Tỷ Lệ Lợi Nhuận Trả Cổ Tức (Dividend Payout Ratio)


1.1.2.2 Cổ tức trả bằng cổ phiếu

Trả cổ tức bằng cổ phiếu là hình thức chi trả mà doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu mới cho các cổ đông hiện hữu theo một tỷ lệ đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Doanh nghiệp sẽ không được nhận bất kỳ khoản tiền thanh toán nào từ phía cổ đông.

Ưu và nhược điểm: Việc thanh toán cổ tức bằng cổ phiếu sẽ không làm giảm tiền mặt, cũng như không làm giảm tài sản của doanh nghiệp. Nhưng số lượng cổ phiếu đang lưu hành của doanh nghiệp sẽ tăng lên. Về mặt hạch toán, các kế toán sẽ hạch toán giảm lợi nhuận chưa phân phối và tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp lên nhưng tổng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không thay đổi.

Thanh toán cổ tức bằng cổ phiếu sẽ giúp nhà quản trị doanh nghiệp đạt được hai mục đích: (i) Các cổ đông vẫn được thanh toán cổ tức theo kết quả kinh doanh mà doanh nghiệp đạt được; (ii) Giúp doanh nghiệp giữ lại được nguồn tiền lợi nhuận để tái đầu tư vào các dự án có khả năng sinh lời tốt mà không phải đi vay.

Tuy nhiên, các cổ đông sẽ cảm thấy bị thiệt vì số lượng cổ phiếu bị pha loãng.

Chi phí phát hành thêm cổ phần thường chiếm 2-3% tổng giá trị phát hành.

1.1.2.3 Cổ tức trả bằng tài sản

Chi trả cổ tức bằng tài sản là hình thức doanh nghiệp trả cổ tức cho cổ đông bằng thành phẩm, hàng hóa, bất động sản hay cổ phiếu của doanh nghiệp khác do doanh nghiệp sở hữu. Hình thức này rất hiếm xảy ra trong thực tiễn.

1.1.2.4 Mua lại cổ phần

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Ngoài ra còn có hình thức mua lại cổ phần, cổ phần mua lại được gọi là cổ phiếu quỹ. Việc mua lại này có thể thực hiện bằng nhiều cách như:

Chào mua với giá cố định (hay còn gọi là giá đệm, là một mức giá thường cao hơn giá thị trường);

Chính sách cổ tức cho các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp - 3

Mua lại cổ phần ở thị trường tự do;

Mua lại cổ phiếu theo hình thức đấu giá;

Mua lại cổ phiếu mục tiêu, hay thương lượng riêng với những người nắm giữ lượng lớn các cổ phần; …


Cổ tức tiền mặt thể hiện sự cam kết tiếp tục khoản này trong tương lai của doanh nghiệp, mua lại cổ phần được xem như là hoàn trả tiền một lần. Các doanh nghiệp mua lại cổ phần có thể do những nguyên nhân sau:

Nhà quản trị xem xét ảnh hưởng của thuế vì mức thuế đánh trên lãi vốn thấp hơn cổ tức và việc trì hoãn thuế đối với lãi vốn, mua lại cổ phần được lợi thuế đáng kể so với cổ tức tiền mặt.

Chi phí đại diện của dòng tiền cao. Những doanh nghiệp có lượng tiền mặt dư thừa nhưng không chắc chắn về khả năng tiếp tục tạo ra dòng tiền thặng dư trong tương lai, sẽ chọn cách mua lại cổ phần thay vì chia cổ tức tiền mặt, hoặc thiết lập một mức cổ tức thấp đủ để duy trì trong những lúc hoạt động khó khăn và thực hiện mua lại cổ phần để phân phối lượng tiền thặng dư.

Sử dụng như một biện pháp phát tín hiệu tích cực cho tài sản của cổ đông rằng nhà quản trị dự kiến doanh nghiệp có lợi nhuận và dòng tiền cao hơn trong tương lai.

Mua lại cổ phần cũng hữu ích khi doanh nghiệp muốn thay đổi lớn về cấu trúc vốn, muốn phân phối tiền mặt từ các sự kiện diễn ra một lần như việc bán một bộ phận của doanh nghiệp.

Nhằm đáp ứng cho các hoạt động sáp nhập, mua lại doanh nghiệp; các điều khoản chuyển đổi của cổ phần ưu đãi và trái khoán; cũng như việc ngăn cản thao túng.

Thực hiện chương trình cổ phiếu thưởng cho nhân viên (Employee Share Ownership Plan - ESOP)….

Ưu điểm của phương pháp này đứng về phía nhà quản trị doanh nghiệp là nó rất linh hoạt, không gây áp lực chi trả cổ tức; đứng dưới góc độ của cổ đông, việc doanh nghiệp mua lại cổ phần sẽ làm tăng mức lợi nhuận mỗi cổ phần cho số cổ phần còn lại và làm tăng giá cổ phần trên thị trường.


1.1.3 Đo lường mức chi trả cổ tức

1.1.3.1 Tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức (Dividend payout ratio)

Tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức phản ánh mức cổ tức mà cổ đông được hưởng chiếm bao nhiêu phần trăm trong lợi nhuận sau thuế trong kỳ của doanh nghiệp và được tính bằng công thức sau:


Tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức =

Cổ tức mỗi cổ phần

Thu nhập mỗi cổ phần (EPS)


(1.1)


Phần lợi nhuận không trả cho cổ đông được gọi là lợi nhuận giữ lại được dùng để tái đầu tư vào các dự án trong tương lai nhằm cung cấp một sự tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai. Các doanh nghiệp tăng trưởng cao trong thời kỳ đầu của quá trình hoạt động thường có tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức thấp hoặc bằng không. Đến khi các doanh nghiệp này hoạt động ổn định ở giai đoạn trưởng thành thì họ có khuynh hướng chi trả cổ tức nhiều hơn cho cổ đông để đền bù lại giai đoạn trước.

1.1.3.2 Tỷ suất cổ tức (Dividend Yield)

Tỷ suất cổ tức là một chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ cổ tức các cổ đông sẽ nhận được so với số tiền các cổ đông phải trả để mua cổ phiếu và được đo lường bằng công thức sau:



Tỷ suất cổ tức =

Cổ tức mỗi cổ phần Giá thị trường mỗi cổ phần


(1.2)


Tỷ suất cổ tức của một cổ phiếu càng cao chứng tỏ giá trị thị trường của cổ phiếu đó đang bị định giá thấp hoặc nhà đầu tư có những dự báo bi quan về mức cổ tức nhận được trong tương lai.

Tỷ suất cổ tức năm 2011 của 500 công ty niêm yết hàng đầu của Mỹ (S&P

500) cho thấy có 395 công ty trong tổng số 500 công ty niêm yết có chia cổ tức, còn lại 105 công ty là không chia cổ tức cho cổ đông. Công ty có tỷ suất cổ tức cao nhất


Số lượng công ty

là 13,18%, công ty có tỷ suất cổ tức thấp nhất là 0,07%, tỷ suất cổ tức bình quân của những công ty có chi trả cổ tức là 2,62% và tỷ suất cổ tức bình quân của tất cả 500 công ty niêm yết S&P 500 là 2,07% (Xem hình 1.1).


120


100


80


60


40


20


0

0%

0-0,5% 0.5-1% 1-1.5% 1.5-2% 2-2.5% 2.5-3% 3-4%

Tỷ suất cổ tức (Dividend Yield)

4-5% >5%

Hình 1.1: Tỷ suất cổ tức của 500 công ty niêm yết (S&P 500) trong năm 2012 Nguồn : http://www.indexarb.com‌


1.2 Tổng quan về chính sách cổ tức

1.2.1 Khái niệm chính sách cổ tức (Dividend policy)

Chính sách cổ tức là chính sách ấn định phân phối lợi nhuận giữ lại tái đầu tư và chi trả cổ tức cho cổ đông. Lợi nhuận giữ lại cung cấp cho các nhà đầu tư tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai thông qua tái đầu tư, trong khi cổ tức cung cấp cho họ một sự phân phối hiện tại. Việc dùng lợi nhuận giữ lại hay phát hành cổ phiếu mới để tài trợ cho các dự án đầu tư mới có xu hướng khác nhau nhưng nhìn chung thì lợi nhuận giữ lại là nguồn vốn cổ phần quan trọng hơn phát hành cổ phiếu mới. Vì thế, chính sách cổ tức sẽ có ảnh hưởng đến số lượng vốn cổ phần trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp (thông qua lợi nhuận giữ lại) và chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp.


1.2.2 Chính sách chi trả cổ tức:

1.2.2.1 Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động

Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động xác nhận rằng một doanh nghiệp nên giữ lại lợi nhuận khi doanh nghiệp có các cơ hội đầu tư hứa hẹn các tỷ suất sinh lợi cao hơn tỷ suất sinh lợi mà các cổ đông đòi hỏi. Giả dụ các cổ đông của một doanh nghiệp có thể đầu tư khoản cổ tức mà họ nhận được vào các cổ phần có rủi ro tương tự với một tỷ suất sinh lợi kỳ vọng là 18%, thì 18% này sẽ tạo thành tỷ suất sinh lợi đòi hỏi từ lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp.Theo chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động, nếu doanh nghiệp có thể đầu tư phần lợi nhuận giữ lại này mà đạt được tỷ suất sinh lợi cao hơn tỷ suất sinh lợi mong đợi của các cổ đông thì doanh nghiệp không nên chi trả cổ tức bởi vì việc chi trả cổ tức sẽ dẫn đến kết cuộc hoặc là doanh nghiệp hy sinh các cơ hội đầu tư có thể chấp nhận được hoặc phải huy động thêm vốn cổ phần cần thiết từ các thị trường vốn bên ngoài tốn kém hơn nhiều so với lợi nhuận giữ lại.

Nói cách khác, chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động ngụ ý rằng việc chi trả cổ tức của doanh nghiệp nên thay đổi từ năm này sang năm khác tùy thuộc vào các cơ hội đầu tư có sẵn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hầu hết các doanh nghiệp thường cố gắng duy trì một tỷ lệ chi trả cổ tức ổn định theo thời gian. Điều này không có nghĩa là các doanh nghiệp đã bỏ qua những nguyên lý về chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động mà bởi vì cổ tức có thể duy trì ổn định hàng năm theo hai cách:

Doanh nghiệp có thể giữ lại lợi nhuận với tỷ lệ khá cao trong những năm có nhu cầu vốn cao. Nếu đơn vị tiếp tục tăng trưởng, các giám đốc có thể tiếp tục thực hiện chiến lược này mà không nhất thiết phải giảm cổ tức.

Doanh nghiệp có thể đi vay vốn để đáp ứng nhu cầu đầu tư và do đó tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần tăng lên một cách tạm thời để tránh phải giảm cổ tức. Nếu doanh nghiệp có nhiều cơ hội đầu tư tốt trong suốt một năm nào đó thì chính sách vay nợ sẽ thích hợp hơn so với việc cắt giảm cổ tức. Sau đó, trong những năm tiếp theo doanh nghiệp cần giữ lại lợi nhuận để đẩy tỷ số nợ trên vốn cổ phần về lại mức thích hợp.


Ngoài ra, nguyên lý giữ lại lợi nhuận thụ động cũng đề xuất là các công ty “tăng trưởng” thường có tỷ lệ chi trả cổ tức thấp hơn các công ty đang trong giai đoạn sung mãn (bão hòa) do các công ty trong giai đoạn tăng trưởng thường có nhu cầu vốn đầu tư lớn hơn.

1.2.2.2 Chính sách cổ tức tiền mặt ổn định

Hầu hết các doanh nghiệp và các cổ đông đều thích chính sách cổ tức tương đối ổn định hơn. Tính ổn định được đặc trưng bằng một sự miễn cưỡng trong việc giảm lượng tiền mặt chi trả cổ tức từ kỳ này sang kỳ khác. Một trong những lý do giải thích việc các cổ đông thích cổ tức tương đối ổn định hơn là các cổ đông cảm thấy các thay đổi trong cổ tức có nội dung hàm chứa thông tin, họ đánh đồng các thay đổi trong mức cổ tức của một doanh nghiệp với khả năng sinh lợi. Một sự cắt giảm cổ tức có thể được diễn dịch như một tín hiệu là tiềm năng lợi nhuận về dài hạn của doanh nghiệp đã sụt giảm. Tương tự, một sự gia tăng cổ tức được coi như một minh chứng của dự kiến rằng lợi nhuận tương lai sẽ gia tăng. Ngoài ra, nhiều cổ đông cần và lệ thuộc vào một dòng cổ tức không đổi cho các nhu cầu lợi nhuận tiền mặt của mình dù họ có thể bán bớt một số cổ phần như một nguồn thu nhập hiện tại khác nhưng do các chi phí giao dịch và các lần bán với lô lẻ cho nên phương án này không thể thay thế một cách hoàn hảo cho lợi nhuận cổ tức đều đặn. Và cuối cùng, cổ tức ổn định là một đòi hỏi mang tính pháp lý. Ở Mỹ, nhiều định chế điều phối tài chính như các phòng ủy thác của ngân hàng, quỹ hưu bổng và các công ty bảo hiểm thường bị giới hạn về loại cổ phần thường mà họ sở hữu, để đủ tiêu chuẩn liệt kê trong các “danh sách hợp pháp” này, một doanh nghiệp phải có thành tích cổ tức liên tục và ổn định. Hiện nay ở Việt Nam, các quỹ đầu tư chưa đặt ra tiêu chuẩn này trong việc lựa chọn danh mục đầu tư của mình mà chủ yếu là dựa vào loại hình doanh nghiệp.

1.2.2.3 Các chính sách chi trả cổ tức khác

Ngoài chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động và cổ tức tiền mặt ổn định, các doanh nghiệp còn có thể sử dụng một số chính sách cổ tức khác như:


Chính sách cổ tức có tỷ lệ chi trả không đổi: chính sách cổ tức này thường được các doanh nghiệp có lợi nhuận ổn định sử dụng. Nếu lợi nhuận doanh nghiệp thay đổi nhiều từ năm này sang năm khác, cổ tức cũng có thể giao động theo.

