Tình Hình Kinh Tế - Xã Hội, Thực Trạng Và Đặc Điểm Nghèo Tại Tỉnh Bình Dương

- Chính sách CTXH trong GNBV có mối quan hệ chặt chẽ với chính sách GNBV. Chính sách GNBV là những chủ trương, hành động của Nhà nước; là cơ sở, căn cứ pháp lý, là nguồn lực mà chính sách CTXH trong GNBV phải sử dụng để hoàn thiện chính sách CTXH của mình nhằm mục đích trợ giúp cho đối tượng nghèo. Ngược lại, chính sách CTXH trong GNBV có vai trò chuyển tải, đưa chính sách GNBV vào cuộc sống, góp phần quan trọng vào sự thành công của một CSGN cụ thể, giúp CSGN đến được với đối tượng nghèo và phát huy tác dụng cao nhất, đồng thời tích cực tham gia vào việc hoàn thiện chính sách GNBV trên cơ sở xuất phát từ nhu cầu thực tế của đối tượng giảm nghèo.

- Chính sách CTXH trong GNBV có vai trò là cơ sở pháp lý, điều kiện pháp luật để hành nghề CTXH trong lĩnh vực GNBV. Có chức năng định hướng, điều chỉnh các hoạt động CTXH đối với người nghèo; là một trong những điều kiện cần và đủ để thực hiện có hiệu quả chính sách GNBV và thúc đẩy thực hiện tốt quyền con người, góp phần CBXH và phát triển bền vững.

CHƯƠNG 2

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG


2.1. Tình hình kinh tế - xã hội, thực trạng và đặc điểm nghèo tại tỉnh Bình Dương

2.1.1. Khát quát tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương

Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và một phần thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và một phần tỉnh Đồng Nai.Theo Nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 29/12/2013 của Chính phủ, tỉnh Bình Dương có diện tích tự nhiên là 2.694,43 km2 (chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước, khoảng 12% diện tích miền Đông Nam Bộ); dân số 1.802.500 người (Tổng cục Thống kê – tháng 10/2014); 09 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm: TP Thủ Dầu Một, thị xã Dĩ An, thị xã Thuận An, thị xã Bến Cát, thị xã Tân Uyên và các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo) và 91 đơn vị hành chính cấp xã (48 xã, 41 phường, 02 thị trấn).

Về hoạt động khu công nghiệp và cụm công nghiệp: Toàn tỉnh hiện có 29 khu công (trong đó 27 khu công nghiệp đi vào hoạt động), diện tích 12.743 ha, tỷ lệ cho thuê đạt 80,8% và 12 cụm công nghiệp, diện tích 790ha, tỷ lệ cho thuê đạt 70,6% [6]

2.1.2. Thực trạng nghèo tại tỉnh Bình Dương.

2.1.2.1. Thực trạng hộ nghèo, hộ cận nghèo

Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương (Bình Dương), chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo tỉnh Bình Dương đến cuối năm 2013, tỉnh Bình Dương cơ bản không còn hộ nghèo theo tiêu chí của tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 1%. Do đó Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2015 được chia thành 02 giai đoạn:

Giai đoạn (2011-2013), thực hiện chuẩn nghèo theo Quyết định số 49/2010/QĐ-UBND ngày 22/12/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh; hộ có thu

nhập bình quân 800.000 đồng/1 người/1 tháng khu vực nông thôn và 1.000.000 đồng/1 người/1 tháng khu vực thành thị trở xuống là hộ nghèo; đầu giai đoạn (năm 2011) toàn tỉnh có 10.882 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 4,34%, đến cuối năm 2013, toàn tỉnh còn 1.853 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,69%, giảm được 9.030 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,65%.

Giai đoạn (2014-2015), thực hiện chuẩn nghèo theo Quyết định số 51/2013/QĐ-UBND ngày 28/12/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh, hộ có thu nhập bình quân 1.000.000 đồng/1 người/1 tháng khu vực nông thôn và

1.100.000 đồng/1 người/1 tháng khu vực thành thị trở xuống là hộ nghèo; đầu giai đoạn (năm 2014) toàn tỉnh có 4.185 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,47%, đến cuối năm 2015, còn lại 1.833 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,64%, giảm được 2.352 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,40%.


Bảng 2.1 Tình hình hộ nghèo, hộ cận nghèo tỉnh Bình Dương cuối 2015.


Stt

Cấp huyện

Hộ nghèo

Tỷ lệ

Hộ cận nghèo

Tỷ lệ

1

TP Thủ Dầu Một

471

0,70

1211

0,42

2

TX Thuận An

371

0,12

591

0,20

3

TX Dĩ An

135

0,046

229

0,079

4

TX Tân Uyên

63

0,021

132

0,045

5

Huyện Bắc Tân Uyên

9

0,0031

190

0,066

6

Huyện Phú Giáo

198

0,068

884

0,30

7

Thị xã Bến Cát

181

0,062

160

0,055

8

Huyện Bàu Bàng

125

0,043

184

0,064

9

Huyện Dầu Tiếng

280

0,097

408

0,141

Tổng cộng

1.833

0,65

3.944

1,37

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Chính sách Công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững từ thực tiễn tỉnh Bình Dương - 8


(Nguồn: Theo Thống kê của Sở Lao động Thương binh và Xã hội

tỉnh Bình Dương)

Kết thúc giai đoạn 2011-2015, Chương trình Mục quốc giảm nghèo tỉnh Bình Dương cơ bản đã hoàn thành theo chỉ tiêu Nghị quyết tỉnh Đảng bộ đề ra. Bình Dương cơ bản không còn hộ nghèo theo tiêu chí của tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 1%. Chính vì thế Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương, cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo tỉnh Bình Dương đã xây dựng phương án nâng mức chuẩn nghèo của tỉnh theo hướng tiếp cận đa chiều theo Quyết định số 1614/QĐ-TTg ngày 15/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể “Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020”. Do đó Sở Lao động Thương binh và Xã hội tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng phương án nâng mức chuẩn nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua kỳ họp cuối năm 2015.

Chuẩn nghèo và chuẩn cận nghèo giai đoạn 2016-2020 như sau:


Đối với hộ nghèo:


Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng trong hai tiêu chí sau


+ Có thu nhập bình quân đâu người tháng từ đủ 1.200.000 đồng người trở xuống.

+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.200.000 đến 1.600.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên (thiếu hụt 30/100 tổng điểm thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản trợ lên).

Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng trong hai tiêu chí sau


+ Có thu nhập bình quân đâu người tháng từ đủ 1.400.000 đồng người trở xuống.

+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.400.000 đến 1.800.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ

xã hội cơ bản trở lên (thiếu hụt 30/100 tổng điểm thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản trợ lên).

Đối với hộ cận nghèo:


Khu vực nông thôn: Là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên

1.200.000 đồng đến 1.800.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (thiếu hụt dưới 30/10 tổng số thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản)

Khu vực thành thị: Là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên

1.400.000 đồng đến 1.800.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (thiếu hụt dưới 30/10 tổng số thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản)

Kết quả, hiện nay tỉnh Bình Dương sau khi áp dụng chuẩn nghèo theo phương pháp tiếp cận nghèo theo hướng đa chiều:

Bảng 2.2 Thực trạng hộ nghèo và hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2016

Stt

Cấp huyện

Số hộ

nhân dân

Số hộ

nghèo

Tỳ lệ

Số hộ cận

nghèo

Tỷ lệ

1

TP Thủ Dầu Một

72.059

722

1,00

566

0,79

2

Tx Thuận An

38.080

944

2,48

518

1,36

3

TX Dĩ An

55.080

239

0,43

245

0,44

4

TX Tân Uyên

24.399

165

0,68

138

0,57

5

H Bắc Tân Uyên

12.604

193

1,53

134

1,06

6

Huyện Phú Giáo

21.869

641

2,93

701

3,21

7

TX Bến Cát

24.616

267

1,08

114

0,46

8

Huyện Bàu Bàng

15.552

179

1,15

141

0,91

9

HuyệnDầu Tiếng

30.314

539

1,78

313

1,03

Toàn tỉnh

294.573

3.889

1,32

2.870

0,97


Nguồn: Số liệu thống kê từ Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh BD

Theo kết quả tổng điều tra hộ nghèo, huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là Huyện Phú Giáo 2,93%, thị xã Thuận An, tỷ lệ 2,48%; tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất là thị xã Tân Uyên 0,43%, thị xã Tân Uyên là 0,68%, các huyện còn lại, tỷ lệ hộ nghèo giao động tỷ lệ từ 1,% đến 1,5%.

2.1.2.2. Đặc điểm tình trạng nghèo tại tỉnh Bình Dương


Về nguyên nhân dẫn đến nghèo, theo thống kê của sở Lao động Thương binh tỉnh Bình Dương cho thấy, nguyên nhân được nhắc đến thì ba nguyên nhân được cập nhiều nhất là thiếu vốn sản xuất với là 64,15%; thiếu lao động là 21,24% và thiếu đất canh tác là 10,62%.

Bảng 2.3 Tình trạng nguyên nhân dẫn đến nghèo



Tiêu chí

Số hộ

Tỷ lệ %

Thiếu vốn sản xuất

3020

64,15

Thiếu đất canh tác

500

10,62

Thiếu phương tiện sản xuất

230

4,88

Thiếu lao động

1000

21,24

Không biết cách làm ăn

320

6,79

Đông người ăn theo

450

9,56

Có lao động nhưng không có việc làm

320

6,79

Chây lười lao động

200

4,24

ốm đau nặng, bệnh tật

340

7,22

Mắc tệ nạn xã hội

150

3,18

Khác

650

13,80


Nguồn: Số liệu thống kê của sở Lao động thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương

Từ việc phân tích các nguyên nhân nghèo, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương tại các báo cáo năm, hộ nghèo, hộ cận nghèo ở tỉnh Bình Dương có những đặc điểm sau:

Hộ nghèo, hộ cận nghèo tỉnh Bình Dương phần lớn tập trung vào vùng Thành thị; vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là các thị xã và thành phố, Đây cũng là một điểm khác biệt lớn của tỉnh Bình Dương so với các tỉnh thành khác

trong cả nước. Bên cạnh đó Bình Dương còn là vùng đất phát triển cây công công nghiệp, đặc biệt là cây cao su, với nhiều nông trường lớn cho nên việc này, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Độ sâu của nghèo khá cao, do sự tụt hậu tương đối về thu nhập bình quân và mức sống; hộ nghèo nghèo, hộ mới thoát nghèo và các xã đặc biệt khó khăn chưa thật sự đủ năng lực để vượt nghèo. Nguy cơ tái nghèo có thể tăng nếu như có sự tác động của rủi ro và các yếu tố bất lợi (thiên tai, dịch bệnh, biến động giá cả, tác động của hội nhập).

Cũng như cả nước, Bình Dương có khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa người giàu và người nghèo quá gần. Theo tổng hợp số liệu tổng điều tra hộ nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020, tỷ lệ (%) số hộ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản trong số hộ nghèo theo biểu thống kê sau đây:

Bảng 2.4: Thực trạng hộ nghèo thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản tỉnh Bình Dương năm 2017.



Stt


Chỉ số thiếu hụt

Số hộ Nghèo thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản

Phần trăm % Hộ nghèo thiếu hụt

1

Trình độ giáo dục của người lớn

268

8,35

2

Tình trạng đi học của trẻ em

559

17,43

3

Tiếp cận dịch vụ y tế

670

20,89

4

Bảo hiểm y tế

293

9,14

5

Chất lượng nhà ở

347

10,82

6

Diện tích nhà ở

316

9,85

7

Nguồn nước sinh hoạt

164

5,11

8

Hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh

245

7,64

9

Sử dụng dịch vụ viễn Thông

311

9,70

10

Tài sản phục vụ tiếp cận thông tin

296

9,23


Nguồn: Số liệu thống kê từ Sở Lao động Thương binh và Xã hội BD

Số liệu trên cho thấy, tỷ lệ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản của một số chỉ số là khá cao. Trong đó, đáng chú ý nhất là về tình trạng đi học của trẻ em, bảo hiểm y tế, chất lượng nhà ở; nguồn nước sinh hoạt và hố xí/ nhà tiêu hợp vệ sinh.

Với thực trạng và đặc điểm nghèo tại tỉnh Bình Dương phân tích trên, để đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững, việc thực hiện cung cấp DV CTXH có thể triển khai đồng bộ các phương pháp CTXH với người nghèo, gia đình nghèo, nhóm nghèo …. Đối với nhóm hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc diện CSGN, đồng thời với việc cung cấp, kết nối các nguồn lực để khắc phục tình trạng thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản là các dịch vụ hỗ trợ về dạy nghề, việc làm, tạo sinh kế để tăng thu nhập. Đối với nhóm hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc diện chính sách BTXH việc chính là hỗ trợ, cung cấp, kết nối các dịch vụ để đảm bảo duy trì, ổn định đời sống. Ngoài ra, đối với nhân viên CTXH làm việc tại gia đình, cộng đồng cần phải am hiểu phong tục, tập quán của người người dân là một vấn đề đặt ra trong công tác tuyển dụng.

2.1.2.3. Nhu cầu của người nghèo

Bảng 2.5 Nhu cầu của người nghèo




N

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Nhà ở

206

4,59

1,095

Vay Vốn

201

4,57

,973

Công cụ, máy móc sản xuất

177

4,19

1,217

Giống cây trồng, vật nuôi và kỷ thuật

178

4,49

1,048

Học tập, học nghề

213

4,52

1,017

Chăm sóc sức khỏe

217

4,60

,746

Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm

177

4,22

1,109

Tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, đoàn

thể..

171

4,29

1,071


Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài tháng 3/2019

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 13/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí