chính sách thuế, lãi suất, đầu tư và các công cụ tài chính khác.
Kiểm soát khủng hoảng thông qua quản lý các tài khoản vốn, giám sát chặt chẽ các tổ chức tài chính và ngân hàng, tăng cường hợp tác quốc tế để tránh những bất ổn cho thị trường tài chính nói chung cũng như TTCK, điển hình như cú sốc tài chính năm 2007-2008.
Phối hợp giữa công tác giám sát và công tác thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của các thành viên thị trường và áp dụng nghiêm các chế tài dân sự, hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Đối với công ty cổ phần tham gia TTCK, cần có biện pháp chế tài để các công ty cung cấp thông tin minh bạch cho thị trường, áp dụng các chuẩn mực quốc tế tốt nhất cho quản trị doanh nghiệp. Mặt khác nhà nước cần bán bớt cổ phần của nhà nước trong các công ty cổ phần nhằm tăng hàng hóa cho thị trường, đồng thời thực hiện chức năng chi phối thị trường với tiềm lực đủ mạnh.
Để xây dựng một thị trường chứng khoán minh bạch và bền vững, điều quan trọng là phải tạo dựng được niềm tin của các nhà đầu tư, nâng cao việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chứng khoán cho các nhà đầu tư.
KẾT LUẬN CHƯƠNG III
Chương III là một số giải pháp cụ thể có thể được thực hiện bởi bản thân các ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước hoặc Chính phủ nhằm khắc phục những bất cập trong chính sách cổ tức của các ngân hàng niêm yết hiện nay, giúp các ngân hàng xây dựng được chính sách cổ tức trong dài hạn và hoàn thiện chính sách cổ tức trong thời gian tới. Về các giải pháp được thực hiện bởi bản thân các ngân hàng thì tùy theo quy mô vốn, quy mô hoạt động, năng lực tài chính, khả năng thanh khoản, chiến lược và định hướng kinh doanh cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh, từng ngân hàng cần lựa chọn chính sách cổ tức phù hợp với đặc thù riêng của ngân hàng mình. Ban điều hành ngân hàng cần nhận thức tầm rõ tầm quan trọng của chính sách cổ tức bởi vì đây là một trong ba quyết định cơ bản và rất quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng nói riêng.
Có thể bạn quan tâm!
- Định Hướng Chiến Lược Phát Triển Ngành Ngân Hàng Việt Nam Đến Năm 2020:
- Nghiên Cứu Đặc Thù Ngân Hàng Khi Xây Dựng Chính Sách Cổ Tức
- Chính sách cổ tức cho các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp - 12
Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.
KẾT LUẬN
Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, những lý thuyết được học trong chương trình đào tạo bậc cao học – Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh vào điều kiện thực tế ở Việt Nam. Luận văn đã thực hiện được những nội dung sau đây:
Thứ nhất, nghiên cứu tổng quan các lý thuyết về chính sách cổ tức đi từ các khái niệm về cổ tức, chính sách cổ tức đến các phương thức chi trả cổ tức, các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức, các nhân tố ảnh hưởng đến phương thức chi trả cổ tức và một số kinh nghiệm về chính sách cổ tức;
Thứ hai, xem xét thực trạng chính sách cổ tức và việc chi trả cổ tức của các Ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam trong thời gian qua, trên cơ sở đó luận văn phân tích những bất cập trong việc lựa chọn chính sách cổ tức của các ngân hàng thương mại niêm yết;
Cuối cùng là từ việc phân tích những bất cập trong việc lựa chọn chính sách cổ tức nêu trên để đi đến gợi ý những giải pháp cho việc xây dựng và hoàn thiện chính sách cổ tức của các Ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam trong thời gian tới.
Luận văn chỉ mong muốn góp phần trong việc xây dựng và hoàn thiện chính sách cổ tức cho các ngân hàng thương mại niêm yết trong thời gian tới cũng như nâng cao nhận thức tầm quan trọng của chính sách cổ tức trong các quyết định tài chính của ngân hàng. Đặc biệt trong điều kiện nước ta, khi mà ngành ngân hàng có vai trò rất quan trọng sự phát triển của nền kinh tế, thì quyết định chính sách cổ tức của các ngân hàng lại càng quan trọng hơn.