Chính sách chi trả một cổ tức nhỏ hàng quý cộng với cổ tức thưởng thêm vào cuối năm. Chính sách này đặc biệt thích hợp cho những doanh nghiệp có lợi nhuận hoặc nhu cầu tiền mặt biến động giữa năm này với năm khác, hoặc cả hai. Ngay cả khi doanh nghiệp có mức lợi nhuận thấp, các nhà đầu tư vẫn có thể trông cậy vào một mức chi trả cổ tức đều đặn của họ; còn khi lợi nhuận cao và không có nhu cầu sử dụng ngay nguồn tiền dôi ra này, các doanh nghiệp sẽ công bố một mức cổ tức thưởng cuối năm. Chính sách này giúp ban điều hành có thể linh hoạt giữ lại lợi nhuận khi cần mà vẫn thỏa mãn được nhu cầu của nhà đầu tư là muốn nhận được một mức cổ tức “bảo đảm”. Chính sách cổ tức này cũng rất thích hợp trong giai đoạn sau khủng hoảng tài chính – tiền tệ năm 2008, bởi vì trong giai đoạn này lợi nhuận của hầu hết các doanh nghiệp đều không ổn định và các doanh nghiệp thường khó dự báo được lợi nhuận trong tương lai của mình; thêm vào đó nhu cầu tiền đầu tư, nguồn tài trợ cho đầu tư sẽ có những thay đổi do vấn đề về chính sách lãi suất, chính sách tiền tệ chính sách cổ tức này rất thích hợp do ban điều hành doanh nghiệp có thể chủ động được nguồn tiền của mình. Ở Việt Nam hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp bất động sản đang niêm yết đều sử dụng chính sách cổ tức này với các lần tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt thường vào giữa năm hoặc cuối năm và sau khi họp đại hội cổ đông sẽ tiến hành chia cổ tức thưởng tùy theo kết quả kinh doanh đạt được, thông thường chia cổ tức thưởng là bằng cổ phiếu.

Như vậy, có rất nhiều chính sách chi trả cổ tức để doanh nghiệp lựa chọn sao cho phù hợp với dòng tiền, lưu lượng tiền tệ và nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp. Ở Việt Nam, ban quản trị của hầu hết các doanh nghiệp niêm yết thường ít quan tâm đến chính sách cổ tức hơn so với chính sách tài trợ và chính sách đầu tư, nhưng việc


lựa chọn chính sách cổ tức cũng đòi hỏi được xem xét cẩn thận bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của cổ đông và tới sự phát triển của doanh nghiệp. Trong phần tiếp theo, ta sẽ xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn chính sách cổ tức của doanh nghiệp.

1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn chính sách cổ tức

1.2.3.1 Các hạn chế pháp lý

Hầu hết các quốc gia đều có luật điều tiết chi trả cổ tức của một doanh nghiệp đăng ký hoạt động ở quốc gia đó. Luật này có các nguyên tắc về mặt pháp lý mà các doanh nghiệp phải tuân theo khi ấn định chính sách cổ tức của doanh nghiệp (hay còn gọi là hạn chế pháp lý) như sau:

Hạn chế suy yếu vốn: tức là doanh nghiệp không được dùng vốn (bao gồm giá trị mệnh giá của cổ phần thường và thặng dư vốn) để chi trả cổ tức. Tuy nhiên, ở một số quốc gia, nếu luật lệ quy định vốn chỉ bao gồm giá trị mệnh giá của cổ phần thường thì các doanh nghiệp hoạt động ở quốc gia đó có thể dùng thặng dư vốn để chi trả cổ tức.

Hạn chế lợi nhuận ròng: tức là cổ tức phải được chi trả từ lợi nhuận ròng hiện nay và thời gian qua, nhằm ngăn cản các chủ sở hữu sử dụng cổ tức để rút lại vốn đầu tư ban đầu và làm suy yếu vị thế an toàn của các chủ nợ.

Hạn chế mất khả năng thanh toán: tức là không được chi trả cổ tức khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán (nợ nhiều hơn tài sản), nhằm đảm bảo quyền ưu tiên của chủ nợ đối với tài sản của doanh nghiệp.

Ở Việt Nam chỉ quy định chung về việc chi trả cổ tức, các văn bản luật không nêu ra bất kỳ yếu tố nào mang tính chất bắt buộc doanh nghiệp phải chi trả cổ tức hay không. Cụ thể, luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 quy định:

Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cổ phần chỉ được trả cổ tức cho cổ đông khi doanh nghiệp đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 12/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí