Theo Kết quả khảo sát trên cho thấy, nhu cầu tiêu thụ lương thực nói chung của Việt Nam có xu hướng giảm đi. Từ mức 144kg gạo/người/năm vào năm 2002 xuống còn 108kg/người/năm vào năm 2014. Đối với các loại lương thực khác cũng có mức tiêu thụ giảm, từ mức 16,32kg/người/năm vào năm 2002 xuống còn 11,52kg/người/năm vào năm 2014. Nhu cầu tiêu thụ lương thực sẽ giảm dần theo sự tăng lên của mức thu nhập, do vậy với triển vọng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam xu hướng này sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới. Mức giảm tiêu thụ gạo trong giai đoạn 2002 - 2014 trung bình khoảng 3kg/năm. Tác giả dự báo xu hướng này còn duy trì, ước tính đến năm 2020, mức tiêu thụ gạo của người Việt Nam sẽ chỉ còn từ 90 – 95kg/người/năm. Kết hợp giữa dân số và mức tiêu thụ lương thực ta có thể ước tính tổng nhu cầu tiêu thụ gạo cho ăn uống đến năm 2020 của Việt Nam sẽ vào khoảng 8.820 – 9.310 triệu tấn/năm. Năng lực sản xuất của chúng ta năm 2015 là 50,5 triệu tấn gạo. Như vậy, sản lượng gạo đang vượt xa so với nhu cầu tiêu thụ gạo làm lương thực cho dân số Việt Nam.
Lương thực còn được sử dụng phục vụ các ngành khác như làm đầu vào sản xuất của ngành công nghiệp và chăn nuôi. Tuy nhu cầu tiêu thụ lúa gạo của con người giảm đi nhưng nhu cầu tiêu thụ thịt tăng lên. Sản lượng lương thực được dùng trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm là khoảng 6 triệu tấn một năm và sẽ tăng thêm từ 50.000 đến 100.000 tấn mỗi năm. Như vậy, ước tính đến năm 2020, cùng với sự gia tăng nhu cầu tiêu thụ thịt thì nhu cầu dùng lương thực cho lương thực cũng tăng lên ước khoảng 6,5 triệu tấn/năm. Do vậy, nếu tiếp tục duy trì sản xuất như hiện nay chúng ta cơ bản không phải lo lắng về nguồn cung lương thực cho tiêu dùng trong nước và có thể định hướng lại việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ trồng lúa sang các mục đích khác.
4.2. Một số khuyến nghị chính sách
Trên thực tế, trong giai đoạn từ 1986 đến nay sự chỉ đạo về phát triển nông nghiệp ở nước ta đã đạt được một số thành tựu quan trọng, giúp Việt Nam thoát khỏi nước nghèo đói và bước đầu đảm bảo đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho người dân. Trong thời gian tới, để hoàn thiện chính sách đảm bảo ANLT của Việt Nam chúng ta theo hướng khoa học và phù hợp với thực tiễn, tác giả xin có một số đề xuất như sau:
* Về quan điểm hoạch định chính sách:
Cần xem xét quan điểm về lấy tự túc lương thực làm phương pháp đảm bảo ANLT quốc gia có còn phù hợp hay không? Vấn đề chọn phát triển lúa nước làm thế mạnh để ưu tiên phát triển, dùng các biện pháp hành chính bảo vệ diện tích gieo trồng loại cây này có mang lại hiệu quả nhất về mặt kinh tế hay không. Quan điểm chính sách cần xác định vừa phải đảm bảo ANLT quốc gia vừa đảm bảo quyền lợi cho người sản xuất và căn cứ trên năng lực thực tế của quốc gia. Để đảm bảo ANLT cho con người không nên chỉ quá chú trọng vào việc giữ gìn và phát triển cây lúa. Việc chuyển cơ cấu gieo trồng sang lương thực màu như ngô, khoai, sắn đã và đang chứng tỏ hiệu quả kinh tế cao hơn cây lúa. Chủ trương độc canh 2 – 3 vụ lúa/năm đã phát sinh những tác hại rõ ràng về gia tăng chi phí sản xuất và làm giảm chất lượng sản phẩm. Do vậy, chúng ta nên có những nhìn nhận đánh giá lại hiệu quả của quan điểm chính sách này và có sự thay đổi cho phù hợp tình hình hiện nay.
Qua các phân tích kể trên, có thể thấy vấn đề lớn nhất đối với khả năng đảm bảo ANLT của Việt Nam không phải là lượng cung về sản phẩm lương thực mà là đảm bảo khả năng tiếp cận của một số bộ phận dân cư và yếu tố chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm. Cần chú trọng vấn đề này trong hoạch định chính sách để tập trung giải quyết theo hướng hiệu quả kinh tế cao nhất và đảm bảo lợi ích công bằng cho người nông dân trồng lúa so với các chủ thể kinh tế khác.
Ngoài ra, trong hoạch định chính sách để đảm bảo sự khoa học, sự phù hợp thực tế của chính sách cần thu nhận ý kiến đóng góp của các đối tượng của chính sách và đội ngũ các nhà khoa học. Việc thu nhận ý kiến đóng góp của các đối tượng này cũng góp phần tạo sự đồng thuận trong quá trình thực thi chính sách khi chính sách được ban hành.
Có thể bạn quan tâm!
- Thanh Kiểm Tra, Tổng Kết, Điều Chỉnh Chính Sách.
- Tóm Tắt Câu Trả Lời Về Tiếp Cận/hiểu Biết Về Hỗ Trợ Tín Dụng (%)
- Dự Báo Các Nhân Tố Mới Ảnh Hưởng Đến Chính Sách Đảm Bảo Anlt Của Việt Nam
- Chính sách đảm bảo an ninh lương thực của Việt Nam - 14
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Tác giả đề xuất một số chỉnh sửa cụ thể đối với văn bản chính sách “Nghị quyết 63/NQ-CP của Chính phủ năm 2009 về đảm bảo ANLT”. Cần định hình lại tính thiếu công bằng của của chính sách đảm bảo ANLT hiện nay nằm ở việc: vì mục tiêu đảm bảo ANLT chúng ta bỏ qua lợi ích của người nông dân khi cố định người nông dân vào trồng lúa, mà sự hy sinh lợi ích này không được đền bù một cách thỏa đáng.
Do đó, cần chỉnh sửa lại phần Quan điểm của Nghị quyết này như sau: Nên gộp ý 1 và ý 5 trong mục Quan điểm của Nghị quyết trở thành: “Vấn đề ANLT quốc gia phải nằm trong chiến lược tổng thể phát triển kinh tế xã hội, việc đảm bảo ANLT quốc gia vừa phải gắn chặt với đảm bảo quyền lợi cho người sản xuất vừa căn cứ trên năng lực thực tế của quốc gia. Chú trọng hoàn thiện khả năng cung ứng lương thực dựa trên việc nâng cao năng lực sản xuất, tăng khả năng tiếp cận lương thực dựa trên nâng cao thu nhập của người dân".
Bỏ cụm từ “giải quyết hài hòa giữa mục tiêu cung ứng trong nước và khả năng xuất khẩu” do đây là Nghị quyết về đảm bảo ANLT quốc gia nên không đưa mục tiêu xuất khẩu vào.
* Về tổ chức thực hiện chính sách: cần nhanh chóng thành lập Ủy ban ANLT quốc gia theo như mục tiêu Nghị quyết 63 đã đưa ra. Ủy ban ANLT quốc gia do một phó thủ tướng đứng đầu, chịu trách nhiệm chỉ đạo chung các bộ, ban, ngành trong việc thực hiện các mục tiêu chung về chính sách đảm bảo ANLT. Đảm bảo sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan này nhanh chóng, trơn tru trong các vấn đề liên ngành tránh hiện tượng vừa chồng chéo
nhiệm vụ vừa thiếu sự phối hợp giữa các bên liên quan. Cần xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động giữa các bộ, ban, ngành trong thực thi chính sách, trong đó quy định xử lý nghiêm khắc đối với các trường hợp thiếu ý thức trách nhiệm trong thực thi chính sách gây thiệt hại cho đất nước.
* Phát triển yếu tố nhân lực: Đây là khuyến nghị chung cho tất cả các chính sách của Việt Nam hiện nay, cần nâng cao chất lượng nhân lực làm công tác hoạch định, thực thi chính sách. Mỗi chính sách đưa ra có sức ảnh hưởng rộng lớn và quyết định sự phát triển của đất nước. Do vậy, hoạch định thực thi chính sách cần được giao cho những nhân lực có trình độ cao, có tinh thần trách nhiệm. Việc tuyển chọn nhân lực cho lĩnh vực này và tăng cường đào tạo bổ sung kiến thức là cần thiết. Mạnh dạn lọc bỏ những nhân sự yếu kém về năng lực, ý thức, thái độ công vụ.
Nguồn nhân lực cho phát triển sản xuất là vô cùng quan trọng. Chúng ta cần phát triển về đào tạo nhân lực trình độ cao cho lĩnh vực nông nghiệp, đây là lực lượng có khả năng nghiên cứu và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Đối với lực lượng lao động nông nghiệp hiện tại cần bổ sung kĩ thuật sản xuất thông qua các lớp tập huấn chất lượng cao.
* Minh bạch hóa thông tin: các thông tin về quy hoạch và phân bổ, sử dụng ngân sách nhà nước đối với lĩnh vực đảm bảo ANLT cần được thông tin rộng rãi, kịp thời và dễ tiếp cận đối với người dân. Qua đó, việc kiểm tra, giám sát đối với thực hiện chính sách sẽ dễ dàng hơn giúp dễ dàng trong phát hiện nhược điểm góp ý và chỉnh sửa chính sách.
Để theo dõi hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước cần thiết phải xây dựng hệ thống thông tin minh bạch, dễ tiếp cận đối với các đối tượng chính sách, các nhà nghiên cứu và các cơ quan quản lý khác. Xây dựng trang web quốc gia về ANLT là cần thiết, việc xây dựng nội dung cần dựa trên học hỏi kinh nghiệm những đất nước có hệ thống thông tin nông nghiệp thành công như Hoa Kỳ, Ấn Độ…Số và lượng thông tin cần đầy đủ trên các mặt,
các lĩnh vực đảm bảo ANLT, cập nhật nhanh, xây dựng có hệ thống, đảm bảo thuận tiện cho so sánh, liên hệ giữa các số liệu.
KẾT LUẬN
Kinh tế thị trường có vai trò to lớn trong đáp ứng nhu cầu lương thực của người dân. Tuy nhiên, kinh tế thị trường cũng có không ít khuyết tật. Do đó, sự can thiệp của nhà nước, trong đó có Chính sách đảm bảo an ninh lương thực là hết sức cần thiết.
Trong những năm vừa qua, chính sách đảm bảo an ninh lương thực của Việt Nam đã góp phần quan trọng làm tăng nhanh nguồn cung lương thực, mở rộng cơ hội tiếp cận lương thực cho người dân… Nhờ đó, an ninh lương thực ở Việt Nam về cơ bản được đảm bảo. Tuy nhiên, chính sách đảm bảo an ninh lương thực vẫn còn không ít bất cập: chất lượng, vệ sinh, an toàn lương thực chưa cao; hiệu quả trong cây lương thực còn thấp… từ đó ảnh hưởng không tốt đến cả người sản xuất và người tiêu dùng…
Bối cảnh mới đòi hỏi Việt Nam vẫn phải tiếp tục thực hiện chính sách đảm bảo an ninh lương thực. Với kinh nghiệm mấy chục năm vừa qua, với sự nỗ lực của Chính phủ kiến tạo và liêm chính, của dân và vì dân, chắc chắn rằng, Chính sách đảm bảo an ninh lương thực sẽ ngày càng hoàn thiện hơn, việc thực thi sẽ hiệu lực và hiệu quả hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Action Aid, 2016. Nông nghiệp Bền vững và ANLT - Đường nào cho Việt Nam?[pdf] Hà Nội.
2. Trần Thị Minh Châu và nhóm tác giả, 2005. Chính sách đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay, thực trạng và giải pháp. Đề tài khoa học cấp Bộ 2004 – 2005, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
3. Đỗ Kim Chung và Kim Thị Dung , 2012. Chính sách đất đai phát triển "tam nông": Thực trạng và những vấn đề đặt ra. Tạp chí tài chính, số tháng 8 năm 2012.
4. Nguyễn Viết Đăng và cộng sự, 2014. An ninh lương thực của các hộ nghèo ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình: Thực trạng và giải pháp. Trường Đại học Nông nghiệp: Tạp chí Khoa học và Phát triển, Số 12, tháng 12 năm 2014, trang 821-828.
5. Trần Hữu Đồng, 2016. An ninh lương thực của Nam Phi và Algeria, Nghiên cứu so sánh và gợi mở chính sách cho Việt Nam. Luận văn thạc sỹ, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
6. Lưu Thanh Đức Hải, 2005. Chi phí marketing và hệ thống phân phối lúa gạo Đồng bằng sông Cửu Long. Trường ĐH Cần Thơ: Tạp chí Nghiên cứu khoa học, số 3 năm 2005, trang 138-147.
7. Nguyễn Minh Hoàn, 2013. Sự thay đổi chính sách "Từ quốc hữu hóa đến thị trường hóa" đất đai ở Trung Quốc. Tạp chí Trường cao đẳng công nghệ Thủ Đức, số tháng 6 năm 2013, trang 89-93.
8. Trần Tiến Khai, 2010. Chính sách xuất khẩu gạo của Việt Nam và các vấn đề cần điều chỉnh. Kỷ yếu Hội thảo Khoa Học Xã Hội và Phát Triển Bền Vững Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, trang 2-6.
9. Nguyễn Hồng Thu, 2009. Chính sách tam nông của Nhật Bản - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, số 10 năm 2009.
10. Lê Anh Thực, 2012. An ninh lương thực của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.
11.Tổng cục thống kê, 2016. Niên giám thống kê 2015. Hà Nội: NXB Thống kê.
12.Tổng cục Thống kê, 2017. Báo cáo Điều tra lao động việc làm 2016.
Hà Nội: NXB Thống kê.
13.Tổng cục Thống kê và Quỹ dân số liên hợp quốc, 2016. Dự báo dân số Việt Nam 2014 - 2049. Hà Nội: NXB Thông tấn.
14. Ban chỉ đạo tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản Trung ương, 2016. Báo cáo sơ bộ Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản 2016. Hà Nội: NXB Thống kê.
15.Trung tâm khuyến nông quốc gia, 2015. Báo cáo Kết quả hoạt động khuyến nông 2011 - 2015 và định hướng giai đoạn 2016 - 2020.
Tài liệu tiếng Anh
1. Hurt, R. D. (2002). American Agriculture a Brief story. (R. D. Hurt, Ed.) West Lafayette, Indiana: Purdue University Press.
2. Maclean, R., Young, A., Chosson, A., Mason, A., & Lindmeier, K, 2016. Food security in China: Exploring the substainability challenges.
3. Orden, D., & Parrlberg, R. a, 1999. Policy reform in american agriculture analysis and prognosis. London: Chicago and London.
4. Petersen, E, 2017. Comparison of food security policies in Vietnam, Indonesia and Australia. 26-37. Canberra: ACIAR.