Luận văn này được hoàn thành với sự giảng dạy tận tình của tập thể giảng viên Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và sự hướng dẫn tận tâm của
TS.Nguyễn Văn Lương. Mặc dù học viên đã cố gắng nghiên cứu tài liệu và vận dụng lý thuyết vào tình huống cụ thể, nhưng do trình độ và thời gian có hạn nên không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong các quý thầy cô trong Hội đồng cảm thông và góp ý kiến để bản thân nâng cao được kỹ năng nghiên cứu trong thời gian tới. Xin chân thành cám ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
1. PGS.TS Trần Ngọc Thơ (2005), Tài Chính Doanh Nghiệp Hiện Đại, NXB Thống kê, TP.Hồ Chí Minh.
2. Bùi Thị Ngọc Anh (2009), Xây dựng chính sách cổ tức cho các công ty cổ phần niêm yết tại Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường ĐH Kinh Tế TP.HCM.
3. Hoàng Thị Hạnh (2009), Tác động của thuế thu nhập đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết tại Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường ĐH Kinh Tế TP.HCM.
4. Quách Thùy Linh (2011), “Báo cáo ngành ngân hàng”, Phòng Nghiên cứu và phân tích , Công ty Chứng khoán Vietcombank.
5. Ngân hàng thương mại đang niêm yết (2008 - 2011), Báo cáo thường niên.
6. Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (2010), Báo cáo thường niên.
7. TS.Nguyễn Thị Kim Thanh, “Định hướng phát triển khu vực ngân hàng đến năm 2020” , tạp chí ngân hàng số 21/2010, http://www.sbv.gov.vn.
8. Các bài báo – phân tích trong nước:
- Bộ phận nghiên cứu (2010), “Ngành ngân hàng – tăng trưởng trong thận trọng”, SBB securities.
- Bộ phận tư vấn – phân tích (2010), “Phân tích nhóm các cổ phiếu Ngân hàng”, Công ty Chứng khoán Âu Việt.
- Nguyễn Quang Huy (2010), “Báo cáo phân tích cổ phiếu Ngân hàng Á Châu”, Công ty Chứng khoán Thăng Long.
- StoxPlus (2011), “Báo cáo phân tích cổ phiếu ngân hàng Vietinbank”, http://stox.vn.
- Nguyễn Nguyên Thành (2011), “Cổ tức ngân hàng không được miễn thuế”, http://tinnhanhchungkhoan.vn.
- Trần Thị Thanh Thảo (2011), “Báo cáo phân tích cổ phiếu Ngân hàng Sacombank”, Công ty Chứng khoán Thăng Long.
- Trần Thị Thanh Thảo (2011), “Báo cáo phân tích cổ phiếu Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội”, Công ty Chứng khoán Thăng Long.
- Phạm Thị Thủy (2010), “Báo cáo phân tích cổ phiếu Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam”, Công ty Chứng khoán VNDirect.
- Thùy Vinh (2011), “Khiêm tốn cổ tức ngành ngân hàng”, http://cafef.vn.
II. Tiếng Anh
9. Aswath Damodaran (2005), Applied Corporate Finance – A User’s Manual, Second Edition, pp. 445-481.
10. Brav, Alon, John R.Graham, Campbell R.Harvey, and Roni Michaely (2005), Payout policy in the 21st century, Journal of Financial Economics 77, pp. 483-527.
11. DeAngelo, Harry, Linda DeAngelo, and Douglas J.Skinner (2004), Are dividends disappearing? Dividend concentration and the consolidation of earnings, Journal of Financial Economics 72, pp. 425-456.
12. DeAngelo, Harry, Linda DeAngelo (2006), Payout policy pedagogy: What matters and Why, Working paper, University of Southern California.
13. Viral V.Acharya, Irvind Gujral and Huyn Song Chin (2009), Dividends and Bank Capital in the Financial Crisis of 2007 – 2009, Working paper, www.ssrn.com.
III Website
14. http://www.avsc.com.vn
15. http://cafef.vn
16. http://hnx.vn.
17. http://hsx.vn
18. http://www.indexarb.com
19. http://www.sbbs.com.vn
20. http://www.sbv.gov.vn
21. http://stox.vn
22. http://tinnhanhchungkhoan.vn
23. http://www.tls.vn
24. http://www.vcbs.com.vn
25. http://www.vndirect.com.vn
26. http://vneconomy.vn
27. Website các ngân hàng thương mại Việt Nam