Đánh Giá Tác Động Của Chính Sách Cho Thuê Môi Trường Rừng Tại Vqg Ba Vì, Tam Đảo, Bến En


phúc lợi trên địa bàn xã; Tuyên truyền du khách ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái và truyền thống văn hóa của địa phương.

- Cộng đồng địa phương: Cộng đồng địa phương xung quanh VQG Ba Vì rất tích cực trong việc tham gia thực hiện các hoạt động dịch vụ như: Tham gia các hoạt động dịch vụ trong các khu du lịch, sản xuất và bán các đồ thủ công mỹ nghệ truyền thống của địa phương cho khách du lịch. Tuy nhiên, so với các thành phần khác thì cộng đồng chưa được tham gia nhiều vào công tác quản lý các hoạt động thuê môi trường rừng từ đó sẽ ảnh hưởng nhiều đến phát triển bền vững các hoạt động DLST tại địa phương, các áp lực vào rừng còn tiếp tục xẩy ra.

Việc triển khai chính sách tại VQG Ba Vì được dựa trên cơ sở sự phối hợp giữa các bên liên quan, đây được coi là yếu tố rất quan trọng khi thực hiện cho thuê môi trường rừng. Tuy nhiên, đòi hỏi cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn thông qua cơ chế đồng quản lý nhằm nâng cao trách nhiệm của các bên liên quan đối với vấn đề quản lý sử dụng tài nguyên rừng tại VQG Ba Vì.

3.4.5.2. VQG Bến En

Trên cơ sở chủ trương của tỉnh, với tiềm năng hiện nay VQG Bến En đã xây dựng kế hoạch cho thuê môi trường rừng và quy hoạch khu DLST để cho thuê và triển khai các hoạt động cụ thể để đảm bảo thực hiện được chính sách trong thực tiễn. Chính sách cho thuê môi trường rừng mới được VQG Bến En triển khai từ năm 2010, đã qua rất nhiều bước chuẩn bị để đảm bảo những điều kiện tốt nhất để thực hiện. Các hoạt động đã được thực hiện tại Vườn:

+ Quy hoạch diện tích cho thuê: Diện tích được xác định để cho thuê là 677 ha, trong đó: Khu vực hồ dưới: 177 ha, gồm: Diện tích mặt nước hồ dưới 46 ha, Rừng trồng 54 ha, Rừng tự nhiên 77 ha; Khu vực hồ trên (gồm 10 hòn đảo, bán đảo và mặt hồ) là 500 ha.

+ Xác định giá thuê môi trường rừng trên cơ sở tham khảo giá thuê tại VQG Ba Vì.

+ Tìm kiếm các đơn vị kinh doanh du lịch: VQG Bến En đã quảng bá rộng rãi thông tin qua các kênh thích hợp để tìm kiếm các đơn vị có nhu cầu thuê môi trường rừng kinh doanh DLST.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

+ Xác định các điều kiện cho thuê môi trường rừng trên cơ sở các quy định trong các văn bản pháp luật liên quan.

+ Lựa chọn được 01 đơn vị thuê môi trường rừng.

Chính sách cho thuê môi trường rừng tại các vườn quốc gia ở khu vực phía bắc Việt Nam – nghiên cứu tại Vườn Quốc gia Ba Vì, Tam Đảo, Bến En - 16

Tuy nhiên, do vị trí kém thuận lợi hơn so với VQG Ba Vì, trên địa bàn chưa có nhiều doanh nghiệp hoạt động kinh doanh DLST nên việc tìm kiếm các đơn vị thuê và đầu tư tại Vườn tương đối khó khăn.

3.4.5.3. VQG Tam Đảo

VQG Tam Đảo có nhiều lợi thế về vị trí và nhiều tiềm năng du lịch, nhưng đến thời điểm hiện tại chính sách cho thuê môi trường rừng đang vẫn đang nằm trong kế hoạch, mặc dù đã được Bộ NN&PTNT đồng ý về mặt chủ trương do những lý do như sau:

