Nhu Cầu Của Hộ Nghèo Về Dịch Vụ Phúc Lợi Xã Hội

Kết quả khảo sát cho thấy, các nhu cầu đều ở mức “rất cần thiết”. Trong đó, nhu cầu về Nhà ở và Chăm sóc sức khoẻ là cao nhất và đây là những nhu cầu cơ bản, thiết yếu đối với người nghèo trong việc ổn định cuộc sống khi mà một trong những nguyên nhân dẫn đến nghèo theo ý kiến của người trả lời là do “gia đình có người ốm nặng” được đề cập với điểm trung bình là 3,83 tương ứng với mức ảnh hưởng.

Đối với nhu cầu về cung cấp các dịch vụ xã hội, biểu đồ 2.1. dưới đây cũng cho thấy “mức độ cần thiết” là phổ biến nhất và có điểm trung bình rất cao:

Biểu đồ 2.1: Nhu cầu của hộ nghèo về dịch vụ phúc lợi xã hội


Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài tháng 3/2019


Trong các nhu cầu về dịch vụ xã hội, nổi lên 2 nhu cầu cơ bản đó là nhu cầu hỗ trợ về y tế, bảo hiểm xã hội (4,66) và nhu cầu vốn, tín dụng (4,50). Thấy được những vấn đề này, trong quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo ở địa phương, Bình Dương đã rất chú trọng chăm sóc y tế, nhà ở và hỗ trợ vốn vay. Kết quả phân tích ở mục tiếp theo cho thấy rất rõ chủ trương này.

2.2. Tình hình thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại tỉnh Bình Dương từ năm 1998 đến nay

2.2.1. Quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Bình Dương (1997-2000)

Chính sách giảm nghèo là một một trong những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và nhà nước ta trong công cuộc Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đối với Bình Dương, chính sách giảm nghèo là một trong những trọng tâm quan trọng hàng đầu trong chính sách về an sinh xã hội của Bình Dương từ khi tái lập tỉnh đến nay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Xuất phát điểm của chương trình XĐGN của tỉnh Bình Dương là chương trình XĐGN được thực hiện ở tỉnh Sông Bé cũ từ cuối năm 1992 theo Chỉ thị số 08/CT.TU ngày 12/12/1992 của tỉnh ủy và Quyết định số 51/QĐ.UB ngày 14/11/1993 của UBND tỉnh về chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện. Nếu tính từ khoảng thời gian 1997 – 1998, sau khi tách Tỉnh, tỷ lệ hộ đói nghèo còn lại trên địa bàn tỉnh là 12,18% (15.566 hộ/127.899 hộ toàn tỉnh). Trong đó, có 14.662 hộ nghèo và 904 hộ đói do mất sức lao động vì già yếu và tàn tật.

Trong giai đoạn này, chương trình xóa đói giảm nghèo đã được triển khai đồng bộ từ tỉnh đến huyện, thị xã, phường. Ngoài ra, đã tổ chức được các đợt điều tra và phúc tra thường xuyên để nắm chắc số lượng hộ nghèo và nguyên nhân. Từ đó, có kế hoạch hướng dẫn và giúp đỡ người nghèo. Tỉnh Bình Dương cũng thể hiện được sự năng động, sáng tạo khi đã kết hợp phát huy sức mạnh tinh thần và huy động các nguồn lực vật chất lồng ghép dưới nhiều hình thức, đa dạng phong phú và thiết thực như: nông dân sản xuất giỏi, phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình, thanh niên lập nghiệ, các hoạt động cứu trợ và lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư như chương trình 120, 327, định canh định cư, hỗ trợ đồng bào dân tộc khó khăn.

Chính sách Công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững từ thực tiễn tỉnh Bình Dương - 9

Bên cạnh những mặt đạt được, công tác giảm nghèo trong giai đoạn này cũng cho thấy còn những tồn tại về như: sự chuyển biến chưa mạnh, chưa đều, chưa đồng bộ do nhận thức của một số cấp ủy và chính quyền địa phương do

nhận thức còn hạn chế nên trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện chưa thống nhất trong việc đánh giá nguyên nhân và tình trạng nghèo để có thể giúp đối tượng này vươn lên. Bên cạnh đó, việc kiểm tra của Ngân hàng phục vụ người nghèo cho thấy vẫn còn việc vay vốn không đúng đối tượng, chiếm dụng vốn, nâng lãi suất vay. Đặc biệt, tình trạng tồn đọng vốn tại Ngân hàng phục vụ người nghèo là rất lớn, chưa giải ngân do chính quyền địa phương còn ngại thu hồi, lo mất vốn nên không dám đứng ra tín chấp, hoặc đề ra thủ tục tín chấp bảo lãnh cho vay bình quân đầu người. Mặt khác, một số hộ nghèo không dám vay vì sợ rủi ro trong sản xuất, chăn nuôi bị mất vốn nên việc giải ngân vốn còn chậm. Ngoài ra, quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo XDGN các cấp còn hạn chế do sự phối hợp, phân công trách nhiệm theo dõi, chỉ đạo, chưa thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo kịp thời từ xã phường, huyện thị lên tỉnh.

2.2.2. Quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Bình Dương (2001-2005).

Trong giai đoạn này, chương trình mục tiêu XĐGN là chương trình tổng hợp, có tính chất liên ngành, nằm trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Nghị quyết của Tỉnh Đảng bộ đã đề ra mục tiêu cụ thể đó là “Tiếp tục đầu tư làm chuyển biến cơ bản các vùng nghèo, nhất là các xã nghèo nông thôn, vùng sâu, vùng xa, thực hiện chống tái đói, tái nghèo và giảm cơ bản được hộ nghèo”

Để thực hiện mục tiêu này, năm 2001 UBND tỉnh thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia XĐGN-VL giai đoạn 2001 – 2005. Bình Dương đã tiến hành củng cố và thành lập Ban chủ nhiệm chương trình mục tiêu quốc gia về XDGN-VL của tỉnh. Trong giai đoạn này, Ban chủ nhiệm đã ban hành 10 văn bản, 6 quyết định và 3 chỉ thị (của UBND tỉnh). Trong đó, phải kể đến 02 văn bản quy định về tiêu chí mới đối với hộ nghèo giai đoạn 2001 - 2003, hộ nghèo được xác định với mức thu nhập bình quân 150.000đồng/người /tháng với nông thôn và 200.000đồng/ người/tháng với đô thị. Đến giai đoạn 2004- 2005, chuẩn nghèo

mới được xác định là hộ nghèo với mức thu nhập bình quân 200000 đồng/tháng/người ở nông thôn và 250000 đồng/ người/tháng ở đô thị. Ngoài ra, chính sách nâng mức vay bình quân các năm từ 7 triệu đồng – 15 triệu đồng đã mang lại hiệu quả thiết thực giúp hộ nghèo có đủ nguồn vốn để phát triển. Kết quả phỏng vấn sâu nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương giai đoạn này đã cho biết: “chính sách xóa đói giảm nghèo trước hết là tiền tín dụng để hỗ trợ cho người nghèo, tín dụng hỗ trợ cho người nghèo thì theo qui định của Nhà nước thì như vậy nó rất là hạn hẹp, cái mức Nhà nước cho vay không đủ sức cho người lao động để mà họ phát triển trong thời điểm đó thì tỉnh Bình Dương mới nâng cái mức cho vay lên, mức cho vay xóa đói giảm nghèo là cao hơn mức cho vay bình quân chung của cả nước. Tui nhớ lúc đó tui ban hành là cho vay một hộ tới 20 triệu ở thời điểm đó, đó là cái hộ nghèo diện chính sách hộ nghèo, vay ngân hàng chính sách ngoài ra sử dụng các chính sách khác chương trình 327… địa phương mình có điều kiện thì thành ra lúc đó ngân sách của địa phương phải bỏ vô cho ngân hàng chính sách xã hội để hỗ trợ châm thêm vốn thì bằng 2 nguồn vốn nguồn của Nhà nước đưa xuống và nguồn của ngân sách tỉnh bỏ qua” [7]

Với sự chỉ đạo xuyên suốt, thống nhất của lãnh đạo các cấp và sự đồng lòng đóng góp của các tầng lớp xã hội cũng như sự nỗ lực vươn lên không ngừng của người nghèo, không cam chịu số phận đã góp phần giảm được 11.614 hộ nghèo trong giai đoạn này. Tính đến năm 2005, có 87/89 xã phường thị trấn cơ bản thoát nghèo giai đoạn 2004 – 2005. Chỉ còn 2 xã của huyện Phú Giáo là An Bình (2,79%) và Tam Lập (2,65%). Đối với công tác giải quyết việc làm, đã giới thiệu và giải quyết việc làm cho 143.200 lao động vào làm việc ở các công ty xí nghiệp tại các khu công nghiệp của Tỉnh. Tổ chức được 04 Hội chợ việc làm, trong lần tổ chức thứ 4, Tỉnh Bình Dương đã ký với 9 tỉnh về cung ứng lao động và liên kết đào tạo cho Bình Dương giai đoạn 2006

– 2010 với các tỉnh: Bắc Giang, Cao Bằng, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Phú Yên, Trà Vinh, Đồng Tháp và Cà Mau. Về huy động nguồn lực, trong 5 năm, tỉnh đã huy động được 778,04 tỷ đồng.

Một trong những điểm tích cực trong quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo giai đoạn (2001- 2005) là hiệu quả phối hợp từ những chính sách lồng ghép. Trong đó, phải có sự tham gia của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp bằng các chương trình hành động thiết thực, hiệu quả, tập trung vào những phát động cao điểm góp phần thúc đẩy tiến độ XĐGN – VL của tỉnh Bình Dương phát triển tốt và đúng hướng. Tiêu biểu như chính sách hỗ trợ giáo dục của Ngành Giáo dục – đào tạo như miễn giảm học phí cho học sinh nghèo diện chính sách. Chương trình tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo của ngành y tế…Hội phụ nữ với những mô hình “ngày tiết kiệm vì Phụ nữ nghèo”, các mô hình tín dụng phụ nữ thường xuyên được hỗ trợ và vay vòng vốn đã làm doanh số cho vay và số lượt vay không ngừng tăng lên…qua 5 năm thực hiện đã giúp cho 119.711 lượt phụ nữ vay vốn vối nhiều hình thức trị giá 173.923 triệu đồng .

Về tồn tại, công tác XĐGN – VL giai đoạn 2001 – 2005 cũng còn một số hạn chế khi một số ít địa phương vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác này nên thiếu bố trí cán bộ làm công tác XĐGN – VL chuyên trách, có giải pháp hời hợt, thiếu kiểm tra đôn đốc, khâu chỉ đạo điều hành có lúc thiếu tập trung nên chưa có sự phối hợp chặt chẽ. Về phía người nghèo, vẫn còn một bộ phận nhỏ chay lười lao động không muốn thoát nghèo cần phải được quan tâm, động viên để thay đổi nhận thức.

Nhìn chung, kết quả phân tích từ tư liệu thứ cấp và dữ liệu định tính cho thấy giai đoạn 2001 – 2005, công tác XĐGN – VL của tỉnh Bình Dương đã có rất nhiều khởi sắc và thành tựu với những chính sách đột phá phù hợp với tình hình phát triển KT – XH của một địa phương có tốc độ phát triển CNH – HĐH nhanh của đất nước.

2.2.3. Quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Bình Dương (2006-2010).

Ở bình diện chung, trong giai đoạn 2006 – 2010 Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách về công tác giảm nghèo đã tạo tiền đề giúp tỷ lệ hộ nghèo toàn quốc giảm từ 25% vào năm 2005 xuống còn 10,45% vào năm

2010. Tại Bình Dương; Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt chương trình mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010 với nhiều mục tiêu giải pháp cụ thể mang tính khả thi ở nhiều lĩnh vực như giải quyết việc làm, dạy nghề cho lao động nông thôn, bộ đội xuất ngũ và lao động bị thu hồi đất ở các vùng, ban hành chính sách hỗ trợ y tế (cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho 100% hộ nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi, hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo, cho học sinh, sinh viên và các đối tượng bảo trợ xã hội như: người tàn tật, người cao tuổi, người dân tộc thiểu số…). Ban hành chính sách về hỗ trợ miễn giảm học phí cho học sinh nghèo, người dân tộc, người tàn tật…Chính sách về hỗ trợ pháp lý miễn phí cho hộ nghèo, chính sách về nhà ở với mô hình nhà Đại đoàn kết. Trong đó, ngành Lao động – Thương binh và Xã hội đã tham mưu UBND tỉnh ban hành các chế độ trợ cấp thường xuyên hàng tháng cho 9 nhóm đối tượng bảo trợ xã hội mà phần lớn thuộc hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo theo tinh thần nghị định 67/2007/ND-CP với mức trợ cấp là 340.000đ với hệ số 1, gấp đôi so với mức của Chính phủ ban hành. Ngoài ra còn phải kể đến quyết định của UBND tỉnh về việc chấp thuận nâng mức vay vốn tín dụng ưu đãi lên mức 50 triệu đồng và tiếp tục tăng vốn trong năm 2011 khoảng 150 tỷ đồng, trong đó ngân sách Tỉnh cấp sang ngân hàng chính sách để hỗ trợ vay vốn là 20 tỷ đồng. Về chuẩn nghèo, giai đoạn 2006 - 2008 có tiêu chí là hộ nghèo có mức thu nhập dưới 400.000đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn, thu nhập bình quân dưới 500.000 đồng/ người/tháng ở khu vực thành thị. Đến năm 2009 -2010, tiêu chí hộ nghèo đã được nâng lên cho phù hợp với tình hình mới (thu nhập dưới 600.000đ/người/tháng ở nông thôn, thu nhập bình quân dưới 780.000đồng/người/tháng ở khu vực thành thị).

Với những chính sách, chủ trương phù hợp với tình hình thực tiễn, Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo của tỉnh Bình Dương đã đạt kết quả rất đáng khích lệ. Nếu xét theo tiêu chí của giai đoạn 2006 – 2008 thì đến cuối năm 2008 tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 0,99%, vượt kế hoạch giai đoạn 2006

- 2010 trước 02 năm. Đến năm 2010 chỉ còn khoảng 2% hộ nghèo theo tiêu chí

mới ban hành năm 2009. Tính trong toàn nhiệm kỳ, toàn tỉnh đã giảm trên

21.000 hộ nghèo, trên hai phần ba số huyện và số xã đã cơ bản đạt chỉ tiêu thoát nghèo và trở thành địa phương có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất cả nước.

Các chương trình bảo trợ xã hội, giải quyết việc làm đều được thực hiện một cách thường xuyên và thay đổi kịp thời để phù hợp với tình hình KT – XH của tỉnh. Trong giai đoạn này, Tỉnh đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí Chính phủ quy định đã tạo động lực quyết định để giúp Bình Dương nhanh chóng thoát nghèo. Ngoài ra, Bình Dương còn có chính sách quan tâm đội ngũ cán bộ chuyên trách giảm nghèo ở các địa phương.

Về tồn tại, trong giai đoạn này vẫn còn trên 15 xã có cán bộ kiêm nhiệm công tác giảm nghèo với công tác Lao động – Thương Binh và Xã hội còn quá tải. Kinh phí cho công tác điều hành ở cấp huyện và cấp xã còn hạn hẹp. Về cơ chế chính sách, một số mặt chưa hợp lý như chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo chưa phù hợp, thiếu khả thi (Nhà nước hỗ trợ 50% theo bảo hiểm y tế tự nguyện dành cho hộ nghèo). Chương trình dạy nghề miễn phí cho hộ nghèo, lao động nông thôn bộ đội xuất ngũ thể hiện sự quan tâm đầu tư từ nhà nước nhưng trong thực tế còn khó khăn, hiệu quả không cao, đạt kết quả thấp so với chỉ tiêu đề ra (70% mỗi năm).

Kết quả phân tích về công tác giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010 cho thấy cần phải quan tâm hơn đến công tác cán bộ chuyên trách giảm nghèo ở cơ sở cũng như đẩy mạnh việc đầu tư cơ sở hạ tầng ở vùng sâu, vùng xa có thể mang lại những hiệu quả tích cực hơn cho công tác giảm nghèo. Các chương trình hỗ trợ việc làm, dạy nghề miễn phí cần xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của người dân cũng như như cầu của địa phương để tránh gây lãng phí hay tổ chức mang tính hình thức mà hiệu quả không cao.

2.2.4. Quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Bình Dương (2011-2015)

Về mặt văn bản, trong giai đoạn này, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành các văn bản như sau:

- Quyết định số 2271/QĐ-UBND ngày 10/8/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2015;

- Quyết định số 49/2010/QĐ-UBND ngày 22/12/2010 của Ủy ban nhân tỉnh quy định tiêu chí xác định hộ nghèo của tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011- 2015;

- Công văn số 120/UBND -VX ngày 13/01/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện chính sách bảo lưu đối với hộ vừa thoát nghèo giai đoạn 2011-2015.

- Kế hoạch số 393/KH-UBND ngày 12/02/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tổ chức điều tra, khảo sát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo tiêu chí mới trên địa bàn tỉnh Bình Dương phục vụ cho việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội giai đoạn 2014-2015;

- Quyết định số 754/QĐ-UBND ngày 07/4/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện chính sách bảo lưu đối với hộ vừa thoát nghèo giai đoạn 2012 - 2013 trong 02 năm (2014- 2015);

- Quyết định số 51/2013/QĐ-UBND ngày 27/12/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo và bảo lưu đối với hộ vừa thoát nghèo tỉnh Bình Dương giai đoạn 2014-2015;

- Quyết định 788/QĐ-UBND ngày 06/4/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình giảm nghèo tỉnh Bình Dương năm 2015

- Quyết định số 1079/QĐ -UBND ngày 13/5/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh kiện toàn Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo tỉnh Bình Dương giai đoạn 2014 - 2015;

- Hướng dẫn 15/HD-BCĐ ngày 18/3/2015 của Trưởng ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo tỉnh (Ủy ban nhân dân tỉnh) về

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 13/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí