Hiện Trạng Đất Đai, Tài Nguyên Du Lịch Tại Vqg Ba Vì, Tam Đảo, Bến En


Trong nhiều năm, VQG Bến En trực thuộc Bộ NN&PTNT quản lý; năm 2008, Bộ NN&PTNT đã chuyển giao chức năng quản lý VQG Bến En cho UBND tỉnh Thanh Hóa và tỉnh đã giao nhiệm vụ cho Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Thanh Hóa quản lý trực tiếp với diện tích 14.734,8ha.

3.2.2. Hiện trạng đất đai, tài nguyên du lịch tại VQG Ba Vì, Tam Đảo, Bến En

VQG ngoài chức năng bảo tồn nguồn tài nguyên và tính đa dạng sinh học, các VQG có thể khai thác các tiềm năng tự có của mình để kinh doanh DLST. Các tiềm năng có thể khai thác là đất đai, hệ động, thực vật rừng, cảnh quan thiên nhiên, không khí, các tài nguyên du lịch nhân văn.... Đây chính là các tiềm năng và cũng là lợi thế của các VQG khi triển khai thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng kinh doanh DLST.

* Hiện trạng đất đai của các VQG: Để phát triển DLST ngoài những tiềm năng về tài nguyên và cảnh quan thì quy mô đất đai là một yếu tố quan trọng. Diện tích VQG đủ lớn không chỉ ảnh hưởng đến quy mô bảo tồn, mà ảnh hưởng đến quy mô cơ sở hạ tầng cho du lịch như hệ thống đường đi, điểm nghỉ chân, các công trình phục vụ cho khách du lịch như chỗ ăn, nghỉ, khu vui chơi. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, VQG Ba Vì, Tam Đảo, Bến En đều là những VQG có diện tích đất đai lớn (Bảng 3.1).

Bảng 3.1. Diện tích đất đai của các VQG nghiên cứu


T

Loại đất

VQG Tam Đảo

VQG Ba Vì

VQG Bến En

Diện tích

(ha)

Tỷ lệ

%

Diện tích

(ha)

Tỷ lệ

%

Diện tích

(ha)

Tỷ lệ

%

I

Tổng diện tích

34.995

100

11.079,5

100

14.734,80

100

1

Đất lâm nghiệp

33.125,07

94,66

11.079,5

100

12.275,20

83,31

a

Đất có rừng

24.752,17

70,73

7.095,9

64,05

10.758,37

73,01

-

Đất rừng tự nhiên

21.107,56

60,32

3.181,1

28,71

10.700,75

72,62

-

Đất rừng trồng

3.664,61

10,41

3.914,8

35,33

57,62

0,39

b

Đất không có rừng

8.372,90

23,93

3.983,6

35,95

1.516,83

10,29

2

Đất khác

1.869,93

5,34

0


2.459,60

16,69

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Nguồn: Báo cáo VQG Ba Vì, Tam Đảo, Bến En, 2012

Các VQG đều có tỷ trọng đất có rừng cao và chủ yếu là đất rừng tự nhiên. VQG Ba Vì có diện tích đất rừng tự nhiên chiếm 28,71% diện tích đất có rừng.


Đáng chú ý là VQG Ba Vì có khoảng gần 1.000 ha rừng nguyên sinh, ít bị tác động của con người.

Đơn vị tính: ha

Hình 3 1 Diện tích đất đai của các VQG nghiên cứu Nguồn Báo cáo VQG Ba Vì Tam 2

Hình 3.1. Diện tích đất đai của các VQG nghiên cứu

Nguồn: Báo cáo VQG Ba Vì, Tam Đảo, Bến En, 2012

* Tiềm năng về hệ sinh thái rừng: Hệ sinh thái rừng của các VQG nghiên cứu đều rất phong phú và đa dạng với nhiều kiểu rừng, nhiều loài động thực vật khác nhau. Tính đa dạng sinh học của các VQG thể hiện trên Bảng 3.2.

Bảng 3.2. Số lượng loài động, thực vật ở các VQG nghiên cứu

Đơn vị tính: loài


TT

Tên VQG

Thú

Chim

Lưỡng cư

Bò sát

Thực vật

1

Bến En

91

261

31

54

1.357

2

Ba Vì

63

191

27

61

1.201

3

Tam Đảo

93

332

62

136

1.247

Nguồn: VQG Ba Vì, Tam Đảo, Bến En, 2012

Kết quả nghiên cứu cho thấy, VQG Ba Vì, Tam Đảo, Bến En đều có tính đa dạng sinh học cao với sự phong phú và đa dạng loài động thực vật. Ngoài ra, ở mỗi VQG đều có những loài đặc hữu, loài gỗ quý hiếm mang đặc trưng của mỗi VQG.

* Tiềm năng về cảnh quan: Các VQG ngoài lợi thế về hệ động thực vật còn rất nhiều lợi thế về cảnh quan để phát triển du lịch như hệ thống hồ đập, suối, thác và nhiều phong cảnh đẹp bên trong khác.

VQG Ba Vì có diện tích không lớn nhưng khá đa dạng về hệ động thực vật, với nhiều phong cảnh đẹp và hấp dẫn như thác Bạc, suối Ngà, suối Yến, cảnh rừng nguyên sinh, hồ Suối Hai, hồ Đồng Mô .... Với nhiều cảnh quan đẹp, môi trường


trong lành, VQG Ba Vì chứa đựng nhiều tiềm năng cho các hoạt động nghiên cứu, bảo tồn rừng, giáo dục môi trường, đặc biệt là hoạt động DLST.

VQG Tam Đảo cũng có rất nhiều tiềm năng về cảnh quan để phát triển du lịch như Hồ Làng Hà, hồ Xạ Hương, Núi Cốc, Đại Lải, … Trong đó các hồ như Núi Cốc, Đại Lải đã trở thành những trung tâm du lịch lớn, quan trọng không chỉ trong vùng mà còn trên phạm vi toàn quốc. Bên cạnh đó, Tam Đảo còn có hệ thống suối, thác được nhiều người biết đến như: thác Thậm Thình, Thác Bạc, suối Vàng, khe Giải Oan …tạo nên những điểm hấp dẫn du khách. Trong các tài nguyên có tiềm năng phát triển du lịch ở Tam Đảo, thác Bạc đã được khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch do có điều kiện khá thuận tiện, gần trung tâm du lịch.

VQG Bến En có ít tiềm năng về cảnh quan hơn VQG Ba Vì và Tam Đảo nhưng lại có những nét độc đáo riêng để phát triển du lịch. Cảnh quan VQG Bến En bao gồm cảnh quan hồ, các đảo trên hồ, cảnh quan núi rừng và cảnh quan hang động tại các dãy núi đá vôi - các yếu tố trên tạo nên một bức tranh thu hút khách du lịch đến với Bến En. Hồ Thượng (đập Mẫy) và hồ Hạ (đập Mực) có 21 hòn đảo và bán đảo được ba cánh cung gồm núi đá, đồi đất và rừng bao quanh tạo ra nhiều cảnh quan ngoạn mục và hấp dẫn khách du lịch.

* Tiềm năng về tài nguyên du lịch nhân văn: Bên cạnh nguồn tài nguyên thiên nhiên, VQG Ba Vì, Tam Đảo, Bến En còn có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn, bao gồm cả tài nguyên vật thể và phi vật thể. Các nguồn tài nguyên du lịch nhân văn có thể khai thác là các đền, chùa, di tích lịch sử, các nét văn hóa truyền thống như các lễ hội, tập quán của các dân tộc,...

VQG Ba Vì có rất nhiều đền thờ nên hàng năm thu hút một lượng rất lớn khách du lịch tâm linh đến Vườn như: Đền Thượng thờ Thánh Tản Viên, Đền Trung, Đền Đá Đen với những truyền thuyết dân gian đi vào lịch sử. Bên cạnh đó, tại đây còn có nhiều dân tộc sinh sống với các phong tục tập quán đặc sắc, các lễ hội mang nét đặc trưng của từng dân tộc, có nhiều di tích lịch sử như các biệt thự thời Pháp trong vùng lõi của VQG. Tuy nhiên, do không được quan tâm đầu tư và bảo vệ nên các khu di tích này cũng bị mai một theo thời gian.


Trong khu vực núi Tam Đảo và vùng đệm cũng có nhiều tài nguyên du lịch nhân văn khá đa dạng và phong phú bao gồm: Đền Bà chúa Thượng ngàn, Đền Thạch Kiếm, Đền Mẫu, Đền thờ Đức Thánh Trần, đài truyền hình, .... VQG Tam Đảo có nguồn tài nguyên phi vật thể tương đối phong phú như các phong tục tập quán, lễ hội, nghệ thuật thơ ca của đồng bào dân tộc thiểu số sống xung quanh VQG. Điển hình tại VQG Tam Đảo là phong tục tập quán, lễ hội của bà con dân tộc Sán Rìu, Dao, Tày, Sán Chỉ... vẫn còn lưu lại tại các thôn, bản như lễ hội Tây Thiên ở xã Đại Đình, Hội vật Làng Hà. Đặc biệt, hiện nay Tam Đảo còn lưu giữ được một làn điệu dân ca truyền thống của dân tộc Sán Dìu, đó là hát Soọng Cô.

So với VQG Ba Vì và Tam Đảo, tài nguyên du lịch nhân văn của VQG Bến En rất ít, chủ yếu tập trung khu vực phụ cận VQG như đền Phù Na ở xã Xuân Du nơi thờ Bà Triệu Thị Trinh, đền Khe Rồng ở xã Hải Long thờ 01 vị tướng của Lê Lợi còn gọi là Đức Ông, đền Phù Sung là nơi thờ Liễu Hạnh thánh mẫu,.... Đây là các địa điểm để cho khách du lịch đến tham quan du lịch và kết hợp tâm linh. Tài nguyên phi vật thể tập trung vào các thể loại: phong tục tập quán, lễ hội của bà con dân tộc Thái, Mường, Thổ vẫn còn lưu lại tại các thôn, bản như Làng Lúng, làng Quảng, làng Cốc, làng Mài, làng Rọc Răm… Tuy nhiên, để khai thác phục vụ phát triển du lịch cần phải đầu tư xây dựng tôn tạo lại các nguồn tài nguyên này vào phải tạo được sự liên kết giữa hoạt động du lịch của VQG với các điểm du lịch phụ cận.

3.2.3. Đánh giá kết quả khai thác tiềm năng tự có để phát triển DLST tại VQG Tam Đảo, Ba Vì, Bến En

Các VQG đều có nhiều tiềm năng để phát triển DLST thông qua khai thác các yếu tố tự nhiên, tính đa dạng sinh học, các cảnh quan thiên nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Với lợi thế về vị trí địa lý, nguồn tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn nên tình hình thu hút khách du lịch có sự chênh lệch tương đối lớn giữa các VQG (Hình 3.2).

VQG Ba Vì có số lượng khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng nhiều hơn VQG Tam Đảo và Bến En và có xu hướng tăng lên qua các năm. Số lượng khách tham quan đến với các VQG còn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có do nhiều nguyên


nhân khác nhau. Trong thời gian tiếp theo, các VQG cần có biện pháp thích hợp để tăng sức hút khách du lịch đến với VQG để vừa tăng nguồn thu, vừa góp phần tận dụng các lợi thế của Vườn để phát triển DLST. Nguồn thu từ DLST tại các VQG chủ yếu từ bán vé tham quan, do số lượng khách đến tham quan tăng lên nên doanh thu từ bán vé có xu hướng tăng mạnh qua các năm (Hình 3.3).

Đơn vị tính: Lượt khách

Đơn vị tính: Triệu đồng


Hình 3 2 Tình hình thu hút khách du lịch đến VQG nghiên cứu Hình 3 3 Doanh thu từ 3


Hình 3.2. Tình hình thu hút khách du

lịch đến VQG nghiên cứu

Hình 3.3. Doanh thu từ bán vé tại VQG

nghiên cứu

Nguồn: Báo cáo của VQG Ba Vì, Tam Đảo, Bến En

Nguyên nhân của sự chênh lệch về số lượng khách tại các VQG nghiên cứu có thể xem xét trên một số khía cạnh sau:

+ Vị trí địa lý: Đây được coi là yếu tố quan trọng để thu hút khách du lịch đến với các VQG. VQG có vị trí thuận lợi, gần khu đô thị lớn, nơi có hệ thống giao thông phát triển như VQG Ba Vì hay Tam Đảo sẽ có nhiều lợi thế trong phát triển DLST hơn so với VQG Bến En. Các lợi thế về vị trí là yếu tố quan trọng để các công ty du lịch quyết định đầu tư và thực hiện thuê môi trường rừng để kinh doanh DLST.

+ Tính hấp dẫn về tài nguyên du lịch: Tính hấp dẫn là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá tài nguyên du lịch vì nó quyết định sức thu hút khách du lịch. Tính hấp dẫn có tính chất tổng hợp rất cao và thường xác định bằng sự đa dạng loài động, thực vật, vẻ đẹp của phong cảnh, sự thích hợp của khí hậu, sự đặc sắc và độc đáo của tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Tính hấp dẫn được thể hiện ở số lượng và chất lượng của các tài nguyên, ở khả năng đáp ứng được nhiều loại hình du lịch. Trong các VQG nghiên cứu, đều có sự đa dạng các loài động, thực vật và có cả những loài đặc hữu gắn liền với từng VQG.


+ Sự đa dạng sản phẩm du lịch: Sự đa dạng sản phẩm du lịch là yếu tố hấp dẫn khách du lịch và càng nhiều sản phẩm du lịch thì VQG sẽ càng thu hút được nhiều khách du lịch. Hiện nay, đến với VQG Ba Vì khách du lịch có thể được đáp ứng nhiều loại hình du lịch như du lịch dã ngoại, du lịch tham quan nghiên cứu các hệ sinh thái, du lịch tâm linh, du lịch tham quan các di tích lịch sử, các làng của dân tộc thiểu số,.... Đặc biệt, sau khi chính sách cho thuê môi trường rừng được thực hiện ở VQG Ba Vì thì số lượng khách còn có xu hướng tăng mạnh hơn do các công ty du lịch quan tâm đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, quản lý du lịch mang tính chuyên nghiệp cao hơn. Số lượng khách đến với VQG Ba Vì phần lớn thông qua các công ty du lịch (trong đó chủ yếu là các công ty được nhận thuê môi trường rừng tại VQG Ba Vì).

+ Các chính sách riêng của địa phương: VQG Tam Đảo tuy có rất nhiều tiềm năng nhưng lượng khách đến với VQG ít là do những quy định của địa phương. VQG Tam Đảo không được giao chức năng khai thác và quản lý du lịch chủ yếu thực hiện chức năng BV&PTR, còn các khu du lịch do UBND huyện quản lý. Chính vì vậy, khách du lịch đến với Tam Đảo chủ yếu vào những khu du lịch do địa phương quản lý như Tây Thiên, Hồ Đại Lải,... Bên cạnh đó, do tỉnh quy định không thu phí vào Vườn nên không tạo động lực cho VQG Tam Đảo khai thác các lợi thế của mình để phát triển du lịch. Yếu tố này cũng cản trở việc triển khai chính sách cho thuê môi trường rừng tại Vườn.

+ Tính thời vụ: Thời vụ hoạt động du lịch được xác định bởi tính phù hợp của điều kiện thời tiết đối với sức khỏe của con người và tính đặc trưng của loại hình du lịch. Tính thời vụ của hoạt động du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến hướng đầu tư kinh doanh du lịch của các công ty du lịch tại VQG. Các VQG nghiên cứu hoạt động du lịch chủ yếu vào mùa xuân và hè, các mùa còn lại khách du lịch đến vườn rất ít. Có thể nói hoạt động du lịch tại các VQG mới tập trung vào một vài thời điểm nhất định trong năm, mang tính mùa vụ cao. VQG Ba Vì chủ yếu tập trung vào mùa Xuân vì đây là mùa các khách thập phương đến VQG Ba Vì để đi lễ chùa (VQG Ba Vì rất phát triển hoạt động du lịch tâm linh). Còn VQG Tam Đảo, Bến En chủ yếu khách đến mùa hè để hưởng không khí mát mẻ mà thiên nhiên ưu đãi cho VQG (chủ yếu là du lịch nghỉ dưỡng). Bên cạnh đó, do VQG Bến En chưa xây dựng xong đề án phát


triển DLST, chưa có nhiều sản phẩm du lịch nên chưa thu hút được nhiều khách đến tham quan. Khách đến VQG Bến En thường kết hợp với du lịch ở những địa điểm khác như Du lịch biển Sầm Sơn, thăm quan các di tích lịch sử, đền chùa xung quanh VQG Bến En. Đối với VQG Bến En, lượng khách đến đông nhất vào mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9. Về thành phần khách chủ yếu là các đoàn cơ quan đi nghỉ mát hoặc đi du lịch tại các điểm du lịch khác đã kết hợp đến tham quan VQG, khách đến VQG chủ yếu là khách trong tỉnh nhiều hơn các tỉnh khác.

Đơn vị tính: Triệu đồng Đơn vị tính: Lượt khách



Hình 3.4. Doanh thu bán vé theo các tháng tại VQG Ba Vì

Hình 3.5. Số lượng khách theo các tháng tại VQG Tam Đảo

Nguồn:Báo cáo VQG Ba Vì, Tam Đảo

+ Tính liên kết: Tính liên kết trong du lịch tại các VQG chưa cao, mang tính chất phân tán, VQG Bến En có xây dựng các tuyến du lịch nhưng chưa khai thác được các tuyến này, đặc biệt ngay cả VQG Ba Vì cũng chưa tạo được sự liên kết giữa các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh trên địa bàn. Để phát triển DLST đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tìm ra những loại hình du lịch đặc thù, đa dạng các sản phẩm du lịch nhưng cũng phải có sự liên kết với nhau để thu hút nhiều đối tượng khách du lịch với nhiều nhu cầu và đòi hỏi khác nhau.

3.2.4. Các hoạt động cơ bản tại VQG nghiên cứu

Các hoạt động cơ bản của VQG được sơ bộ phân chia và ghép thành bốn mảng lớn: Quản lý bảo vệ rừng, Phát triển, Khai thác và Các hoạt động quản lý (Phụ lục 04). Kết quả cho thấy, các hoạt động này có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc thực hiện các chức năng của Vườn. Thực tế hiện nay, các VQG mới tập trung


chủ yếu vào hoạt động bảo vệ rừng, phát triển rừng và các hoạt động quản lý của một đơn vị sự nghiệp, các hoạt động khác chưa được quan tâm để phát triển.

- Hoạt động BV&PTR: Đây là hoạt động chính của VQG và các hoạt động này được thực hiện tương đối tốt, thông qua nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước cấp. VQG vừa có lực lượng chuyên trách là Kiểm lâm vườn vừa thực hiện giao khoán bảo vệ cho các hộ gia đình tại địa phương. Tuy nhiên, nguồn kinh phí từ ngân sách hạn chế nên sự đầu tư cho công tác BV&PTR chưa đạt được kết quả như mong muốn. Bên cạnh đó, diện tích giao khoán lớn, kinh phí thấp nên dẫn đến không bảo vệ được rừng, các hộ gia đình nhận khoán không được hưởng lợi ích gì ngoài tiền công khoán nên không tạo động lực nâng cao trách nhiệm trong BV&PTR. Thực tế ở VQG Tam Đảo, Ba Vì đã phải thu hồi hợp đồng giao khoán đối với nhiều hộ gia đình.

- Nâng cao nhận thức và thu hút người dân tham gia bảo vệ rừng: Có nhiều hoạt động của VQG có sự tham gia của người dân và các hoạt động này có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến công tác bảo tồn tại ở VQG như nhận khoán bảo vệ rừng, tham gia cung cấp các sản phẩm truyền thống cho khách du lịch, ... Hiện nay, các VQG mới thu hút người dân địa phương tham gia bảo vệ rừng thông qua chính sách khoán bảo vệ rừng. Do mức khoán bảo vệ thấp, đối tượng tham gia bảo vệ rừng ít, chưa có nhiều cơ hội việc làm nên chưa thu hút được sự tham gia nhiệt tình của người dân. Hiện nay, tại các VQG vẫn diễn ra hoạt động khai thác lâm sản của cộng đồng dân cư sống trong rừng và bìa rừng. Tất cả các hoạt động khai thác lâm sản ở VQG được coi là phạm pháp, làm mất đi các giá trị tự nhiên của rừng, giảm nguồn tài nguyên du lịch để phát triển DLST. Ngoài ra, tại VQG Ba Vì nhờ thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng kinh doanh DLST đã góp phần thu hút một số lượng lớn người dân tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các hoạt động du lịch như làm việc tại công ty du lịch, hướng dẫn du lịch, bán sản phẩm từ rừng hoặc sản phẩm truyền thống địa phương cho khách du lịch. Việc cho phép người dân tham gia vào khai thác các lợi ích từ du lịch đã góp phần tăng thu nhập của người dân, giảm áp lực vào rừng và còn nâng cao ý thức của người dân trong công tác bảo tồn, bảo vệ tài nguyên môi trường. Tuy nhiên ở một số hoạt động lại gián tiếp làm suy giảm nguồn tài

Ngày đăng: 03/12/2022