* Nguyên nhân khách quan

- Cơ quan tham mưu và triển khai tổ chức thực hiện khai thác du lịch không ổn định, còn chồng chéo. Trước khi thực hiện Nghị định 14/2008/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, ở huyện Tam Đảo có phòng Du lịch thực hiện chức năng tham mưu toàn diện cho UBND huyện về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch. Bên cạnh đó, tại thị trấn Tam Đảo còn có Ban quản lý khu du lịch Tam Đảo trực thuộc sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch. Trong quá trình vận hành các cơ quan này hoạt động còn nhiều hạn chế về năng lực chuyên môn, chồng chéo trong quản lý. Ban quản lý chủ yếu làm thay chức năng dịch vụ đô thị tại thị trấn Tam Đảo. Đến ngày 1 tháng 5 năm 2008, UBND huyện không còn phòng du lịch độc lập mà giao chức năng này về phòng Văn hoá và Thông tin, công tác quản lý ngành tiếp tục gặp khó khăn hơn trước. Năm 2008, VQG Tam Đảo đã thành lập Trung tâm Dịch vụ, DLST và Giáo dục môi trường để tổ chức kinh doanh DLST. Năm 2009, Ban quản lý khu du lịch Tam Đảo đã được bàn giao cho UBND huyện Tam Đảo. Chính vì vậy, VQG Tam Đảo chưa thực sự tham gia vào tổ chức hoạt động DLST.


- Với chủ trương của tỉnh Vĩnh Phúc là không thu phí vào các khu du lịch nên các đơn vị thuê môi trường rừng sẽ bị giảm nguồn thu mà đây là nguồn thu chính của các doanh nghiệp kinh doanh DLST như kinh nghiệm của VQG Ba Vì.

* Nguyên nhân chủ quan:

- VQG Tam Đảo chưa quan tâm đến công tác xây dựng quy hoạch cho thuê môi trường rừng nên dẫn đến tình trạng có sự tranh chấp trong quy hoạch sử dụng đất. Khu vực khảo sát cho thuê môi trường rừng lại trùng với quy hoạch xây dựng Trung tâm cứu hộ gấu (đã được phê duyệt từ trước).

- Việc cho thuê môi trường rừng không được sự đồng thuận của tập thể cán bộ tại Vườn, có những quyết định mang tính chủ quan.

- Thông tin về cho thuê môi trường rừng chưa được VQG Tam Đảo công bố công khai cho nhiều đối tượng nên rất ít doanh nghiệp nộp hồ sơ xin thuê từ đó sẽ khó có thể đánh giá và đưa ra các quyết định trong việc lựa chọn đơn vị thuê môi trường rừng.

- Chưa có sự phối hợp giữa các bên có liên quan như Chính quyền địa phương, người dân sống tại khu vực, các tổ chức đang được cấp đất để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Với kết quả nghiên cứu cho thấy, hiện nay chỉ mới có VQG Ba Vì là đã triển khai thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng, việc thực hiện chính sách đã qua một thời gian tương đối dài, đủ cơ sở để đánh giá kết quả thực hiện chính sách và rút ra những bài học kinh nghiệm để hoàn thiện chính sách.

3.5. Đánh giá tác động của chính sách cho thuê môi trường rừng tại VQG Ba Vì, Tam Đảo, Bến En

3.5.1. Những tác động tích cực

Với kết quả thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng tại VQG cho thấy, chính sách đã có những tác động tích cực về tất cả các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Cụ thể như sau:

a) Giảm sự đầu tư của Nhà nước tại VQG

Các đơn vị thuê môi trường đã thực hiện đúng phương án đầu tư và kế hoạch hoạt động đã được Bộ NN&PTNT phê duyệt. Không vi phạm tỷ lệ sử dụng đất trong


xây dựng cơ bản, hoạt động DLST đúng hướng, đúng quy định quản lý ngành kinh doanh đặc biệt của Nhà nước, đúng Luật BV&PTR.

Tại VQG Ba Vì sau khi thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng, Vườn đã không thanh toán tiền khoán bảo vệ rừng mà Nhà nước hàng năm phải thanh toán cho người nhận khoán theo Nghị định số 01/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ bàn hành ngày 04/01/1995 (50.000đ/ha/năm và từ năm 2006 là 100.000đ/ha/năm) đồng thời hình thành quỹ bổ sung cho hoạt động quản lý BV&PTR trong VQG. Bên cạnh đó, các đơn vị thuê môi trường rừng đã thực hiện trồng rừng, nuôi dưỡng làm giàu rừng trên diện tích đất trống (với định mức của Nhà nước là 3,5 triệu đồng/ha) do các đơn vị được thuê bỏ vốn đầu tư. Tổng vốn đầu tư mà các đơn vị thuê môi trường rừng đã thực hiện cho BV&PTR mỗi năm là khoảng 700 triệu đồng. Bên cạnh đó, các đơn vị thuê môi trường rừng cũng tự đầu tư trong nội khu với tổng giá trị khoảng 250 tỷ đồng.

b) Góp phần bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng thuộc sở hữu Nhà nước

Sau khi thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng tại VQG Ba Vì cho thấy, diện tích rừng do các doanh nghiệp thuê kinh doanh DLST đều được bảo vệ tốt, diện tích để xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch chiếm tỷ lệ nhỏ so với diện tích cho thuê, một số diện tích rừng nghèo hoặc đất trống do bị chặt phá trước đây đã phục hồi, cảnh quan tại một số điểm cho thuê được tôn tạo, thu hút du khách đến thăm quan. Các doanh nghiệp thuê môi trường rừng kinh doanh DLST cũng đã trồng mới được 51,6 ha rừng, nuôi dưỡng và trồng bổ sung 119,7 ha cây rừng, từ đó làm cho nguồn tài nguyên rừng được bảo vệ và phát triển.

c) Góp phần phát triển kinh tế địa phương

Chính sách cho thuê môi trường rừng kinh doanh DLST đã góp phần phát triển cơ sở hạ tầng tại địa phương thông qua sự đầu tư của Nhà nước, địa phương và các công ty được thuê môi trường rừng. Hiện nay, tại VQG Ba Vì hai doanh nghiệp là Công ty Công nghệ Việt - Mỹ và Công ty cổ phần Đầu tư và Du lịch Bình Minh đã được Bộ NN&PTNT phê duyệt phương án đầu tư và ký hợp đồng thuê môi trường với VQG Ba Vì, các công ty này sau khi ký hợp đồng thuê môi trường rừng


đã đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kiên cố như biệt thự, bể bơi, nhà nghỉ, ... để thu hút khách du lịch. Tại khu vực VQG Ba Vì đã được địa phương đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ DLST gồm 8 tuyến đường vào và nối các khu du lịch với nhau, 11 cầu bê tông, 2 trạm biến áp điện, 2 trạm ăng-ten thu phát sóng thông tin. Năm 2010, huyện đã triển khai đầu tư thêm 3 tuyến đường dân sinh kết hợp phục vụ DLST với tổng chiều dài là 29 km. Năm 2010 thành phố Hà Nội đã đầu tư kinh phí làm một số tuyến đường rải nhựa đến các điểm du lịch như tuyến đường vào KDL Ao Vua, đường vào KDL Suối Tiên, Khoang Xanh ... [23].

Bên cạnh đó, hoạt động thuê môi trường rừng làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của khu vực, đã góp phần tăng thu cho ngân sách địa phương thông qua các khoản thuế, phí mà các công ty du lịch nộp hàng năm (năm 2002 thu ngân sách từ hoạt động du lịch của các đơn vị này là 60 triệu đồng; năm 2010 ước đạt gần 10 tỷ đồng). Trong 5 năm qua các doanh nghiệp đã đóng góp vào ngân sách nhà nước huyện Ba Vì qua các khoản thuế, phí là 17 tỷ đồng. Tại các địa phương nơi có hoạt động cho thuê môi trường rừng diễn ra, hàng năm địa phương còn có thêm khoản thu thuế, phí từ các đơn vị DLST [46].

Phát triển du lịch mở ra thị trường tại chỗ để tiêu thụ nông sản, thực phẩm và hàng hóa do nhân dân địa phương sản xuất. Nhiều ngành nghề tại địa phương như sản xuất nông nghiệp, các nghề thủ công truyền thống đã được phục hồi và phát triển để phục vụ du lịch. Hoạt động DLST phát triển kéo theo dịch vụ bán hàng lưu niệm, dịch vụ ăn uống....cũng phát triển. Tại các xã Tản Lĩnh, Vân Hòa, Yên Bái - nơi diễn ra hoạt động thuê môi trường rừng của 6 khu du lịch - do lượng khách du lịch đến đông nên ở đây đã có hệ thống chợ búa đầy đủ thuận lợi cho bà con trao đổi hàng hoá từ đó làm thay đổi nền kinh tế tự cung tự cấp tại đây. Thị trường tiêu thụ hàng nông sản ổn định giúp người dân yên tâm đầu tư sản xuất, giúp tăng thu nhập cho người dân. Tổng giá trị hàng hóa (đồ lưu niệm) và dịch vụ của người dân vùng đệm thực hiện trong 5 năm qua đạt gần 60 tỷ đồng.

d) Tác động đến tài nguyên nhân văn tại khu vực

Để phục vụ khách du lịch nên nhiều nghề thủ công mỹ nghệ đã được phục hồi, phát triển, duy trì và nhiều kinh nghiệm sản xuất tiến bộ cũng được trao đổi qua các


hoạt động giao lưu. Các nghề truyền thống không chỉ giúp phát triển kinh tế cho các hộ gia đình mà còn giúp khôi phục những ngành nghề truyền thống – là nguồn tài nguyên nhân văn cần khai thác cho DLST. Du lịch phát triển đã góp phần phục hồi những văn hóa, lễ hội truyền thống địa phương. Hàng năm, người dân địa phương thường tổ chức các lễ hội để duy trì và giữ gìn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc họ như: Lễ cơm mới, Lễ xuống đồng, nhảy sạp, hát xoan, múa cồng chiêng của dân tộc Mường và múa chuông của dân tộc Dao...Khi mà văn hóa ngày càng bị mai một thì việc giữ gìn và phát triển văn hóa, phong tục tập quán cổ truyền với bản sắc độc đáo của các dân tộc sẽ luôn là yếu tố hấp dẫn du khách, nhất là người dân đô thị.

Sự tiếp cận với khách du lịch có lối sống đa dạng cũng làm cho nhận thức của người dân thay đổi dần dần. Khoảng cách về văn hóa, kiến thức xã hội giữa người dân địa phương với bên ngoài cũng được cải thiện hơn do hoạt động giao lưu giữa nhiều người, nhiều địa phương, giữa khách du lịch và nhân dân địa phương. Các hoạt động du lịch cũng đã đem đến nhiều thay đổi về lối sống, văn hóa truyền thống của người dân. Người dân ở đây có cơ hội tiếp cận với khách du lịch có lối sống hiện đại hơn và tác động của nó đang thâm nhập dần tới địa phương, dẫn đến sự thay đổi tích cực và tiêu cực đến môi trường nhân văn.

e) Góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho dân cư địa phương

Trước khi thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng thì tổng số lao động trong vùng là 13.358 người, chiếm 57,33% dân số toàn khu vực. Phân bố lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp là 21.052 người, chiếm 90,35% số lao động. Do lao động hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp là chủ yếu, trong khi đó sản xuất nông nghiệp lại mang tính thời vụ cao, trong vùng lại có ít ngành nghề phụ nên thu nhập của người dân khá thấp. Lao động trong lĩnh vực khác chiếm 9,65%, chủ yếu là dịch vụ buôn bán nhỏ, làm nghề thủ công (làm chổi đót), do vậy thu nhập không cao, chỉ đảm bảo đời sống hàng ngày của gia đình. Do vậy những tháng nông nhàn, một số lao động dư thừa này đã tác động trực tiếp vào VQG Ba Vì, gây thiệt hại cho rừng.

Chính sách cho thuê môi trường đã giúp tạo việc làm, thu nhập cho người dân, trong đó có 1576 người dân địa phương được tham gia lao động trong các khu du lịch,


với thu nhập ổn định từ 600.000 đồng đến 2.000.000 đồng/tháng, ngoài ra còn tạo việc làm gián tiếp cho hàng nghìn lao động lúc nông nhàn khác. Từ đó đã góp phần đã nâng cao thu nhập của người dân, góp phần tích cực vào chủ trương xoá đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta, từ tỷ lệ đói nghèo chiếm 25,3% năm 2003, đến năm 2009 tỷ lệ hộ nghèo còn 9,7%, không còn hộ đói [45].

f) Thay đổi cơ cấu nguồn thu của VQG

Cơ cấu nguồn thu của VQG cũng có sự thay đổi sau khi thực hiện chính sách thuê môi trường rừng. Ngoài nguồn thu từ vé vào Vườn và vé phương tiện, VQG còn có nguồn thu khác từ hoạt động cho thuê môi trường rừng với các Công ty du lịch. Do số lượng khách tăng lên nên nguồn thu từ vé du lịch và vé phương tiện tăng lên qua các năm. Trong những năm gần đây nguồn thu này có xu hướng tăng lên làm cho cơ cấu nguồn thu có sự thay đổi. Năm 2006 nguồn thu từ thuê môi trường rừng chiếm tỷ trọng 2,15% đến năm 2011 chiếm 21,4% trong tổng nguồn thu của Vườn.

Đơn vị tính: %


Hình 3 12 Thay đổi cơ cấu nguồn thu của VQG Ba Vì Nguồn 46 3 5 2 Tác động 1

Hình 3.12. Thay đổi cơ cấu nguồn thu của VQG Ba Vì

Nguồn: [46]

3.5.2. Tác động chưa tích cực của chính sách cho thuê môi trường tại các VQG và những nguyên nhân

3.5.2.1. Những tác động chưa tích cực

Bên cạnh những tác động tích cực, hoạt động cho thuê môi trường rừng tại các VQG nghiên cứu còn bộc lộ một số tác động chưa tích cực như sau:

- Nhận thức về cho thuê môi trường rừng chưa đầy đủ ở các ban quản lý VQG: Ban quản lý VQG chưa nhận thức đầy đủ về mục tiêu và ý nghĩa của chính sách cho thuê môi trường rừng nên tiến độ thực hiện chậm, chưa được quan tâm đúng mức để đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Các VQG nghiên cứu vẫn đang phụ


thuộc vào nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, các nguồn thu khác đặc biệt là nguồn thu từ cho thuê môi trường rừng chiếm tỷ trọng thấp.

- Chính sách cho thuê môi trường rừng chưa tạo được động lực đủ mạnh để đạt được mục tiêu đề ra: Do cơ chế quản lý và sử dụng nguồn thu từ cho thuê môi trường rừng không rõ ràng nên đã không tạo động lực cho các Ban quản lý VQG thực hiện. Năm 2012 mới có chính sách đầu tư đối với rừng đặc dụng trong đó có đề cập đến quản lý sử dụng kinh phí thuê môi trường rừng còn trước đây các VQG không được tự chủ trong sử dụng nguồn kinh phí này. Bên cạnh đó, do sự không rõ ràng trong việc đền bù, chuyển nhượng hợp đồng thuê nên không tạo sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

- Những quy định đi kèm để thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng còn thiếu: Trong thời gian gần đây, Bộ NN&PTNT đã nghiên cứu và đề xuất với Chính phủ ban hành một số chính sách liên quan đến định giá rừng, chia sẻ lợi ích trong VQG, cơ chế đầu tư tại VQG, ....Tuy nhiên, để thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng còn cần nhiều chính sách liên quan và cụ thể hơn như quy định về sức chứa đối với từng khu vực, định giá thuê dịch vụ môi trường rừng, cơ chế đền bù cho nhà đầu tư, chuyển nhượng hợp đồng,....

- Tác động chưa tích cực đến tài nguyên rừng và đất rừng: Một số VQG đã thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng nhưng các hoạt động kinh doanh sau khi ký hợp đồng thuê chưa được thực hiện tốt, vẫn xảy ra tình trạng bao chiếm đất đai chứ chưa quan tâm đến phát triển kinh doanh, thực hiện BV&PTR để phục vụ kinh doanh DLST. Một số VQG chưa xác định được sức chứa cho từng khu vực cũng như toàn Vườn nên một số khu vực thực hiện khai thác quá mức gây ảnh hưởng đến công tác bảo tồn tài nguyên rừng.

- Chưa phát huy được vai trò của các bên liên quan trong thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng: Để triển khai chính sách cho thuê môi trường rừng cũng như để đạt được mục tiêu của chính sách đòi hỏi phải phát huy được vai trò của các bên liên quan trong thực hiện chính sách. Đây là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/12/2022