc, 2016) đưa ra ba phương án dự báo về mức tăng dân số Việt Nam: phương án mức sinh thấp, phương án mức sinh trung bình và phương án mức sinh cao. Theo đó, đến 2024, theo phương án mức sinh trung bình dân số Việt Nam là 99,305 triệu ngừoi, theo phương án mức sinh thấp là 98,55 triệu người, theo

phương án mức sinh cao là 99,79 triệu người. Như vậy, dự tính đến năm 2025, với phương án mức sinh cao, dân số nước ta sẽ là 99,79 triệu người.

Nhu cầu tiêu thụ lương thực của người dân có xu hướng biến đổi ngược lại. Khi thu nhập tăng, mức tiêu thụ gạo bình quân đầu người dự kiến sẽ giảm do người tiêu dùng thay thế gạo bằng thực phẩm chất lượng cao có chứa nhiều đạm và vitamin.

Tiêu dùng gạo/tháng


Chung

Thành thị

Nông thôn

Năm

Kg/tháng

Kg/năm

Kg/tháng

Kg/năm

Kg/tháng

Kg/năm

2002

12,03

144,36

9,56

114,72

12,78

153,36

2004

11,96

143,52

9,16

109,92

12,87

154,44

2006

11,38

136,56

8,76

105,12

12,34

148,08

2008

11,02

132,24

8,64

103,68

11,93

143,16

2010

9,68

116,16

7,53

90,36

10,58

126,96

2012

9,64

115,68

7,65

91,8

10,48

125,76

2014

9,00

108,00

7,25

87

9,79

117,48

Lương thực khác (quy ra gạo)/tháng


Chung

Thành thị

Nông thôn

Năm

Kg/tháng

Kg/năm

Kg/tháng

Kg/năm

Kg/tháng

Kg/năm

2002

1,36

16,32

1,19

14,28

1,41

16,92

2004

1,00

12,00

1,2

14,4

0,94

11,28

2006

1,03

12,36

1,17

14,04

0,98

11,76

2008

0,93

11,16

1,12

13,44

0,85

10,2

2010

1,06

12,72

1,15

13,8

1,02

12,24

2012

1,00

12,00

1,04

12,48

0,98

11,76

2014

0,96

11,52

1,01

12,12

0,93

11,16

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Chính sách đảm bảo an ninh lương thực của Việt Nam - 12

Bảng 4.1: Nhu cầu tiêu dùng gạo và các lương thực khác làm thực phẩm của người Việt Nam


Nguồn: Kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2014

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/01/2023